Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 năm học 2009

Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 năm học 2009

I. Mục tiêu.

 1.Kiến thức: - Giúp HS củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài.

 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan.

 3. Thái độ: - HS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học.

 - GV:- Bảng phụ kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài.

 

doc 170 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 908Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5	Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009
Tiết 1. Chào cờ
LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT
Tiết 2. Toán.	 Tiết 21
ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI ( trang 22)
I. Mục tiêu.
 1.Kiến thức: - Giúp HS củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài. 
 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan.
 3. Thái độ: - HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV:- Bảng phụ kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài.
 - HS:
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Ổn định tổ chức ( 1’) : Hát, sĩ số: / 7
 2. Kiểm tra bài cũ ( 3’) 
 - HS làm lại bài tập 3 của giờ trước.
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV mở bảng phụ đã kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài treo lên bảng, hướng dẫn HS làm bài.
- HS tiếp nối nhau lên bảng viết vào bảng đưn vị đo độ dài.
- GV nhận xét chữa bài.
- HS nhìn bảng đơn vị đo độ dài và nêu nhận xét..
- GV nhận xét bổ sung.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 4 HS làm bài trên bảng lớp.
- GV nhận xét, chữa bài.
1’
28’
Bài 1( 22) a, Viết cho đầy đủ bảng đơn vị đo độ dài.
Bài 2( 23). Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ trống.
135m = 1350dm 1mm = 
342dm = 3420cm 1cm = 
15cm = 150mm 1m = 
Bài 3( 23) Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
4km 37m = 403m.
 8m 12cm = 812cm.
 354dm = 100m 54dm.
 3040m = 3km 40m.
Bài 4( 23). 
Bài giải.
a, Đường sắt từ Đà Nẵng đến TP Hồ chí Minh là:
791 + 144 = 935(km).
b, Đường sắt từ Hà Nội đến TPHCM:
791 + 935 = 1726(km).
 Đáp số: a, 935 km
 b, 1726 km
4. Củng cố ( 1’).
 - GV hệ thống lại bài.
 - Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1’).
 - Về nhà ôn bài, xem trước bài “ Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng”
Tiết 3. Mĩ thuật.
GV BỘ MÔN LÊN LỚP
Tiết 4. Tập đọc.	 Tiết 9
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC ( trang 45).
(Hồng Thủy)
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức: - Hiểu diễn biến của câu chuyện và ý nghĩa của bài: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn đối với công nhân Việt nam, qua đó thể hiện thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
 2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. Đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật.
 3. Thái độ: - Có thái độ đoàn kết giữa các dân tộc anh em trong lớp cũng như trong trường.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV: - Bảng phụ ghi sẵn nội dung đoạn 4 để hướng dẫn HS luyện đọc.
 - HS:
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Ổn định tổ chức ( 1’).
 2. Kiểm tra bài cũ ( 2’).
 - HS đọc thuộc lòng bài “ Bài ca về trái đất”.
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a, Luyện đọc.
- GV hướng dẫn HS chia đoạn.
- HS chia đoạn.
- HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
- GV theo dõi, uốn nắn cách đọc cho HS.
- 1 HS đọc chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi, GV đi đến các nhóm giúp đỡ HS yếu đọc bài.
- 1 HS đọc lại toàn bài, cả lớp đọc thầm.
- GV đọc toàn bài 1 lượt, HS theo dõi vào SGK.
b, Tìm hiểu bài.
- HS đọc đoạn 1 và đoạn 2, trả lời các câu hỏi:
CH: Anh Thủy gặp anh A- lếch- xây ở đâu?
CH: Dáng vóc của A – lếch – xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý?
CH: Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
- HS tự nêu theo ý hiểu của mình.
CH: Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao?
- HS đọc lại bài và nêu nội dung chính của bài.
- GV nhận xét ghi bảng.
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV mở bảng phụ đã ghi sẵn đoạn 4 treo lên bảng, hướng dẫn HS luyện đọc.
- HS nhìn bảng phụ đọc bài.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV nhận xét cách đọc của từng HS.
(1’)
(10’)
(10’)
(9’)
- Bài chia làm 4 đoạn:
 + Đoạn 1: Từ đầu ... đến “ êm dịu”.
 + Đoạn 2: Tiếp theo ... đến “thân mật”.
 + Đoạn 3: Tiếp theo ... đến “máy xúc”
 + Đoạn 4: Phần còn lại.
+ Hai người gặp nhau ở một công trường xây dựng.
+ Vóc người cao lớn; mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng; thân hình chắc khỏe, trong bộ quần áo xanh công nhân; khuôn mặt to, chất phác.
+ Em nhớ nhất đoạn miêu tả ngoại hình A – lếch – xây. Vì đoạn văn này tả rất đúng về người nước ngoài.
* Nội dung: - Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
4. Củng cố (1’).
 - HS nhìn bảng đọc lại nội dung chính của bài.
 - GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1’).
 - Về nhà đọc lại bài, xem trước bài “ Ê – mi – li, con”
Tiết 5. khoa học.	Tiết 9.
THỰC HÀNH NÓI “KHÔNG” VỚI 
CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN (trang 20)
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức: - HS biết xử lí các thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy và trình bày những thông tin đó.
 2. Kĩ năng: - Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.
 3. Thái độ: - Có ý thức trong việc phòng chống ma túy trong nhà trường cũng như trên địa bàn dân cư nơi sinh sống.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV: - Một số tờ phiếu ghi tác hại của rượu, bia, thuốc lá và ma túy.
 - HS: 
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Ổn định tổ chức (1’).
 2. Kiểm tra bài cũ ( 2’).
 - Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì? ( Cần vệ sịnh sạch sẽ, thường xuyên tắm giặt, gội đầu thay quần áo. Đặc biệt, phải thay quần áo lót, rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng nước sạch và xà phòng tắm hằng ngày.
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin.
- HS đọc các thông tin trong SGK, hoàn thành bảng trong SGK
- GV mở bảng phụ đã kẻ sẵn bảng như trong SGK và chữa bài.
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Trò chơi “ Bốc thăm trả lời câu hỏi.
- GV tổ chức và hướng dẫn HS cách chơi.
- GV chia nhóm và tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Đại diện các nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi.
- GV cho điểm và nêu nhận xét. Nhóm nào được nhiều điểm hơn là thắng cuộc.
(1’)
(15’)
(14’)
* Kết luận: Rượu, bia, thuốc lá, ... toàn xã hội.
4. Củng cố (1’).
 - GV hệ thống lại bài.
 - Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1’).
 - Về nhà ôn bài, xem trước phần tiếp theo của bài.
Tiết 6. Kĩ thuật.	Tiết 5
MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ 
 ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH ( trang28)
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức: - Biết đặc điểm, cách sử dụng và bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
 2. Kĩ năng: - Có kĩ năng sử dụng và bảo quản các dụng cụ nấu ăn.
 3. Thái độ: - Có ý thức bảo quản, giữ vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun, nấu ăn trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV: - Phiếu học tập.
 - HS: - Tranh một số dụng cụ nấu ăn và uống thông thường.
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Ổn định tổ chức (1’).
 2. Kiểm tra bài cũ (1’).
 - Kiểm tra bài làm ở nhà của những HS chưa hoàn thành trong giờ trước.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Xác định dụng cụ nấu ăn thông thường trong gia đình.
- GV gợi ý để HS nêu được tên các dụng cụ thường dùng để đun nấu ăn uống trong gia đình.
- HS nêu tên các dụng cụ đun nấu, ăn uống trong gia đình.
- GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn, uống trong gia đình.
- GV chia nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm.
- HS làm việc theo nhóm với phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- GV nhận xét và kết luận.
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nhận xét đánh giá kết quả của từng HS thông qua kết quả làm việc theo nhóm.
(1’)
(10’)
(10’)
(10’)
- Bếp đun: Bếp ga, bếp củi, bếp dầu, ...
Dụng cụ nấu: Các loại nồi, chảo, xanh, ...
- Dụng cụ bày thức ăn và uống: Đĩa, bát tô, âu, ...
- Dụng cụ dùng để ăn, uống: Bát con, đũa, thìa, dĩa, ...
* Kết luận: Muốn thực hiện nấu ăn cần phải có các dụng cụ thích hợp.
