Giáo án lớp 5 - Tuần 7 năm 2010

Giáo án lớp 5 - Tuần 7 năm 2010

A- Mục tiêu:

1) Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tên riêng (a-ri-ôn,Xi-xin, .)

 - Biết đọc diền cảm bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp.

 2) Hiểu nội dung ý nghĩa của bài

 - Hiểu các từ ngữ trong bài :boong tàu, dong buồm, hành trình, sửng sốt.

 - Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi sự thông minh , tình cảm gắn bó đáng quí của loài cá heo đối với con người . Cá heo là bạn của con người.

 

doc 40 trang Người đăng huong21 Lượt xem 986Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 7 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Ngày soạn: 01/10
Ngày dạy: 03/10
Thứ hai ngày 03 tháng 10 năm 2011
Môn : Tập đọc
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
Mục tiêu:
1) Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tên riêng (a-ri-ôn,Xi-xin, ....)
 - Biết đọc diền cảm bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp. 
 2) Hiểu nội dung ý nghĩa của bài
	- Hiểu các từ ngữ trong bài :boong tàu, dong buồm, hành trình, sửng sốt.
	- Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi sự thông minh , tình cảm gắn bó đáng quí của loài cá heo đối với con người . Cá heo là bạn của con người.
 B. Chuẩn bị :
 - Tranh minh họa bài học trong SGK. Thêm tranh ảnh về cá heo.
C.Các hoạt đông trên lớp:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
I- Ổn định lớp : 
+ Lớp hát .
3’
II- Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi2 HS đọc bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít và trả lời câu hỏi :
+ Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá như thế nào?
+ Lời đáp của ông cụ cuối truyện ngụ ý gì?
+ 2HS đọc bài và trả lời câu hỏi
+ HS nhận xét.
1’
III- Bài mới :
	1) Giới thiệu :
 - Hôm nay các em sẽ sẽ thấy được sự thông minh của những chúcác heo qua bài tập đọc Những người bạn tốt.
+ HS lắng nghe.
10’
 2) Luyện đọc:
- GV gọi 1 HSK đọc toàn bài.
- GV chia bài văn làm 4 đoạn .
- GV nhắc cách đọc tên người nước ngoài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp.
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK.
- Luyện đọc những, từ ngữ khó đọc :A-ri-ôn, Xi-xin,....
 - Gọi 1HS đọc toàn bài.
- Gọi 1 HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
- GV có thể giải nghĩa thêm từ các em không hiểu mà không có trong phần chú giải.
- GV đọc mẫu.
+ 1 HS đọc; lớp đọc thầm.
+ HS dùng bút chì đánh dấu vào các đoạn .
+ 4 HS đọc đoạn nối tiếp (1lượt )
+ Lớp đọc thầm.
+ HS quan sát tranh.
+ HS đọc từ theo hướng dẫn của GV.
+ 1 HS đọc thành tiếng- Lớp đọc thầm
+ 1 HS đọc thành tiếng- Lớp đọc thầm
+ HS lắng nghe.
12’
 3) Tìm hiểu bài:
* Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
H: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?
-Ý chính của đọan 1 nói gì?
* Gọi một HS đọc đoạn 2.
H: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất riếng hát giã biệt cuộc đời?
H: - Em cho biết ý chính của đoạn 2?
* Gọi 1 HS đọc đoạn 3.
- Qua câu chuyện em thấy cá heo đáng yêu, đáng quí như thê nào?
 H: - Em cho biết ý chính của đoạn 3?
* Gọi 1 HS đọc đoạn còn lại.
H: Em có suy nghĩ gì trước cách đối xử của đàn cá heo và của đám thủy thủ đối với nghệ sĩ?
H: Em còn biét thêm những câu chuyện thú vị nào về cá heo?
- Em cho biết đoạn 4 nói gì?
+ 1 HS đọc – lớp đọc thầm lướt bài.
+ Vì bọn thủy thủ trên tàu cướp hết tặng vật của ông và đòi giết ông .Ông nhảy xuống biển thà chết dưới biển còn hơn chết trong tay bọn cướp.
