Giáo án Lớp 5 tuần 4 (5)

Giáo án Lớp 5 tuần 4 (5)

ĐẠO ĐỨC: CÓ TRÁCH NHIỆM

VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (TIẾT 2)

I. Mục tiêu:

-Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.

- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.

- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Ghi sẵn các tình huống vào giấy to.

- Học sinh: SGK

 

doc 54 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1092Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 4 (5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai, ngày 05 tháng 9 năm 2011
ĐẠO ĐỨC: 	 CÓ TRÁCH NHIỆM 
VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (TIẾT 2)
I. Mục tiêu: 
-Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Giáo viên: Ghi sẵn các tình huống vào giấy to.
- 	Học sinh: SGK 
III. Các hoạt động:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định
-Kiểm tra SSHS
2.KTBC:
- Nêu ghi nhớ 
-Gv nhận xét.
- 2 học sinh
3.Bài mới:
a/Giới thiệu:
-Có trách nhiệm về việc làm của mình (tiết 2)
b/Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Xử lý tình huống bài tập 3. 
- Chia lớp thành 6 nhóm, y/c các nhóm thảo luận:
+N1: Em mượn sách của thư viện đem về, không may để em bé làm rách.
+N2: Lớp đi cắm trại, em nhận đem túi thuốc cứu thương, nhưng chẳng may bị đau chân, em không đi được.
+N3: Em được phân công nhóm 5 bạn phụ trách trang trí cho lớp, nhưng chỉ có 4 bạn đến tham gia chuẩn bị.
+N4: Khi xin phép mẹ đi dự sinh nhật bạn, em hứa sẽ về sớm nấu cơm, nhưng mãi vui, em về muộn.
+N5: Em hứa mang truyện cho bạn mược đọc vào sáng mai nhưng em lại quên. Em sẽ làm gì trong trường hợp này?
+N6: Đi chơi cùng bạn về muộn, em sẽ nói gì với bố mẹ?
-Mời HS trình bày.
- Kết luận: Em cần giúp bạn nhận ra lỗi của mình và sửa chữa, không đỗ lỗi cho bạn khác.
 - Các nhóm thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-Em nên tham khảo ý kiến của những người tin cậy (bố, mẹ, bạn ) cân nhắc kỹ cái lợi, cái hại của mỗi cách giải quyết rồi mới đưa ra quyết định của mình.
- Lớp trao đổi bổ sung ý kiến
* Hoạt động 2: Tự liên hệ
- Hãy nhớ lại một việc em đã thành công (hoặc thất bại)
-HS tự suy nghĩ.
+ Em đã suy nghĩ như thế nào và làm gì trước khi quyết định làm điều đó?
+ Vì sao em đã thành công (thất bại)?
+ Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
-Mời HS trình bày.
-Nhiều HS nêu suy nghĩ của mình.
-Nhận xét, kết luận: Khi giải quyết công viện hay xử lí tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui và thanh thản. Ngược lại, khi làm một việc thiếu trách nhiệm, dù ai không biết, tự chúng ta cũng thấy ái náy trong lòng.
4.Củng cố 
-Y/c HS nêu ý kiến trước các tình huống sau:
- HS trình bày.
+ Em sẽ làm gì nếu thấy bạn em vứt rác ra sân trường?
+Em sẽ làm gì nếu bạn em rủ em bỏ học đi chơi điện tử?
+Em sẽ làm gì khi bạn rủ em hút thuốc lá trong giờ chơi? 
-Gv nhận xét, tuyên dương.
5.NX-DD
- Chuẩn bị: Có chí thì nên. 
- Nhận xét tiết học 
 -----------------------------------------------------------------------------
 TẬP ĐỌC: 	
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY 
I.Mục tiêu:
	-Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
	-Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3.
	-Có ý thức phản đối chiến tranh,bảo vệ hoà bình.
 * GD kỹ năng sống : KN xác định giá trị, thể hiện sự cảm thông.
II. Chuẩn bị:
-GV: Bảng phụ hướng dẫn học sinh rèn đoạn văn. 