Khi sử dụng dụng cụ nấu ăn và ăn uống cần chú ý sử dụng đúng cách, đảm bảo vệ sinh, an toàn.
4. Củng cố (1’).
 - GV hệ thống lại bài.
 - Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1’).
 - Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài “ Chuẩn bị nấu ăn”
* Tự rút kinh nghiệm sau buổi dạy: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2009
Tiết 1. Tiếng Anh.
GV BỘ MÔN LÊN LỚP
Tiết 2. Toán.	Tiết 22.
ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG ( trang 23)
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức:- Củng cố các đơn vị đo khối lượng và bảng đơn vị đo khối lượng.
 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan.
 3. Thái độ:- Yêu thích môn học, ham tìm hiểu về toán học.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV: - Bảng phụ kẻ sẵn bảng đơn vị đo khối lượng ở ý (a) bài 1.
 - HS:
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Ổn định tổ chức (1’): Hát, sĩ số: .../ 7.
 2. Kiểm tra bài cũ (1’).
 - Viết số thích hợp vào chỗ trống. 25m = ... dm ; 9400m = ... dam. 
 - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm ra nháp.
 - GV nhận xét, chữa bài.
 25m = 250 dm; 9400m = 940dam.
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS ôn tập.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV mở bảng phụ treo lên bảng và hướng dẫn HS làm bài.
- HS tiếp nối nhau lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
- HS dựa vào kết quả vừa làm ở trên và nêu nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS dựa vào bảng đơn vị đo khối lượng để làm bài.
- 3 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài.
- HS đọc đầu bài toán trong SGK.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài.
(1’)
(30’)
Bài 1(23) Viết cho đầy đủ bảng đơn vị đo khối lượng.
Bài 2(24) Viết số thích hợp vào chỗ trống.
a ... iúp đỡ bản thân khi bị xâm hại.
 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
 3. Thái độ: - Có ý thức tuyên truyền những kiến thức đã học với các bạn cùng trang lứa.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV: - Một số tình huống để đóng vai.
 - HS: 
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Ổn định tổ chức (1’).
 2. Kiểm tra bài cũ (2’): Chúng ta cần có thái độ như thé nào đối với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ? ( Chúng ta không nên xa lánh, phân biệt đối xử với họ và gia đình họ, cần phải thông cảm, chia sẻ và hỗ trợ những người bị nhiễm HIV/AIDS)
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. HS các nhóm quan sát các hình 1, 2, 3 trang 38 SGK và trao đổi về nội dung từng hình.
- HS các nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng và trả lời các câu hỏi trang 38 SGK
CH: Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại?
CH: Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại?
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3: Đóng vai “ Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại”
- GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm một tình huống để đóng vai
- HS các nhóm thảo luận chuẩn bị lên đóng vai.
- Các nhóm lên trình bày trước lớp, GV cùng các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
CH: Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta cần làm gì?
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 4: Vẽ bàn tay tin cậy. 
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.
- HS vẽ lên giấy giấy A4 bàn tay với các ngón xòe ra
- HS trao đổi với bạn ngồi bên cạnh về bài vẽ của mình.
- HS tiếp nối nhau lên nói về “Bàn tay tin cậy” của mình.
- GV nhận xét, kết luận như mục bạn cần biết trong SGK trang 39.
(1’)
(10’)
(10’)
(9’)
* Kết luận: Một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại: Đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ, ở trong phòng kín một mình với người lạ, đi nhờ xe người lạ; nhận được quà có giá trị đặc biệt hoặc sự chăm sóc đặc biệt mà không rõ lí do, ...
* Kết luận: Trong trường hợp ... sự giúp đỡ.
4. Củng cố (1’).
 - GV hệ thống lại bài.
 - Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1’).
 - Về nhà ôn bài, xem trước bài “ Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ”.
Tiêt 3. Luyện từ và câu	 Tiết 18.
ĐẠI TỪ ( trang 92).
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức: - Nắm được khái niệm đại từ; nhận biết đại từ trong thực tế. Bước đầu biết dùng đại từ thay thế cho danh từ.
 2. Kĩ năng: - Làm đúng các bài tập về đại từ.
 3. Thái độ: - Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV: - Bảng phụ viết nội dung của bài 2 và bài 3 trang 92 (phần luyện tập).
