I . / MỤC TIÊU :
- HS viết đúng chính tả, đúng mẫu chữ, cỡ chữ bài vết
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh
II. /CHUẨN BỊ :
- GV: Nội dung bài viết.
- HS : vở thực hành luyện viết .
III . / NỘI DUNG LUYỆN :
Tuần 4 Thứ hai, ngày 20 tháng 9 năm 2010 Luyện chữ Bài4: Mặt trời xanh của tôi I . / Mục tiêu : - Hs viết đúng chính tả, đúng mẫu chữ, cỡ chữ bài vết - Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh II. /Chuẩn bị : - GV: Nội dung bài viết. - HS : vở thực hành luyện viết . III . / nội dung luyện : 1. ổn định tổ chức : - KT sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : 3. HD HS luyện tập : a.Giới thiệu bài: - Nêu nội dung, nhiệm vụ bài học b.Nhận xét bài luyện viết - Gọi hs đọc bài viết - Nêu nội dung bài viết - HD nhận xét về bài viết : trình bày, kiểu chữ, một số hiện tượng chính tả c. Hướng dẫn học sinh luyện viết: * Viết chữ hoa: * Viết chữ thường d. Thực hành - Nhắc nhở học sinh một số lưu ý khi viết bài: Cách trình bày, số lần viết, khoảng cách giữa các lần viết... - Yêu cầu học sinh viết luyện viết - GV theo dõi, uốn nắn - Chấm bài - Nêu nhận xét về kết quả luyện viết của học sinh 4. Củng cố : - Nhận xét chung 5. Dặn dò : - HD học sinh luyện viết ở nhà bài viết theo kiểu chữ tự chọn - HS chuẩn bị vở viết, bút viết HS đọc bài viết HS nhận xét về bài viết HS luyện viết chữ hoa theo mẫu: Đ M T Y - HS luyện viết một số từ: mặt trời, trận gió, lắng nghe... bằng kiểu chữ nghiêng, kiểu chữ thường . - HS luyện viết . Chấm bài, đổi vở tham khảo bài của bạn Thứ ba, ngày 21 tháng 9 năm 2010 Luyện tiếng việt Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa I . / Mục tiêu : - Giúp học sinh hiểu thế nào là từ trái nghĩa, biết tìm được cặp từ trái nghĩa trong một số thành ngữ, tục ngữ. - Tìm từ trái nghĩa với từ đã cho. II. /Chuẩn bị : a. GV: Bài tập b. HS : vở luyện Tiếng Việt III . / nội dung luyện : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức : - KT sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : -Thế nào là từ trái nghĩa? Tìm một cặp từ trái nghĩa rồi đặt câu với cặp từ tìm được. 3. HD HS luyện tập : a. Giới thiệu nội dung luyện tập: b. Luyện tập-thựchành: Bài 1. - Gọi học sinh đọc từng thành ngữ, tục ngữ đã cho. -Xác định cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ - Gọi học sinh đọc các cặp từ trái nghĩa tìm được. - Nhận xét, đánh giá. - Yêu cầu học sinh học thuộc thành ngữ, tục ngữ trên. Bài 2 - Gọi học sinh đọc thầm từng thành ngữ, tục ngữ, tìm từ trái nghĩa với từ in đậm cho phù hợp rồi víêt vào chỗ chấm để hoàn thiện tục ngữ, thành ngữ. - Yêu cầu học sinh tự làm bài + Lá lành đùm lá .. + Yêu nên tốt, nên xấu. + Tiếng lành đồn xa, tiếng đồn xa. - HD trình bày và thống nhất kết quả - Yêu cầu học sinh nêu nội dung một thành ngữ và thi học thuộc thành ngữ, tục ngữ. Bài 3. - Từ nào trái nghĩa với từ chăm? - Yêu cầu học sinh đọc các từ đã cho, đánh dấu x vào ô trống trước từ trái nghĩa với từ chăm - Gọi học sinh đọc từng cặp từ tạo thành. Bài 4 - Yêu cầu học sinh chọn cặp từ ở bài tập 3 đặt câu có cặp từ trái nghĩa đó. - Gọi học sinh đọc lại từng câu đã đặt. 4. Củng cố : - Nhận xét chung. Hệ thống kiến thức luyện tập. 5. Dặn dò: - HD làm bài tập ở nhà: Viết lại câu văn vào vở -HS trả lời . - HS tự làm bài, đọc lại từng thành ngữ, tục ngữ Nêu kết quả bài tập: + Lên gác xuống ghềnh. + Một mất một còn. + Vào sinh ra tử. - HS làm việc cá nhân, chữa bài + Lá lành đùm lá rách. + Yêu nên tốt, ghét nên xấu. + Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa. - HS làm bài cá nhân: ghi dấu x vào ô trống trước từ lựa chọn: chăm - lười, chăm - biếng. - HS làm bài cá nhân, đặt câu và đọc câu văn trước lớp. + Chỉ ra cặp từ trái nghĩa trong mỗi câu đã đặt. Luyện Toán ôn tập và bổ sung về giảI toán I . / Mục tiêu : Giúp HS củng cố về: - Giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ. - Mối quan hệ giữa các đại lượng tỉ lệ. II. /Chuẩn bị : a. GV: Bài tập b. HS : vở luyện tập toán III . / nội dung luyện : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : - Cho HS nêu các bước giải bài toán về đại lượng tỉ lệ 3. HD HS luyện tập : a. Giới thiệu nội dung luyện tập: b. Luyện tập-thựchành: * Bài 1: May 15 bộ quần áo như nhau hết 45m vải. Hỏi may 25 bộ quần áo cùng loại cần bao nhiêu mét vải? - HS làm việc cá nhân - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng * Bài 2: Sửa 24m đường trong một ngày cần 4 công nhân. Hỏi sửa 72m đường với năng suất đó trong một ngày cần bao nhiêu công nhân? - HS thảo luận cặp đôi - Đại diện cặp trình bày kết quả - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng * Bài 3: Hiện nay số dân ở một xã có 5000 người. Biết rằng mức tăng hằng năm là cứ 1000 người thì tăng thêm 18 người, sau năm sau số dân ở xã đó là bao nhiêu người? - GV chia lớp thành 6 nhóm - Các nhóm thảo luận, làm bài - Đại diện nhóm trình bày kết quả - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng * Bài 4: Cửa hàng có 12 thùng dầu như nhau chứa 216 lít dầu, cửa hàng đã bán hết 90 lít dầu. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu thùng dầu? - HS thảo luận cặp đôi - Đại diện cặp trình bày kết quả - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng 4. Củng cố : - GV nhận xét, tuyên dương các em có ý thức học tập tốt 5. Dặn dò : - Chuẩn bị tiết sau - HS trả lời Bài giải Số mét vải may 1 bộ quần áo là: 45 : 15 = 3 (m) Số mét vải may 25 bộ quần áo là: 3 25 = 75 (m) Đáp số: 75m Bài giải 72m gấp 24m số lần là: 72 : 24 = 3 (lần) Để làm được 72m cần số công nhân là: 4 3 = 12 (công nhân) Đáp số: 12 công nhân Bài giải 5000 người so với 1000 người thì gấp số lần là: 5000 : 1000 = 5 (lần) Một năm sau số dân của xã tăng thêm là: 18 5 = 90 (người) Một năm sau số dân của xã đó là: 5000 + 90 = 5090 (người) Đáp số: 5090 người Bài giải Số lít dầu có trong một thùng là: 216 : 12 = 18 (l) Số lít dầu cửa hàng còn lại là: 216 - 90 = 126 (l) Số thùng dầu cửa hàng còn lại là: 126 : 18 = 7 (thùng) Đáp số: 7 thùng Thứ tư, ngày 22 tháng 9 năm 2010 Luyện Tiếng Việt Luyện chính tả : Những con sếu bằng giấy I . / Mục tiêu : - Nghe – viết đúng, trình bày đúng đoạn 3 trong bài "Những con sếu bằng giấy". - Luyện tập về mô hình cấu tạo của vần, hiểu được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng. II. /Chuẩn bị : - GV: Nội dung bài tập . - HS : - Bài tập chính tả, vở viết . III . / nội dung luyện : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức : - KT sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : - GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS 3. HD HS luyện tập : a. Giới thiệu nội dung luyện tập: b. Hướng dẫn HS nghe – viết - GV đọc bài viết lần 1 - GV cho HS viết một số từ khó hay viết sai - GV đọc bài viết lần 2 - GV đọc cho HS viết bài - GV đọc lại toàn bài, HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi. c. Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài 1: Chép vần của từng tiếng vào ô trống thích hợp: - GV chia lớp thành 6 nhóm - Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trình bày kết quả - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng * Bài 2: Hãy nêu quy tắc ghi dấu thanh cho các tiếng: nhiều, chiếc, nghía, miệng, tiếng, biệt.. - HS thảo luận cặp đôi - Đại diện cặp trình bày kết quả c. Luyện tập đọc - GV chia lớp thành các nhóm - GV cho từng nhóm lên thi đọc - GV nhận xét và cho điểm 4. Củng cố : - GV nhận xét, tuyên dương các em có ý thức học tập tốt 5. Dặn dò : - Về nhà viết lại các từ viết sai chính tả . - Cả lớp hát - HS lắng nghe - Tiếng phiên âm nước ngoài: Hi - rô - si - ma ; Xa - xa- cô ; Xa - xa - ki - lặng lẽ: l + ăng + thanh nặng ; l + e + thanh ngã - thoát nạn: n + an + thanh nặng - truyền thuyết: tr + uyên + thanh huyền Tiếng Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối tiến iê n quyết u yê t nguyệt u yê t liệng iê ng mía ia nghĩa ia Đáp án: ở các tiếng có ia (tiếng không có âm cuối), dấu thanh đặt ở chữ cái thứ nhất của âm chính: chữ i . ở các tiếng có iê (tiếng có âm cuối), dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính : chữ ê . - Các nhóm đọc bài "Những con sếu bằng giấy" và "Bài ca về trái đất" - Cả lớp nhận xét Luyên Toán ôn tập và bổ sung về giảI toán (Tiếp) I . / Mục tiêu : Giúp HS củng cố về: - Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. - Giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ. - Mối quan hệ giữa các đại lượng tỉ lệ. II. /Chuẩn bị : a. GV: Bài tập b. HS : vở luyện toán III . / nội dung luyện : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : - Cho HS nêu các bước giải bài toán về đại lượng tỉ lệ 3. HD HS luyện tập : a. Giới thiệu nội dung luyện tập: b. Luyện tập-thựchành: * Bài 1: 12 người làm xong một công việc trong 4 ngày. Hỏi 16 người làm xong công việc đó trong bao nhiêu ngày? (Mức làm của mỗi người như nhau). - HS làm việc cá nhân - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng * Bài 2: Một bếp ăn dự trữ gạo đủ cho 120 người ăn trong 18 ngày. Nay có 80 người được chuyển đi nơi khác. Hỏi số gạo đó đủ cho những người còn lại trong bao nhiêu ngày? (Mức ăn của mỗi người như nhau). - GV chia lớp thành 6 nhóm - Các nhóm thảo luận, làm bài - Đại diện nhóm trình bày kết quả - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng * Bài 3: Một vườn hoa hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 20m, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính chu vi, diện tích vườn hoa đó. - HS thảo luận cặp đôi - Đại diện cặp trình bày kết quả - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng * Bài 4: Một cửa hàng có 50 tấm vải xanh và vải hoa. Số vải hoa nhiều gấp 4 lần số vải xanh. Hỏi cửa hàng có bao nhiêu tấm vải mỗi loại? - HS làm việc cá nhân - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng 4. Củng cố : - GV nhận xét, tuyên dương các em có ý thức học tập tốt 5. Dặn dò : - Chuẩn bị tiết sau - HS trả lời Bài giải 1 người làm xong công việc đó trong số ngày là: 4 12 = 48 (ngày) 16 người làm xong công việc đó trong số ngày là: 48 : 16 = 3 (ngày) Đáp số: 3 ngày Bài giải Số người còn lại là: 120 - 80 = 40 (người) 40 người so với 120 người thì giảm đi số lần là: 120 : 40 = 3 (lần) Số gạo đó đủ cho 40 người ăn trong số ngày là: 18 3 = 54 (ngày) Đáp số: 54 ngày Bài giải Theo bài ra ta có sơ đồ: Chiều dài: Chiều rộng: Theo sơ đồ, chiều rộng vườn hoa là 20m. Chiều dài vườn hoa là: 20 2 = 40 (m) Chu vi vườn hoa là: (40 + 20) 2 = 120 (m) Diện tích vườn hoa là: 40 20 = 800 (m2) Đáp số: Chu vi: 120m Diện tích: 800 m2 Bài giải Theo bài ra ta có sơ đồ: Vải xanh: Vải hoa: Cửa hàng có số tấm vải xanh là: 50 : (1 + 4) = 10 (tấm) Cửa hàng có số tấm vải hoa là: 10 4 = 40 (tấm) Đáp số: Vải xanh: 10 tấm Vải hoa: 40 tấm Thứ năm, ngày 23 tháng 9 năm 2010 Luyện Tiếng Việt Tập làm văn : Tả cảnh I . / Mục tiêu : - Từ kết quả quan sát ngôi nhà em đang ở, HS biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả ngôi nhà đang ở của gia đình em. - HS biết làm hoàn chỉnh bài văn tả cảnh. II. /Chuẩn bị : a. GV: Bảng phụ b. HS : vở luyện III . / nội dung luyện : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức : - KT sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : 3. HD HS luyện tập : a. Giới thiệu nội dung luyện tập: b. Luyện tập-thựchành: Đề bài: Tả ngôi nhà em đang ở cùng với những người thân - Hướng dẫn HS lập dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi nhà - Cho HS trình bày dàn ý - GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh - Yêu cầu HS dựa vào dàn bài vừa lập để viết bài văn tả ngôi nhà đang ở của gia đình em. - GV thu 7 - 10 bài chấm, nhận xét 4. Củng cố : - Đọc cho HS nghe bài văn hay nhất 5. Dặn dò : - Chuẩn bị tiết sau - Cả lớp hát - HS trình bày kết quả quan sát ngôi nhà của gia đình em - HS đọc đề bài - HS phân tích đề bài - HS lập dàn ý vào vở luyện, dưới sự hướng dẫn của GV Ví dụ: * Mở bài: Giới thiệu bao quát về ngôi nhà - Ngôi nhà ở địa điểm nào? Nơi đó có đặc điểm gì dễ nhận ra(hoặc có điểm gì thuận lợi đối với em và người thân trong gia đình). * Thân bài: Tả từng phần - Hình dáng bên ngoài: Kích thước, kiểu dáng, chất liệu xây dựng,. Có điểm gì nổi bật? Nét riêng có thể phân biệt ngôi nhà(căn hộ) em ở với những ngôi nhà (căn hộ) khác?... - Đặc điểm bên trong: + Nhà gồm mấy gian (phòng)? Được bố trí thế nào? Lối đi, cửa ra vào, cửa sổ, nền nhà, có gì đáng nói? + Gian nhà (căn phòng) chính (trung tâm) được bày biện (đồ đạc, vật dụng trang trí) ra sao? Cảnh phụ liên quan đến ngôi nhà (như : bếp, sân chơi, bồn hoa, vườn rau,) có những nét gì nổi bật? + Em và những người thân sinh hoạt trong ngôi nhà ra sao? (Tả sơ qua nét nổi bật, đáng nhớ nhất). * Kết bài: Nêu nhận xét, hoặc cảm nghĩ - Em nghĩ gì về ngôi nhà của gia đình mình? - Hoặc: Tình cảm, thái độ của em đối với ngôi nhà đó ra sao? Giá trị, ý nghĩa của ngôi nhà đó đối với em và gia đình thế nào? Luyện toán Luyện tập I . / Mục tiêu : - Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với phân số, chuyển hỗn số thành phân số, tìm thành phần chưa biết trong phép tính phân số. - Ôn tập về tìm phân số của một số II. /Chuẩn bị : - GV: Nội dung bài tập . - HS : vở LT toán III . / nội dung luyện : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : -HS chữa bài tập 2/ trang 16 3. HD HS luyện tập : a. Giới thiệu nội dung luyện tập: b. Luyện tập-thựchành: Bài 1. - Yêu cầu học sinh đọc đề bài, tóm tắt bài toán : 6 ngày: 4 người Thời gian giảm 2 lần: người? - HD hs tìm cách giải bài toán. - Gọi học sinh chữa bài. Bài 2 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài, tóm tắt bài toán : 6 ngày: 10 người Thời gian giảm 2 ngày: người? - HD nêu nhận xét về đơn vị đo thời gian để tìm cách giảI bài toán. - Gọi học sinh chữa bài. Bài 3. - Yêu cầu học sinh làm bài theo cặp giải bài toán - Đối chiếu kết quả và lựa chọn đáp án 4. Củng cố: - Nhận xét chung kết quả luyện tập 5. Dặn dò : - HD làm bài tập ở nhà. - HS chữa bài tập - Học sinh tự tóm tắt bài toán và làm bài: Bài giải: Thời gian giảm 2 lần thì còn số ngày là: 6 : 2 = 3 (ngày) Cần số người để làm xong công việc là: 4 x 2 = 8 (người) Đáp số: 8 người - Học tự làm bài và chữa bài - HS làm bài theo nhóm đôi: Nếu làm xong công việc đó trong một ngày thì cần số người là: 10 x 6 = 60(người) Cần số ngày để làm xong công việc: 6 – 2 = 4 ngày Để làm xong công việc trong 4 ngày cần số người: 60 : 4 = 15 người Đáp số: 15người - HS làm bài theo nhóm đôi, nêu đáp án lựa chọn Ngoại khoá An toàn giao thông Bài 2 : Kĩ năng đi xe đạp an toàn ( tiết 2 ) I . / Mục tiêu : Hs biết: - Những quy định đối với người đi xe đạp trên đường phố. - Cách lên xuống dừng đỗ xe an toàn trên đường phố. - Thể hiện đúng cách điều khiển xe. - Phán đoán nhận thức điều kiện an toàn hay không. - Có ý thức điều khiển xe đạp an toàn. II. /Chuẩn bị : a. GV: Các kĩ năng cơ bản b. HS: SGK III . / nội dung luyện : Hoạt động của thày Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : - GV đưa ra 1 số biển báo 3. HD HS luyện tập : a. Giới thiệu nội dung luyện tập: b. Phát biểu bài * Hoạt động 1: Trò chơi đi xe đạp trên sa bàn - GV đưa ra sa bàn- giải thích 1 số kí hiệu- Đặt một số loại xe bằng mô hình lên sa bàn + Để rẽ trái người đi xe đạp phải thế nào ? + Khi đi từ đường phụ sang đường chính mà ngã tư không có đèn tín hiệu thì người đi xenhư thế nào? + Ngưòi đi xe đạp nên đi qua vòng xuyến như thế nào? + Khi rẽ ở một đường giao nhau ai được quyền ưu tiên đi trước? + Người đi xe đạp nên đi vòng và vượt qua một xe đang đỗ ở phía làn xe bên phải như thế nào? - GVKL * Hoạt động 2: Thực hành trên sân trường - GV chuẩn bị kẻ sẵn trên sân trường một đoạn ngã tư, trên đường có vạch kẻ phân làn đường và chia làn xe chạy. Đường cắt ngang chỉ có 1 vạch chia 2 làn đường + Em nào biết đi xe đạp? - GV mời 1 em đi xe đạp đ từ đường chính rẽ vào đường phụ theo cả 2 phía; một em khác đi từ đường phụ rẽ ra đường chính cũng đi cả 2 phía. Một em khác đi khi gặp đèn đỏ, đèn vàng hoặc các tình huống khác như ở trên lớp đã thể hiện trên sa bàn. + Tại sao lại cần phải giơ tay xin đường khi muốn rẽ hoặc thay đổi làn đường? + Tại sao xe đạp phải đi vào làn đường sát bên phải? 4. Củng cố : - Yêu cầu HS nhắc lại những quy định cơ bản đối với người đi xe đạp 5. Dặn dò : - Chuẩn bị tiết sau - HS nêu tác dụng của một số biển báo + Không nên đi tới tận đường giao nhau mới rẽ mà nên giơ tay trái xin đường chuyển sang làn xe bên trái khi đén sát đường giao nhau mới rẽ. - phải đi chậm lại quan sát cẩn thận các xe đi từ hai phía đường chính. Khi không có xe mới đi, đi nhanh qua đường. + Phải nhường đường cho các xe đi đến từ bên trái và đi sát vào bên phải. + Người đi xe đạp nên đi chậm lại và nhường đường cho các xe đi chiều ngược lại và người đi bộ đang qua đường. + Người đi xe đạp giơ tay trái báo hiệu để đổi sang làn xe bên trái, đi vượt qua xe đỗ, giơ tay phải xin trở về làn đường bên phải. + HS trả lời - Cả lớp quan sát + Nhờ đó những xe ở phía sau có thể biết em đang đi theo hướng nào để tránh. + Những xe có động cơ kích thước lớn và tốc độ cao đều đi ở làn đường bên trái. Khi muốn vượt xe khác, các xe phải đi về phía trái của xe đi chậm hơn. Do đó xe đạp cần đi ở làn đường bên phải để các xe khác không phải tránh xe đạp. Thứ sáu, ngày 24 tháng 9 năm 2010 Luyện tiếng Việt Luyện từ và câu Luyện tập về từ trái nghĩa I . / Mục tiêu : Giúp HS củng cố: - cách điền từ trái nghĩa vào từng văn cảnh cho phù hợp . - Biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa. II. /Chuẩn bị : a. GV: Bài tập b. HS : vở luyện Tiếng việt. III . / nội dung luyện : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức: - KT sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là từ trái nghĩa? 3. HD HS luyện tập : a. Giới thiệu bài b. Phát triển bài * Bài 1: Gạch chân dưới cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ sau : + Tuổi nhỏ chí lớn. + yêu trẻ kính già. + Mắt nhắm mắt mở . - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng * Bài 2: Xếp các từ cho trong ngoặc thành những cặp từ trái nghĩa và điền mỗi cặp từ trái nghĩa đó vào từng chỗ trống ? ( Ngoan , khoẻ, khen, yếu, hư, cho,chê, đòi ). - GV chia lớp thành 6 nhóm - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng * Bài 3 : Điền vào chỗ trống 1 từ trái nghĩa với mỗi đã cho . - GV chốt lại cách trả lời đúng . * Bài 4: Điền vào chỗ trống 2 câu, mỗi câu chứa một từ trong cặp từ trái nghĩa có ở BT 3. - Cho HS thảo luận cặp đôi - Gọi đại diện cặp trình bày kết quả. - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng 4. Củng cố : - GV nhận xét, tuyên dương các em có ý thức học tập tốt 5. Dặn dò : - Chuẩn bị tiết sau : “ MRVT: Hoà bình ” - Cả lớp hát - HS trả lời - HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở Kết quả : + nhỏ, lớn + trẻ, già + nhắm, mở - Các nhóm thảo luận, làm bài - Đại diện nhóm trình bày kết quả + ngoan- hư +khoẻ – yếu +khen – chê. + cho - đòi - HS đọc đề,xác định yêu cầu luyện tập. - Làm bài cá nhân vào vở. + xinh - đẹp. + khóc- cười +sớm – muộn + mở - đóng. - HS đọc đề, đọc thầm đoạn văn. - HS thảo luận cặp đôi và trả lời . Luyện toán Luyện tập chung I . / Mục tiêu : - Rèn kĩ năng giải toán dạng tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số, bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ. II. /Chuẩn bị : - GV: Nội dung bài tập . - HS : vở LT toán III . / nội dung luyện : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : - Chữa bài tập 2/trang 17 3. HD HS luyện tập : a. Giới thiệu nội dung luyện tập: b. Luyện tập-thựchành: Bài 1. - Yêu cầu học sinh đọc đề bài, phân tích bài toán, nêu dạng toán và trình bày bài giải. Bài 2 Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi: phân tích đề bài toán, xác lập trình tự giải: 8 người : 144 sản phẩm : 6 ngày 12 người : 180 sản phẩm : ngày? - Gọi học sinh chữa bài Bài 3. - HD đọc đề bài toán, phân tích bài toán, xác lập trình tự giải và giải bài toán - Đối chiếu kết quả, lựa chọn đáp án đúng - Gọi học sinh nêu đáp án lựa chọn 4. Củng cố : - Nhận xét chung kết quả luyện tập 5. Dặn dò : - HD luyện tập ở nhà: Ôn tập các dạng toán đã học. - HS Chữa bài tập - Học sinh tự làm bài - HS Tự hoàn thành bài tập vào vở, chữa bài: Bài giải: Nửa chu vi hình chữ nhật: 128 : 2 = 64 m Chiều rộng khu ruộng: 64 : (3 +5) x3 = 24 m Chiều dài ruộng hình chữ nhật: 64 – 24 = 40m Diện tích ruộng hình chữ nhật : 24 x 40 = 960 m2 Đáp số : 960 m2 - Học sinh làm bài theo nhóm đôi và chữa bài: 1 người làm 1 ngày được: 144: 8 : 6 = 3 sản phẩm 12 người làm 1 ngày được: 12 x 3= 36 sản phẩm 12 người làm 180 sản phẩm trong: 180 : 36 = 5 ngày Đáp số: 5 ngày - HS làm bài theo nhóm đôi tìm đáp số bài toán và chọn đáp án đúng - Nêu đáp án lựa chọn và trình bày trình tự giải: + Tính số tuổi bố, tuổi con hiện tại + Tính số tuổi bố, tuổi con 4 năm sau đây. + Tìm số lần tuổi bố gấp tuổi con. Đáp án : C: 4 lần.
Tài liệu đính kèm: