I. Mục tiêu:
Giúp HS nhận biết được:
- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi
- Rèn kĩ năng đổi số thập phân bằng nhau.
- Giáo dục ý thức vận dụng thực tế, linh hoạt, sáng tạo.
Tuần: 8 Thứ hai, ngày 18 tháng 10 năm 2010 Sáng : Chào cờ ___________________________________ Toán Tiết 36 :Số thập phân bằng nhau I. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được: - Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi - Rèn kĩ năng đổi số thập phân bằng nhau. - Giáo dục ý thức vận dụng thực tế, linh hoạt, sáng tạo. II. Hoạt động dạy-học: 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng làm bài, HS ở dưới lớp theo dõi và nhận xét. 2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Đặc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hay khi xoá chữ số 0 ở bên phải phần thập phân. - GV nêu bài toán. - GV nhận xét kết quả, yêu cầu HS so sánh, giải thích kết quả so sánh của mình. - GV nhận xét ý kiến sau đó kết luận. - Lưu ý : Cũng có thể cho HS đo cùng một sợi dây dài nh nhau theo 2 đơn vị khác nhau sau đó đổi về cùng một đơn vị lớn hơn. - GV nêu nhận xét về 2 số thập phân bằng nhau sau khi đa thêm nhiều ví dụ minh hoạ. HĐ3: Luyện tập thực hành Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề rồi làm bài. GV nhận xét và cho điểm. Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề toán rồi 1 HS khác giải thích yêu cầu của đề. Yêu cầu HS làm bài, GV nhận xét Bài 3: ( K-G ) Gọi HS đọc đề rồi tự làm bài - HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học. - HS điền và nêu kết quả. - Trao đổi ý kiến, sau đó 1 số em trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét. - HS nối tiếp nhau nêu số mình tìm được trước lớp. Mỗi HS chỉ cần nêu 1 số. - 1 HS nêu nhận xét SGK, học rồi thuộc ngay tại lớp. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. - HS cả lớp đọc thầm đề bài, xác định yêu cầu, HS khá giải thích đề bài, - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập . a. 5,612 , 17,200 , 480,590 b. 24,500 , 80,010 , 14,678 1 học sinh lên bảng chữa bài 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại, ghi nhớ. - GV tổng kết tiết học. _______________________________________- Tập đọc Kì diệu rừng xanh I- Mục tiêu: - Đọc diễn cảm. bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng - Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. - Yêu thiên nhiên. II- Chuẩn bị: - ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK/75. - Tranh ảnh về vẻ đẹp của rừng. III- Hoạt động dạy học: A- Kiểm tra bài cũ - HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà” B- Bài mới: * Giới thiệu bài qua tranh ảnh đã chuẩn bị. 1- Luyện đọc Chia bài làm 3 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu đến “lúp xúp dưới chân” + Đoạn 2: tiếp đến “ đưa mắt nhìn theo” + Đoạn 3: còn lại. Kết hợp sửa phát âm, giải nghĩa từ : + Giải nghĩa từ “rừng khộp” bằng ảnh SGK, giải nghĩa thêm các từ đền đài, miếu mạo, cung điện + Đọc đúng: loanh quanh, nấm, rực lên, trên lưng nó, vàng rợi, + Ngắt nghỉ hơi đúng: Tôi có cảm giác/ mình là một người khổng lồ / đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Mờy con mang vàng hệt như màu lá khộp/ đang ăn cỏ non. GV đọc diễn cảm toàn bài - 1 HS đọc cả bài - Đọc nối tiếp theo đoạn - Luyện đọc theo cặp - 1-2 HS đọc cả bài 2- Tìm hiểu bài Chẻ nhỏ câu hỏi 1,2. Câu hỏi 3,4. + Giải nghĩa từ vàng rượi, giang sơn + Tôn trọng ý cảm nhận của HS. Nêu ý chính của mỗi đoạn? - HS đọc thầm đoạn 1,2 để trả lời - Đọc thầm đoạn 3, đọc lướt cả bài, trao đổi với