 - HS:
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Ổn định tổ chức ( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ ( 1’)
- HS làm lại bài tập 3 của giờ trước.
- GV nhận xét, chữa bài.
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài vào vở và đọc kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, chữa bài.
- GV mở bảng phụ đã ghi săn nội dung các câu thơ đoạn văn ở bài 2 treo lên bảng.
- HS nêu yêu cầu của bài tập, đọc cả các đoạn văn, đoạn thơ.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài theo nhóm đôi, đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, chữa bài.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc trước lớp, GV cùng HS cả lớp nhận xét, chốt lại các câu đúng.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS đặt câu với mỗi từ theo yêu cầu của bài tập
- HS đọc trước lớp, GV cùng HS cả lớp nhận xét, chốt lại các câu đúng.
( 1’)
( 30’)
Bài 1(82) Trong các từ in đậm trong SGK, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa.
+ Từ chín ở câu 1 và câu 3 là từ nhiều nghĩa.
+ Từ chín ở câu 2 là từ đồng âm.
+ Từ đường ở câu 1 là từ đồng âm.
+ Từ đường ở câu 2 và câu 3 là từ nhiều nghĩa.
+ Từ vạt ở câu 1 và câu 3 là từ nhiều nghĩa.
+ Từ vạt ở câu 2 là từ đồng âm.
Bài 2( 82) Trong mỗi câu thơ, câu văn của Bác Hồ, từ xuân được dùng với nghĩa như thế nào?
a, Từ xuân thứ nhất chỉ mùa đầu tiên trong 4 mùa. Từ xuân thứ hai có nghĩa là tươi đẹp.
b, Từ xuân ở đây có nghĩa là tuổi.
Bài 3(83) Dưới đây là một số tính từ và những nghĩa phổ biến của chúng. Hãy đặt câu để phân biệt các nghĩa của chúng
* Cao:
- Có chiều cao lớn hơn mức bình thường: Anh em cao hơn hẳn bạn bè cùng lớp.
- Có số lượng hoặc chất lượng hơn mức bình thường: Mẹ cho em vào xem Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao.
 * Nặng: Có trọng lượng hơn mức bình thường: Bé mới 4 tháng tuổi mà bế đã nặng trĩu tay.
- Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường: Có bệnh mà không chạy chữa thì bệnh sẽ nặng hơn. 
* Ngọt: Có vị như của đường, mật: Loại sô-cô-la này rất ngọt.
- Lời nói nhẹ nhàng dễ nghe: Cu cậu chỉ ưa nói ngọt.
- Âm thanh nghe êm tai: Tiếng đàn thật ngọt.
4. Củng cố ( 2’).
 - GV hệ thống lại bài.
 - Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò ( 1’)
 - Về nhà ôn bài, xem trước bài “ Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên”.
Tiết 4. Tập làm văn.	 Tiết 14.
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN 
( trang 93).
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức: - Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình tranh luận.
 2. Kĩ năng: - Dựa vào ý kiến của một nhân vật mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận trước các bạn. 
 3. Thái độ: - Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV: - Bảng phụ ( bài 1)
 - HS: 
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Ổn định tổ chức ( 1’).
 2. Kiểm tra bài cũ (1’): - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS đọc mẩu chuyện trong SGK.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS tóm tắt ý kiến lí lẽ và dẫn chứng của từng nhân vật, HS tiếp nối nhau trình bày trước lớp.
- GV mở bảng phụ đã ghi tóm tắt ý kiến lí lẽ và dẫn chứng của từng nhân vật treo lên bảng.
- HS làm bài theo nhóm. Các nhóm lên trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, cho điểm.
- HS nêu yêu cầu của bài và tìm hiểu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài vào vở và trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, chữa bài.
(1’)
(30’)
Bài 1(93) Dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện ở bài tập 1, em hãy mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận với các bạn
Nhân vật
Ý kiến
Lí lẽ, dẫn chứng
Đất
Cây cần đất nhất
Đất có chất màu nuôi cay. Nhổ cây ra khỏi đất cây sẽ chết ngay
Nước
Cây cần nước nhất
Nước vận chuyển chất mầu. Khi trời hạn hán quá mất chất màu
Không khí
Cây cần không khí nhất
Cây sống không thể thiếu không khí. Thiếu đất, thiếu nước, cây vẫn sống  sã chết ngay.