+ Y1: A-ri-ôn gặp nguy hiểm.
+ 1 HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm .
+ Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông . Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nháy xuống biển . Chúng đã đưa ông về đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp.
+ Ý2 : A-ri-ôn đựoc cá heo cứu.
+ 1 HS đọc; cả lớp đọc thầm.
+ Cá heo biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ , biét cứu giúp ông khi ông nhảy xuống biển.Cá beo là bạn tốt của con người.
+ Ý3: Bọn cướp bị trừng phạt.
+ 1 HS đọc ; Lớp đọc thầm lướt.
+ Đám thủy thủ tham lam, độc ác, không có tính người.
+ HS phát biểu tự do.
+ Ý4: Tình cảm con người găn bó với cá heo.
10’
 4) Đọc diễn cảm:
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc toàn bài để cả lớp tìm ra cách đọc hay.
- GV đưa bảng phụ chép sẵn đoạn văn gọi HS nêu cách đọc và đọc . GV hướng dẫn và đọc mẫu.
+ Đọc đúng đoạn văn:” Những tên cướp đã nhầm...............,sai giam ông lại.”
 - Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- HS luyện đọc trong nhóm đôi.
- Tổ chức cho HS thi đọc. 
- GV nhận xét và tuyên dương.
+ HS đọc nối tiếp 2 lượt.
+ HS đọc bài và tìm ra cách đọc hay.
+ Nhiều HS đọc 
+1 HS đọc , lớp theo dõi và đọc thầm.
+ HS đọc trong nhóm.
+ Các cá nhân thi đọc ( Đại diện nhóm) .
+ Lớp nhận xét.
2’
IV- Củng cố :
- Em cho biết nội dung chính bài?
 Ca ngợi sự thông minh , tình cảm gắn bó đáng quí của loài cá heo đối với con người . Cá heo là bạn của con người.
1’
V- Nhận xét , dặn dò :
- Về nhà các đọc bài nhiều lần,và trả lời câu hỏi trong SGK .
- Chuẩn bị bài sau:Tiếng đàn ba-lai-ca trên sông Đà; đọc bài nhiều lần và xem trước câu hỏi trong bài.
- GV nhận xét tiết học.
Môn : Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU :
 Giúp HS củng cố về :
Quan hệ giữa 1 và 1/10 ;1/10và 1/100;1/100và 1/1000 .
Tìm 1 thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
Giải bài toán có liên quan đến số trung bình cộng.
Rèn HS tính đúng, nhanh, thành thạo.
*Bài tập 4 dành cho hs khá giỏi.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - SGK , VBT
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1’
1– Ổn định lớp : 
+ Hát đầu giờ.
5/
2– Kiểm tra bài cũ : 
- Muốn tìm PS của 1 số ta làm thế nào ?
- Nêu cách giải dạng toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ của 2 số đó ?
+ HS nêu.
+ HS nêu.
1/
3 – Bài mới : 
 Giới thiệu bài : 
+ HS nghe.
29/
8’
Hoạt động :
* Hướng dẫn HS làm bài tập 
 Bài1:Cho 3 HS làm trên bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét, sửa chữa.
+ HS làm bài .
a) (lần).
Vậy 1 gấp 10 lần .
b) (lần).
 Vậy gấp 10 lần .
c) (lần).
 Vậy gấp 10 lần .
6’
Bài 2 :Phát phiếu bài tập cho HS làm cá nhân.
- Đổi phiếu kiểm tra.
+ Hs tự làm bài rồi chữa bài
7’
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề toán.
- Gọi 1 HS lên bảng giải ,cả lớp làm vào vở.
- GV chấm 1 số vở.
- Nhận xét, sửa chữa.
+ Hs làm bài .
 Trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy vào bể được là : 
 (bể) .
 Đápsố: bể.
8’
*Bài 4 dành cho hs khá giỏi: Cho HS nêu bài toán rồi tự làm bài vào vở.
- Gọi vài HS lần lượt nêu miệng kết qủa
- Nhận xét, sửa chữa.
+ HS làm bài 
Giá tiền mỗi mét vải trước khi giảm giá là 
 60000 : 5 = 12000 (đồng).
Giá tiền mỗi mét vải sau khi giảm giá là 
 12000 – 2000 = 10000 (đồng).
Số mét vải có thể mua được theo giá mới là: 
 60000 : 10000 = 6 (m).
 Đáp số: 6 m.
3/
4– Củng cố :
- Nêu cách tìm số bị trừ chưa biết ?
- Nêu cách tìm số bị chia chưa biết ?
+ HS nêu .
2/
5– Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau : Khái niệm số thập phân.
 Môn: ĐẠO ĐỨC
 Bài : NHỚ ƠN TỔ TIÊN ( Tiết 1 ) 
I/ MỤC TIÊU :
 Kiến thức : HS biết trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên , gia đình , dòng họ.
 Kĩ năng : Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn , phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình , dòng họ bằng những việc làm cụ thể , phù hợp với khả năng . 
* Tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình , dòng họ .
II/ TÀI LIỆU , PHƯƠNG TIỆN : 
 -GV: Tranh vẽ phóng to SGK .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
T.G 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
3’
1’
9 ’
10’
10 ‘
2’
1/ Ổn định tổ chức :
2/ Kiểm trabài cũ :Bài “ Có chí thì nên “
GV nhận xét ghi điểm 
3/ Bài mới :
Giới thiệu bài : Nhớ ơn tổ tiên 
Hoạt động 
 Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện thăm mộ :
Mục tiêu:Giúp HS biết được một biêu hiện lòng biết ơn tổ tiên .
Cách tiến hành :- GV mời 2 HS đọc truyện Thăm mộ .
-Cho cả lớp thảo luận theo các câu hỏi SGK .
-Cho HS lần luợt trả lời theo các câu hỏi.
-Cho các bạn khác nhận xét bổ sung .
-GV kết luận : Ai cũng có tổ tiên , gia đình , dòng họ . Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể .
HĐ2: Làm bài tập 2 SGK.
Mục tiêu : Giúp HS biết được những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên .
Cách tiến hành : -Cho HS làm bài tập cá nhân.
-Cho 2HS ngồi cạnh nhau trao đổi bài làm 
-GV mời lân lượt HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do .Cả lớp trao đổi , nhận xét ,bổ sung .
GV kết luận : Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực , cụ thể ,phù hợp với khả năng như các việc :a,c, d ,đ 
HĐ3:Tự liên hệ .
Mục tiêu :HS biết tự đánh giá bản thân qua đối chiếu với những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên .
Cách tiến hành :-GV yêu cầu HS kể những việc đã làm được để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và những việc chưa làm được .
-Cho HS làm việc cá nhân 
-Cho HS trao đổi trong nhóm 4.
-GV mời một số HS trình bày trước lớp .
-GV nhận xét ,khen những HS đã biết thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng các việc làm cụ thể , thiết thực và nhắc nhở các HS khác học tập theo bạn .
-GV mời một số Hs đọc phần ghi nhớ SGK .
HĐ nối tiếp : Các nhóm sưu tầm các tranh , ảnh , bài báo nói về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ; các câu ca dao , tục ngữ nói về lòng biết ơn Tổ tiên .
-Tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của gia đình,dòng họ mình. 
-2 HS đọc truyện Thăm mộ .
- HS cả lớp thảo luận.
- HS lần luợt trả lời.
-Các bạn nhận xét ,bổ sung.
-HS lắng nghe .
- HS làm bài tập cá nhân.
-2HS ngồi cạnh nhau trao đổi.
-2HS trình bày ý kiến và giải thích lí do .Cả lớp trao đổi , nhận xét ,bổ sung .
- HS lắng nghe .
- HS làm việc cá nhân.
- HS trao đổi trong nhóm 4.
- HS trình bày trước lớp .
- HS lắng nghe .
-HS đọc ghi nhớ.
Môn : KHOA HỌC :
PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT.
 I/ MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết :
	- Nêu tác nhân ,đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết .
- Nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.
- Thực hiện các cách diệt muỗi và tránh không cho muỗi đốt.
- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
* Kỷ năng sống :
+ Kỷ năng sử lí và tổng hợp thông tin về tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
+ Kỷ năng tự bảo vệ và đảm nhậ trách nhiệm giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.
 II/ ĐỒDÙNG DẠY HỌC :
 GV : Thông tin và hình trang 26,27 SGK.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/Ổn định lớp : 
+ Hát 
4’
2/Kiểm tra bài cũ :
”Phòng bệnh sốt rét”. 
 - Nguyên nhân gây bệnh sốt rét ?
 - Nêu cách đề phòng bệnh sốt rét ?
+ 2 HS lần lượt trả lời.
28’
1’
3/ Bài mới : 
 Giới thiệu bài : “Phòng bệnh sốt xuất huyết”.
+ HS nghe.
12’
 Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : Thực hành làm bài tập trong SGK.
 + Mục tiêu:
 - HS nêu được tác nhân, đường bệnh sốt xuất huyết.
 - HS nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết. 
 + Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc cá nhân.
 - GV yêu cầu HS đọc kĩ các thông tin,sau đó làm các bài tập trang 28 SGK.
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
 - GV chỉ định một số HS nêu kết quả làm bài tập cá nhân.
 GV nhận xét và kết luận: 
 Sốt xuất huyết là bệnh do vi –rút gây ra. Muỗi vằn là động vật trung gian truyền bệnh.
 Bệnh sốt xuất huyết có diễn biến ngắn, bệnh nặng có thể gây chết người nhanh chóng trong vòng từ 3 đến 5 ngày . Hiện nay chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh. 
+ HS đọc kĩ các thông tin,s ... u cấu tạo của từng phần trong số thập phân rồi đọc số đó .
+ Trong số thập phân : 375,406 .
 Thảo luận theo cặp cách đọc ,viết số thập phân .
+ Trong số thập phân: 0,1985 
- Nêu cách đọc ,viết số thập phân.
.
+ HS quan sát bảng trong SGK.
+ Phần nguyên của số thập phân gồm các hàng : Đơn vị, chục, trăm 
+ Phần thập phân của số thập phân gồm các hàng : Phần mười, phần trăm, phần nghìn 
+ Mỗi đơn vị của 1 hàng bằng mười đơn vị của hàng thấp hơn liền sau hoặc bằng đơn vị của hàng cao hơn liền trước .
 + Phần nguyên gồm có : 3 trăm ,7 chục ,5 đơn vị .
+ Phần thập phân gồm có : 4 phần mười ,0 phần trăm ,6 phần nghìn.
- Đọc : Ba trăm bảy mươi lăm, bốn trăm linh sáu .
+ HS thảo luận .
+ HS nêu tương tự .
- Muốn đọc 1 số thập phân ,ta đọc lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp : Trước hết đọc phần nguyên, đọc dấu “ phẩy “ ,sau đó đọc phần thập phân .Muốn viết 1 số thập phân ,ta viết lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp : Trước hết viết phần nguyên ,viết dấu “phẩy” ,sau đó viết phần thập phân .
 Thực hành :
Bài 1 : Cho HS làm bài vào vở rồi nêu miệng kết quả.
- Nhận xét, sửa chữa .
+ HS làm bài .
a) 2,35 đọc là : hai phẩy ba mươi lăm .
- Phần nguyên : 2 ; phần TP : 35 .
- 2 : hàng đơn vị , 3 : hàng phần mười ; 5 hàng phần trăm .
* Tường tự HS nêu 
+ Lớp nhận xét
Bài 2 : Cho 2 HS làm trên bảng phụ, cả lớp làm vào VBT.
- Nhận xét, sửa chữa.
- Hs làm bài .
a) 5,9 ; b) 24,18 ; c) 55,555 ; d) 2002,08 ; e) 0.001 .
Lớp nhận xét
Bài 3 : GV hướng dẫn bài mẫu .
3,5 = 3.
- Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở. .
- Nhận xét, sửa chữa
+ Hs theo dõi .
+ 6,33 = 6 m ; 18,05 = 18.
217,908 = 217.
+ Lớp nhận xét 
3/
4/ Củng cố :
- Nêu cách đọc ,viết số thập phân? 
+ HS nêu .
2/
5/ Nhận xét – dặn dò : 
 - Về nhà hoàn chỉnh các bài tập đã làm vào vở 
Chuẩn bị : Luyện tập 
Nhận xét 
+ HS nghe .
Môn: ĐỊA LÍ
ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
Học xong bài này , HS :
 	Xác định và mô tả được vị trí địa lí nước ta trên bản đồ.
 	Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiênViệt Nam ở mức độ đơn giản
Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi , đồng bằng , sông lớn ở nước ta trên bản đồ.
 II/CHUẨN BỊ :
Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
 III/ CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1/Ổn định lớp : 
3’
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Nước ta có những loại đất nào chính? Nêu đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới .
- Nêu một số tác dụng của rừng đối vời đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
+ 2 HS trả lời; lớp nhận xét.
1’
3/ Bài mới :
 Giới thiệu :
 Hôm nay chúng ta về ôn tập về các yếu tố địa lí tự nhiên của Việt Nam mà các em đã học trong 6 bài đầu.
+ Lắng nghe.
28’
 * Hướng dẫn HS ôn tập :
Hoạt động1: Quan sát Lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông nam Á (làm việc cá nhân)
- GV gọi 1 số HS lên bảng chỉ và mô tả vị trí, giới hạn, vùng biển và một số đảo quần đảo của nước ta trên lược đồ.
+ HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV
Hoạt động2: Quan sát lược đồ địa hình Việt Nam :
+ Nêu tên và chỉ vị trí của các dãy núi : Hoàng Liên Sơn, Trường sơn, các dãy núi hình cánh cung.
+ Nêu tên và chỉ vị trí các đồng bằng lớn của nước ta.
+ Chỉ vị trí của sông Hồng, sông Đà, .
- GV tổ chức trò chơi “Đối đáp nhanh”
- GV chọn một số học sinh tham gia trò chơi, chia số HS thành hai nhóm bằng nhau, mỗi HS được gắn bởi một số thứ tự bắt đầu 1. Như thế, hai em có số thứ tự giống nhau sẽ đứng đối diện nhau.
- GV hướng dẫn luật chơi.
- GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá cụ thể : tổng số điểm của nhóm nào cao hơn thì nhóm đó thắng cuộc.
Hoạt động3: (làm việc theo nhóm)
- GV cho HS làm việc theo nhóm.
 - GV kẻ sẵn bảng thống kê lên bảng như câu 2 (SGK) và giúp HS điền kiến thức đúng vào bảng.
Gv nhận xét, sửa chữa. 
+ HS tham gia trò chơi.
+ HS làm việc theo nhóm và hoàn thành câu 2 trong SGK.
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
+ 1 HS lên bảng điền, HS nhận xét.
2’
4/ Củng cố :
 - Gọi vài HS đọc lại nhắclại nội dung bài vừa ôn tập.
+ HS đọc.
1’
 5/ Nhận xét , dặn dò :
 - Về nhà xem lại bài, trả lời câu hỏi SGK.
 - Chuẩn bị bài sau: Dân số của nước ta.
 - Nhận xét tiết học.
+ Lắng nghe.
 Môn : Kĩ thuật
 NẤU CƠM (tiết 1)
 I.- Mục tiêu:
 HS cần phải:
- Biết cách nấu cơm
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.
*Kỷ năng sống:
+ Khi nấu cơm, luộc rau bằng bếp củi cần đun lửa vừa phả ở mức độ cần thiết để tiết kiệm củi, ga.
+ Sử dụng bếp đun đúng cách để tránh lảng phí chất đốt.
 II.- Đồ dùng dạy học:
- Gạo tẻ. 
– Chậu, rá để vo gạo. 
- Nồi nấu cơm thường và nấu cơm điện.	 
- Đũa dùng để nấu cơm.
- Bếp dầu hoặc bếp ga du lịch. 
– Xô chứa nước sạch.
- Dụng cụ đong gạo (lon sữa bò, bát ăn cơm, ống nhựa) 
* Phiếu học tập. 
 III.- Các hoạt động dạy – học: tiết 1:
T/g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
1) Kiểm tra bài cũ :
- Khi chuẩn bị nấu ăn cần chọn thực phẩm và sơ chế thực phẩm nhằm để làm gì ?.
+ Khi chuẩn bị nấu ăn cần chọn thực phẩm và sơ chế thực phẩm nhằm để làm gì.
1’
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu các cách nấu cơm và hướng dẫn nấu cơm bằng bếp đun.
27’
13’
b) Giảng bài:
HĐ1:Tìm hiểu các cách nấu cơm ở gia đình.
- Cho HS đọc phần 1 SGK.
H: Có mấy cách nấu cơm.
H: Em hãy kể tên những dụng cụ và nguyên liệu cần chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun
+ Có 2 cách nấu cơm: chủ yếu là nấu cơm bằng soong hoặc nồi trên bếp và nấu cơm bằng nồi cơm điện.
+ Dụng cụ soong, nồi; nguyên liệu : củi, than
14’
HĐ2:Tìm hiểu cách nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp( gọi tắt là nấu cơm bằng bếp đun)
- Yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 kết hợp với quan sát hình 1, 2, 3 (SGK) và liên hệ thực tiễn nấu cơm ở gia đình.
- GV phát phiếu học tập 
- Gọi 1,2 HS lên bảng thực hiện các thao tác chuẩn bị bếp đun.
- GV quan sát uốn nắn.
- GV nhận xét và hướng dẫn HS cách nấu cơm bằng bếp đun.
+ Các nhóm thảo luận ghi kết quả ra phiếu học tập.
+ Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
2’
3) Củng cố :
- Cho HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun.
+ 1/ .Trước khi nấu cơm cần lấy gạo đủ nấu, nhặt bỏ thóc, sạn lẫn trong gạo và vo sạch gạo.
+ 2/ .Khi cho nước vào nồi nấu cơm cần dựa vào lượng gạo, loại gạo đem nấu và cách nấu.
+ 3/ .Nếu nấu cơm bằng bếp đun, khi cơm đã cạn phải giảm lửa thật nhỏ để cơm không bị cháy, khê.
1’
4) Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị chu đáo tiết sau.
+ Lắng nghe.
Ngày soạn: 01/10
Ngày dạy: 07/10
Thứ sáu ngày 07 tháng 10 năm 2011
Môn : Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Dựa trên kết qủa quan sát một cảnh sông nước và dàn ý đã lập và hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cảnh sông nước , HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn , thể hiện rõ đối tượng miêu tả , trình tự miêu tả , nét nổi bật của cảnh , cảm xúc của người tả .II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
-Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của từng học sinh.
III / HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
T G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4’
1/ Kiểm tra bài cũ : 
 - Gọi 2 HS đọc câu mở đoạn đã làm .
+ 02 HS lần lượt đọc câu mở đầu đoạn.
32’
1’
2/ Bài mới :
 Giới thiệu bài :
 Trong tiết học tập làm văn trước , các em đã quan sát một cảnh sông nước , lập dàn ý cho bài văn .Trong tiết học hôm nay , các em sẽ học chuyển 1 phần của dàn ý thành đoạn văn .
+ HS lắng nghe.
31’
* Hướng dẫn HS luyện tập:
- Cho HS đọc đề bài . 
- Đề bài yêu cầu gì ?
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng : dàn ý , đa lập , viết , đoạn văn miêu tả cảnh sông nước.
- GV lưu ý HS : Để viết đoạn văn hay, các em cần chú ý : 
+ Chọn phần nào trong dàn ý.
+ Xác định đối tượng miêu tả trong đoạn văn.
+ Em miêu tả theo trình tự nào ?
+ Viết ra nháp những chi tiết nổi bật, thú vị em sẽ trình bày trong đoạn.
+ Xác định nội dung, câu mở đầu và câu kết đoạn.
- Cho HS viết đoạn văn.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét, khen những HS viết hay.
+ HS đọc đề bài, lớp theo dõi SGK.
+ HS nêu.
+ HS theo dõi và chú ý các từ ngữ gạch chân.
+ HS lắng nghe và chú ý.
+ HS làm bài vào vở nháp.
+ HS trình bày đoạn văn.
+ Lớp nhận xét.
 5’
.3 / Củng cố dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học .
- Về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn để tiết sau kiểm tra .
- Xem trước yêu cầu và gợi ý của TLV tuần 8 : Quan sát và ghi lại những điều quan sát được về một cảnh đẹp địa phương.
+ HS lắng nghe.
Tiết 3 : TOÁN
LUYỆN TẬP
 I/MỤC TIÊU :
 Giúp Hs :
 Biết cách chuyển 1 phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân .
 Củng cố về chuyển số đo viết dưới dạng số thập phân thành số đo viết dưới dạng số tự nhiên với đơn vị đo thích hợp .
* HS khá giỏi làm bài tập 4.
 II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 	 GV : phiếu bài tập .
 III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Ổn định lớp : 
+ Hát 
5/
2/ Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu cách đọc số TP ? Đọc số sau : 625,1078.
- Nêu cách viết số TP ? Viết số TP có năm mươi bốn Đvị, năm phần trăm, ba phần nghìn .
+ HS đọc .
+ HS nêu và viết số .
29’
1/
3 /Bài mới : 
 Giới thiệu bài : Luyện tập 
+ Lắng nghe.
Hoạt động : 
Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1 : a) Chuyển các phân số thập phân sau thành hỗn số ( theo mẫu ) 
- GV hướng dẫn bài mẫu : = 16. 
- Cách làm : 162 10 
 62 16
 2
+ Lấy tử số chia cho mẫu số .
+ Thương tìm được là phần nguyên ; Viết phần nguyên kèm theo một phân số có tử số là số dư , mẫu số là số chia .
- Cho HS làm bài vào vở .(HS chỉ viết theo mẫu khồng trình bày cách làm ).
- Nhận xét, sửa chữa.
 + HS theo dõi bài mẫu .
+ HS làm bài : .
; 
+ HS theo dõi .
b) Chuyển các hỗn số của phần a thành số thập phân (theo mẫu ) .
- Hướng dẫn bài mẫu : 16= 16,2 .
- Gọi 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét sửa chữa.
+ 73 ; 56,
 6.
Bài 2:Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
- Cho HS làm bài vào vở rồi đổi chéo vở Ktra . 
+ Chuyển các PS TP sau thành số thập phân rồi đọc các số thập phân đó
 : Bốn phẩy năm .
= 83,4 : Tám mươi ba phẩy bốn .
: Mười chín phẩy năm bốn .
Bài 3 :
- Hướng dẫn bài mẫu 2,1 m = 2 m = 2m1dm = 21dm
 - Cho HS làm vào phiếu bài tập.
- GV chấm 1 số bài. 
- Nhận xét, sửa chữa.
*Bài 4 dành cho hs khá giỏi.(nếu còn thời gian
+ HS theo dõi.
+ HS làm bài 
3/
4/Củng cố :
- Nêu cách chuyển phân số thập phân thành hỗn số ? 
- Nêu cách chuyển phân số thập phân thành số thập phân ?.
+ HS nêu.
+ HS nêu.
2
5/ Nhận xét – dặn dò : 
- Về nhà hoàn chỉnh các bài tập đã làm vào vở 
- Chuẩn bị : Số thập phân bằng nhau.
+ HS nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 5 tuan 7 tich hop va GDBVMT.doc