TẬP ĐỌC (Tiết 9)
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I/ MỤC TIÊU
-Đọc lưu loát, dĩn cảm toàn bài th̉ hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
- Hiểu các từ ngữ trong bài , diễn biến của câu chuyện và ý nghĩa của bài :Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công dân Việt Nam ,qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc .
- Giáo dục HS tình đoàn kết các dân tộc.
II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/Bài cũ :- Kiểm tra 2HS: Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi :
? Hình ảnh trái đất có gì đẹp ?
? Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất ?
Tuần 5 Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2010 TẬP ĐỌC (Tiết 9) MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC I/ MỤC TIÊU -Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn. - Hiểu các từ ngữ trong bài , diễn biến của câu chuyện và ý nghĩa của bài :Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công dân Việt Nam ,qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc . - Giáo dục HS tình đoàn kết các dân tộc. II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1/Bài cũ :- Kiểm tra 2HS: Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi : ? Hình ảnh trái đất có gì đẹp ? ? Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất ? 2/ Dạy bài mới : a/Giới thiệu bài : Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm , chúng ta thường xuyên được sự giúp đỡ của các nước bạn . Khi chiến tranh kết thúc, chúng ta bắt tay vào xây dựng đất nước, ta lại nhận được sự giúp đỡ thật tận tình của bè bạn năm châu . Các em sẽ biết được một phần tình cảm tương thân tương ái đó qua bài tập đọc :” Một chuyên gia máy xúc” b/ luyện đọc : - Gọi 1 HSk đọc một lượt toàn bài - Gợi ý chia đoạn: 4 đoạn ,mỗi lần xuống dòng xem là một đoạn . - Gọi học sinh đọc đoạn nối tiếp . - H/d HS luyện đọc từ ngữ khó : loãng , rải, sừng sững , A–lếch -xây , ... -Gọi 4 HS đọc nối tiếp lần hai - Gọi 1 HS đọc chú giải nghĩa -Gọi 4 HS đọc nối tiếp lần 3 - Cho HS đọc nhóm đôi - Giáo viên đọc mẫu toàn bài . c/ Tìm hiểu bài : Cho HS đọc thầm, lướt suy nghĩ TLCH H:Anh Thủy gặp A- lếch – xây ở đâu ? GVgiới thiệu : A – lếch – xây là một người Nga(Liên Xô trước đây). Nhân dân Liên Xô luôn kề vai sát cánh với VN, giúp đỡ VN rất nhiều. H: Tìm những chi tiết miêu tả dáng vẻ của A-lếch –xây . H: Vì sao A-lếch – xây khiến anh Thủy đặc biệt chú ý ? H: Tìm những chi tiết miêu tả cuộc gặp gỡ giữa anh Thủy với A – lếch – xây ? Qua cuộc chào hỏi , qua cái bắt tay ta thấy cuộc gặp gỡ của 2 người diễn ra rất thân mật . H: Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất ? Vì sao ? d ) Đọc diễn cảm GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm . chú ý đọc lời của A-lếch-xây với giọng niềm nở , hồ hởi ,chú ý cách nghỉ hơi . - HS đọc – lớp theo dõi đọc thầm - Nêu- nhận xét - HS đọc nối tiếp -HS luyện đọc các từ - HS đọc nối tiếp - HS đọc chú giải -HS đọc nối tiếp -HS luyện đọc theo cặp - Lắng nghe Đọc - TLCH -Anh Thủy gặp A – lếch – xây tại một công truờng xây dựng trên đất nước Việt Nam . -Vóc người cao lớn dáng đứng sừng sững. Mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng.Thân hình chắc khỏe trong bộ quần áo xanh CN. Khuôn