-HS: SGK.
III. Các hoạt động:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định
-Hát giữa giờ
2.KTBC:
Lòng dân
- Lần lượt 6 học sinh đọc vở kịch (phân vai) phần 1 và 2 và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-HS đọc.
-Giáo viên nhận xét cho điểm
3.Bài mới:
a/Giới thiệu:
-Hôm nay các em sẽ được học bài "Những con sếu bằng giấy" 
b/Luyện đọc:
- Gọi HS khá đọc cả bài.
-1 HS đọc. Lớp đọc thầm sgk.
-Bài văn chia thành mấy đoạn?
-HS trình bày.
+ Đoạn 1: Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản
+ Đoạn 2: Hậu quả hai quả bom đã gây ra 
+ Đoạn 3: Khát vọng sống của Xa-da-cô, Xa-da-ki
+ Đoạn 4: Ứơc vọng hòa bình của học sinh Thành phố Hi-rô-xi-ma
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng đoạn 
- Lần lượt học sinh đọc nối tiếp từng đoạn 
- GV chỉnh sửa phát âm, cách ngắt nghỉ hơi..
- Học sinh đọc.
-HS đọc nối tiếp lần 2.
-GV hướng dẫn đọc câu dài.
- Học sinh đọc.
- HS đọc.
- Gọi HS đọc phần chú giải sgk.
-Cho HS luyện đọc theo bàn.
-Gọi HS đọc trước lớp.
-GV đọc mẫu toàn bài.
- Học sinh đọc thầm phần chú giải 
-HS luyện đọc.
-HS đọc.
-HS lắng nghe.
c/Tìm hiểu bài:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài
+ Năm 1945, chính phủ Mĩ đã thực hiện quyết định gì? 
-Ghi bảng các từ khó: Bom nguiyên tử.
+Kết quả của cuộc ném bom thảm khốc đó?
-Ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản 
- Giải nghĩa từ bom nguyên tử 
-Nửa triệu người chết - 1952 có thêm 100.000 người bị chết do nhiễm phóng xạ 
+ Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
- Lúc 2 tuổi, mười năm sau bệnh nặng 
+Cô bè hi vọng kéo dài cuộc sống bằng cách nào?
-Tin vào truyền thuyết nếu gấp đủ 1.000 con sếu bằng giấy treo sung quanh phòng sẽ khỏi bệnh 
+Biết chuyện trẻ em toàn nước Nhật làm gì? 
-Gửi tới táp hàng nghìn con sếu giấy 
+ Xa-da-cô chết vào lúc nào?
................ gấp đựơc 644 con
+ Xúc động trước cái chết của bạn T/P Hi-rô-si-ma đã làm gì?
-Xây dựng đài tưởng nhớ nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh là hình một bé gái giơ cao 2 tay nâng 1 con sếu. Dưới dòng chữ "Tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình"
-Giáo viên nhận xét và gọi HS nêu nội dung chính của bài.
-GV ghi bảng. HS nhắc lại.
-HS nêu.
-2 HS nhắc lại nội dung.
+ Nếu đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô?
-Nhiều HS nêu.
d/Luyện đọc diễn cảm:
- Giáo viên gọi 4 HS đọc nối tiếp bài.
- Học sinh đọc.
- Lớp đọc thầm và nêu giọng đọc của bài.
- Đoạn 1: Đọc nhấn mạnh từ ngữ nêu tội ác của Mỹ
- Đoạn 2: giọng trầm buồn khát vọng sống của cô bé 
-GV nhận xét và hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3.
+GV đọc mẫu đoạn 3.
-HS phát hiện từ nhấn giọng.
-Cho HS đọc diễn cảm trong nhóm.
-Nhận xét, tuyên dương.
- Đoạn 3: giọng nhấn mạnh bày tỏ sự xúc động 
-HS lắng nghe và phát hiện từ nhấn giọng.
-HS trình bày: từng ngày còn lại, ngây thơ, một nghìn con sếu, tới tấp gởi, 644..
-HS đọc diễn cảm nhóm đôi
-HS xung phong đọc diễn cảm trước lớp.
