Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 - Trường tiểu học Cổ Tiết – Trần Thọ Ngân

Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 - Trường tiểu học Cổ Tiết – Trần Thọ Ngân

- MỤC TIÊU:

1- Đọc lưu loát toàn bài.

- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn, bài, tên người nước ngoài phiên âm ( A-lếch-xây )

- Biết đọc bài văn diễn cảm với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện.

- Biết đọc các lời đối thoại thể hiện giọng nói của từng nhân vật.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của câu chuyện.

 

doc 36 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 971Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 - Trường tiểu học Cổ Tiết – Trần Thọ Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009
Tập đọc
Một chuyên gia máy xúc
I- Mục tiêu: 
1- Đọc lưu loát toàn bài. 
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn, bài, tên người nước ngoài phiên âm ( A-lếch-xây )
- Biết đọc bài văn diễn cảm với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. 
- Biết đọc các lời đối thoại thể hiện giọng nói của từng nhân vật. 
2. Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của câu chuyện. 
- Hiểu ‏‎ nghĩa của bài : Qua tình cảm chân thành giữa một công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. 
II- Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ trong SGK tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng : Cầu Thăng Long, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, cầu Mỹ Thuận. ....
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ : “Bài ca về trái đất”.
+ Trả lời câu hỏi trong SGK.
+ Để đọc hay bài này cần đọc với giọng như thế nào? Con hãy thể hiện giọng đọc của mình qu qua khổ thơ mà con thích.
2 . Bài mới:
a-Giới thiệu bài: 
- GV treo tranh – giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc: 
 + Đọc cả bài
+ Đọc từng đoạn
Có thể chia bài làm 4 đoạn để đọc theo các lần xuống dòng.
+ GV hướng dẫn cách đọc đoạn. 
+ GV ghi bảng từ khó đọc.
Từ ngữ: ( phần chú giải )
- GV đọc mẫu, diễn cảm bài văn: với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị: chuyển giọng linh hoạt cho hợp với từng đoạn: kể, tả, đối thoại. 
* Tìm hiểu bài
- Câu 1: Anh Thuỷ gặp A-lếch- xây ở đâu ? 
(Tại công trường xây dựng.)
* Chuyên gia máy xúc A-lếch -xây được nói trong bài là một người Nga ( Liên Xô cũ); nhân dân Liên Xô luôn kề vai sát cánh với Việt Nam, giúp Việt Nam rất nhiều trong thời kỳ chống Mỹ và trong sự nghiệp xây dựng đất nước: Liên Xô đã giúp chúng ta xây dựng rất nhiều công trình như : Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình; cung Văn hoá Hữu nghị Việt Xô, cầu Thăng Long. ..)
Câu 2: Dáng vẻ của A- lếch- xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ‏‎ý? (hình dáng, trang phục, khuôn mặt ) 
ý 1: Anh Thuỷ có cảm giác thân mật, dễ mến, dễ gần với người chuyên gia trong lần gặp mặt đầu tiên.
 Câu 3: Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào ?
+ Diễn ra rất thân mật ( ánh mắt nụ cười, lời đối thoại, đặc biệt là cái bắt tay hồ hởi, thắm thiết tình bạn của A-lếch-xây ) 
Câu 4: Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất ? Vì sao ? 
- Tuỳ thuộc vào cảm nhận riêng của mỗi HS, xong GV định hướng HS vào chủ điểm của bài.
ý 2: Cuộc gặp gỡ thắm thiết tình hữu nghị.
Nội dung: Qua tình cảm chân thành giữa một công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. 
3. Luyện đọc diễn cảm: 
+ GV đọc diễn cảm bài văn:
- Giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc. Chú ý đọc đoạn hội thoại giữa 2 đồng nghiệp lần đầu gặp nhau giọng thân ái, hồ hởi.
+ GV treo bảng phụ đã chép sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
- ánh nắng... loãng / rải.. công trường / tạo nên... êm dịu //
- Thế là/ A- lếch- xây ... chắc ra / nắm lấy ... của tôi / lắc mạnh... nói: //
- Cuộc... ấy / đã mở .. A- lếch -xây .//
3 - Củng cố, dặn dò:
 GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. Yêu cầu VN chuẩn bị bài sau
+ 3 HS đọc thuộc lòng 
 bài thơ và lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ HS khác nhận xét. 
+ GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
+ Nhóm 4 HS nối nhau đọc từng đoạn cho đến hết bài.
+ HS cả lớp đọc thầm theo.
+ HS nhận xét cách đọc của từng bạn.
+ 4 HS khác luyện đọc đoạn.
+ HS nêu từ khó đọc.
+ 2- 3 HS đọc từ khó. Cả lớp đọc đồng thanh.
+ 1 HS đọc từ ngữ phần chú giải.
+2 HS giỏi đặt câu.
- 1 HS đọc đoạn 1+ 2, cả lớp đọc thầm theo.
+ Một vài HS phát biểu, trả lời câu hỏi 1; 2.
- Vóc người cao lớn ; dáng đứng sừng sững. 
- Mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng. 
- Thân hình chắc, khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân. 
- khuôn mặt to, chất phác.
+ Tất cả từ con người ấy gợi lên ngay từ phút đầu cảm giác giản dị, thân mật, dễ mến, dễ gần. 
+ HS rút ra ý 1. GV chốt lại và ghi bảng.
- 1 HS đọc đoạn 3 + 4, cả lớp đọc thầm theo.
HS trả lời câu hỏi 3.
- 3 – 4 em nói hình ảnh em thích.
+ HS rút ra ý của đoạn 2. GV chốt lại và ghi bảng.
+ HS nêu ND của bài, GV ghi bảng.
+ HS ghi ND vào vở.
+ 1 HS đọc lại ND.
+ HS nêu cách đọc diễn cảm.
+ 2 HS đọc mẫu câu, đoạn văn.
+ Nhiều HS đọc diễn cảm câu, đoạn văn.
+ Cả lớp đọc đồng thanh câu, đoạn văn.
+ Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn văn trên 
 + HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 
- Từng cặp 2 HS nối nhau đọc cả bài.
Toán 
Tiết 21: Ôn tập: bảng đơn vị đo độ dài
I - mục tiêu:
 Giúp học sinh:
- Biết tên gọi ,kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng .
- Củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng các đơn vị đo độ dài.
- Rèn kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan.
II - Đồ dùng dạy học
 - Phấn màu.
III - Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
Nêu miệng các bước giải bài toán “ Tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của số đó.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2. Ôn tập
a- Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài
- GV yêu cầu HS nhắc lại các đơn vị đo độ dài đã học; mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền nhau.
Lớn hơn mét
mét
Nhỏ hơn mét
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
1km
= 10 hm
1hm
= 10 dam
= 
km
1dam
= 10 m
= 
hm
1m
= 10 dm
= 
dam
1dm
= 10 cm
= 
m
1cm
= 10 mm
= 
dm
1mm
= 
cm
b- Thực hành:
Bài 2: 
Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
(Với HS yếu không yêu cầu làm phần b)
a) 135m = 1350 dm b) 8300 m = 830dam
 342 dm = 3420cm 4000m = 40 hm
 15cm = 150mm 25 000m = 25 km
c) 1mm = cm 1cm = m
1 m = km
- GV hỏi: cách đổi đơn vị ở phần a có gì khác với phần b; c?
Bài 3: 
Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 4km 37m = 4037m.
8m 12cm = 812cm
354dm = 35m 4dm
3040 m = 3 km 40m
- Muốn chuyển đổi 7km 47m ra đơn vị m ta làm thế nào?
- Ngược lại muốn chuyển đổi 3040 m ra km, m ta làm thế nào?
Hà Nội
Tp Hồ Chí MInh
Đà Nẵng
791km
+144 km =...km?
... km?
Bài 5:
Tóm tắt:
Bài giải:
a) Đường sắt từ Đà Nẵng đến TP HCM dài số km là: 
791 + 144 = 935 (km)
b) Đường sắt từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh dài số km là: 
791 + 935 = 1726 (km)
 Đáp số: a) 935 km
 b) 1726 km
3. Củng cố - Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc bảng đơn vị đo dộ dài và kết luận (SGK trang 22).
- 2 HS trả lời câu hỏi lý thuyết.
- 2 HS lên bảng hoàn thành bảng đơn vị đo độ dài trên bảng phụ.
- HS dưới lớp điền bút chì vào sách hoặc viết ra nháp.
- Chữa bài trên bảng và HS trả lời câu hỏi: mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền nhau được phát biểu thế nào?
(* Hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì gấp (hoặc kém) nhau 10 lần.)
- HS đọc đề, tự làm và chữa bài (đọc chữa).
* a) đổi từ đơn vị lớn ra các đơn vị nhỏ liền kề: nhân nhẩm với 10;
b) c) đổi từ đơn vị bé ra các đơn vị lớn liền kề: chia nhẩm cho 10;
- Học sinh đọc đề, tự làm và 2 HS chữa bài trên bảng phụ.
- Muốn chuyển đổi 4km 37m ra đơn vị m ta đổi từng hàng một rồi cộng kết quả lại với nhau.
- Ngược lại muốn chuyển đổi 3040 m ra km, m ta có thể đổi như sau:
 5 7 8 6 m = ... km ... hm ... m
km hm dam m
Như vậy ta có 5786 m = 5 km 7 hm 86 m
- HS đọc đề, tóm tắt và tự giải.
- 2 học sinh lên bảng chữa.
- Học sinh tự làm bài, lên bảng chữa.
Chú ý: Học sinh nắm được một số hiểu biết về địa lý: Đường sắt từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh dài 1726km; Hà Nội - Đà Nẵng dài 791km.
Lịch sử
Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
I- Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
-Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XIX.
-Phong trào Đông du là một phong trào yêu nước, nhằm mục đích chống thực dân Pháp.
II- Đồ dùng dạy – học:
-Tranh, ảnh trong SGK.
-Bản đồ thế giới.
-Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông du.
III - Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ:
-Nêu phần ghi nhớ ( SGK- tr.11 )?
2-Bài mới:
a- Giới thiệu bài.
b- Nội dung:
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 5
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du nhằm mục đích gì?
+Kể lại những nét chính về phong trào Đông du?
+ý nghĩa của phong trào Đông du?
- Cho HS thảo luận.
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
*Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
-Tại sao trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập.
-GV cho HS tìm hiểu về phong trào Đông du:
+Phong trào Đông du là phong trào gì?
+Phong trào Đông du kết thúc như thế nào?
+Tại sao Chính phủ Nhật Bản thoả thuận với Pháp chống lại phong trào Đông du, trục xuất Phan Bội Châu và những người du học?
+Hoạt động của Phan Bội Châu có ảnh hưởng gì tới phong trào CM ở nước ta đầu TK XX?
+Em có biết trường học, đường phố nào mang tên Phan Bội Châu?
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV nhấn mạnh những nội dung chính cần nắm
3. Củng cố-dặn dò: - Cho HS đọc phần ghi nhớ,
*Gợi ý trả lời:
-Những người yêu nước được đào tạo ở nước Nhật bản tiên tiến để có kiến thức về khao học, kĩ thuật, sau đó đưa họ về nước để hoạt động.
- Sự hưởng ứng phong trào Đông du
-Phong trào đã khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta.
-Tại vì ai cũng mong mau chóng học xong để trở về cứu nước.
-Là phong trào tổ chức đưa thanh niên VN...
-Pháp và Nhật câu kết, Nhật trục xuất Phan Bội Châu và những người yêu nước VN ra khỏi Nhật Bản.
Kĩ thuật
Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình
I. Mục tiêu:
HS cần phải:
- Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình.
- Có ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun, nấu, ăn uống.
II. Đồ dùng dạy học.
- Một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống thường dùng trong gia đình (nếu có)
- Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường.
- Một số loại phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích yêu cầu bài học.
2. Bài giảng.
Hoạt động 1. Xác định các dụng cụ đun, nấu, ăn uống thông thường trong gia đình.
- GV yêu cầu HS kể tên các dụng cụ thường dùng để đun, nấu, ăn uống trong gia đình. GV nhận xét và ghi tên các dụng cụ đó lên bảng theo từng nhóm.
Hoạt động 2. Tìm h ... m2.
- GV nhận xét cho điểm.
2- Bài mới:
a) Giới thiệu đơn vị đo diện tích: mi-li-mét vuông:
- Nêu các đơn vị đo diện tích đã học
- Tương tự, em hiểu thế nào là mm2?
- GV ghi: Mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm
- Có 1 HV cạnh dài 1cm. Chia mỗi cạnh thành 10 phần bằng nhau ta được bao nhiêu hình vuông nhỏ, cạnh mỗi hình vuông nhỏ dài bao nhiêu? Tại sao? - Diện tích mỗi hình vuông nhỏ là bao nhiêu? Vì sao? 
GV ghi bảng:
 1cm2 = 100 mm2; 1mm2 = cm2
b) Bảng đơn vị đo diện tích:
- GV ghi bảng: km2, hm2, dam2, m2, dm2, cm2, mm2.
- Gv củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị trong bảng đơn vị đo diện tích: Các đơn vị đo diện tích lớn hơn m2 nằm ở bên phải của m2; Hai đơn vị đo diện tích liền kề gấp kém nhau 100 lần; Đơn vị đo đứng sau bằng đơn vị lớn hơn, liền nó. 
c. Luỵện tập:
Bài 1: 
a) Đọc: hai mươi chín mi-li-mét vuông; ba trăm linh năm mi-li-mét vuông; một nghìn hai trăm mi-li-mét vuông 
b) Viết 168 mm 2; 2310 mm2
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
(HS yếu chỉ làm cột bên trái bài này)
a) 5 cm2 = 500cm2; 1m2 = 10 000cm2 
12km2 = 1 200hm2 ; 5m2 = 50 000cm2 
1hm2 = 10 000m2; 12m2 9dm2=1209mm2 
7 hm2 = 70 000 m; 37dam224m2 = 3 724m2
b) 800 mm2 = 8 cm2 ; 3400 dm2 = 34m2
12 000hm2 = 120 km2 ; 90 000 m2 = 9 hm2 
 150cm2 = 1dm250cm2 ; 
 2010m2 = 20dam2 10m2
Bài 3: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm:
(HS yếu chỉ làm cột bên trái bài này)
1mm2 = cm2 1 dm2 = m2
8 mm2 = cm2 7 dm2 = m2 
29 mm2 = cm2 34 dm2 = m2
3- Củng cố, dặn dò:
- Đọc bảng đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé ( Từ bé đến lớn)
- GV yêu cầu HS về nhà ôn lại bài tập và học thuộc các đơn vị đo diện tích đã học
- 2 HS trả lời câu hỏi.
- Cả lớp nhận xét.
- cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2.
- HS trả lời:
- 2 HS nhắc lại
 - 100 hình vuông nhỏ cạnh dài 1mm.
- Diện tích 1 hình là 1mm2 (vì 1mm 1mm = 1mm2).
- Cho hs đọc lại nội dung GV ghi bảng
- 1-2 HS nêu lần lượt các đơn vị đo diện tích.
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
- HS nhắc lại (3 em)
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở toán.
- HS chữa miệng.
- HS đọc yêu cầu rồi tự làm bài.
- 4 HS lên bảng chữa bài và nêu cách đổi.
- HS đọc yêu cầu và làm bài. 
- HS đọc chữa.
- 3,4 HS đọc(HS trung bình)
Luyện từ và câu
Từ đồng âm
I- Mục tiêu:
1- Hiểu thế nào là từ đồng âm.
2- Nhận diện được một số từ đồng âm trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Các mẩu chuyện, câu đố vui sử dụng từ đồng âm.
- Một số tranh ảnh nói về các sự vật, hiện tượng, hoạt động có tên gọi giống nhau.
III-Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ. 
GV kiểm tra vở, chấm điểm bài làm của 3,4 HS theo yêu cầu về nhà của tiết học trước : hoàn chỉnh đoạn văn tả cảnh bình yên của một miền quê hoặc thành phố mà em biết.
+ GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
2- Dạy bài mới. 
a-Giới thiệu bài. 
- GV giới thiệu mục đích, yêu cầu của giờ học.
b-Phần nhận xét
+ Bài 1,2 : 
- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng, giảng giải về nghĩa của mỗi từ câu trong VD.
Câu (1) câu cá : bắt cá, tôm bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) buộc ở một đầu sợi dây. 
Câu (2): câu văn : đơn vị của lời nói  
*. Phần ghi nhớ( SGK )
c. Phần luyện tập
Bài 1. Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.
a.-“Đồng” (cánh đồng ): khoảng đất rộng và bằng phẳng....
- Đồng (trống đồng, tượng đồng) : kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng ...
- Một nghìn đồng: Đơn vị tiền Việt Nam
Kết luận : các từ này là những từ đồng âm khác nghĩa 
b.- Đá ( hòn đá): chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hòn. 
-Đá (đá bóng ): đưa nhanh chân và hất mạnh bóng ...
c.-Ba (ba má) :bố (cha ).
+Ba (ba tuổi ) : số 3, số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên. 
- Cả lớp và GV nhận xét. 
Bài 2 : Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm.
* bàn :
+ Lọ hoa trên bàn đang dịu dàng toả hương. 
+ Cuộc họp lớp bàn về việc quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam. 
* Tương tự HS đặt câu với từ cờ, nước : 
Bài 3. 
Vì Nam nhầm lẫn hai từ đồng âm “tiền tiêu “( vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch ) với “tiền tiêu” (tiền để tiêu )
Bài 4 * giải đố :
Câu a : là con chó thui ; từ chín có nghĩa là nướng chín chứ không phải là con số chín. 
Câu b : cây hoa súng và khẩu súng (hay còn gọi là cây súng )
3 – Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học; 
- Yêu cầu HS về nhà tập tra Từ điển HS để tìm từ đồng âm. 
+ HS lên bảng làm bài tập 3-4 
+ HS khác nhận xét. 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ yêu cầu của các bài 1, 2, ( mỗi em đọc một bài ). Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm việc cá nhân. Các em đọc BT2, đánh dấu bằng bút chì mờ bên lề BT1 dòng nêu đúng ý nghĩa của mỗi từ câu đã đánh số. 
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp đọc thầm nội dung ghi nhớ trong SGK. 
- 2 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ (không nhìn sách)
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
- HS phân biệt nghĩa của từ đồng âm trong các từ ngữ ở dòng thứ nhất theo các câu hỏi nhỏ.
- HS làm bài vào vở TV
- Học sinh tiếp tục phân biệt nghĩa của các từ trong các tổ hợp từ còn lại (ở dòng 2,3) theo cách làm tương tự như trên. 
-1 HS đọc yêu cầu của bài, đọc cả mẫu 
- GV nhắc các em chú ý : để phân biệt các từ đồng âm, các em phải đặt ít nhất 2 câu (theo mẫu) vào vở.
- HS làm việc cá nhân – các em đặt câu vào giấy nháp. 
- HS tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt. 
-1 HS đọc yêu cầu của bài rồi làm miệng. 
- HS đọc chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
 Một HS đọc yêu cầu của bài. 
- HS thi giải đố nhanh. 
- GV nhận xét kết hợp lời giải đúng. 
Tập làm văn
Trả bài văn tả cảnh
I - Mục tiêu : 
1- HS nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh theo những đề đã cho.
2- Biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy cô yêu cầu chữa.
II- Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ , đặt câu , ý  cần chữa chung trước lớp .
III- Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra vở của một số HS về nhà đã viết lại bảng thống kê ( BT 2 ) của tiết học trước sau đó đánh giá cho điểm
2- Dạy bài mới :
a- GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp .
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn đề bài của tiết kiểm tra viết ( văn tả cảnh ) cuối tuần 4 ; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý + Những ưu điểm chính.
- Đã xác định đúng đề bài (tả cảnh một buổi sáng trong vườn cây, trên nương rẫy, tả ngôi nhà em ở, một cơn mưa ...), Kiểu bài ( tả cảnh), bố cục, ý, diễn đạt. Điển hình như bài Lê Nhung, Đào Phương, Hồng Quân... 
+ Những thiếu sót, hạn chế:
- Còn nhiều bài mắc lỗi chính tả, lỗi về dùng từ, dấu câu. Nêu một vài ví dụ cụ thể, tránh nêu tên HS .
Thông báo điểm số cụ thể (số điểm giỏi, khá, TB, yếu ) 
* Chú ý : GV cần chỉ rõ những ưu điểm và sai sót khi nhận xét bài viết của HS , song cũng cần tế nhị , tránh làm những HS kém phải xấu hổ, mặc cảm, tự ti. GV không ghi điểm kém vào sổ mà yêu cầu HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài để bài viết đạt kết quả tốt hơn.
2. Hướng dẫn HS chữa bài : 
a. Hướng dẫn từng HS sửa lỗi :
- Yêu cầu HS chữa các lỗi của mình vào vở Tập làm văn
+ Đọc lời nhận xét của thầy hoặc cô giáo. 
+ Đọc những chỗ thầy cô chỉ lỗi trong bài.
+ Viết vào vở các lỗi trong bài làm theo từng loại ( Lỗi chính tả, từ, câu, diễn đạt, ý ) và sửa lỗi .
+ Đổi bài làm cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi.
+ GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc .
b. Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai ) . HS chép bài chữa vào vở .
c. Hướng dẫn học tập những đoạn văn , bài văn hay.
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, có sáng tạo của một số HS trong lớp (hoặc ngoài lớp mình sưu tầm được ) 
 - Tìm ra cái hay, cái đáng học của bài văn, đoạn văn, từ đó rút kinh nghiệm cho mình .
3. Củng cố –dặn dò :
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS viết bài tốt, đạt điểm cao và những HS tham gia chữa bài tốt trong giờ học
- Về nhà quan sát một cảnh sông nước và ghi lại những đặc điểm của cảnh đó.
- GV nhận xét về kết quả làm bài.
- GV nêu những ưu, khuyết điểm chính của các bài làm.
- GV Thông báo điểm số cụ thể (số điểm giỏi, khá , TB . yếu ) 
- GV yêu cầu HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài để bài viết đạt kết quả tốt hơn .
- GV trả bài cho từng HS. 
- HS đọc.
- HS viết ( cá nhân )
- HS trao đổi, thảo luận trước lớp. 
- GV chữa các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ.
- Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp .
- HS trao đổi , thảo luận dưới sự HD của GV.
Hoạt động tập thể 
Sơ kết tuần
I- mục tiêu :
- Đánh giá tình hình học tập, các hoạt động và nề nếp của lớp trong tuần 
- Đề ra phương hướng, kế hoạch hoạt động của tuần tới.
- Giáo dục HS ý thức kỉ luật, tinh thần phê và tự phê cao.
- Kiểm tra bảng nhân chia đã học.
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh
II- Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Tổ chức : Hát
2. Nội dung :
b. Giáo viên nhận xét, đánh giá chung- Sơ kết tuần
*Nề nếp:
*Học tập:
*Lao động, vệ sinh:
*Các hoạt động khác:
3. Phương hướng tuần tới
*Nề nếp: 
 - 
*Học tập:
* Các hoạt động khác:
Thực hiện giữ gìn vệ sinh cá nhân, trường lớp, giữ vệ sinh môi trường.
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông.
C- Củng cố, dặn dò:
 - Tuyên dương những HS điển hình: Dung, Trương Minh, Đào Phương, Bách... 
- Dặn dò: Thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
a. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp trong tuần
- Đã ổn định nề nếp lớp
- Duy trì tốt các hoạt động tập thể, giờ truy bài.
 - Có ý thức thực hiện các hoạt động do trường tổ chức. Tích cực trong mọi hoạt động của trường
- Duy trì tốt phong trào " Đôi bạn cùng tiến" để giúp đỡ nhau trong học tập
 - Việc chuẩn bị đồ dùng, sách vở cho học tập đầy đủ.
 - Một số em có ý thức, tự giác trong học tập: Lê Tuấn , Tuyên ,ánh , Hán tuấn ,Thành .
 - Một số em ý thức học tập chưa cao, lười học bài ở nhà: Nam ,Thái,Cường 
 - Thực hiện tốt các công tác vệ sinh cá nhân, trường lớp.
Duy trì nề nếp, thực hiện tốt giờ giấc, nội quy của trường, lớp.
- Phát huy vai trò của mỗi cá nhân trong phong trào tự quản. 
- Tích cực, chăm chỉ trong học tập, pháy huy phong trào “đôi bạn cùng tiến”, giúp nhau trong học tập.
- Thi đua học tập tốt giành nhiều điểm cao kỉ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 20 - 10.
- Tiếp tục kiểm tra bảng nhân chia đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5.doc