mặt to , chất phác . -Vì : Người ngoại quốc này có vóc dáng cao lớn đặc biệt . - Người này có vẻ mặt chất phác . - Người này có dáng dấp của người lao động ... -“ A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt màu xanh ”. “ A- lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay ” đầy dầu mỡ của anh Thủy . -HS trả lời tự do miễn là nói rõ được lí do vì sao mình thích . -HS lắng nghe và luyện đọc -Thi đọc diễn cảm, nhận xét, bình chọn 3 / Củng cố - dặn dò : - HS nhắc lại nội dung bài học,GV liên hệ để HS học tập tấm gương A-lếch-xây - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài vừa học . - Chuẩn bị bài Ê-mi-li , con ... - Giáo viên nhận xét tiết học . ---------------§¦&¦§--------------- TOÁN (Tiết 21) ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI I/ MỤC TIÊU : - Giúp học sinh củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài . - Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán liên quan . - Giáo dục cho học sinh có kĩ năng tính toán nhanh, đúng, chính xác . II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1/ Bài cũ : Gọi một HS nêu và ghi tên các đơn vị đo độ dài đã học . Giáo viên nhận xét ghi điểm . 2/ Dạy bài mới : a/ Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu bài học b/ Hướng dẫn HS ôn tập : Hoạt động 1: Lập bảng đơn vị đo độ dài . Bài 1: GV kẻ sẵn bảng như trong bài 1 lên bảng phụ, cho HS điền các đơn vị đo độ dài vào bảng . Yêu cầu HS nhận xét về mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền nhau và cho ví dụ ,HS nêu giáo viên ghi vào bảng . Lớn hơn mét Mét Nhỏ hơn mét km hm dam m dm cm mm 1km =10hm 1hm =10dam =km 1dam =10m =hm 1m =10dm =dam 1dm =10 cm =m 1cm =10mm =dm 1mm =cm HS nêu nhận xét : Trong bảng đơn vị đo độ dài hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì hơn kém nhau 10 lần . Giáo viên gọi 2 - 3 HS nhắc lại . Hoạt động 2 : học sinh làm bài 2. Bài 2: Chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ liền kề . HS tự làm vàovở. 1 HS lên bảng làm -- HS, GV nhận xét . - Yêu cầu HS nêu cách làm Hoạt động 3: HS làm bài 3 Bài 3: Chuyển đổi các số đo có hai tên đơn vị đo sang các số đo có một tên đơn vị đo và ngược lại. Gọi một HStb lên bảng làm . Giáo viên nhận xét sửa sai . Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề toán ,phân tích đề và HS tự giải vào vở . 1 HStb chữa bài trên bảng Sau khi làm xong giáo viên lưu ý cho học sinh về độ dài đường sắt từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh. Bài 2: a)135 m =1350dm b)8300m = 830dam 342dm = 3420cm 4000m = 40hm 15cm=150mm 25000m = 25km c) 1mm = cm ; 1cm = m 1m = km Bài 3: 4km 37m = 4037m 8m 12 cm=812cm 354dm=35m4dm 3040m=3km40m Bài 4: Bài giải a/Đường sắt từ Đà Nẵng đến TP HCM dài 791 + 144 = 935(km) b/Đường sắt từ Hà Nội đến TP HCM dài: 791 + 935 = 1726(km) Đáp số: a) 935 km . b)1726 km. Đây là độ dài thật của đường sắt VN : Đường sắt từ HN đếnTP HCM :1726km. Hà Nội đến Đà Nẵng : 791km . 3/Củng cố -dặn dò : -Gọi học sinh nhắc lại mối quan hệ đơn vị đo độ dài . -Về nhà làm vở bài tập toán . -Xem trước bài bảng đơn vị đo khối lượng---------------§¦&¦§--------------- LỊCH SỬ (tiết 5) PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU I/ MỤC TIÊU : -Học xong bài này học sinh biết Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. - Phong trào Đông Du là phong trào yêu nước , nhằm mục đích chống TDP. - Giáo dục HS thích tìm hiểu lịch sử II/PHƯƠNGTIỆN : Phiếu học tập Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Dông Du . III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1/ Bài cũ : Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi . ?Cuối thế kỷ XIX ,ở Việt Nam xuất hiện những ngành kinh tế nào ? ? Những thay đổi về kinh tế đã tạo ra những giai cấp tầng lớp mới nào trong xã hội Việt Nam ? 2/ Dạy bài mới : a/Giới thiệu bài :hướng dẫn HS quan sát chân dung của Phan Bội Châu và giới thiệu về Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỷ XX .Hôm nay chúng ta tìm hiểu phong trào yêu nước Đông Du do Phan Bội Châu lãnh đạo. b/ Bài mới : * Hoạt động 1: Tìm hiểu về tiểu sử của Phan Bội Châu . GVcho HS trả lời câu hỏi. H: Em biết gì về Phan Bội Châu . Hoạt động 2 : Sơ lược về phong trào Đông Du . GV cho HS hoạt động nhóm . Nhóm 1: Phong trào Đông Du diễn ra vào thời gian nào ? Ai là người lãnh đạo ? Mục đích của phong trào là gì ? Nhóm 2: Kể lại những nét chính về phong trào Đông Du . Nhóm 3: Kết quả của phong trào Đông Du và ý nghĩa của phong trào này ? Nhóm 4: Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để chống Pháp ? Phan Bội Châu (1867 -1940) quê làng Đan Nhiệm nay thuộc xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ông lớn lên khi đất nước bị TDP đô hộ . Ông là người thông minh học rộng tài cao , có ý chí đánh đuổi giặc Pháp . HS thảo luận nhóm , đại diện nhóm báo cáo , HS nhóm khác bổ sung . -Phong tào Đông Du được khởi xướng năm 1905 do Phan Bội Châu lãnh đạo . Mục đích của phong trào là đào tạo những người yêu nước có kiến thức về khoa học kĩ thuật được học ở Nhật , sau đó đưa họ về nước để hoạt động cứu nước . -Phong trào Đông Du phát triển mạnh, ngày càng vận động được nhiều người sang Nhật học . Để có tiền ăn học , họ phải làm nhiều nghề , cuộc sống họ hết sức kham khổ . Mặc dầu như vậy họ vẫn hăng say học tập . Nhân dân trong nước cũng nô nức đóng góp tiền của cho phong traò Đông Du . Lúc đầu có 9 người, sau đó có 200 người . -Phong trào Đông Du phát triển mạnh, làm cho TDP lo ngại , năm 1905 TDP cấu kết với Nhật chống phá phong trào Đông Du , ít lâu sau Nhật có lệnh trục xuất những người yêu nước Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật . Cuối cùng phong trào thất bại . Ý nghĩa : Đào tạo được nhân tài cho đất nước , cổ vũ khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta . -Nhật bản trước đây là nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam . Trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản phương Tây và nguy cơ mất nước . Nhật Bản đã tiến hành cải cách và trở nên cường thịnh . Nhật Bản cũng là nước Châu Á nên Phan Bội Châu hi vọng vào sự giúp đỡ của Nhật 3/ Củng cố - dặn dò -Nêu suy nghĩ của em về Phan Bội Châu: Ông là người yêu nước, học rộng tài cao, Phan Bội Châu là tấm gương sáng về phong trào cách mạng. Chúng ta luôn kính trọng ông . - Gọi HS nêu xem ở địa phương có trường học , đường phố mang tên Phan Bội Châu . - Nhận xét tiết học ---------------§¦&¦§--------------- Thứ 3 ngày 14 tháng 9 năm 2010 ĐẠO ĐỨC (tiết 5) CÓ CHÍ THÌ NÊN I/MỤC TIÊU: - Biết được mợt sớ biểu hiện cơ bản của người sớng có ý chí. + Cần phải khắc phục , vượt qua những khó khăn bằng ý chí , quyết tâm của chính bản thân mình , biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy . - Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt qua khó khăn của số phận để ... / Nêu ưu, nhược điểm của cách nấu cơm bằng nồi cơm điện ..... 3/Củng cố - dặn dò : - hướng dẫn học sinh về nhà giúp gia đình nấu cơm, cẩn thận khi thực hiện nấu. -Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tiết sau : “ luộc rau” . -Giáo viên nhận xét tiết học đánh giá thái độ học tập học sinh . --------------§¦&¦§--------------- Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2010 TOÁN (Tiết 40 ) VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN I/MỤC TIÊU : Giúp học sinh -Biết viết các sớ đo đợ dài dưới dạng sớ thập phân( Dạng đơn giản) -Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. - Giáo dục tính cẩn thận, tập trung chú ý. II/PHƯƠNG TIỆN: Giáo viên chuẩn bị bảng đơn vị đo độ dài . III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1/ Bài cũ : Gọi hai HS ghi tên các đơn vị đo độ dài từ bé đến lớn và ngược lại. 2/Dạy bài mới: a/ Giới thiệu bài: ghi đầu bài lên bảng b/ Hướng dẫn HS ôn tập: Hoạt động 1 : Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài. Em hãy nêu tên các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé. Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề . Hai đơn vị đo liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ? Cho học sinh nêu quan hệ một số đơn vị đo thông dụng. Hoạt động 2: Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân . Gọi học sinh nêu cách làm . Để viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân em làm thế nào ? Hoạt động 3: thực hành . Bài 1: Cho học sinh làm vào vở. Giáo viên lưu ý cho học sinh : trường hợp phân số thập phân có mẫu số 100 nhưng tử số chỉ 1 chữ số thì thêm 0 sau dấu phẩy sao cho số chữ số phần thập phân bằng số chữ số 0 ở mẫu số của phân số thập phân . - HS nhận xét, giải thích cách làm. Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề. Cho học sinh làm vào vở –Gọi 2 học sinh lên bảng làm . HS nhận xét, giải thích cách làm. Bài 3: Học sinh làm bài vào vở – gọi học sinh lên bảng làm và trình bày cách làm. Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh và ghi điểm . Km, hm, dam, m, dm ,cm ,mm. 1km =10hm ; 1m =10dm . 1hm=km=0,1km ; 1dm=m=0,1m 1hm =10dam 1dam=hm=0,1hm 1dam =10m 1m=dam=0,1dam . Hai đơn vị đo độ dài liền kề gấp kém nhau 10 lần. Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị liền sau nó. Mỗi đơn vị đo độ dài bằng hay bằng 0,1 đơn vị liền trươc nó . 1km=1000m 1m=km=0,001km 1m =100cm ;1cm=m=0,01m 1m = 1000mm ; 1mm =m = 0,001m Ví dụ 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống 6m4dm = 6m = 6,4m . Vậy 6m4dm = 6,4m . Ví dụ 2:Học sinh thực hiện cách đổi . 3m5cm =3m=3,05m . 8m23cm = 8m = 8,23m Chuyển đổi thành hỗn số với đơn vị đo cần chuyển, sau đó viết dưới dạng số thập phân . Bài 1 : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. 8m6dm=8m=8,6m . 2dm2cm=2dm =2,2dm . 3m7cm=3m=3,07m . 23m13cm =23m=23,13m . Bài 2: Viết dưới dạng số thập phân có số đo là mét. 3m4dm=3m=3,4m . 2m5cm= 2m=2,05m . 21m36cm =21m=21,36m . Bài 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. 5km 302m=5km =5,302km. 5km75m=5km =5,075km . 302m= km =0,302km . 3/Củng cố - dặn dò : -Học sinh nhắc lại cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân. -Dặn học sinh về nhà làm vở bài tập .Xem trước bài “luyện tập” . -Giáo viên nhận xét qua tiết học. --------------§¦&¦§--------------- TẬP LÀM VĂN (Tiết 16 ) LUYỆN TẬP TẢ CẢNH(Dựng đoạn MB, KB) I/MỤC TIÊU : - Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: MB trực tiếp, Mb gián tiếp.Phân biệt hai cách kết bài: KB mở rợng và KB khơng mở rợng - Viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, kết bài kiểu mở rợng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương . - Giáo dục HS thấy được sự giàu đẹp của tiếng Việt. II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1/ Bài cũ : Gọi hai học sinh đọc lại đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã được viết lại. 2/Dạy bài mới : a/ Giới thiệu bài: ghi đầu bài lên bảng. b/Hướng dẫn luyện tập: Hoạt động 1: bài tập 1 Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 1. HS nêu cách mở bài ở câu a và b Mở bài gián tiếp là gì ? Mở bài trực tiếp là gì ? Hoạt động 2: Gọi HS đọc y/c bài 2 -Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. -Yêu cầu học sinh trình bày kết quả . -Trước khi làm yêu cầu học sinh nhắc lại hai kiểu kết bài đã học. - Nhận xét,nhắc lại +Kết bài không mở rộng : cho biết kết cục không bình luận thêm. +Kết bài mở rộng : sau khi cho biết kết cục , có lời bình luận thêm . Hoạt động 3: Yêu cầu HS làm bài 3. -Gọi học sinh đọc nội dung bài tập. -Cho học sinh làm bài cá nhân. -Gọi một số em đọc đoạn mở bài một số em đọc đoạn kết bài. -Nhận xét. *lưu ý choHS: để viết đoạn mở bài gián tiếp học sinh có thể nói cảnh đẹp chung sau đó giới thiệu cảnh đẹp cụ thể . Để viết đoạn văn kết bài mở rộng em kể lại những việc làm của mình nhằm giữ gìn tô đẹp thêm cho quê hương. Giáo viên tuyên dương những em có đoạn văn hay, có nhiều cảm xúc . Bài 1: +Mở bài a là kiểu mở bài trực tiếp. +Mở bài b là kiểu mở bài gián tiếp: - Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện ( hoặc vào đối tượng ) định kể hoặc tả - Kể ngay vào việc (văn kể chuyện ), hoặc được tả ( bài văn miêu tả ). Bài 2 +Giống nhau: đều nói về tình cảm yêu quí gắn bó thân thiết của bạn học sinh đối với con đường. +Khác nhau : kết bài không mở rộng. Khẳng định con đường rất thân thiết với bạn học sinh. Kết bài mở rộng : vừa nói về tình cảm yêu quí con đường vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ cho con đường sạch, đồng thời ý thức của mỗi con người. Bài 3: Ví dụ : Mở bài theo kiểu gián tiếp: +Đất nước Việt Nam có muôn vàn danh lam thắng cảnh. Trong đó không thể không kể đến vẻ đẹp của quê hương em. +Quê em là vùng đất cao nguyên rộng lớn. Cảnh vật ở đây đep lắm, đẹp nhất là cảnh núi rừng khi mùa xuân đến. Ví dụ : kết bài mở rộng : +Gia Lai đẹp như vậy nhưng vẫn là địa danh xa lạ đối với nhiều người . Em muốn sau này trở thành kĩ sư để kiến thiết những con đường mới rút ngắn khoảng cách miền núi với miền xuôi , để mọi người đến Gia Lai cảm nhận cảnh đẹp này . 