Giáo án lớp 5 - Tuần 5 năm 2011

Giáo án lớp 5 - Tuần 5 năm 2011

 I/ Mục tiêu:

1. Biết đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài

+ Đọc đúng các từ khó như: nhạt loãng, gầu, ngoại quốc, chất phác, A- lếch- xây

+Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn .

-Hiểu ý nghĩa của bài: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam

-Giáo dục HS tình đoàn kết, hữu nghị quốc tế

II/ Đồ dùng Dạy - Học

- Bìa ghi sẵn từ khó cần luyện đọc : nhạt loãng, gầu, ngoại quốc, chất phác, A- lếch- xây

- Bảng phụ ghi sẵn câu " Thế là.lắc mạnh và nói" để hướng dẫn cách nghỉ hơi

III/ Các hoạt động Dạy - Học

 

doc 33 trang Người đăng huong21 Lượt xem 938Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 5 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 5
Ngày soạn: 25/9/2011
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2011
Tâp đọc
	Tiết 9.	MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC 
	 Theo Hồng Thuỷ
 I/ Mục tiêu: 
1.. Biết đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài 
+ Đọc đúng các từ khó như: nhạt loãng, gầu, ngoại quốc, chất phác, A- lếch- xây 
+Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn . 
-Hiểu ý nghĩa của bài: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam
-Giáo dục HS tình đoàn kết, hữu nghị quốc tế
II/ Đồ dùng Dạy - Học
- Bìa ghi sẵn từ khó cần luyện đọc : nhạt loãng, gầu, ngoại quốc, chất phác, A- lếch- xây 
- Bảng phụ ghi sẵn câu " Thế là...lắc mạnh và nói" để hướng dẫn cách nghỉ hơi
III/ Các hoạt động Dạy - Học 
Hoạt động của giáo viên:
A. Kiểm tra bài cũ: (5’) " Bài ca về trái đất"
Kiểm tra 2 HS
 -Nhận xét – ghi điểm 
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu-ghi đề 
- Tên bài; nội dung tranh Sgk/ 45 
2/Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: 
 YC 1 HS khá đọc bài 
- Chia đoạn: 4 đoạn như Sgk trình bày
-YC HS đọc nối tiếp đoạn , Gv theo dõi luyện đọc từ khó , giải nghĩa một số từ
-YC học sinh luyện đọc theo cặp 
-Gv đọc mẫu 
 b. Tìm hiểu bài: 
- YC học sinh đọc lướt từng đoạn và trả lời câu hỏi
*Dự kiến trả lời từng câu hỏi tìm hiểu bài
Câu 1: Hai người gặp nhau ở một công trường xây dựng 
Câu 2: Vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to chất phác
Câu 3: (Dành cho HS khá, gỏi )HS dựa vào bài đọc kể toát lên được cuộc gặp gỡ và tình cảm thân thiết giữa anh Thuỷ và A- lếch- xây
- Chốt ý chính từng đoạn:
Đoạn 1 và 2: Giới thiệu nét đặc biệt của một chuyên gia nước ngoài A- lếch- xây
Đoạn 3 và 4: Cuộc gặp gỡ thân mật giữa hai người bạn đồng nghiệp 
- Câu hỏi gợi ý: Câu chuyện gợi lên tình cảm gì giữa các dân tộc?
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 4( lời của A- lếch- xây: niềm nở, hồ hởi)
-YC học sinh luyện đọc theo nhóm.
-YC một số nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp 
-Gv nhận xét -tuyên dương 
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Dặn HS tiếp tục luyện đọc và tìm các bài thơ, câu chuyện nói về tình hữu nghị giữa các dân tộc. Đọc trước bài: Ê- mi- li, con...
Hoạt động của học sinh:
- Đọc thuộc lòng bài thơ, nêu nội dung bài học
- Nghe giới thiệu và ghi tên bài 