các bạn cùng bàn rồi phát biểu ý kiến- lớp nhận xét. + Đoạn 1: sự liên tưởng của tác giả trước những cây nấm rừng. + Đoạn 2: hoạt động của các loài thú trong rừng. + Đoạn 3: vẻ đẹp thơ mộng của rừng khộp. 3- Luyện đọc diễn cảm Yêu cầu HS qua việc hiểu nội dung từng đoạn hãy so sánh, phân biệt cách đọc của các đoạn - 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn + Đoạn 1: đọc khoan thai, thể hiện thái độ ngỡ ngàng, ngưỡng mộ. + Đoạn 2: đọc nhanh hơn ở những câu miêu tả hình ảnh thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú. + Đoạn 3: đọc thong thả ở những câu cuối. - Luyện đọc kĩ đoạn 3. - Đọc nối tiếp theo đoạn - Thi đọc diễn cảm cả bài. C- Củng cố, dặn dò: - Nêu đại ý của bài? - Học tập cách viết văn miêu tả: quan sát bằng nhiều giác quan kết hợp với liên tưởng, tả cảnh kết hợp với tả hoạt động, dùng từ ngữ chính xác, giàu hình ảnh, ________________________________ Chính tả (nghe- viết) Kì diệu rừng xanh I- Mục tiêu: - Nghe, viết chính xác đoạn văn trong bài Kì diệu rừng xanh. Trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi . - Làm đúng các bài tập luyện đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi yê , ya trong đoạn văn ( BT2 ) , tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống ( BT3 ) . II- Chuẩn bị: - Bảng phụ viết sẵn BT3. III- Hoạt động dạy học: A- Kiểm tra bài cũ: - HS viết các câu thành ngữ, tục ngữ: Sớm thăm tối viếng, ở hiền gặp lành, Liệu cơm gắp mắm. Nêu nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng đó. B- Bài mới: 1- Hướng dẫn Hsviết chính tả - Gọi HS đọc đoạn văn. - Sự có mặt của muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng? - Yêu cầu HS tìm các từ khó khi viết. - Đọc cho HS viết. - Thu bài, chấm - 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. - Làm cho cánh rừng trở nên sống động đầy những điều bất ngờ. - VD: ẩm lạnh, rào rào, gọn ghẽ, len lách, rẽ bụi rậm,... - Viết bài vào vở. - Trao đổi bài để soát lỗi. 2-Hướng dẫn làm bài tập Bài 2 - Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh ở các tiếng ấy? Bài 3 - Bảng phụ viết sẵn BT3. - Yêu cầu HS tự làm bài. Bài 4 - GV nêu yêu cầu của BT. - Nêu những hiểu biết về các loài chim trong tranh? - HS đọc yêu cầu và nội dung BT. - 1HS làm trên bảng, lớp làm vào nháp. - Đọc các tiếng tìm được. - Các tiếng chứa yê có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ 2 ở âmchính. - HS đọc yêu cầu và nội dung BT. - Quan sát hình minh hoạ, điền tiếng còn thiếu, 1HS làm bài trên bảng. - Nhận xét. - 2 HS tiếp nối nhau đọc từng câu thơ. - Quan sát, ghi câu trả lời vào giấy nháp. - Nêu tên các loài chim: chim yểng, chim hải yến, chim đỗ quyên. C- Củng cố, dặn dò: - Ghi nhớ cách đánh dấu thanh. -Về nhà xem lại bài Chiều GV chuyên Thứ ba, ngày 19 tháng 10 năm 2010 Toán * Địa lý GV chuyên Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên I- Mục tiêu: - Hiểu nghĩa của từ thiên nhiên (BT1 ) , nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ tục ngữ ( BT2 ) tìm được từ ngữ tả không gian tả sông nước và đặt câu với một từ ngữ tìm được ở mỗi ý a,b,c của BT3 , BT4 . - Học sinh (K-G) hiểu ý nghĩa thành ngữ , tục ngữ ở BT2 ,có vốn từ phong phú và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d BT3 - Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên. II- Chuẩn bị: - Từ điển HS, , bảng phụ ghi sẵn BT1,2giấy khổ to, bút dạ. III- Hoạt động dạy học: A- Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ nhiều nghĩa? Lấy ví dụ về 1 từ nhiều nghĩa và đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đó. - 1 HS trả lời câu hỏi mở rộng của BT4 tiết trước. B- Bài mới: 1-Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2-Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1/78 - GV kết luận lời giải đúng: ý b Bài tập 2 HD: bảng phụ ghi sẵn BT1,2 - Đọc kĩ từng câu tục ngữ, thành ngữ. - Tìm hiểu nghĩa của từmg câu. - Gạch chân dưới các từ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên. - Yêu cầu HS nêu nghĩa của từng câu. * Bài tập 3 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu và mẫu của bài tập - Hoạt động nhóm - GV phát phiếu cho 1 số nhóm - GV cùng hs nhận xét về cả 2 yêu cầu: tìm từ, đặt câu. Lưu ý: có những từ tả được nhiều chiều như: vời vợi,... Bài tập 4 Tiến hành tương tự BT3 - HS đọc yêu cầu - 1 HS làm trên bảng, lớp làm nháp: viết chữ cái đặt trước dòng giải thích đúng nghĩa của từ thiên nhiên. - Nhận xét bài làm trên bảng. - HS đọc yêu cầu - HS làm trên bảng và vở BT - Nhận xét, thống nhất đáp án: thác, ghềnh, gió, bão, sông, đất - Tiếp nối nhau đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ. - Học sinh (K-G) hiểu ý nghĩa thành ngữ , tục ngữ ở BT2 - HS đọc yêu cầu và mẫu của bài. - Làm việc nhóm 4, thư kí nhóm ghi nhanh những từ ngữ miêu tả không gian cả nhóm tìm được. Mỗi thành viên đặt 1 câu. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các thành viên nối tiếp nêu câu của mình. - HS ghi 1 số từ, câu vào vở - HS (K-G) có vốn từ phong phú và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d C- Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại những từ ngữ miêu tả không gian, sông nước. Đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ trong bài. - Sưu tầm thêm từ ngữ và thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ đề vừa học. Tập làm văn Luyện tập tả cảnh I- Mục tiêu: - Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ 3 phần : Mở bài , thân bài , kết bài - Biết chuyển một phần trong dàn ý( thân bài ) viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương - Bồi dưỡng tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên. II- Chuẩn bị: - Tranh ảnh về cảnh đẹp ở các miền đất nước. III- Hoạt động dạy học: A- Kiểm tra bài cũ - 3 HS đọc đoận văn tả cảnh sông nước. - Kiểm tra việc chuẩn bị bài tả cảnh đẹp ở địa phương. B- Bài mới 1-Giới thiệu bài: - Yêu cầu một vài HS giới thiệu về các cảnh đẹp ở địa phương mà em biết (sử dụng tranh ảnh minh hoạ). - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2-Luyện tập: Bài tập 1/81 - GV cùng HS xây dựng dàn ý chung cho bài văn bằng hệ thống câu hỏi, ghi nhanh câu trả lời lên bảng. + Phần mở bài cần nêu những gì? + Nêu nội dung chính của phần thân bài? + Các chi tiết miêu tả cần sắp xếp theo trình tự nào? + Phần kết bài cần nêu những gì? - Yêu cầu HS lập dàn ý cụ thể cho cảnh mình định tả. Bài tập 2 - Gọi HS đọc yêu cầu và phần Gợi ý - Lưu ý HS về viết câu mở đoạn, sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm và áp dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá cho hình ảnh thêm sinh động. - Chấm điểm một số đoạn viết, nhận xét. - HS đọc yêu cầu - HS dựa vào những bài trước để trả lời - HS có thể tham khảo bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Hoàng hôn trên sông Hương. - Lập dàn ý vào giấy nháp, 1HS làm trên bảng . - Trình bày, nhận xét, sửa chữa. - HS đọc nối tiếp. - HS viết đoạn văn vào vở, 1 HS viết trên bảng phụ. - Đọc, nhận xét bài trên bảng và một số bài khác. C- Củng cố, dặn dò: - Khuyến khích HS giỏi viết cả phần thân bài thành đoạn văn, HS khác hoàn thiện đoạn văn đã viết. _________________________________ Chiều GV chuyên Thứ tư, ngày 20 tháng 10 năm 2010 Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng so sánh.: - Biết so sánh hai số thập phân . Sắp xếp các số thập phâ ... GV nêu bài toán. - Nếu HS nêu cách làm nh SGK, GV chỉ việc chính xác lại các bước làm sau đó yêu cầu HS cả lớp cùng làm lại theo cách đó 1 lần. - Nếu HS chậm, GV có thể sử dụng sơ đồ sau để hướng dẫn HS. Ví dụ 2 - GV tổ chức cho HS làm VD2 tương tự như VD1. Luyện tập thực hành Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GV gọi HS đọc đề bài toán. - GV gọi 1 HS khá và yêu cầu. Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. Trò - HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học. - 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - HS nghe bài toán. - HS cả lớp trao đổi để tìm cách làm. - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 phần, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - HS nhận xét bạn làm đúng/sai. Nếu sai thì sửa lại cho đúng. - HS đọc đề bài trong SGK. - 2 HS lên bảng làm bài. - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 3. Củng cố, dặn dò: - GV tổng kết tiết học - Dặn dò HS về nhà làm các bài tập. ___________________________________________ Mĩ thuật GV chuyên Tập làm văn Luyện tập tả cảnh (Dựng đoạn mở bài, kết bài) I- Mục tiêu: - Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài : Mở bài trực tiếp , mở bài gián tiếp - Phân biệt hai cách kết bài : Kết bài mở rộng , kết bài không mở rộng .Viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp , đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương . - Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương. II- Chuẩn bị: - Vở BT (thay phiếu HT) - Bảng phụ III- Hoạt động dạy học: A- Kiểm tra bài cũ: - HS đọc một phần hoặc cả thân bài của bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã được viết lại.. B- Bài mới: 1-Giới thiệu bài - GV hỏi để hs nhớ lại các khái niệm: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp, kết bài tự nhiên và kết bài mở rộng. - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2-Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1/83 - Yêu cầu HS đọc nội dung bài - Đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp? Vì sao em biết điều đó? - Kiểu mở bài nào tự nhiên, hấp dẫn hơn? Bài tập 2 - GV kết luận lời giải đúng (SGV/181) - Kiểu kết bài nào hấp dẫn người đọc hơn? Bài tập 3 - GV nêu yêu cầu của bài. Lu ý: + Nên viết đoạn mở đầu và đoạn kết thúc cho bài vă miêu tả đã viết phần thân bài. + Mở đầu: có thể nói về cảnh đẹp nói chung, sau đó giới thiệu cảnh đẹp của địa phương mình. + Kết bài: có thể kể những vịêc làm của mình nhăm góp phần giữ gìn, tô đẹp thêm cho cảnh vật quê hương. - Chấm điểm một số bài, nhận xét - HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu và 2 đoạn văn. - Trao đổi nhóm đôi. + Đoạn a là mở bài trực tiếp vì giới thiệu ngay con đường sẽ tả. + Đoạn b là mở bài gián tiếp vì nói đến những kỉ niệm tuổi thơ rồi mới giới thiệu con đường định tả. - Mở bài gián tiếp sinh động, hấp dẫn hơn. - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - HS làm việc nhóm 4, viết câu trả lời vào vở BT, một nhóm viết vào bảng phụ. - Báo cáo kết quả, nhóm khác bổ sung. - HS nhắc lại yêu cầu - HS viết bài vào vở, 1 HS viết vào giấy khổ to - Đọc bài làm , lớp nhận xét C- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Hoàn thành bài văn tả cảnh và chuẩn bị bài sau. BGH duyệt giáo án Chiều Tin học GV chuyên Sinh hoạt lớp Nhận xét tuần qua phương hướng tuần tới I Mục tiêu : - Học sinh nắm được ưu khuyết điểm trong tuần - đề ra phương hướng tuần tới II Các hoạt động dạy học 1 Tổ trưởng các tổ báo cáo tình hình của tổ 2 Lớp trưởng nhận xét chung của lớp 3 GV nhận xét a. Nhận xét công việc tuần 8: - Nhìn chung các em đã có ý thức thực hiện các nề nếp, nhưng nề nếp truy bài chưa đạt hiệu quả cao. - Nhiều em có cố gắng trong học tập và rèn chữ viết: Ngoan, Thương, Tuyền - Một số em còn chưa làm đầy đủ bài tập: Dương, Hoài, Hiền - Các em tích cực đọc và làm theo báo đội. - Các em sôi nổi học tập, hưởng ứng tốt phong trào thi đua hai tốt. - Nhiều em giành được nhiều điểm tốt: b Công việc tuần 9: - Học và làm bài đầy đủ trước khi tới lớp. - Các tổ thi đua thực hiện tốt các nề nếp và giành nhiều điểm tốt. - Tiếp tục phân công các bạn học khá kèm cặp các bạn học yếu. - Luyện đọc, rèn chữ viết cho đều và đẹp hơn. - Tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua hai tốt. - Tổ chức hội học, hội giảng chào mừng ngày 20/11. ________________________________________ Luyện viết Bài 8: Cây rơm I Mục tiêu : - Học sinh luyện viết chữ đúng theo cỡ chữ và mẫu chữ - Biết viết các kiểu chữ :chữ nghiêng chữ dứng - Rèn cho học sinhviết chữ đẹp hơn và nhanh hơn Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước , nhớ về kỷ niệm tuổi thơ II Đồ dùng dạy học: - Vở luyện viết quyển 1 ,quyển 2 III Hoạt động dạy học 1.Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh luyện viết Giáo viên đọc bài 1 lần - Gọi học sinh đọc Nội dung bài viết ? - Tìm những từ khó viết ,những từ viết hoa - Độ cao con chữ ,khoảng cách con chữ - Kiểu chữ đứng viết như thế nào ? - Kiểu chữ nghiêng viết như thế nào ? - Giáo viên đi uốn nắn những em viết còn chưa đúng Chấm bài Nhận xét bài viết - Học sinh theo dõi bài 2 học sinh đọc -Học sinh trả lời - tròn nóc , túp lều , nơi nào - Đầu câu cần viết hoa Chú ý các nét khuyết Viết đứng chữ Độ nghiêng 1/2 ô Học sinh viết bài quyển 1trước Viết tiếp quyển 2 3 Củng cố dặn dò: Nhắc lại kiến thức - Nhận xét giờ học - Về nhà xem lại bài và viết lại những chữ hay sai Hoạt động ngoài giờ lên lớp Tiết 8: Ôn tập bài 1,2,3 an toàn giao thông I Mục tiêu : - ý nghĩa của biển báo giao thông ,thể hiện đúng cách điều khiển xe an toàn - Biết cách phòng tránh tai nạn khi đi bộ và đi xe trên đường - Có ý thức tuân theo luật giao thông II Đồ dùng dạy học Một số biển báo III Hoạt động dạy học 1 GTB 2 Bài giảng Tại sao phải xin đường khi muốn rẽ ? Tại sao phải đĩ xe đạp vào lề đường phải? => GV két luận : phần ghi nhớ SGK trang 10 -Từ nhà em đến trường đi bằng mấy ngả đường khác nhau ? Em có thể kể về các con đường mà em đã đi qua có an toàn không ? - Gặp chỗ nguy hiểm em đã xử lý như thế nào ? cho ví dụ ? =>GV kết luận cho học sinh đọc Sgk Nhờ đó mà em sang đường được an toàn ....để các xe khác không phải tránh xe đạp Vài học sinh đọc lại Học sinh trả lời Nối tiếp nhau kể Học sinh khác nhận xét bổ sung Học sinh tự trả lời 3 Củng cố -dặn dò - Nêu con đường an toàn đến trường- Nhận xét giờ học- Thực hiện luật giao thông Tự học Hoàn thành chương trình đã học I Mục tiêu -Giúp học sinh hoàn thành chương trình đã học - Hoàn thành vở bài tập - Làm bài tập phát triển môn toán II Hoạt động dạy -học 1 Tổ chức học sinh hoàn thành vở bài tập Tiếng Việt GV hướng dẫn học sinh làm từng bài Học sinh tự làm bài Tổ chức học sinh chữa bài GV nhận xét chốt kết luận 2 ,Hoàn thành vở bài tập toán Học sinh làm bài và chữa bài 3 Bài làm thêm (K-G ) Tìm số thập phân x có một chữ số ở phần thập phân sao cho: 8 < x < 9. 16 < x <17. Học sinh làm bài vào VBT 3học sinh chữa bài Học sinh tự làm bài 2 học sinh lên bảng chữa bài GV hướng dẫn học sinh làm bài Phân tích bài tự làm vở 1 học sinh lên bảng chữa bài Nhận xét bổ sung 3 Củng cố -dặn dò Nhắc lại nội dung bài Nhận xét giờ học , chuẩn bị bài sau Hoạt động ngoài giờ lên lớp Em làm gì để thực hiện an toàn giao thông A- Mục tiêu: - HS hiểu được nội dung, ý nghĩa các số thống kê đơn giản về TNGT. - Đề ra phương án phòng tránh TNGT ở cổng trường hay ở các điểm xảy ra TNGT. - Hiểu được phòng ngừa TNGT là trách nhiệm của mọi người. B- Chuẩn bị: - GV chuẩn bị số liệu thống kê về TNGT hàng năm của cả nước và địa phương. C- Tiến trình: 1.Tuyên truyền. - GV đọc liệu đã sưu tầm để HS phát biểu cảm tưởng nhằm gây cho các em ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc về các TNGT, từ đó có ý thức tự giác phòng tránh TNGT. 2. Lập phương án thực hiện ATGT - Chia lớp thành 3nhóm để các em lập các phương án: + Đi xe đạp an toàn. + Ngồi trên xe máy an toàn. + Con đờng đi đến trờng an toàn. Nhằm xây dựng cho các em biết các phương án phòng tránh TNGT cho bản thân và các bạn trong lớp. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài _ Nhận xét giờ học _ Về nhà thực hành theo bài học Khoa học Tiết15 : Phòng bệnh viêm gan A I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết: - Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A. - Nêu cách phòng bệnh viêm gan A. - Có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A. II. Đồ dùng dạy-học: - Thông tin và hình trang 32, 33 SGK. - Có thể sưu tầm các thông tin về tác nhân, đường lây truyền và cách phòng bệnh viêm gan A. III. Hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra: Nêu tác nhân gây bệnh viêm não? Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hoạt động 1: Làm việc với SGK. * Mục tiêu : HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A. * Cách tiến hành: Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đọc lời thoại của các nhân vật trong hình 1 trang 32 SGK và trả lời các câu hỏi: - Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A. - Tác nhân gây bệnh viêm gan A là gì? - Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? Bước 2: Làm việc theo nhóm. Bước 3: Làm việc cả lớp. c. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận. * Mục tiêu: giúp học sinh: - Nêu được cách phòng bệnh viêm gan A. - Có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A. * Cách tiến hành Bước 1: GV yêu cầu học sinh quan sát các hình 2, 3, 4, 5 trang 33 SGK và trả lời các câu hỏi: - Chỉ và nói về nội dung từng hình? - Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm gan A. Bước 2: GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận: - Nêu các cách phòng bệnh viêm gan A. - Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì. - Bạn có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A? GV kết luận: - Để phòng bệnh viêm gan A cần ăn chín uống sôi; rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đại tiện. - Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý: Người bệnh cần nghỉ ngơi ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vi-ta-min; không ăn mỡ; không uống rượu. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn của giáo viên. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. -HS chỉ nêu nội dung. - HS nêu. - HS trả lời. - HS nêu. - HS trả lời. 3 Củng cố dặn dò: - Nêu tác nhân đường lây truyền viêm gan A? - Thực hiện điều đã học.
Tài liệu đính kèm: