Giáo án lớp 5 - Tuần 6

Giáo án lớp 5 - Tuần 6

I. Mục tiêu:

- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.

- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải bài toán có liên quan.

- Yêu thích học bộ môn.

II. Các hoạt động dạy-học:

 

doc 21 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1325Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
	 Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2011
Toán ( 26)
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải bài toán có liên quan.
- Yêu thích học bộ môn.
II. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra :
- Cho HS nêu bảng đơn vị đo diện tích.
2.Bài mới: Giới thiệu bài:
Luyện tập:
Bài 1:
- Cho chữa bài, nhận xét.
Bài 2:Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
-Nhận xét, sửa chữa.
Bài 3:
- Muốn so sánh được ta phải làm gì?
- GV hướng dẫn HS đổi đơn vị đo rồi so sánh.
- Củng cố: Cho HS nêu lại cách so sánh 2 số đo diện tích?
Bài 4:
-Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
-Muốn biết căn phòng đó có diện tích bao nhiêu mét vuông ta làm thế nào?
-Cho HS làm vào vở.
HSKT: Phối hợp cùng bạn
- Chấm 5 bài, chữa bài.
- củng cố cách tính DT hình vuông?
3.Củng cố-dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS VN học bài.
- HS nêu
-HS làm vào nháp.
a. 8m227 dm2= 8m2 + m2 = 8m2
16 m2 9 dm2 = 16 m2 + m2= 16m2
b. 4dm2 65 cm2 = 4dm2+dm2
95 cm2 = dm2
1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào bảng con, nhận xét.
 *Đáp án:
 B. 305
1 HS nêu yêu cầu
HS làm bài vào bảng con.
 Bài giải
2dm2 7cm2 = 207cm2
300mm2 > 2cm2 89mm2
3m2 48dm2 < 4m2
61km2 > 610hm2
-HS nêu lại.
-1 HS đọc yêu cầu. 
 Tóm tắt:
Viên gạch HV: cạnh 40cm
 Lát 150 viên gạch HV: m2 ?
-HS làm vào vở. 
 Bài giải:
Diện tích của một viên gạch lát nền là:
 40 x 40 = 1600 ( cm2 )
Diện tích căn phòng là:
 1600 x 150 = 240000 ( cm2 )
Đổi: 240 000cm2 = 24 m2
 Đáp số: 24 m2
Địa lí (Tiết 6)
Đất và rừng
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
- Chỉ trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố của đất phe- ra- lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
- Nêu được một số đặc điểm của đất phe- ra- lít và đất phù sa; rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
- Biết vai trò của đất, rừng đối với đời sống của con người.
- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí.
II. Đồ dùng:
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
Bản đồ phân bố rừng Việt Nam
Tranh ảnh động thực vật
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: 
- Vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta? Vai trò của biển đối với con người?
- Vài HS trình bày
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu MĐYC giờ học
* Nội dung:
a) Đất ở nước ta:
HĐ 1: Làm việc theo cặp:
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
+ Kể tên và chỉ vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta trên bản đồ
- Nhận xét, bổ xung
- Gọi HS chỉ trên bản đồ
+ Đất có phải là tài nguyên vô hạn không? Phải sử dụng và khai thác đất như thế nào?
+ Nêu một số cách cải tạo và bảo vệ đất mà em biết?
- Nhận xét- Kết luận (T92)
b) Rừng ở nước ta:
HĐ1: Làm việc theo nhóm:
- Yêu cầu đọc SGK, chỉ vùng phân bố và nêu đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn
- Gọi HS chỉ vùng phân bố rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn
- Y/ c HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người?
- Sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày- Kết luận ( T92)
HĐ 3: Làm việc cả lớp:
+ Em biết gì về thực trạng rừng nước ta hiện nay?
+ Để bảo vệ rừng, nhà nước và nhân dân cần làm gì?
+ Địa phương chúng ta đã làm gì để bảo vệ rừng?
- GV bổ xung
- Kết luận : SGV (T93)
3. Củng cố- Dặn dò:
- Gọi HS đọc ghi nhớ (SGK)
- Nhận xét giờ học
- Nhắc HS ôn bài- Chuẩn bị bài sau
- Thảo luận- Trình bày;
+ Đất phe- ra- lít: ở đồi núi. Màu đỏ hoặc vàng, nghèo mùn, nếu hình thành trên đá ba dan thì tơi, xốp và phì nhiêu
+ Đấy phù sa: ở vùng đồng bằng. Do sông bồi đắp, màu mỡ
- Hai HS
- Là tài nguyên quý nhưng chỉ có hạn. Cần sử dụng đất hợp lí
- HS nêu: Bón phân hữu cơ, làm ruộng bậc thang, thau chua, rửa mặn
- HS đọc sách, thảo luận và ghi vào phiếu
- Cử đại diện trình bày:
+ Rừng rậm nhiệt đới: Phân bố ở vùng đồi núi. Có nhiều loại cây, rừng nhiều tầng ...
+ Rừng ngập mặn: Phân bố ở vùng ven biển. Chủ yếu là đước, sú, vẹt. Cây mọc vượt lên trên mặt nước.
Hai HS chỉ
- HS nêu nối tiếp: Cho nhiều lâm sản quý, điều hoà khí hậu, giữ đất không bị xói mòn
hạn chế lũ lụt ...
- Rừng bị chặt phá, ....
- HS trình bày. Chẳng hạn: Ban hành luật bảo vệ rừng, nhân dân tự giác bảo vệ rừng..
- HS nêu
- Vài HS đọc
 Thứ ba ngày tháng 10 năm 2011
Toán ( 27)
Héc – ta
I. Mục tiêu.
- Biết tên gọi, ký hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc- ta.
- Biết quan hệ giữa héc ta và mét vuông.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo diện tích( trong mối quan hệ với héc- ta).
II. Đồ dùng dạy học
- GV :SGK
- HS : Bảng tay, nháp
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1- Kiểm tra bài cũ
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học ?
2- Bài mới:
a, Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-ta.
- GV giới thiệu: “Thông thường khi đo diện tích một thửa ruộng, một khu rừngngười ta dùng đơn vị héc- ta”.
- GV giới thiệu : “1héc ta bằng 1 héc- tô- mét vuông” và héc- ta viết tắt là ha.
- 1 ha bằng bao nhiêu mét vuông?
b, Thực hành:
* Bài tập 1.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào bảng con.
HSKT: Làm được phần a
- Chữa bài
* Bài tập 2:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Chấm bài
- Chữa bài
* Bài tập 3 ( HDẫn về nhà )
 Cho HS tự nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài. Khi chữa bài, yêu cầu HS nêu cách làm.
Bài tập 4 (HDẫn về nhà )
3. Củng cố-dặn dò: TK bài
- GV nhận xét giờ học.
- VN làm BT 3, 4 ( trang 30 ).
1ha = 1hm2
1ha = 10 000m2
- HS nêu yêu cầu- làm bảng tay 
 a) 4 ha = 40 000m2
20ha= 200 000m2
 ha = 5000m2
 ha = 100m2
 b, 60 000m2 = 6ha
 800 000m2 = 80ha
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài vào vở
 22 200ha = 222km2
*Cách làm:
85km2 < 850 ha
 Ta có: 85km2 = 8500 ha, 8500ha > 850 ha, nên 85 km2 > 850 ha 
 Vậy ta viết S vào ô trống.
 ( Các phần còn lại làm tương tự )
Bài giải:
 Đổi: 12ha = 120 000m2
Diện tích mảnh đất dùng để xây toà nhà chính của trương là: 
 120 000 : 40 = 3000(m2)
 Đáp số : 3000m2
Kĩ thuật (Tiết 6)
Chuẩn bị nấu ăn
I. Mục tiêu: HS cần phải:
- Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn.
- Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
II. Đồ dùng:
Tranh ảnh một số loại thực phẩm thông thường
Một số loại rau xanh, củ, quả
Dao thái, dao gọt
Phiếu đánh giá kết quả học tập
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- Chuẩn bị của HS
2. Dạy bài mới: 
* Giới thiệu bài: Nêu MĐYC giờ học
* Nội dung: 
HĐ 1: Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn
- Yêu cầu HS đọc SGK và nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn
- Chọn thực phẩm cho bữa ăn, sơ chế thực phẩm,
- Trước khi tiến hành nấu ăn làm những công việc đó có tác dụng gì?
- Nhằm có được những thực phẩm ngon, sạch để chế biến các món ăn đã dự định
HĐ 2: Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn:
+ Cách chọn thực phẩm: 
- Y/c HS đọc SGK, quan sát H1 và trả lời câu hỏi:
? Nêu y/c của việc chọn thực phẩm cho bữa ăn?
- Đảm bảo đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng
- Thực phẩm phải sạch và an toàn ...
? Nêu tên các chất dinh dưỡng cần cho con người?
- Đạm, bột đường, Vi- ta- min, khoáng chất...
? Kể tên các loại thực phẩm được gia đình em chon cho bữa ăn chính?
- HS phát biểu
? Nêu cách chọn thực phẩm mà em biết?
- HS nêu
- Nhận xét- Bổ xung
- Bổ xung
+ Cách sơ chế thực phẩm: 
- Y/c HS đọc SGK và nêu những công việc thường làm trước khi nấu ăn?
- Loại bỏ phần không ăn được, làm sạch, cắt, thái , gọt tạo hình, tẩm ướp ... tuỳ vào từng loại thực phẩm
- Y/c HS nêu cách sơchế rau cải, cá, tôm...
- Vài HS trình bày
- Nhận xét, bổ xung
- Kết luận: SGV T35
HĐ 3: Đánh giá kết quả học tập:
? Khi nấu ăn ở gia đình em thường làm gì và làm như thế nào?
- HS trình bày
- Cho HS làm bài tập cá nhân vào phiếu bài tập: Đánh dấu x vào ô trống ở thực
- HS làm bài
phẩm nên chọn cho bữa ăn gia đình.
 Nội dung bài tập ghi trong phiếu)
- Đối chiếu với đáp án, tự đánh giá kết quả học tập của mình
- Báo cáo kết quả
- GV nhận xét, Đánh giá
3. Củng cố- Dặn dò:
- Y/c HS đọc ghi nhớ (SGK)
- Vài HS đọc
- Nhận xét giờ học
- Nghe, Thực hiện
- Nhắc HS học bài
- Tìm hiểu cách nấu cơm
Đạo đức (Tiết 6)
Có chí thì nên ( tiết 2 )
I. Mục tiêu:	Học xong bài này, HS biết:
- Trong cuộc sống, con người phải đối mặt với khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí quyết tâm sẽ vượt qua được khó khăn và vươn lên trong cuộc sống.
- Xác định được thuận lợi, khó khăn của minhg; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn cho mình.
- Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội.
II. Tài liệu và phương tiện:
Một số mẩu chuyện về tấm gương vượt khó
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- Nêu những biểu hiện của ý chí vượt khó khăn?
-Vài HS trình bày
- Nhận xét, bổ xung
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu MĐYC giờ học
* Nội dung:
HĐ 1: Làm bài tập 3, SGK
+ Mục tiêu: Mỗi nhóm nêu được một tấm gương tiêu biểu để kể cho cả lớp cùng nghe
+ Cách tiến hành: 
- Chia nhóm
- Các nhóm thảo luận về các tấm gương đã sưu tầm được
- Đại diện các nhóm kể
- Tổ chức cho cả lớp trao đổi về những tấm gương đó.
- Trao đổi: Chuyện kể về ai? người đó có khó khăn gì? Bạn học tập được ở
- Thảo luận:
người đó điều gì?...
+ Thế nào là vượt khó trong cuộc sống và trong học tập?
- Biết khắc phục khó khăn, tiếp tục phấn đấu, không chịu lùi bước...
+ Vượt khó trong học tập và cuộc sống
giúp ta điều gì?
- Tự tin hơn, được mọi người yêu mến, cảm phục
- GV nhận xét, Kết luận
HĐ 2: Tự liên hệ:
+ Mục tiêu: HS tự liên hệ bản thân, nêu 
đựoc những khó khăn trong cuộc sống, học tập và đề ra cách vượt qua khó
 khăn
+ Cách tiến hành:
- Cho HS tự phân tích những khó khăn của bản thân
- HS tự phân tích, trao đổi những khó khăn của mình với nhóm
- Cho mỗi nhóm chọn một ban có nhiều khó khăn nhất trình bày
- Trình bày trước lớp
- Cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ bạn có nhiều khó khăn trong lớp.
- GV kết luận: SGV T25
3. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Nghe, thực hiện
- Nhắc HS thực hiện như bài học, chuẩn bị bài sau
 Thứ tư ngày tháng 10 năm 2011
Toán (Tiết 28)
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: 
- Các đơn vị đo diện tích đã học.
- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
II. Đồ dùng:
	- Phiếu học tập 
	- SGK
III. Các hoạt động d ... iờ chưa và dùng trong trường hợp nào?
- Kết luận: SGK T54
HĐ 2: Thực hành làm bài tập trong SGK:
+ Mục tiêu: Giúp HS: Xác định được khi nào nên dùng thuốc, nêu những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc, Nêu tác dụng của việc dùng thuốc không đúng cách và không đúng liều lượng.
+ Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS làm bài tập cá nhân
- Kết luận: SGK T 55
HĐ 3: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng?”
+ Mục tiêu: Giúp HS không chỉ biết cách sử dụng thuốc an toàn mà còn biết cách tận dụng giá trị dinh dưỡng của thức ăn để đề phòng bệnh tật.
+ Cách tiến hành:
- Mỗi nhóm chuẩn bị một thẻ
- Cử hai HS làm trọng tài
- GV đọc từng câu hỏi 
- Nhận xét – Tuyên dương nhóm có đáp án đúng và nhanh nhất 
Cộng 
3. Củng cố- Dặn dò:
- Khi mua thuốc chúng ta cần lưu ý gì?
- Nhận xét giờ học
- Nhắc HS ôn bài- Chuẩn bị bài sau
- Vài HS trình bày
- Nhận xét bổ xung
- Thảo luận
- Một số cặp trình bày trước lớp
- Làm bài tập trang 24 SGK
- Một số HS nêu kết quả bài làm:
 1- d ; 2- c ; 3- a ; 4- b
- Các nhóm thảo luận- Ghi đáp án vào thẻ
- Giơ thẻ
- Trọng tài quan sát xem nhóm nào giơ nhanh và đúng
Đáp án: 
Câu 1: Thứ tự cung cấp vi- ta- min cho cơ thể là: c) ăn thức ăn chứa nhiều vi- ta- min
Uống vi- ta- min
Tiêm vi- ta- min
Câu 2: Thứ tự ưu tiên phòng bệnh còi xương cho trẻ là:
ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ...
b) Uống can- xi và vi- ta- min D.
a) Tiêm can- xi
HS trình bày
- Nghe , thực hiện
 Thứ năm ngày tháng 10 năm 2011
Toán (29)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu 
 Biết :
 - Tính diện tích các hình đã học.
- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
II. Đồ dùng dạy học
 GV : Bảng nhóm
 HS : Nháp, vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra  :
- Ktra VBT của HS
2. Bài mới :Giới thiệu bài 
*Luỵên tập
Bài 1
- Mời một HS nêu yêu cầu .
- Muốn biết cần bao nhiêu gạch để lát kín nền căn phòng ta làm thế nào?
- Chữa bài .
Bài 2 
? Bài toán cho biết gì
? Bài toán hỏi gì
? Muốn biết 
- Chấm bài
- Chữa bài
Bài 3 : (HSKG)
- GV hướng dẫn HS có thể giải bài toán theo các bước sau .
+Tìm chiều dài , chiều rộng thật của mảnh đất.
+Tính diện tích mảnh đất đó .
Bài 4 ( HDẫn về nhà)
- GV hướng dẫn HS tính diện tích miếng bìa .
-Lựa chọ câu trả lời đúng rồi khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đó .
3.Củng cố -dặn dò :
- GV nhận xét giờ học .
- Nhắc HS về ôn bài . Chuẩn bị bài sau.
- HS đọc đề bài
- Làm bài vào nháp
 Bài giải 
 Diện tích nền căn phòng :
 9 x 6 = 54 (m2) 
 54m2 = 540000 cm2
 Diện tích một viên gạch là:
 30 x 30 = 900 ( cm2)
 Số viên gạch dùng để lát kín nền căn phòng là :
 540000 : 900 = 600 (viên )
 Đáp số : 600 viên 
.-HS đọc đề bài
- Làm bài vào vở- 1 HS làm bảng nhóm
 Bài giải 
Chiều rộng của thửa ruộng là:
 80 : 2 = 40 (m) 
 Diện tích của thửa ruộng là :
 80 x 40 = 3200 (m2 )
3200m2 gấp 100m2 số lần là :
 3200 : 100 = 32 (lần )
 Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó là :
 50 x 32 = 1600 (kg )
 1600 kg = 16 tạ 
 Đáp số: a, 3200 m2 ; 
 b, 16 tạ
Bài giải
 Chiều dài của mảnh đất đó là :
 5 x 1000 = 5000 (cm) 
 5000 cm = 50 m 
 Chiều rộng của mảnh đất đó là : 
 3 x 1000 = 3000 (cm) 
 3000 cm = 30 m
 Diện tích của mảnh đất đó là :
 50 x 30 = 1500 (m2) 
 Đáp số : 1500 (m2)
Đáp án :
224 cm2
 Khoa học ( 12)
Phòng bệnh sốt rét
I. Mục tiêu: 
 Sau bài học, HS có khả năng:
- Nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
- Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét.
- Làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi. Tự bảo vệ mình để không bị muỗi đốt.
- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II. Đồ dùng:
Thông tin và hình trang 26, 27
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: 
- Khi mua thuốc chúng ta cần lưu ý điều gì?
- GV nhận xét- Cho điểm HS
- Vài HS trình bày
- Nhận xét
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu MĐYC giờ học
- HS lắng nghe
* Nội dung:
HĐ 1: Làm việc với SGK:
+ Mục tiêu: HS nhận biết dấu hiệu chính 
của bệnh sốt rét; nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét
+ Cách tiến hành:
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ: Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong SGK
- Quan sát, đọc thầm
- Thảo luận theo các câu hỏi:
- Thảo luận nhóm- Đại diện trình bày:
? Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét
- Cách một ngày lại xuất hiện một cơn sốt. Mỗi cơn sốt có ba giai đoạn: rét run -> sốt cao -> ra mồ hôi và hạ sốt.
? Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
- Gây thiếu máu, bệnh nặng có thể chêt người ( Vì hồng cầu bị phá huỷ)
? Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì?
- Do một loại kí sinh trùng gây ra
? Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?
- Muỗi a- nô- phen hút máu người bệnh rồi truyền sang nguời lành
- Nhận xét, bổ xung
HĐ 2: Quan sát và thảo luận:
+ Mục tiêu: Biết cách làm cho nởi ở và nơi ngủ không có muỗi, tự bảo vệ để không bị 
muỗi đốt, ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
+ Cách tiến hành:
- Thảo luận cặp theo các câu hỏi:
- Thảo luận – trình bày:
? Muỗi a- nô- phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở những đâu?
- ở những nơi ẩm thấp, tối tăm; đẻ trứng ở những ở những nơi có nước đọng
? Khi nào muỗi bay ra để đốt người?
- Vào buổi tối và ban đêm
? Có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành?
- Phun thuốc, vệ sinh sạch sẽ không cho muỗi có chỗ ẩn nấp
? Có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản?
- Chôn kín rác thải, don sach những nơi có nước đọng, lấp các vũng nước,
thả cá ...
? Ngăn chặn muỗi đốt người bằng cách nào
- Ngủ màn, mặc quần áo dài, tẩm màn bằng chất phòng muỗi ( H5 T 27, SGK)
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết (SGK T 27)
- Vài HS đọc
3. Củng cố- Dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài học.
- Nghe, thực hiện
- Nhận xét đánh giá tiết học
- Nhắc HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau
 Thứ sáu ngày tháng 10 năm 2011
Toán ( 30)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: 
- So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
- Giải bài toán liên quan đến tìm 1 phân số của một số. Tìm hai số biếut hiệu và tỉ số của 2 số đó.
II. Đồ dùng: 
 - 	SGK, thước, bảng
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: 	 
? Nêu cách giải loại toán: Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của 2 số đó? 
- HS trả lời 
2. Dạy bài mới: 
* Giới thiệu bài: nêu MĐYC giờ học
* Nội dung:
- HS lắng nghe
Bài 1: Gọi HS đọc đề bài	- Tự làm bài	
- Đọc đề bài - Tự làm nháp , chữa bài
- Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh 2 có cùng mẫu số, khác mẫu số
a) ; ; ; ; b);;;
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng	
Bài 2: 
 - Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài
- Vài HS đọc
- 4 HS làm bài trên bảng lớp
- Chữa bài- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện
- 4 HS lần lượt nêu: cách +, -, x, : phân số; thứ tự thực hiện
- Kết luận lời giải đúng: 
Kết quả: a) ; ; b) ; c); d)
Bài 3: 	- Yêu cầu đọc đề	
- Đọc thầm đề: giải vào vở BT
- Yêu cầu HS làm bài
- HS làm vào vở- 1HS làm trên bảng lớp
? Bài toán cho biết gì
 Bài giải
? Bài toán hỏi gì
5ha = 50 000m2
? Muốn tính diện tích hồ nước ta làm ntn
Diện tích của hồ nước là:
- Hướng dẫn chữa bài 
50 000 : 10 x3 = 15000(m2)
- Nhận xét – Cho điểm
 Đáp số: 15 000m2
Bài 4: - Yêu cầu đọc đề bài
- Một HS đọc
- Cho HS tự làm bài
- HS làm vào vở
- Hướng dẫn chữa bài 
 - Tóm tắt
- 1 HS làm bài trên bảng
 Bài giải: 
 - Bài thuộc dạng toán gì?
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 
 4 – 1 = 3 (phần)
Tuổi con là: 30 : 3 = 10 ( tuổi)
Tuổi của bố là: 10 + 30 = 40 ( tuổi)
Đáp số: Con 10 tuổi
 Bố 40 tuổi
- Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
- Nhận xét, cho điểm bài trên bảng
- Chấm, nhận xét một số bài
3. Củng cố- Dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
-Nhắc HS về ôn bài, chuẩn bị bài sau 
- Lắng nghe , thực hiện
Toán *
Ôn bảng đơn vị đo độ dài
 I - Mục tiêu
- Ôn các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Ôn chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.
 II - Đồ dùng dạy - học
- GV: Bảng phụ ghi bảng đơn vị đo độ dài.
- HS: Đồ dùng học toán.
III - Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra  :
- Ktra VBT của HS
2. Bài mới :Giới thiệu bài 
*. Hướng dẫn luyện toán
Bài 1. 
- 1HS đọc đề bài.
? 1m bằng bao nhiêu dm?
? 1m bằng bao nhiêu dam?
- HS hoàn thnàh bảng đơn vị đo. 
? Dựa vào bảng cho biết hai đơn vị đo độ dài liên tiếp đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn?
Bài 2. Viết số hoặc... vào chỗ chấm
- 1HS đọc đề bài toán.
- HS làm bài độc lập.
- HS nêu trước lớp, giải thích.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- 1HS đọc bài toán.
- HS thảo luận nhóm 3.
- HS thi trước lớp, giải thích.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 4
- 1HS đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- 1HS làm bảng phụ.
- HS trình bày, giải thích.
- GV chốt ý đúng, cho điểm.
 3. Củng cố- dặn dò 
? Em hãy cho biết đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé? Đơn vị bé bằng bao nhiêu đơn vị lớn?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- HS về làm bài và chuẩn bị bài.
1m = 10 dm.
1m = dam.
- Đơn vị lơn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng đơn vị lớn.
a) 148m = 1 480dm;
531dm = 5 310cm;
 92cm = 920mm.
a) 7km 47m = 7 047m;
29m 34cm = 2 634cm;
1cm 3mm = 13mm
- Từ Hà Nội đến TPHCM dài 1 719km...
- Tính quãng đường từ Hà Nội....
Bài giải
Quãng đường từ Hà Nội đến Đà Nẵng dài:
654 + 103 = 757 (km)
Quãng đường từ Đà Nẵng đến TPHCM dài
1 719 - 757 = 962 (km)
 Đáp số: 962km.
- Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé và đơn vị bé bằng đơn vị lớn.
 Giáo dục tập thể(6) 
 Sơ Kết Tuần 
I. Mục đích - yêu cầu: 
	- HS thấy được ưu nhược điểm của bản thân, của lớp trong tuần vừa qua.
	- Phát huy ưu điểm, sửa chữa nhược điểm.
 - Duy trì mọi nề nếp
 - Phương hướng tuần sau.
II. Nội dung sinh hoạt:
1. Giới thiệu nội dung sinh hoạt:
2. Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần.
 - GV nhận xét chung.
*Ưu điểm:
- Nói chung các em đều ngoan, lễ phép.
- Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
- Nghỉ học có giấy xin phép.
- Thực hiện tốt giờ ăn giờ ngủ.
- Trong lớp một số em hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
* Nhược điểm 
- Đôi khi còn nói chuyện riêng trong giờ học
- Còn quên dụng cụ học tập
3. Vui văn nghệ:
4. Phương hướng tuần tới.
- Duy trì nề nếp lớp
- Phát huy ưu điểm, sửa chữa nhược điểm.
- HS nghe giáo viên nhận xét.
- Các nhóm tự kiểm điểm bản thân
- Báo cáo với GVCN
- Lớp trưởng nhắc nhở các bạn trong lớp thực hiện tốt các nề nếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP TUAN 6LAN.doc