4.Củng cố 
-Giáo viên cho học sinh thi đua bàn, thi đọc diễn cảm bài văn
- Thi đua đọc diễn cảm
-Giáo viên nhận xét - Tuyên dương 
5.NX-DD
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị: "Bài ca về trái đất" 
 -----------------------------------------------------------------------
TOÁN ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I/Mụctiêu:
 -Giúp HS qua ví dụ cụ thể, làm quen với một dạng quan hệ tỉ lệ(đại lượng nay gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
 -Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách: Rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số. HS làm được BT1.
II.Chuẩn bị
-GV: Bảng nhóm
-HS: Vở nháp, SGK
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1.Ổn định
2.KTBC
3.Bài mới
a.Giới thiệu
b.Bài mới
-Giới thiệu bài toán và cách giải.
-Giới thiệu bài toán và cách giải.
-Thực hành
BT1: 
4.Củng cố 
5.NX-DD
-Cho hs hát
-Yêu cầu 1-2 hs nêu cách giải tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó.
-Nhận xét-cho điểm.
-Ôn tập bổ sung về giải toán.
-Nêu VD và yêu cầu hs tự tìm QĐ đi được trong 1giờ,2giờ,3giờ rồi ghi kết quả vào bảng đã kẻ sẵn trên bảng lớp.
-Yêu cầu hs quan sát bảng kết quả và rút ra nhận xét.
-Nêu bài toán
-Hướng dẫn:Trước hết tóm tắt bài toán
2giờ :90km
4giờ?km
(trong 1 giờ ô tô đi được bao nhiêu km?trong 4giờ ô tô đi được bao nhiêu km?
-Cho hs thực hiện tương tự và giải bài toán theo cách tìm tỉ số.
-Yêu cầu hs đọc đề toán và tự làm bài.Hướng dẫn hs yếu làm bài.
-Yêu cầu hs lên bảng làm bài. 
-Yêu cầu lớp trao đổi,sửa bài.
-Nhận xét,kết luận.
-Nhận xét chung tinh thần học tập của lớp
-Về nhà làm bài ở VBT
-Nhận xét tiết học
-2 hs nêu.
-Lắng nghe. 
-Lắng nghe
-Chú ý theo dõi và nêu kết quả bài toán.
-Quan sát và rút ra nhận xét.
-Tự giải bài toán
-Chú ý theo giỏi và giải bài toán theo hướng dẫn.
-Chú ý theo giỏi và thực hiện theo yêu cầu.
-Làm bài.
-Trao đổi,sửa bài.
-Sửa bài
-Lắng nghe và ghi nhớ.
 ---------------------------------------------------------------------------------	
LỊCH SỬ: 	 
XÃ HỘI VIỆT NAM 
CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
I.Mục tiêu:
	-Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX:
	+Về kinh tế: Xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường sắt.
	+ Về xã hội: xuất hiện các tầng lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân.	
 -HS khá giỏi:Biết được nguyên nhân của sự biến đổi kinh tế - xã hội nước ta :Do chính sách tăng cường khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.Nắm được mối quan hệ giữa sự xuất hiện những ngành kinh tế mới đã tạo ra các tầng lớp,giai cấp mới trong xã hội.
II. Chuẩn bị:
-GV: Hình SGK/9 - Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh tư liệu về KT-XH Việt Nam thời bấy giờ. 
- HS: Xem trước bài, SGK 
III. Các hoạt động:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định
2.KTBC:
-Hát giữa giờ
Cuộc phản công ở kinh thành Huế. 
-Lớp hát
- Nêu nguyên nhân xảy ra cuộc phản công ở kinh thành Huế? 
- Học sinh trả lời
- Giới thiệu các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần Vương? 
-Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới:
a/Giới thiệu:
“Xã Hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX” 
b/Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. 
*Hoạt động 2: Những thay đổi trong xã hội VN và đời sống của nhân dân ta.
-Chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu học tập cho các nhóm thảo luận những nội dung sau:
+Trước khi TDP xâm lược, kinh tế VN có những ngành nào là chủ yếu?
+Sau khi TDP đặt ách thống trị ở VN, chúng đã thi hành những biện pháp nào để khai thác, bốc lột, vơ vét tài guyed của nước ta? Những việc làm đó đã dẫn đến sự ra đời của những ngành kinh tế nào?
+Ai là người được hưởng những nguồn lợi do phát triển kinh tế?
-Mời HS trình bày.
-GV nhận xét, kết luận: Từ cuối thế kỉ 19, TDP tăng cường khai mỏ, lập nhà máy, đồn điền để vơ vét tài guyed và bốc lột nhân dân ta. 
-GV nêu câu hỏi, y/c HS trả lời:
+Trước khi TDP vào xâm lược, xã hội VN có những tầng lớp nào?
+Sau khi TDP đặt ách thống trị ở VN, xã hội VN có thêm những tầng lớp mới nào?
+Nêu những nét chính về đời sống của công nhân và nông dân VN cuối thế kỷ 19 đầu 20?
-Nhận xét, kết luận: Trước đây, xã hội VN chủ yếu chỉ có địa chủ phong kiến và nông dân, nay xã hội xuất hiện những giai cấp tầng lớp mới , đời sống công nhân, nông dân ngày càng kiệt quệ và khổ sở.
-Y/c HS đọc ghi nhớ sgk.
-HS đọc thông tin ở sgk và thảo luận.
-HS nêu:
+Ngành nông nghiệp là chủ yếu, bên cạnh có tiểu thủ c ... ắc lại cách giải bài toán về quan hệ tỉ lệ?
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau.
-HS nêu.
CHÍNH TẢ: 	 
DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG
I. Mục tiêu: 
-Nghe - viết đúng một đoạn của bài “Dòng kênh quê hương”. 
-Làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia. 
-Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. 
II. Chuẩn bị: 
-GV: Bảng phụ ghi bài 3, 4 
-HS: Bảng con 
III. Các hoạt động:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/KTBC:
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng lớp tiếng chứa các nguyên âm đôi ưa, ươ. 
- 2 học sinh viết bảng lớp 
- Lớp viết nháp 
- Giáo viên nhận xét
- Học sinh nhận xét 
2/Bài mới:
a/Giới thiệu:
-Nêu mục đích và yêu cầu của tiết học.
b/Hướng dẫn nghe – viết chính tả:
- Giáo viên đọc lần 1 đoạn văn viết chính tả. 
-Gọi HS đọc phần chú giải.
+Những hình ảnh nào cho thấy dòng kênh rất thân thuộc với tác giả?
- Học sinh lắng nghe 
-Trên dònh kênh có giọng hò ngân vang, có mùi quả chín, có tiếng trẻ em nô đùa, có giọng hát ru em ngủ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu một số từ khó viết. 
- Học sinh nêu 
- Y/c HS phân tích và viết từ khó.
- Học sinh viết.
-HS đọc lại từ khó.
- Giáo viên đọc bài đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu cho học sinh biết. 
- Học sinh viết bài 
- Giáo viên đọc lại toàn bài cho HS kiểm tra.
- Học sinh kiểm tra.
- Y/c HS soát lỗi.
- Từng cặp học sinh đổi tập dò lỗi 
-GV thu và chấm bài.
-Nhận xét bài chấm.
c/Luyện tập:
Ÿ Bài 2:
Yêu cầu HS đọc bài 2
- 1 học sinh đọc - lớp đọc thầm 
-Y/c HS làm bài.
- Học sinh làm bài vào VBt.
-Gọi HS nêu kết quả
-HS nêu:
+vần: iêu.
-1 HS đọc lại khổ thơ.
- Học sinh nêu qui tắc đánh dấu thanh. 
Ÿ Bài 3:
Yêu cầu HS đọc bài 3
- 1 học sinh đọc - lớp đọc thầm 
-Y/c HS tự làm bài.
-Hs làm bài vào VBT.
-HS nêu kết quả:
+Đông như kiến.
+Gan như cóc tía.
+Ngọt như mía lùi.
-GV nhận xét, chữa bài.
3/Củng cố - dặn dò:
- Nêu qui tắc viết dấu thanh ở các tiếng iê, ia. 
- Học sinh nêu.
- GV nhận xét - Tuyên dương
- Học sinh nhận xét - bổ sung 
- Chuẩn bị: “Qui tắc đánh dấu thanh” 
- Nhận xét tiết học
CHÍNH TẢ: 	 
KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. Mục tiêu: 
-Nghe - viết đúng một đoạn của bài “Kì diệu rừng xanh”. 
-Làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê, ya. 
-Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. 
II. Chuẩn bị: 
-GV: Giấy ghi nội dung bài 3
-HS: Bảng con, nháp 
III. Các hoạt động:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/KTBC:
- Giáo viên đọc cho học sinh viết những tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia có trong các thành ngữ sau để kiểm tra cách đánh dấu thanh. 
+ Sớm thăm tối viếng 
+ Trọng nghĩa khinh tài 
+ Ở hiền gặp lành 
+ Làm điều phi pháp việc ác đến ngay. 
+ Một điều nhịn là chín điều lành 
+ Liệu cơm gắp mắm
- 3 học sinh viết bảng lớp 
- Lớp viết nháp 
- Lớp nhận xét 
- Nêu quy tắc đánh dấu thanh ở các nguyên âm đôi iê, ia. 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm 
2/Bài mới:
a/Giới thiệu:
-Nêu mục đích tiết học.
b/Hướng dẫn HS nghe viết:
- Giáo viên đọc 1 lần đoạn văn viết chính tả. 
- Học sinh lắng nghe 
-Y/c HS phát hiện từ khó viết
-Y/c HS phân tích và viết từ khó.
-Mải miết, gọn ghẽ, len lách, bãi cây khộp, dụi mắt, giẫm, hệt, con vượn.
-HS viết từ khó vào nháp.
-HS đọc lại các từ khó.
- Giáo viên nhắc tư thế ngồi viết cho học sinh. 
- Giáo viên đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu cho HS viết. 
- Học sinh viết bài 
- Giáo viên đọc lại cho HS dò bài.
-HS dò bài.
-GV đọc từng câu cho HS soát lỗi
- Từng cặp học sinh đổi tập soát lỗi
-GV thu và chấm bài.
-GV nhận xét bài chấm.
c/Làm bài tập chính tả:
- 1 học sinh đọc yêu cầu 
BT2: HS đọc nội dung bài tập
- Lớp đọc thầm 
-Y/c HS tự làm bài
- Học sinh gạch chân các tiếng có chứa yê, ya. 
-Gọi HS đọc các tiếng tìm được.
- Khuya, truyền thuyết, xuyên, yên
-Nêu nhận xét về cách đánh dấu thanh của các tiếng trên?
-dấu thanh được đánh vào chữ cái thứ hai ở âm chính.
- Giáo viên nêu: 
+ Nguyên âm đôi iê đứng trong những tiếng có âm đệm và không có âm cuối được viết là ya. Tất cả chỉ có 4 từ, đều không có dấu thanh là khuya, pơ-luya, xanh-tuya, phéc-mơ-tuya. 
+ Nguyên âm đôi iê đứng trong những tiếng có âm đệm và âm cuối được ghi bằng hai chữ cái y và ê dấu thanh được đánh trên hoặc dưới chữ cái thứ hai của âm chính. 
Ÿ Bài 3:
Yêu cầu HS đọc bài 3
- 1 học sinh đọc đề 
-Y/c HS tự làm bài.
-Gọi HS nêu kết quả.
- Học sinh làm bài vào VBT.
-Từ cần điền: Thuyền, khuyên.
-Giáo viên nhận xét , kết luận.
- Lớp nhận xét - 1 HS đọc bài thơ
Ÿ Bài 4:
Yêu cầu HS đọc bài 4
- 1 học sinh đọc đề 
-Gọi HS phát biểu
- Lớp quan sát tranh ở SGK và nêu: chim yểng, chim hải yến, chim đổ quyên.
-Giáo viên nhận xét , kết luận và y/c HS nêu những hiểu biết về các loài chim trong tranh?
-GV nhận xét, giới thiệu thêm.
-HS nêu
3/Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên phát ngẫu nhiên cho mỗi nhóm tiếng có các con chữ. 
- HS thảo luận sắp xếp thành tiếng với dấu thanh đúng vào âm chính. 
- GV nhận xét - Tuyên dương
- Học sinh nhận xét - bổ sung 
- Nhận xét tiết học
CHÍNH TẢ: 	ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ 
I. Mục tiêu: 
-Tiếp tục củng cố mô hình cấu tạo tiếng và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
-Nghe và viết đúng chính tả bài Anh bộ đội Cụ Hồ. 	
-Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. 
II. Chuẩn bị: 
-GV:Mô hình cấu tạo tiếng. 
- HS: Bảng con, vở, SGK
III. Các hoạt động:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/KTBC:
- Giáo viên dán 2 mô hình tiếng lên bảng: “chúng tôi mong thế giới này mãi mãi hòa bình” 
- 1 học sinh đọc từng tiếng - Lớp đọc thầm 
- Học sinh làm nháp 
- 2 học sinh làm bảng viết các vần và nêu cách đánh dấu thanh. 
-Giáo viên nhận xét - cho điểm
- Lớp nhận xét 
2/Bài mới:
a/Giới thiệu:
-Nghe – viết bài: Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ và luyện tập cách đánh dấu thanh.
b/Hướng dẫn HS nghe – viết:
- Giáo viên đọc toàn bài chính tả trong SGK
-Y/c HS phát hiện từ khó viết.
- Học sinh nghe
- Học sinh đọc thầm bài chính tả
-HS phát hiện và nêu từ khó: Phrăng Đơ-bô-en, Pháp, Việt Phan Lăng, dụ dỗ, tra tấn, chiến tranh, phục kích, khuất phục.
-HS phân tích và viết tiếng khó vào nháp.
-Hs đọc lại các tiếng khó.
- Giáo viên lưu ý cách viết tên riêng người nước ngoài và những tiếng, từ mình dễ viết sai 
- Giáo viên đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho học sinh viết, mỗi câu đọc 2, 3 lượt
- Học sinh viết bài 
- Giáo viên nhắc học sinh tư thế ngồi viết 
- Giáo viên đọc lại toàn bài chính tả một lựơt
-GV đọc từng câu cho HS soát lỗi.
- Học sinh dò lại bài 
-HS soát lỗi cá nhân.
-Giáo viên thu và chấm bài
-Nhận xét bài viết.
c/Luyện tập:
Ÿ Bài 2:
Yêu cầu HS đọc bài 2
- 1 học sinh đọc - lớp đọc thầm 
-GV treo bảng phụ ghi mô hình cấu tạo vần. Gọi HS lên bảng điền.
- Học sinh làm bài vào VBT.
 - 1 học sinh điền trên bảng.. 
-GV nhận xét và y/c HS nêu sự giống và khác nhau giữa hai tiếng: nghĩa và chiến.
- Giống: hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái.
-Khác: Tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có.
-Y/c HS nêu quy tắc đánh dấu thanh áp dụng cho mỗi tiếng?
- Học sinh nêu quy tắc đánh dấu thanh áp dụng mỗi tiếng 
Ÿ Giáo viên nhận xét và kết luận:
+ Trong tiếng, dấu thanh nằm ở bộ phận vần trên (hoặc dưới) âm chính, không bao giờ nằm trên (hoặc dưới) âm đệm và âm cuối.
+ Trong trường hợp âm chính là nguyên âm đôi thì dấu thanh sẽ nằm trên (dưới) chữ cái đầu (nếu tiếng đó không có âm cuối), trên (hoặc dưới) chữ cái thứ hai (nếu tiếng đó có âm cuối)
Ÿ Bài 3:
Yêu cầu HS đọc bài 3
- 1 học sinh đọc yêu cầu 
- Giáo viên lưu ý HS các tiếng của, cuộc, lược chứa các nguyên âm đôi: ua, uô, ươ là âm chính
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài và giải thích quy tắc đánh dấu thanh ở các từ này
-Y/c HS nêu quy tắc đánh dấu thanh áp dụng cho mỗi tiếng?