Ánh sáng
Cây cần ánh sáng nhất
Thiếu ánh sang, cây xanh không còn màu xanh. Cũng như con người  không ra con người
Cả bốn nhân vật
Cây xanh cần cả đất, nước, không khí, ánh sang. Thiếu yếu tố nào cũng không được. Chúng ta ích cho đời.
Bài 2(84) Hãy trình bày ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao sau:
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn trăng hỡi đèn?
Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
Mà sao trăng phải chịu luồn trong mây?
4. Củng cố (1’).
 - GV hệ thống lại bài.
 - Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1’).
 - Về nhà xem lại bài, chuẩn bị ôn tập, kiểm tra giữa kì I
Tiết 5. Đạo đức.	 Tiết 9.
TÌNH BẠN ( trang 16)).
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức: - Học xong bài này, HS biết: Ai cũng có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.
 2. Kĩ năng: - Thể hiện đói xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày
3. Thái độ: - Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV: - Đồ dung để đóng vai theo truyện “ Đôi bạn”
 - HS : 
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Ổn định tổ chức (1’).
 2. Kiểm tra bài cũ (1’).
 - HS nêu lại nội dung ghi nhớ ở tiết trước.
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
- HS hát bài “ Lớp chúng ta đoàn kết”
- GV nêu câu hỏi cho HS cả lớp thảo luận.
CH: Bài hát nói nên điều gì?
CH: Lớp chúng ta có vui như vậy không?
CH: Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè?
CH: Trẻ em có quyền tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu?
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung truyện “Đôi bạn” 
- GV đọc nội dung chuyện “Đôi bạn” 1 lần.
- HS nghe và theo dõi vào SGK.
- HS lên đóng vai theo nội dung truyện.
- HS cả lớp thảo luận theo câu hỏi trang 17 SGK.
CH: Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện ?
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- GV kết luận.
Hoạt động 4: Làm bài 2 SGK
- HS đọc nội dung của bài 2.
- GV hướng dẫn HS làm bài theo nhóm đôi
- HS thảo luận theo nhóm đôi, đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, chữa bài.
- GV cho HS tự lien hệ những tình bạn đẹp trong lớp, trong trường mà em biết.
- 2HS dọc ghi nhớ trong SGK.
(1’)
(10’)
(10’)
(10’)
* Kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền tự do kết giao bạn bè.
* Kết luận:Bạn bè cần phải biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ nhau , nhất là những lúc khó khăn hoạn nạn.
+ Tình huống a: Chúc mừng bạn.
+ Tình huống b: An ủi, động viên, giúp đỡ bạn.
+ Tình huống c: Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn.
+ Tình huống d: khuyên bạn không nên sa vào những việc làm không tốt.
+ Tình huống đ: Hiểu ý tốt của bạn, không tự ái, nhận và sửa chữa khuyết điểm.
+ Tình huống e: Nhờ bạn bè, thầy cô hoặc người lớn khuyên ngăn bạn.
4. Củng cố (1’).
 - GV hệ thống lại bài.
 - Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1’).
 - Về nhà ôn bài, xem trước bài “ Tình bạn ( tiếp theo)”
Tiết 6. Giáo dục ngoài giờ.
SINH HOẠT LỚP
I. Nhận xét các hoạt động trong tuần.
 1. Đạo đức.
 - Nhìn chung các em ngoan lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết nội bộ tốt.
 - Bên cạnh đó vẫn còn một số em hay nói tục trong các giờ ra chơi.
 2. Học tập.
 - Đa số các em đã có ý thức học bài và làm bài ở nhà.
 3. Lao động.
 - Các em tham gia đầy đủ các buổi lao động do trường tổ chức.
 4. Các hoạt động khác.
 - Các em tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường và Đội phát động.
II. Phương hướng tuần tới.
 - Phát huy những ưu điểm đã đạt được trong tuần.
 - Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
* Tự rút kinh nhiệm sau buổi dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 5 + 6 + 7.doc