- Quan sát tranh minh hoạ bài đọc
-1 em đọc 
-Hs đọc nối tiếp theo đoạn ( 2 lượt ),luyện đọc từ khó.
- Giải nghĩa các từ ( chú giải/ Sgk)
-2 em cùng bàn kèm nhau đọc 
 -HS lắng nghe
- HS lần lượt trả lời từng câu hỏi tìm hiểu bài/ Sgk- 46
- Nêu và ghi vào vở ý nghĩa của bài
-HS luyện đọc theo nhóm 3
-Các nhóm thi đọc diễn cảm 
Luyện từ và câu
Tiết 9.	 MỞ RỘNG VỐN TỪ: HOÀ BÌNH 	
I/ Mục tiêu :Giúp HS :
- Hiểu ý nghĩa của từ Hoà bình ; tìm được từ đồng nghĩa với từ Hoà bình 
- Viết được một đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố
-Giáo dục HS tính hợp tác trong học tập
II/ Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng ghi sẵn nội dung BT 1; 2
- VBT; Bảng phụ nhóm; Từ điển TV
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
1/ Bài cũ: (5’): - Kiểm tra 2 HS
Nhận xét –ghi điểm 
2.Bài mới (40’)
Giới thiệu bài- Nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
- Bài tập 1: Gọi HS đọc đề nêu Yc 
-Gợi ý HS khoanh tròn vào các chữ cái trước dòng nêu đúng nghĩa tờ Hoà bình 
-YC học sinh làm vào VBT
-YC học sinh nêu ý kiến 
Bài tập 2: Gọi HS đọc đề nêu yêu cầu 
-Giúp HS hiểu các từ thanh thản , thái bình 
- Yc học sinh làm bài theo cặp 
-Gọi Hs nêu ý kiến 
Bài tập 3: Gọi Hs nêu Yc 
-HD học sinh viết đoạn văn
-YC học sinh làm bài vở bài tập , một số HS làm bảng nhóm .
-GV nhận xét 
3. Củng cố- Dặn dò:(5’)
 -Nhận xét tiết học, nhắc HS tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn
- Chuẩn bị bài sau: Từ đồng âm
Hoạt động của học sinh
- Nêu khái niệm từ trái nghĩa , cho VD.Lớp nhận xét .
- Ghi vở đề bài.
-Hs đọc đề 
-Hs theo dõi 
-Lớp làm vào VBT, 2 HS lên bảng 
- Chọn ý b
- Các từ đồng nghĩa với từ hoà bình: bình yên, thanh bình, thái bình
-1 em đọc đề , nêu yêu cầu 
-HS lắng nghe 
* Sử dụng từ điển, giải nghĩa các từ: thanh thản, thái bình
-HS làm bài , nêu ý kiến .Lớp nhận xét 
-Hs đọc đề 
-HS theo dõi 
-Viết đoạn văn vào VBT, 3 HS đại diện 3 tổ viết bài trên bảng nhóm
- Bình chọn đoạn văn hay nhất
Kể chuyện
	Tiết 5.	KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh:
- Kể lại được một câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh 
- Trao đổi được với bạn về nội dung, ý nghĩa chuyện 
- Chăm chú theo dõi bạn kể, biết nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
I/ Đồ dùng dạy - học: 
- Sách, báo, chuyện gắn với chủ điểm Hoà bình
- Bảng phụ ghi sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
A.Bài cũ: (4’) 
- Kiểm tra 2 HS
Nhận xét –ghi điểm
 B. Bài mới
 1/ Giới thiệu- Nêu mục tiêu tiết học
2/ Hướng dẫn HS kể chuyện, nói về ý nghĩa chuyện: (33’)
a/ Nhắc HS lưu ý về đề bài 
-Gợi ý những bài đã học, viết về đề tài này 
-Gợi ý Hs tìm ngoài SGK
-YC học sinh giới thiệu chuyện mình kể 
b/ Thực hành kể và nói về nội dung chuyện
-YC học sinh thực hành kể theo cặp 
-YC học sinh kể trước lớp 
- Nhận xét , đánh giá 
3/ Củng cố, dặn dò(3’)
- Nhận xét tiết học, nhắc HS về nhà tập kể hay. Giáo dục HS yêu hoà bình.
- Dặn: Chuẩn bị trước bài KC tuần 6.
Hoạt động của học sinh
- HS kể lại theo tranh 2 đoạn đầu của chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai.Lớp nhận xét 
- Đọc đề bài, xác định yêu cầu ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh 
- Giới thiệu câu chuyện mình chọn kể
-HS kể theo cặp 
- Thi kể trước lớp
- Bình chọn bạn kể hay nhất, bạn kể hay tự nhiên hấp dẫn nhất, bạn hiểu chuyện nhất (Nêu đúng ý nghĩa chuyện, đặt câu hỏi thú vị)
Ngày soạn: 26/9/2011 
Ngày dạy: Thứ tư ngày 28 tháng 9 năm 2011
Tâp đọc
	Tiết 10.	Ê- MI- LI, CON... 
( Trích) 
	 Tố Hữu
I/ Mục tiêu: 
- Biết đọc lưu loát, đọc đúng bài thơ viết theo thể thơ tự do. Phát âm đúng các tên nước ngoài: Ê- mi- li, Mo- ri- xơn, Giôn- xơn, Pô- tô- mác, Oa- sinh- tơn. Đọc diễn cảm toàn bài với giọng xúc động, trầm lắng
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
- Thuộc lòng khổ thơ 3; 4.
- Giáo dục HS phản đối chiến tranh
II/ Đồ dùng Dạy - Học:
- Bảng phụ
- Tranh ảnh về những cảnh đau thương đế quốc Mĩ gây ra ở Việt Nam 
III/ Các hoạt động Dạy - Học: 
Hoạt động của giáo viên:
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Bài "Một chuyên gia máy xúc "
Kiểm tra 4 HS
Nhận xét –ghi điểm 
B. Bài mới(40’)
1/ Giới thiệu:
- Tên bài, tên tác giả, xuất xứ
2/Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: 
-Gọi 1 HS đọc toàn bài 
- Chia đoạn: 4 khổ thơ 
- YC học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ, Gv theo dõi ,hướng dẫn đọc từ khó , giải nghĩa từ
 (Kèm học sinh yếu đọc đúng )
-YC học sinh đọc nhóm 
-Gv đọc mầu HD đọc bài 
b. Tìm hiểu bài: 
- YC HS đọc thầm từng khổ thơ lần lượt trả lời từng câu hỏi tìm hiểu bài/ Sgk- 50
* Dự kiến trả lời từng câu hỏi:
Câu 1: giọng chú Mo- ri- xơn trang nghiêm, nén xúc động, giọng bé Ê- mi- li ngây thơ, hồn nhiên
Câu 2: ...vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa, không "nhân danh ai" và vô nhân đạo( đốt bệnh viện, trường học, giết trẻ em, giết những cánh đồng xanh,...
Câu 3: Dựa vào khổ thơ 3, diễn đạt ý trả lời
Câu 4: Tham khảo Sgv/ 127 gợi ý trả lời 
- Câu hỏi bổ sung: Vì sao chú Mo- ri- xơn nói với con: "Cha đi vui, ..."
+ Chốt ý: Quyết định tự thiêu, chú Mo- ri- xơn mong muốn thức tỉnh mọi người nhận ra sự thật về cuộc chiến tranh phi nghĩa, tàn bạo, làm mọi người cùng nhau hợp sức ngăn chặn tội ác
-Gv HD gợi ý HS nêu nội dung bài 
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL :(10p)
- Hướng dẫn đọc diễn cảm 
-YC học sinh đọc diễn cảm theo nhóm 
-YC học sinh đọc nhầm thuộc 3 khổ thơ (HS yếu có thể đọc 2 khổ thơ)
-YC học sinh thi đọc .Gv nhận xét ghi điểm 
3. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Dặn HS tiếp tục luyện đọc ỏ tiết tự học. Giáo dục HS theo yêu cầu của bài
- Đọc trước bài: Sự sụp đổ của chế độ A- pác- thai
Hoạt động của học sinh:
- Đọc bài theo đoạn, TLCH/ Sgk- 46.Lớp nhận xét 
- Xem tranh minh hoạ bài học- Sgk/50
- Đọc phần đầu của bài
-HS giỏi đọc 
-HS theo dõi 
- Luyện đọc nối tiếp theo khổ thơ,luyện đọc từ khó.
- Giải nghĩa các từ ( chú giải/50- Sgk)
-Đọc theo nhóm 2(HS khá , giỏi kèm Hs yếu đọc )
-Hs lắng nghe
-Hs đọc thầm và trả lời từng câu hỏi 
- Nêu và ghi vào vở ý nghĩa của bài
-HS theo dõi 
-HS đọc nhóm 2
-HS đọc 
-HS thi đọc .Lớp nhận xét 
- Nhắc lại ý nghĩa bài 
Tập làm văn
	Tiết 9	LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ 
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết thống kê theo hàng (BT1) và thống kê bằng cách lập bảng (Bt2) để trình bày kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ 
- Qua bảng thống kê kết quả học tập của cá nhân và cả tổ, HS có ý thức phấn đấu học tốt hơn
- Giáo dục HS có ý thức học tập
II/ Đồ dùng Dạy - Học
- Bảng phụ nhóm, kẻ sẵn bảng thống kê
- Sổ điểm của lớp
- VBT tíếng Việt
III/ Các hoạt động Dạy - Học: 
Hoạt động của giáo viên:
A. Bài cũ: (5’)
- Kiểm tra 2 HS
Nhận xét , ghi điểm 
B. Bài mới: (40’)
1/ Giới thiệu- Nêu mục tiêu bài học
2/Hướng dãn HS luyện tập:
Bài 1: Gọi Hs nêu Yc
-Cung cấp số điểm cho HS
-YC học sinh làm VBT, 2 em làm bảng nhóm
-Gv nhận xét chốt ý 
Bài 2: Gọi HS nêu YC
-HD trao đổi kết quả thống kê ở BT 1, thu thập số liệu từng thành viên trong tổ, kẻ bảng thống kê ( 6 cột dọc, hàng ngang bằng số thành viên của tổ )và àm VBT 
-Nhận , xét chốt ý 
3/Củng cố- dặn dò: (5’)
- Nhận xét tiết học, nói lên tác dụng của bảng thống kê .
- Giáo dục HS có ý thức học tập.
- Chuẩn bị bài sau: Trả bài văn tả cảnh
Hoạt động của học sinh:
- Trình bày bài văn tả cảnh đã viết ở tiết trước .Lớp nhận xét
Bài 1: 1HS nêu yêu cầu của bài tập 1- Sgk/51
-HS lắng nghe 
- HS làm bài trong VBT
- Mỗi tổ cử 1 HS viết trên bảng nhóm.Lớp nhận xét 
Bài 2: 1 em nêu yêu cầu 
- HS làm bài trong VBT, chọn 3 HS giỏi viết trên bảng phụ
- Nhận xét số liệu trong mỗi bảng, chất lượng học tập của các tổ
- Chọn người thống kê tốt nhất trong giờ học
Luyện từ và câu
 TỪ ĐỒNG ÂM
Tiết 10
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh 
- Hiểu thế nào là từ đồng âm
- Nhận diện được một số từ đồng âm trong giao tiếp. Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm , đặt được câu đẻ phân biệt từ đồng âm ; bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẫu ch ... n.
-Về sưu tầm câu chuyện 
 Khoa học 
Bài 9: THỰC HÀNH: NÓI "KHÔNG!" ĐỐI VỚI CÁC CHẤT 
 GÂY NGHIỆN
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
-Xử lý các thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý và trình bày những thông tin đó.
-Thực hiện kỹ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.
II/ Đồ dùng dạy- học: Thông tin và hình trang 20,21,22,23 SGK
- Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý sưu tầm
- Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
III/ Hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: (3p)Vệ sinh ở tuổi dậy thì
 - Gọi 2 HS trả lời nội dung bài-nhận xét 
2.Bài mới : Giới thiệu bài 
*Hoạt động 1:Thực hành xử lý thông tin(15ph)
. Mục tiêu: HS lập được bảng tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
. Cách tiến hành: Cho HS làm việc cá nhân
Tác hại của thuốc lá
Tác hại của rượu, bia
Tác hại của ma tuý
Đối với người sử dụng
Đối với người xung quanh
. Kết luận : Theo nội dung bài trang 21
*Hoạt động 2: Trò chơi "Bốc thăm trả lời câu hỏi"( 15 phút)
. Mục tiêu: Củng cố cho HS những hiểu biết về tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma tuý.
. Cách tiến hành: Tổ chức và hướng dẫn 
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm nhận một hộp đựng phiếu câu hỏi về tác hại của từng loại: thuốc lá; rượu, bia ; ma tuý
. Kết luận: Nhắc lại tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma tuý.
3.Củng cố: (1p)Nêu lại nội dung bài
- Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh tuổi dậy thì.Lớp nhận xét 
1/ HS đọc các thông tin ở trang 20, 21 SGK và hoàn thành bảng
-HS trình bày các hình ảnh, thông tin về tác hại của thuốc lá, rượu, bia và ma tuý
-HS đọc lại nội dung bài
2/ HS chọn câu trả lời đúng:
a)Thuốc lá có thể gây bệnh về tim mạch, huyết áp; ung thư phổi, viêm phế quản
b)Rượu, bia có thể gây bệnh về đường tiêu hoá, tim mạch, thần kinh, tâm thần và ung thư
c)Ma tuý huỷ họại sức khoẻ, hao tốn tiền của bản thân và gia đình, dẫn đến hành vi phạm pháp
* Tuyệt đối không dùng thử các chất gây nghiện trên
Khoa học
Bài 10: THỰC HÀNH: NÓI "KHÔNG!" ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
-Xử lý các thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý và trình bày những thông tin đó.
-Thực hiện kỹ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.
 - Giáo dục HS tránh xa các chất gây nghiện
II/ Đồ dùng dạy- học:
- Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý sưu tầm
- Các câu hỏi tình huống chuẩn bị cho hoạt động 4
III/ Hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
 1.Bài cũ: Thực hành: Nói "Không" đối với....
2.Bài mới : Giới thiệu bài 
*Hoạt động 1:( 15 phút)
Trò chơi: " Chiếc ghế nguy hiểm" 
. Mục tiêu: HS nhận ra: Nhiều khi biết chắc hành vi nào đó sẽ gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác mà có người vẫn làm. Từ đó, HS có ý thức tránh xa nguy hiểm.
. Cách tiến hành: - Sử dụng ghế của GV để dùng cho trò chơi này.
- GV chỉ vào ghế và nói : " Đây là ghế nguy hiểm, vì nó đã bị nhiễm điện cao thế"
- Yêu cầu HS cả lớp đi qua chiếc ghế cẩn thận
. Kết luận : Trò chơi giúp chúng ta nhận thấy rằng, số người thử như trên là rất ít, đa số mọi người đều rất thận trọng và mong muốn tránh xa nguy hiểm.
*Hoạt động 2: ( 15 phút) Đóng vai 
Mục tiêu: HS biết thực hiện kỹ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.
. Cách tiến hành: GV nêu vấn đề: " Khi chúng ta từ chối ai đó một điều gì ( ví dụ từ chối bạn rủ hút thử thuốc lá), các em sẽ nói điều gì ?"
- GV ghi tóm tắt các ý rồi rút ra kết luận.
- GV phát phiếu ghi tình huống cho các nhóm
- Các nhóm thể hiện đóng vai thêo tình huống
. Kết luận : - Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối, quyền tự bảo vệ và được bảo vệ. Đồng thời , chúng ta cũng phải tôn trọng những quyền đó của người khác.
3.Củng cố:(1 p) HS nhắc lại nội dung của bài
- 2 HS nhắc lại nội dung bài
Lớp nhận xét.
1.HS thực hiện đi qua chiếc ghế cẩn thận và trả lời câu hỏi:
- Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế?
- Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đã đi chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế?
- Tại sao có người biết là chiếc ghế nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế?
- Tại sao khi bị xô đẩy, có bạn cố gắng tránh để không ngã vào ghế?
2. HS nêu các bước từ chối
- Các nhóm đọc tình huống , một vài HS trong nhóm xung phong nhận vai. Các vai hội ý về cách thể hiện, các bạn khác cũng có thể đóng góp ý kiến.
- Từng nhóm lên đóng vai theo các tình huốngnêu trên.
- HS thảo luận các câu hỏi:
. Việc từ chối hút thuốc lá; uống rượu, bia: sử dụng ma tuý có dễ dầng không?
. Trong trường hợp bị doạ dẫm, ép buộc, chúng ta nên làm gì?
* Nói " Không" với chất nghiện
Tiết 5: PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
 I-Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
-Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỷ XX(giới thiệu đôi nét về cuộc đời , hoạt động của Phan Bội Châu
+Phan Bội Châu sinh năm 1867trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ ,ôngday dứt tìm con đường giải phóng dân tộc 
+Từ năm 1905-1908 ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước .Đây là phong trào Đông Du 
-Giáo dục về lòng yêu nước của cụ Phan Bội Châu 
 II-Đồ dùng dạy học:
- Ảnh trong SGK phóng to
- Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông du
 III-Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:(5’) Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX
Nhận xét –ghi điểm 
 2.Bài mới (35’)
*Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu bài:( ảnh )
. Cuối thế kỷ XIX, các phong trào đấu tranh chống Pháp đều bị thất bại.
. Đầu thế kỷ XX, xuất hiện hai nhà yêu nước tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh
+Kết luận: Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỷ XX 
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
-YCHS thảo luận 3 câu hỏi 
+Kết luận: Phong trào Đông Du là một phong trào yêu nước, nhằm mục đích chống thực dân Pháp
Hoạt động 3:Làm việc cả lớp
+Cách tiến hành: HS trình bày - bổ sung
+Kết luận: Nội dung Ghi nhớ bài
*Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
-HS trả lời câu hỏi
+Kết luận: ảnh hưởng của phong trào
3.Củng cố: (2’)
Liên hệ-Giáo dục
- Gọi 2 HS trả lời nội dung bài
- HS nhận nhiệm vụ trả lời:
Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du nhằm mục đích gì?
Kể lại những nét chính về phong trào Đông du
ý nghĩa của phong trào 
- HS thảo luận theo nhóm 4
. Phong trào được sự hưởng ứng của nhân dân trong nước nhất là thanh niên, đã khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân
( dựa vào tư liệu)
- HS tìm hiểu tại sao Phan Bội Châu dựa Nhật đánh Pháp?
- Vì sao phong trào thất bại?
- Hoạt động của Phan Bội Châu có ảnh hưởng gì cách mạng?
- Ở địa phương có di tích, đường phố, trường học nào mang tên Phan Bội Châu?
Địa lí
Tiết 5 VÙNG BIỂN NƯỚCTA
I-Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
-Nêu được một số đặc điểm của và vai trò vùng biển nước ta.
-Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông
-Ở vùng biển Việt Nam nước không bao giờ đóng băng 
-Biển có vai trò điều hoà khí hậu , là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn .
-Chỉ được một số điểm du lịch , nghỉ mát ven biển nổi tiếng : Hạ Long , Nha Trang , Vũng Tàu ,..trên lược đồ 
-Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lý.
II-Đồ dùng dạy học:
Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam á hoặc hình 1.
Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh về nơi du lịch, bãi tắm.
III-Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ(3') Bài : Sông ngòi
- Gọi 2 HS nêu nội dung bài 
Nhận xét –ghi điểm 
2.Bài mới (33')
*Hoạt động 1:Làm việc cả lớp
-GV chỉ vùng biển nước ta trên bản đồ và giới thiệu
+Kết luận: Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông.
*Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
+Cách tiến hành: 
-Hướng dẫn HS làm
Đặc điểm của vùng biển nước ta
ảnh hưởng của biển đối với đời sống, sản xuất
Nước không bao giờ đóng băng
Miền Bắc và miền Trung hay có bão
Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, lúc hạ xuống 
 +Kết luận: Nội dung về đặc điểm vùng biển 
*Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
+Cách tiến hành: Hoạt động theo nhóm 4
-YC học sinh thảo luận 
+Kết luận: Nội dung phần Ghi nhớ
3.Củng cố: (5’)
- Liên hệ, giáo dục: Bảo vệ và khai thác biển 
-HS trả lời
-HS quan sát lược đồ trên SGK và trả lời câu hỏi :
H?Biển Đông bao bọc phần đất liền nước ta ở những phía nào?
-HS đọc SGK và hoàn thành bảng bên vào vở.
HS được biết :
Chế độ thuỷ triều ven biển nước ta khá đặc biệt và có sự khác nhau giữa các vùng. Có chế độ thuỷ triều là nhật triều
( mỗi ngày một lần nước lên và một lần nước xuống), Có vùng chế độ thuỷ triều là bán nhật triều( một ngày có 2 lần thuỷ triều lên xuống)
-HS dựa vào vốn hiểu biết và đọc SGK, từng nhóm thảo luận để nêu vai trò của biển .
- HS đoán tên các địa danh có điểm du lịch, bãi tắm đẹp.
-HS đọc ghi nhớ
-Chuẩn bị bài: Đất và rừng 
Sinh hoạt lớp
Tuần 5
I/Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết được những ưu, khuyết điểm trong tuần 5 và nội dung kế hoạch tuần 6. Có ý thức khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, hoàn thành tốt kế hoạch tuần 6 
- Có ý thức đoàn kết, xây dựng tập thể P
II/ Nội dung- Tiến trình sinh hoạt:
1/ Đánh giá hoạt động tuần 5:
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ trong tuần 5
- Lớp trưởng báo cáo chung
- GV tổng hợp ý kiến, đánh giá
* Ưu điểm: 
- HS thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường, đoàn kết tốt 	
- Nhiều HS chăm học ở nhà, tích cực trong học tập ở lớp, như: Thoa ,Uyên ,..	
- Cán sự lớp năng nổ, nhiệt tình, ổn định tốt nề nếp lớp, thể dục đầu giờ nghiêm túc 
- Vệ sinh lớp, vệ sinh cá nhân sạch sẽ
* Khuyết điểm: 
- Còn một số HS chưa sôi nổi phát biểu xây dựng bài( A Nhân, A Trung),	
- Chữ viết cẩu thả ( A Đới) 
2/ Kế hoạch tuần 6
- GV phổ biến kế hoạch lớp 
- Phát huy ưu điểm tuần 4
-Đi học chuyên cần đúng giờ
-Đi học tang cường đầy đủ
-Học và làm bài ở nhà.
Tiết 5 : MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG 
TRONG GIA ĐÌNH 
I. Mục tiêu: 
 HS cần phải 
- Biết đặc điểm , cách sử dụng , cách bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng trong gia đình 
- Cú ý thức bảo quản , giữ vệ sinh an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun nấu và ăn uống
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh vẽ một số dụng cụ nấu ăn và ăn trong gia đình ở SGK
- Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 5 CKTKN.doc