-Nhận xét, kết luận.
- Tiếng không có âm cuối, dấu thanh ở chữ cái đầu guyed âm đôi. Tiếng có âm cuối, dấu thanh ở chữ cái thứ hai của guyed âm đôi.
3/Củng cố - dặn dò:
- Phát phiếu có ghi các tiếng: đĩa, hồng, xã hội, chiến đấu, củng cố (không ghi dấu)
- Học sing thảo luận điền dấu thích hợp vào đúng vị trí
- Học sinh trình bày 
Ÿ GV nhận xét - Tuyên dương
- Học quy tắc đánh dấu thanh
- Chuẩn bị
- Nhận xét tiết học
CHÍNH TẢ: 	 
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Mục tiêu: 
-Nghe và viết đúng bài “Một chuyên gia máy xúc”. 	
- Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô/ ua. 
 - Trình bày đúng 1 đoạn của bài “Một chuyên gia máy xúc”.
-Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. 
II. Chuẩn bị: 
-GV: Phiếu ghi mô hình cấu tạo tiếng. 
-HS: Vở, SGK
III. Các hoạt động:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/KTBC:
-Y/c HS nêu quy tắc đánh dấu thanh trong các tiếng sau: tiến, biển, bìa, mía.
-HS thực hiện .
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2/Bài mới:
a/Giới thiệu:
Chính tả nghe viết: Một chuyên gia máy xúc.
- Luyện tập đánh dấu thanh
b/Hướng dẫn HS nghe viết:
- Giáo viên đọc một lần đoạn văn 
- Học sinh lắng nghe
- Nêu các từ ngữ khó viết trong đoạn
- Học sinh nêu từ khó: khung cửa, buồng máy, tham quan, ngoại quốc, chất phác.
- Học sinh lần lượt phân tích và viết từ khó.
-HS đọc lại các từ khó.
- Giáo viên đọc từng câu, từng cụm từ cho học sinh viết 
- Học sinh nghe viết vào vở từng câu, cụm từ
- Giáo viên đọc toàn bài chính tả.
-GV đọc từng câu cho HS soát lỗi.
- Học sinh lắng nghe, soát lại các từ
-HS soát lỗi cá nhân.
c/Làm bài tập chính tả:
-Giáo viên thu và chấm bài.
-Nhận xét bài viết của HS.
Ÿ Bài 2:
Yêu cầu HS đọc bài 2
- 1, 2 học sinh lần lượt đọc yêu cầu bài 2 
-Y/c HS gạch chân các tiếng có vần ua và uô vào VBT và giải thích quy tắc ghi dấu thanh.
- Học sinh gạch dưới các tiếng có chứa âm chính là nguyên âm đôi ua/ uô 
-Mời HS trình bày.
-GV nhận xét, kết luận.
- Học sinh nêu:
+ua: của, múa.
+uô: cuốn, cuộc, buôn, muôn.
-Tiếng không có âm cuối, dấu thanh được đặt chữ cái đầu của âm chính. Tiếng có âm cuối, dấu thanh được đặt chữ cái thứ hai của âm chính. 
Ÿ Bài 3:
Yêu cầu học sinh đọc bài 3
- 1, 2 học sinh đọc yêu cầu
-Y/c HS tự làm bài.
-Đính bảng chữa bài, nhận xét.
- Học sinh làm bài vào VBT.
-1 HS làm vào bảng phụ:
+Muôn người như một
+Chậm như rùa
+Ngang như cua
+Cày sâu cuốc bẫm.
-HS đọc lại các thành ngữ.
3/Củng cố - dặn dò:
- Trò chơi: Dãy A cho tiếng - Dãy B đánh dấu thanh
- HS thực hiện.
- GV nhận xét - Tuyên dương
- Viết lại các từ viết sai.
- Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4.doc