3/Củng cố - dặn dò : H:Có mấy cách mở bài và kết bài, đó là những cách nào? -Dặn học sinh về nhà viết lại mở bài và kết bài “Miêu tả cảnh đẹp quê hương” -Về nhà chuẩn bị bài tiết sau học “Luyện tập thuyết trình tranh luận” . -Giáo viên nhận xét qua tiết học. --------------§¦&¦§--------------- KHOA HỌC (Tiết 16 ) PHÒNG TRÁNH HIV /AIDS I/MỤC TIÊU : Sau bài học học sinh biết - Nguyên nhân và cách phòng tránh HIV/AIDS - Các đường lây truyền HIV/AIDS - Có ý thức tuyên truyền vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/AIDS. II/PHƯƠNG TIỆN: Giáo viên chuẩn bị thông tin, hình trang 35 sgk. Tranh ảnh, tờ rơi , tranh cổ động mọi người cùng phòng tránh HIV / AIDS. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1/Bài cũ : Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi bài “ Bệnh viêm gan A” H.Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào ? H.Chúng ta làm thế nào để phòng bệnh viêm gan A ? Giáo viên nhận xét, ghi điểm . 2/Dạy bài mới : a/ Giới thiệu bài : Ngày nay, loài người đang đứng trước căn bệnh cực kì nguy hiểm, căn bệnh thế kỉ này chưa có phương thuốc đặc trị. Đó chính là bệnh HIV/AIDS. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ căn bệnh này và cách phòng tránh nó. b/Giảng bài mới : Hoạt động 1 : Trò chơi “ Ai đúng , ai nhanh” . Giúp HS giải thích một cách đơn giản HIV là gì ? AIDS là gì và nêu được các đường lây truyền HIV. -Treo bảng phụ có nội dung như SGK Yêu cầu các nhóm thi xem nhóm nào tìm câu trả lời tương ứng với câu hỏi đúng và nhanh nhất .( 4nhóm/8HS)ghi kết quả lên bảng nhóm treo lên bảng. Nhóm nào nhanh và đúng thì thắng cuộc Sau khi học sinh chơi trò chơi giáo viên nêu câu hỏi – gọi học sinh trả lời H:HIV/ AIDS là gì ? H:Vì sao gọi HIV/AIDS là căn bệnh thế kỉ . H: ai có thể nhiễm HIV/AIDS ? H:HIVcó thể lây qua những con đường nào? H:Hãy lấy ví dụ về cách lây truyền qua đường máu của HIV. H:Làm thế nào để phát hiện người nhiễm HIV. H:Muỗi đốt có lây nhiễm HIV không ? Hoạt động 2 : Cách phòng tránh HIV/AIDS H:Chúng ta có thể làm gì để phòng tránh HIV/AIDS ? Giới thiệu cho HS xem một số tranh ảnh về HIV/AIDS đã sưu tầm được kết hợp cho HS quan sát các hình SGK Các nhóm đọc nội dung và tiến hành thảo luận . Các nhóm trình bày trên bảng lớp . Đáp án : 1- c 3-d 5 – a . 2-b 4-e - HIV / AIDS là chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do vi rút HIV gây nên. - Vì nó rất nguy hiểm, khả năng lan nhanh. Hiện chưa có thuốc đặc trị. Nếu ở Giai đoạn AIDS thì chỉ còn đợi chết . - Tất cả mọi người đều có thể nhiễm HIV/AIDS. - HIVcó thể lây truyền qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc lúc sinh con. - Tiêm chích ma túy, dùng chung bơm kim tiêm, truyền máu .. . - Để phát hiện người nhiễm HIV thì phải xét nghiệm máu . - Muỗi đốt không lây nhiễm HIV. - Sống lành mạnh, thực hiện tốt quy định về truyền máu, không chích ma túy, không dùng chung kim tiêm .. . - Học sinh nêu được cách phòng tránh bệnh và có ý thức tuyên truyền mọi người cùng phòng tránh HIV/AIDS . - Xem, quan sát nhận xét 3/Củng cố - dặn dò : H: HIV lây qua người bằng những con đường nào?Nêu cách phòng tránh HIV. -GV nhắc nhở HS thực hiện tốt việc phòng tránh HIV và tuyên truyên mọi người đề phòng căn bệnh thế kỉ này. - Giáo viên nhận xét tiết học, khen những học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài. --------------§¦&¦§---------------
Tài liệu đính kèm: