Giáo án Lớp 5 tuần 8 buổi 2

Giáo án Lớp 5 tuần 8 buổi 2

Tiết 1: ĐẠO ĐỨC

Nhớ ơn tổ tiên (Tiết 2)

I - Mục tiêu:

Học xong bài này, HS biết:

-Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.

- Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn , phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.

- Biết ơn tổ tiên; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

II- Tài liệu và phương tiện:

- Các tranh ảnh, bài báo nói về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

-Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện, nói về lòng biết ơn tổ tiên.

III- Các hoạt động dạy- học:

 

doc 15 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1109Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 8 buổi 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
 Ngày soạn: 23/10/2010
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
Tiết 1: đạo đức
Nhớ ơn tổ tiên (Tiết 2)
I - Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
-Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.
- Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn , phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
- Biết ơn tổ tiên; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II- Tài liệu và phương tiện:
- Các tranh ảnh, bài báo nói về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
-Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện, nói về lòng biết ơn tổ tiên.
III- Các hoạt động dạy- học: 
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ giờ học trước.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (bài tập 4, SGK) 
* Mục tiêu: Giáo dục HS ý thức hướng về cội nguồn.
* Cách tiến hành
1. Đại diện các nhóm HS lên giới thiệu các tranh ảnh, ảnh, thông tin mà các em thu thập được về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
2. Thảo luận cả lớp theo các gợi ý sau:
- Em nghĩ gì khi xem, đọc và nghe các thông tin trên?
- Việc nhân dân ta tổ chức Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mồng mười tháng ba hằng năm thể hiện điều gì?
3. GV kết luận về ý nghĩa của Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Hoạt động 2: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ (bài tập 2, SGK)
* Mục tiêu: HS biết tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình có ý thức giữ gìn, phát huy các truyền thống đó.
* Cách tiến hành:
1. GV mời một số HS lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình của dòng họ mình.
2.GV chúc mừng các HS đó và hỏi thêm:
- Em có tự hào về các truyền thống đó không?
- Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó?
3. GV kết luận: Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp riêng của mình. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy các truyền thống đó.
Hoạt động 3: HS đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề Biết ơn tổ tiên (bài tập 3, SGK)
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố bài học
* Cách tiến hành
1. Một số HS trình bày .
2. Cả lớp trao đổi, nhận xét.
3. GV khen các em đã chuẩn bị tốt phần sưu tầm.
4. GV mời 1-2 HS đọc lại phần Ghi nhớ trong SGK.
4. Củng cố:
- Gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ.
5. Dặn dò: 
- Về học bài, chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------
Tiết 2: hướng dẫn học toán
Ôn: Số thập phân bằng nhau
I.Mục tiêu :
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thứcvề số thập phân.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài đúng, chính xác.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : Phấn màu.
III.Hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ :
Học sinh nhắc lại cách so sánh số thập phân, cho ví dụ?
3. Dạy bài mới : Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1:
Viết các số thập phân dưới dạng gọn hơn.
a) 38,500 = 38,5
19,100 = 19,1
5,200 = 5,2
b) 17,0300 = 17,03
800,400 = 800,4
0,010 = 0,01
c) 20,0600 = 20,06
203,7000 = 203,7
100,100 = 100,1
Bài tập 2 : 
Viết thành số có ba chữ số ở phần thập phân (theo mẫu)
 7.5 = 7,500
2,1 = 2,100
4,36 = 4,360
 60,3 = 60,300
1,04 = 1,040
72 = 72,000
56,78 = 56,780
32,9 = 32,900
0,97 = 0,970
456,3 = 456,300
1,7 = 1,700
10,76 = 10,760
217,54 = 217,540
3,89 = 3,890
25,07 = 25,070
Bài tập 3 : 
Đúng ghi Đ, sai ghi S.
0,2 = 
0,2 =
0,2 = 
0,2 = 
3,54 = 3 
3,54 = 3
3,54 = 3
3,54 = 3
Bài tập 4 :
 Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
B 
 viết dưới dạng số thập phân là :	viết dưới dạng số thập phân là :
A. 0,6	B. 0,06	A. 0,81	B. 0,810
C. 0,006	D. 0, 600	C.0,081	D. 0,820
4. Củng cố:
- Giáo viên nhận xét giờ học.
5. Dặn dò :
Về nhà học bài và so sánh số thập phân cho thành thạo.
---------------------------------------------------------------
Tiết 3: hướng dẫn học tiếng việt
Luyện đọc: Kì diệu rừng xanh
 I. YấU CẦU :
 Rốn kĩ năng đọc diễn cảm bài: “ Kỡ diệu rừng xanh”.
- Đọc đúng tốc độ quy định, ngắt nghỉ đúng các dấu chấm dấu phẩy.
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tổ chức:
2. kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
a. Nhắc lại kiến thức:
 - HS nhắc lại ý nghĩa của bài.
b. Hướng dẫn đọc:
- Gọi HS đọc bài theo đoạn khoảng 3-4 lượt.
- GV theo dừi sửa sai cho HS.
- HS luyện đọc theo đoạn.
 c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
 - 3 HS đọc tiếp nối nhau đọc toàn bài. Lớp theo dừi, nhắc lại cỏc đọc diễn cảm ( Toàn bài đọc với giọng tả nhẹ nhàng, thể hiện cảm xỳc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng; Đoạn 1: Đọc với giọng khoan thai, thể hiện thỏi độ ngỡ ngàng, ngưỡng mộ. Đoạn 2: Đọc hơi nhanh ở những cõu miờu tả hỡnh ảnh thoắt ẩn, thoắt hiện của muụng thỳ. Đoạn 3: Đọc thong thả ở những cõu miờu tả vẻ thơ mọng của cỏnh rừng trong sắc vàng mờnh mụng.
 - HS luyện đọc diễn cảm theo nhúm 3. GV theo dừi uốn nắn.
 - GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp ( 3 nhúm ). Lớp nhận xột, bỡnh chọn nhúm cú nhiều bạn đọc tốt nhất.
 4. Củng cố:
 - GV nhận xột tiết học, khen ngợi những HS đọc bài tốt.
5. Dặn dũ:
 - Dặn HS đọc trước bài “ Trước cổng trời ”.
---------------------------------------------------------------------
Tiết 4: Luyện viết:
Bài 8
I. Mục tiêu:
Rèn chữ viết cho HS.
- Yêu câu hS viết đúng, đẹp, đảm bảo thời gian quy định 
Rèn cho HS kĩ năng viết chữ đứng nét thanh nét đậm
Trình bày bài đúng quy định . Viết đúng các chữ hoa theo yêu cầu của bài
Có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp
II. Chuẩn bị:
- Vở luyện viết lớp 5 tập 1.
- Bút nét thanh, nét đậm.
III. Các bước lên lớp:
Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở luyện viết của HS, bút.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung bài giảng:
- Yêu cầu HS mở vở luyện viết (tr1)
- Gọi HS đọc bài viết.
GV đặt câu hỏi để khai thác bài viết:
- Bài viết được trình bày theo thể loại nào?
- Trong bài viết có những con chữ nào được viết hoa?
- Những con chữ viết hoa cao mấy ly?
- Những con chữ viết thường cao mấy ly?
- Bài viết được trình bày như thế nào?
- Nội dung bài viết nói gì?
c) HS viết bài:
- GV theo dõi giúp đỡ những HS viết chưa đạt.
d) Chấm bài, nhận xét đánh giá.
- GV chấm khoảng 6-7 bài; nhận xét kĩ, cụ thể từng bài.
4. Củng cố:
- Nêu nội dung bài viết.
- Nhận xét tiết học.
- Tuyên dương những HS có bài viết đẹp đung quy định.
5. Dặn dò:
- Về ôn bài, chuẩn bị bài sau
- Chấm vở của 1 vài HS nhận xét.
- HS đọc bài viết
- Bài viết được trình bày dưới dạng thơ.
- Những chữ được viết hoa trong bài 
viết là: E C H M B N K T X Q 
Những con chữ này được trình bày cao hai ly rưỡi.
- HS tả lời
- HS chú ý viết bài.
- HS theo dõi nhận xét của GV để chữa vào bài làm của mình.
- HS nêu nội dung bài viết.
-----------------------------------------@&?---------------------------------------
Ngày soạn: 24/10/2010
Ngày giảng: Thứ ba ngày 26/10/2010
Tiết 1: Kĩ thuật
Nấu cơm (tiết 2)
I/ Mục tiêu: 
HS cần phải :
-Biết cách nấu cơm.
-Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.
 - Không y/c HS nấu cơm ngay tại lớp.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Gạo tẻ. 
-Nồi nấu cơm điện.
-Dụng cụ đong gạo.
-Rá, chậu để vo gạo.
-Đũa dùng để nấu cơm.
-Xô chứa nước sạch. 
-Phiếu học tập. 
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1-ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra bài cũ: 
-Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. 
-Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết 1.
	3-Bài mới:
	3.1-Giới thiệu bài: 
Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
 3.2-Hoạt động 3: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
-Cho HS đọc mục 2:
-GV phát phiếu học tập, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm 4 theo nội dung phiếu.
-Cho HS thảo luận nhóm (khoảng 15 phút).
-Mời đại diện một số nhóm trình bày.
-Gọi 1 – 2 HS lên bảng thực hiện các thao tác chuẩn bị và nấu cơm bằng nồi cơm điện.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét và hướng dẫn HS cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
-Cho HS nhắc lại cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
-Cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK ở mục 2.
-Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm.
 3.3-Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
-Cho HS trả lời các câu hỏi sau vào giấy:
+Có mấy cách nấu cơm? Đó là cách nào?
+Gia đình em thường nấu cơm bằng cách nào? Em hãy nêu cách nấu cơm đó?
-Mời một số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá.
4-Củng cố: Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ
5-Dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Luộc rau”
-HS thảo luận nhóm 4.
-Đại diện nhóm trình bày.
-HS nhắc lại cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
-HS làm việc cá nhân.
-HS trình bày.
---------------------------------------------------------------------
Tiết 2: Tiếng anh
GV chuyên dạy
------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: Đọc sách
Đọc chuyện tranh thiếu nhi
I. Yêu cầu:
- HS cần tuân theo những nội quy của phòng đọc.
- Biết thường thức những câu chuyện tranh dành cho Thiếu nhi.
- HS cần nắm được sơ qua nội dung câu chuyện mà mình đã được đọc.
- Nắm được ý nghía của câu chuyện mà bản thân đã được đọc.
- Rèn đọc hay đúng quy định.
II. Chuẩn bị:
- Phòng đọc, bàn nghế, chuyện tranh Thiếu nhi.
III. Các hoạt động chính:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra tài liệu đọc.
3. Nội dung:
a) Vào phòng đọc:
- HS xếp hàng vào phòng đọc.
- HS ngồi vào vị trí đọc truyện.
b) Phát chuyện:
- GV phát chuyện cho HS.
c) HS đọc truyện:
* Chú ý: Nếu trường hợp HS đọc xong chuyện được phát thì HS có thể đổi truyện cho nhau hoặc đổi chuyện tại thư viện.
Trong khi đọc truyện cần đọc nhỏ, không xô đẩy chen lấn, tranh dành nhau truyện.
- GV trực tiếp quản HS đẻ kịp thời nhắc nhở uốn nắn
- Trong khi đọc HS cần ngồi đúng tư thế.
4. Kết thúc tiết đọc tuyện:
- GV hỏi một số HS về ý nghĩa của câu chuyện mà em đã được đọc.
- Nêu cảm nghĩ của em về tiết đọc truyện hôm nay.
- GV nhận xét tiết đọc chuyện.
5. Dặn dò: 
- Về các em tìm những câu chuyện hay dành cho Thiếu nhi để đọc và kể cho mọi người nghe.
-----------------------------------------@&?---------------------------------------
Ngày soạn:25/10/2010
Ngày giảng: Thứ tư ngày 27/10/2010
Tiết 1: Lịch sử
Bài 8: Xô viết Nghệ – Tĩnh
I/ Mục tiêu: 
Học song bài này, HS biết:
 - Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở Nghệ an:
 Ngày 12/9/1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềmvà các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bom đoàn biểu tình. Phong trào đấu tranh tiếp tục l ... 
- HS chú ý theo dõi.
- HS chú ý lắng nghe.
*Diễn biến: Ngày 12-9-1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm kéo về thị xã Vinh
*Gợi ý trả lời:
-Không hề xảy ra trộm cắp. Chính quyền CM bãi bỏ những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan
-Bọn đế quốc, phong kiến dùng mọi thủ đoạn dã man để đàn áp, đến năm 1931, phong trào bị dập tắt.
*ý nghĩa: Phong trào đã chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng CM của nhân dân LĐ. cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
2 HS đọc ghi nhớ.
------------------------------------------------------------
Tiết 2: hướng dẫn học toán
Ôn luyện tập
I.Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao thêm cho học sinh những kiến thức về số thập phân, so sánh số thập phân.
- Rèn cho học sinh kĩ năng so sánh số thập phân.
II.Chuẩn bị :
Phấn màu, nội dung VBT bảng con.
III.Hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
Học sinh nhắc lại cách so sánh số thập phân?
3. Dạy bài mới:
Bài tập 1:
Điền dấu (> ; < ; = ) thích hợp vào chỗ chấm.
54,8 > 54,79	40,8 > 39,99	68,9 < 68,999
7,61 < 7,62	64,700 = 64,7	100,45 = 100,4500
31,203 > 31,201	73,03 82,79
Bài tập 2 : 
a)Khoanh vào số lớn nhất
5,694	5,946	5,96	 5,964	5,679	5,969
b)Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
83,62 ;	84,26 ;	83,65 ;	84,18 ;	83,56 ;	83,67 ;	84,76
Giải :
83,56 < 83,62 < 83,65 < 83,67 <84,18 <84,26 <84,76
Bài tập 3: 
a) Tìm chữ số x biết :
 9,6x < 9,62	x = 0 ; 1
 25,x4 > 25,74	x = 8 ;9
 105,38 < 105,3x	x = 9
b) Tìm số tự nhiên x, biết:
0,8 < x < 1,5 	x = 1
53,99 < x < 54,01	x = 54
850,76 > x > 849,99	x = 850
4. Củng cố:
- Giáo viên nhận xét giờ học
5. Dặn dò :
- Dặn học sinh về nhà ôn lại cách so sánh số thập phân.
----------------------------------------------------------------
Tiết 3: HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT
Bồi dưỡng - phụ đạo: tiếng việt
 I. Yờu cầu:
- Củng cố cho HS về Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên.
- Rèn luyện chữ viết cho HS:
+ HS trình bày bài viết đẹp, đúng cỡ chữ, đúng tốc độ quy định.
II. Chuẩn bị:
- VBT tiếng việt, vở ụ ly để viết chớnh tả, bỳt viết nột thanh, nột đậm, bỳt chỡ.
III. Cỏc hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dựng học tập của HS.
3. Bài mới:
a- phụ đạo
*Bài tập 1:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS trao đổi nhóm 2.
-Mời một số học sinh trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-HS suy nghĩ, làm việc cá nhân.
-Mời 4 HS chữa bài
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Cho HS thi đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ.
*Bài tập 3:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV cho HS làm việc theo nhóm 7.
-Đại diện nhóm mang bảng nhóm lên trình bày kết quả. Sau đó HS trong nhóm nối tiếp nhau đặt câu với những từ vừa tìm được.
-Cả lớp và GV nhận xét, KL nhóm thắng cuộc.
*Bài tập 4:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Truyền tin” để tìm các từ ngữ miêu tả sóng nước: 
+GV chỉ định 1 HS tìm từ, đọc to nếu đúng thì HS đó được quyền chỉ định HS khác.
+HS lần lượt chơi cho đến hết.
-Cho HS đặt câu vào vở.
-Mời HS nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt.
*Lời giải :
 ý b -Tất cả những gì không do con người gây ra.
*Lời giải:
 Thác, ghềnh, gió, bão, nước, đá, khoai, mạ.
-HS thi đọc.
-Thư kí ghi nhanh những từ ngữ tả không gian cả nhóm tìm được. Mỗi HS phải tự đặt một câu với từ vừa tìm được.
-Các nhóm trình bày.
*Lời giải: Tìm từ
+Tả tiếng sóng: ầm ầm, ầm ào, rì rào, ào ào
+Tả làn sóng nhẹ: lăn tăn, dập dềnh, lững lờ
+Tả đợt sóng mạnh: cuồn cuộn, ào ạt, điên cuồng, dữ dội
-HS làm vào vở.
-HS đọc.
B - Bồi dưỡng
 Rốn kĩ năng viết đỳng, trỡnh bày đẹp một đoạn trong bài: “Một chuyờn gia mỏy xỳc”.
 1. Nhắc lại kiến thức:
 2 HS nhắc lại quy tắc đỏnh dấu thanh đối với cỏc tiếng chứa nguyờn õm đụi ya, yờ 
 2. Hướng dẫn luyện viết:
 - GV đọc đoạn cần viết: Từ: “Chiếc mỏy xỳc hối hả đến những nột giản dị, thõn mật”.
 ? Dỏng vẻ của A-lếch-xõy cú gỡ mặc bộ quần ỏo xanh cụng nhõn, thõn hỡnh chắc khoẻ, khuụn mặt to chất phỏc, ...tất cả gợi lờn những nột giản dị, thõn mật).
 - HS viết từ khú: cửa kớnh, giản dị, ngoại quốc.
 3. Viết bài vào vở:
 - GV đọc, HS nghe và viết vào vở rồi soỏt lại bài.
 4. Chấm, chữa bài:
 - GV chấm một số bài, HS kết hợp đổi chộo vở soỏt lỗi, chữa bài.
 - GV nhận xột quỏ trỡnh luyện chữ của HS.
 4. Củng cố:
- GV nhận xột tiết học, khen ngợi những HS viết tốt, làm bài tốt
5. Dặn dũ:
 - Dặn HS về nhà luyện viết thờm.
--------------------------------------------------------------------
Tiết 4: hoạt động tập thể
Múa hát tập thể - tập huấn đội nòng cốt BCH chi đội
(GV Tổng phụ trách phụ trách)
-----------------------------------------@&?---------------------------------------
Ngày soạn:27/10/2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 29/10/2010
Tiết 1: Khoa học
Bài 16: Phòng tránh hiv/aids 
I/ Mục tiêu:
Sau bài học HS biết:
-Giải thích một cách đơn giản HIV là gì, AIDS là gì.
- Nêu các đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS
- Có ý thức thức thực hiện phòng tránh bệnh HIV/ AIDS.
II/ Đồ dùng dạy-học: 
-Thông tin và hình trang 35 SGK
- ST các thông tin về tác nhân, đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS.
III/ Các hoạt động dạy-học:
1. ổn định tổ chức: 
2- Kiểm tra bài cũ:
-Cho HS nêu tác nhân, đường lây truyền, cách phòng bệnh viêm gan A?
3- Bài mới:
3.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
3.2- Hoạt động 1: Trò chơi “ Ai nhanh , ai đúng”
* Mục tiêu: -HS Giải thích một cách đơn giản HIV là gì, AIDS là gì.
 -Nêu các đường lây truyền bệnh HIV
* Cách tiến hành.
GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: 
-Cho HS thảo luận và trình bày KQ thảo luận.
*GV kết luận:
1 – c
2 – b
3 – d
4 – e
5 - a
- 2 HS lên bảng trình bày câu trả lời.
- HS nhận xét, đánh giá.
-Các nhóm thi xem nhóm nào tìm được câu trả lời tương ứng với câu hỏi đúng và nhanh nhất.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận .
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
	3.2-Hoạt động 2: Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh và triển lãm:
*Mục tiêu: Giúp HS : 
 -Nêu được cách phòng bệnh HIV/AIDS.
 -Có ý thức tuyên truyền vận động mọi người thực hiện phòng tránh bệnh HIV/ AIDS
*Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- GV nêu yêu cầu.
- GV nhận xét, kl.
4. Củng cố:
- Nêu cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS?
5. Dặn dò:
- Về học bài, chuẩn bị bài sau.
- Các nhóm sắp xếp, trình bày các thông tin, tranh ảnh, bài báo
- Các nhóm trưng bày SP.
- Các nhóm bình chọn nhóm có nội dung pp, đầy đủ, trình bày đẹp.
----------------------------------------------------------------
Tiết 2: Địa lý
Bài 8: Dân số nước ta
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
	-Biết dựa vào bảng số liệu, biểu đồ để biết số dân và đặc điểm tăng dân số của nước ta.
	-Biết được nước ta có dân số đông, gia tăng dân số nhanh. 
	-Nhớ số liệu dân số của nước ta ở thời điểm gần nhất.
	-Nêu được một số hậu quả do dân số tăng nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu ăn, ở, học hành, chăm sóc y tế.
	-Thấy được sự cần thiết của việc sinh ít con trong một gia đình.
- HS khá, giỏi: Nêu một số VD cụ thểvề hậu quả của sự gia tăng dân số ở địa phương.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Bảng số liệu dân số các nước Đông Nam A năm 2004.
	-Biểu đồ tăng dân số Việt Nam.
	-Tranh ảnh thể hiện hậu quả của tăng dân số nhanh.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-ổn định tổ chức:	
2-Kiểm tra bài cũ:
Nêu đặc điểm chính của địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng của nước ta?
3-Bài mới:
3.1-Giới thiệu bài:
3.2-Nội dung:
1) Dân số:
*Hoạt động 1: (Làm việc theo cặp )
-Cho HS quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam A năm 2004.
+Năm 2004, nước ta có số dân là bao nhiêu?
+Nước ta có số dân đứng hàng thứ mấy trong số các nước ở Đông Nam A?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: (SGV-96)
2) Gia tăng dân số:
*Hoạt động 2: (làm việc cá nhân)
-Cho HS quan sát biểu đồ dân số qua các năm, trả lời câu hỏi:
+Cho biết dân số từng năm của nước ta?
+Nêu nhận xét về sự tăng dân số của nước ta?
-Mời HS trả lời các câu hỏi.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: (SGV-96)
*Hoạt động 3: (thảo luận nhóm 4)
-GV cho HS quan sát tranh về hậu quả của gia tăng dân số. Yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi:
+Theo em gia tăng dân số nhanh dẫn tới hậu quả gì?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác bổ sung.
-GV kết luận: (SGV-97)
? Hiện nay nhà nước ta đã có những biện pháp gì để giảm tỉ lệ gia tăng dân số?
? Người dân ở địa phương em đã làm gì để giảm bớt tỉ lệ tăng dân số?
4-Củng cố: HS đọc ghi nhớ trong SGK.
? Nêu VD về hậu quả của sự gia tăng dân số ở địa phương em?
5-Dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
 -Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu đặc điểm chính của địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng của nước ta.
- Năm 2004, nước ta có số dân là 82 triệu người
-Nước ta có số dân đứng hàng thứ 3 trong số các nước ở Đông Nam A.
-Năm 1979: 52,7 triệu người. Năm 1989: 64,4 triệu người. Năm 1999: 76,3 triệu người.
-Dân số nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm hơn một triệu người.
-Thiếu ăn, không đủ chất dinh dưỡng, nhà ở chật chội, thiếu tiện nghi
- Vận động ND sinh đẻ có kế hoạch: Mỗi gia đình chỉ sinh từ 1 đến 2 con.
- áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình: đình sản, đặt vòng tránh thai,
- HS nêu phần ghi nhớ.
------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: sinh hoạt lớp (tuần 8)
I/ Mục tiêu:
Giúp các em thấy được ưu điểm, khuyết điểm của mình.
HS có hướng sửa chữa khuyết điểm.
II/ Nhận xét chung.
Các tổ trưởng nhận xét.
Lớp trưởng nhận xét.
GV nhận xét chung.
Các em đã có ý thức học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp như: em Ly, Việt Anh, Hai, Hà, Cao Thị Thu Trang, Huyền Trang.
+ Nhiều em có ý thức luyện viết và giữ gìn sách vở đồ dùng học tập rất tốt như: Ly, Việt Anh, Hai, Cao Thị Thu Trang.
+ Các em thực hiện tốt nền nếp của trường, lớp.
+ Trang phụ gọn gàng, đẹp.
+ Còn một số em vẫn chưa chăm học, cần cố gắng chăm học hơn như: Lượng, Thưởng, Huề, Phượng, Đức.
+ Không có hiện tượng nghỉ học không phép.
 III/ Phương hướng tuần 9:
Học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp.
Nghỉ học có lí do.
Vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch sẽ.
Mặc đỳng đồng phục theo quy định
Trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài.
-----------------------------------------@&?---------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 5 CHIEU TUAN 8.doc