Giáo án Lớp 5 tuần 9, 10 - Trường Tiểu học Vĩnh Quang

Giáo án Lớp 5 tuần 9, 10 - Trường Tiểu học Vĩnh Quang

TẬP ĐỌC

CÁI GÌ QUÝ NHẤT?

I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS :

1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

2. Nắm được vấn đề tranh luận: Cái gì quý nhất? và ý được khẳng định trong bài: Người lao động là quý nhất.

3. Giáo dục HS biết ơn những người lao động.

II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 

doc 44 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1141Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 9, 10 - Trường Tiểu học Vĩnh Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 
 Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
cái gì quý nhất?
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS :
1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
2. Nắm được vấn đề tranh luận: Cái gì quý nhất? và ý được khẳng định trong bài: Người lao động là quý nhất.
3. Giáo dục HS biết ơn những người lao động.
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên đọc thuộc lòng những câu thơ em thích trong bài “Trước cổng trời”, trả lời các câu hỏi về bài đọc.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
 Nêu MĐ, YC của tiết học.
2. HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- Câu chuyện có thể chia làm mấy phần?
- Hướng dẫn HS đọc đúng lời các nhân vật.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
- Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì?
- Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình? 
- Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất? 
- Em hãy đặt tên khác cho bài và nói rõ lí do vì sao? (dành cho HS khá giỏi)
Nội dung bài nói gì?
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn HS luyện đọc phân vai; giúp HS thể hiện đúng giọng đọc của từng nhân vật.
- Hướng dẫn HS luyện đọc phân vai trong phần 2.
- GV nhận xét HS đọc bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc cả bài.
- HS đọc thuộc lòng khổ thơ hoặc cả bài thơ và trả lời câu hỏi. Lớp nhận xét.
- 1 em khá (giỏi ) đọc toàn bài, cả lớp cùng đọc thầm toàn bài.
- 3 phần: Phần 1: từ Một hôm....đến sống được không?
Phần 2 : Gồm các đoạn 3, 4, 5 (từ Quý và Nam..... đến phân giải)
Phần 3( phần còn lại).
- HS nối tiếp nhau đọc từng phần.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1em đọc cả bài.
- Lớp đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.
- Hùng: lúa gạo; Quý: vàng ; Nam: thì giờ.
- Hùng: lúa gạo nuôi sống con người. Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo. Nam: có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
- Vì không có người lao động thì không có vàng bạc, lúa gạo,...
- HS tự chọn tên khác cho bài văn.VD: Cuộc tranh luận thú vị; Ai có lí? Người lao động là quý nhất....
* Bài văn nói về cuộc tranh luận và khẳng định: Người lao động là quý nhất.
- 1 tốp HS khá giỏi làm mẫu.
- Từng tốp 5 HS luyện đọc phân vai 
- HS luyện đọc phân vai (3 lượt) chú ý đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Đọc trước bài “Đất Cà Mau”.
.....................................*****.................................
Toán
luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS lên chữa bài tập 3 trang 51- VBT
- GV nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2: Luyện tập đổi các đơn vị đo độ dài.
HD HS làm BT trang 45 - SGK.
 Bài 1: Cho HS xác định yêu cầu bài tập?
 GV cùng lớp nhận xét bài làm.
Củng cố cách đổi các đơn vị đo độ dài.
Bài 2: Bài toán yêu cầu gì? 
- GV HD mẫu: 315 cm = 300 cm +15 cm = 3m 15cm = 3 m = 3,15 m.
Cho HS chữa bài nhận xét.
- Củng cố về cách đổi đơn vị bé sang lớn.
Bài 3 : Cho HS đọc đề và nêu yêu cầu bài toán?
- GV cùng lớp chữa bài.
- Cho HS củng cố về cách đổi các đơn vị đo từ bé sang lớn.
Bài 4(a,c): Yêu cầu HS đọc đề bài.
(khuyến khích HS làm cả BT 4b tại lớp)
Cho HS trao đổi theo cặp làm bài.
HD HS chữa bài.
- Mỗi hàng đơn vị đo độ dài ứng với mấy chữ số?
Hoạt động 3. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách đổi các đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- GV nhận xét tiết học và giao BTVN.
- 3 HS lên chữa bài. Lớp nhận xét.
- Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- Cả lớp làm bài vào vở, 3 em lên chữa bài:
a. 35m 23cm = 35m = 35,23m
b. 51dm 3cm = 51dm
c. 14m 7cm = 14m
- HS nêu cách làm và kết quả.
- Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- Cả lớp tự làm bài, 3 em lên chữa bài. Kết quả :
234 cm = 2,34 m
506 cm = 5,06 m; 34 dm = 0,34 m
- 2 em nêu cách làm.
- Viết các số đo sau đây dưới dạng STP có đơn vị đo là km.
- HS tự làm bài vào vở, 3 em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét.
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS làm vào vở, đại diện 4 nhóm lên chữa bài. 
 12,44 m = 12m 44 cm;7,4 dm = 7dm4 cm 3,45 km = 34500 m.
- HS nêu ...
- HS nhắc lại kiến thức.
- Làm BT trang 51, 52 VBT.
....................................*****....................................
Đạo đức
tình bạn (Tiết 1)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn hoạn nạn. 
- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.
- Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
II. Tài liệu và phương tiện :
- Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời : Mộng Lân.
III. Các HĐ DH chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 
 - Hãy kể một số truyền thống tốt đẹp của dòng họ, gia đình mình.
 - GV nhận xét đánh giá HS.
B. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1:Thảo luận cả lớp (6 - 7 phút)
- Bài hát nói lên điều gì?
- Lớp chúng ta có vui như vậy không?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè?
- Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu?
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truyện "Đôi bạn” (5- 6 phút).
- Cho HS hoạt động nhóm đôi.
- Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện ?
- Qua câu truyện trên, em có thể rút ra được điều gì về cách đối xử với bạn bè?
 GV chốt lại: Bạn bè cần phải yêu thương nhau, giúp đỡ lẫn nhau...
Hoạt động 3. Làm BT 2- SGK(8-9 phút)
- Nêu yêu cầu bài tập ?
- GV nêu từng tình huống.
- Kết luận cách ứng xử với mọi người.
Nêu cách làm phù hợp.
- Cho HS rút ra ghi nhớ.
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò(4-5 phút)
- Câu chuyện khuyên ta điều gì?
- Giáo dục HS đoàn kết giúp đỡ nhau.
- 2 HS kể...
- Cả lớp cùng hát bài Lớp chúng ta doàn kết.
- Tình đoàn kết vui vẻ giữa các bạn trong lớp với nhau. Giúp đỡ nhau cùng thi đua tiến bộ, trở thành trò ngoan.
- HS trả lời...
- Nếu xung quanh chúng ta không có bạn thì sẽ rất buồn, không biết bày tỏ niềm vui, nỗi buồn với ai bởi bạn bè thường dễ tâm sự với nhau.
- Trẻ em có quyền được tự do kết bạn. Em biết điều này qua sách báo ( Quyền và bổn phận trẻ em), qua thực tế,...
- 1 em đọc truyện “ Đôi bạn” 
Cả lớp thảo luận theo nội dung truyện.
- Đó là hành động không tốt, vì bạn bè hoạn nạn phải có nhau, giúp đỡ lẫn nhau.
- Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.
- HS tham gia đóng vai theo nội dung truyện.
- Em sẽ làm gì trong các tình huống sau? Vì sao?
- HS lần lượt nêu ý kiến và cách xử lí của mình.
- HS liên hệ đến thực tế bản thân.
- HS đọc ghi nhớ.
- Biết giúp đỡ mọi người cùng vượt qua khó khăn, hoạn nạn.
- Chuẩn bị cho tiết thực hành sau
......................................*****......................................
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
đất cà mau
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm làm nổi bật sự khắc nghiệt của thiên nhiên ở Cà Mau và tính cách kiên cường của người Cà Mau.
2. Hiểu ý nghĩa của bài văn: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau.
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
- Bản đồ Việt Nam; tranh ảnh về cảnh thiên nhiên, con người trên đất Cà Mau.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ: HS đọc truyện “ Cái gì quý nhất”, trả lời câu hỏi: Vì sao người lao động là quý nhất?
- GV nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài: GV dùng bản đồ, tranh ảnh để GTB.
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a, Luyện đọc:
- Bài văn chia làm mấy đoạn?
- Hướng dẫn HS đọc đúng và kết hợp giải nghĩa từ khó.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Nhấn giọng những từ gợi tả.
 b. Tìm hiểu bài:
- Mưa ở Cà Mau có gì khác thường ?
- Giảng từ: phũ: dữ dội, thô bạo đến tàn nhẫn.
Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và nêu ý chính
- Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?
- Giảng từ: phập phều, cơn thịnh nộ, hàng hà sa số.
- Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
- Cho HS đọc Đ2 nêu ý 2
Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3.
- Người Cà Mau có tính cách như thế nào?
- Giảng từ: Sấu cản mũi thuyền, hổ rình xem hát.
Đoạn 3 nói về điều gì?
- Cho HS đọc nối tiếp 3 đoạn và nêu đại ý?
c, Luyện đọc lại:
- Cho HS nêu giọng đọc toàn bài.
GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố - dặn dò:
- Cho HS nhắc lại đại ý của bài.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài và trả lời câu hỏi.
 Lớp nhận xét.
- Một em HS khá (giỏi) đọc toàn bài.
Cả lớp đọc thầm.
- 3 đoạn:
Đoạn 1: từ đầu đến nổi cơn dông.
Đoạn 2: Cà Mau đất xốp....bằng thân cây đước.
Đoạn 3( phần còn lại).
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1em đọc toàn bài.
- 1 em đọc đoạn 1, lớp đọc thầm.
- Mưa ở Cà Mau là mưa dông: rất đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh.
- 1 HS đọc diễn cảm đoạn văn: giọng hơi nhanh, mạnh.
- Mưa ở Cà Mau.
- 1 em đọc đoạn 2.cả lớp đọc thầm.
- Cây cối mọc thành chòm, thành rặng; rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt.
- Nhà cửa dựng dọc những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì....
- Cây cối và nhà cửa Cà Mau.
- HS đọc đoạn 3
- Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, thượng võ, thích kể và thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người.
- Người Cà Mau kiên cường.
* Bài văn nói lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên và khẳng định con người Cà Mau rất kiên cường.
- HS nêu và thi đọc diễn cảm từng đoạn của bài.
- HS nhận xét cách đọc.
- HS nêu và chuẩn bị ôn tập ở nhà.
.....................................*****.....................................
Toán
Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân .
- Luyện tập viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân . 
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra về đơn vị đo độ dài:
- HS chữa BT 4 trang 52-VBT.
- Hai hàng đơn vị đo độ dài liền kề nhau gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần?
- GV nhận xét cho điểm.
Họat động 2: Ôn lại bảng đơn vị đo khối lượng 
- Kể tên các đơn vị đo khối lượng từ lớn đến bé?
- Hai đơn vị đo khối lượng liền kề  ... 
Bày, dọn bữa ăn trong gia đình
I - Mục tiêu: HS cần phải:
- Biết cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình.
- Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
II - Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn ở các gia đình thành phố và nông thôn.
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước luộc rau? GV nhận xét đánh giá HS.
B. Dạy bài mới:
Hoạt động 1. Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1, đọc nội dung mục 1a (SGK)
- Nêu mục đích của việc bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn
- GV tóm tắt các ý trả lời của HS và giải thích, minh hoạ mục đích, tác dụng của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở gia đình các em.
 - GV nhận xét và tóm tắt một số cách trình bày bàn ăn phổ biến ở nông thôn, thành phố, (nhiều gia đình sắp xếp món ăn, bát, đũa vào mâm và đặt mâm ăn lên bàn ăn, phản gỗ, chõng tre hoặc chiếu trải dưới đất. Cũng có nhiều gia đình sắp xếp món ăn, bát, đũa, thìa, dĩa trực tiếp lên bàn ăn).
- GV giới thiệu tranh, ảnh một số cách bày món ăn, dụng cụ ăn uống để minh hoạ.
- Nêu yêu cầu của việc bày dọn trước bữa ăn? 
- Nêu các công việc cần thực hiện khi bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn nhằm đảm bảo các yêu cầu trên.
 GV chốt lại: Bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn một cách hợp lý giúp mọi người ăn uống được thuận tiện, vệ sinh. Khi bày trước bữa ăn phải đảm bảo đầy đủ dụng cụ ăn uống cho mọi thành viên trong gia đình; dụng cụ ăn uống phải khô ráo, sạch sẽ.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn
- Nêu cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình.
 - Hãy so sánh cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình và cách thu dọn sau bữa ăn trong SGK?
- Thu dọn sau bữa ăn ở gia đình có tác dụng gì?
- GV nhận xét và nhắc nhở HS biết giúp gia đình bày dọn trước và sau bữa ăn.
Lưu ý: Công việc thu dọn sau bữa ăn được thực hiện ngay sau khi mọi người trong gia đình đã ăn xong. Không thu dọn khi có người còn đang ăn hoặc cũng không để qua bữa quá lâu mới thu dọn. GV bổ sung cho HS biết khi cất thức ăn vào tủ lạnh, thức ăn phải được đậy kín hoặc cho vào hộp có nắp đậy.
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập
- Cho HS làm BT trong VBT thực hành...
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
C. Nhận xét - dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Động viên HS tham gia giúp đỡ gia đình trong công việc nội trợ.
- Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài: “Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống” và tìm hiểu cách rửa dụng cụ nấu ăn ở gia đình.
- HS quan sát hình 1, đọc nội dung mục 1a (SGK)
- Giúp việc ăn uống hợp vệ sinh và thuận lợi hơn.
- Vài HS nhắc lại.
- HS nêu các cách bày các món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn....
- HS quan sát....
- Dụng cụ ăn uống và dụng cụ bày món ăn phải khô ráo, vệ sinh. Các món ăn được sắp xếp hợp lí, thuân tiện cho mọi người ăn uống.
- Nhiều HS nêu...
- HS trình bày cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình các em.
- HS so sánh và chỉ ra sự khác nhau....
- Giúp vệ sinh sạch sẽ...
- HS lắng nghe....
- HS làm bài và nêu kết quả bài làm, lớp nhận xét bổ sung.
....................................*****...............................
Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2010
Toán
tổng nhiều số thập phân
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết tính tổng nhiều số thập phân: tương tự như tính tổng hai số thập phân.
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1. Kiểm tra về phép cộng:
 Cho HS chữa bài 4 VBT trang 62.
- Nêu tính chất giao hoán của phép cộng?
- GV nhận xét cho điểm,
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tính tổng nhiều số thập phân.
- Muốn tính cả 3 thùng có bao nhiêu lít dầu em làm tính gì?
- GV hướng dẫn HS tính tổng nhiều số thập phân tương tự như tính tổng hai số thập phân: 27,5
 + 36,75
 14,5
 78,75
- Cho HS nêu bài toán và hướng dẫn HS tính chu vi của hình tam giác đó.
 - Muốn tính tổng nhiều STP ta làm như thế nào?
 Hoạt động 3: HD HS thực hành:
 HD HS làm BT trang 51,52 - SGK
 Bài 1a,b: Nêu yêu cầu bài toán?
(khuyến khích HS khá giỏi làm cả câu c,d)
GV cùng lớp nhận xét chữa bài.
 Bài 2: Cho HS xác định yêu cầu bài toán?
HD HS chữa bài, nhận xét.
- Khi cộng 2 số với 1 số thứ 3 ta làm thế nào?
Yêu cầu HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng. 
 GV viết: (a + b) + c = a + (b + c)
 Bài 3a,c: Bài tập yêu cầu gì?
(yêu cầu HS khá giỏi làm cả câu b,d)
- Cho HS trao đổi nhóm 4 làm bài, đại diện 4 nhóm lên chữa bài.
HD HS chữa bài.
 - Củng cố tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò:
- Cho HS nhắc lại cách đặt tính và thực hịên tính cộng nhiều STP.
- Giao BTVNP: BT trong VBT trang 62,63.
- 1 em lên bảng chữa bài, 1 em trả lời câu hỏi. Lớp nhận xét.
- HS đọc VD trong SGK.
 - Làm tính cộng, 1 em lên ghi phép tính:
 27,5 + 36,75 + 14,5 = ?
 - HS quan sát và nêu cách đặt tính, cách cộng.
- 1 em lên giải BT, cả lớp làm vào giấy nháp.
 Chu vi của hình tam giác là:
 8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 ( dm)
 ĐS : 24,95 dm. 
 - Nhiều HS nêu....
- Làm BT vào vở.
 - Tính.
 Cả lớp làm vào vở, 4 em lên chữa bài:
a. 5,27 + 14,35 + 9,25 = 28,87.
b. 6,4 + 18,36 + 52 = 76,76.
c. 20,08 + 32,91 + 7,15 = 60,14
d. 0,75 + 0,09 + 0,8 = 1,64
- Vài HS nêu cách làm.
- Tính rồi so sánh giá trị của ( a + b) + c và a + ( b + c).
- 2 em lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của hai số còn lại.
 - HS nêu...
- Sử dụng tính chất gaio hoán, kết hợp để tính.
- Một số em lên chữa bài. VD:
 a,12,7 + 5,89 + 1,3 = 12,7 + 1,3 + 5,89
= 14 + 5,89 = 19,89 .
d. 7,34+ 0,45 + 2,66 = 7,34 + 2,66 + 0,45 = 10 + 0,45 = 10,45 
- Vài HS nhắc lại...
................................*****.....................................
Tập làm văn
ôn tập- Kiểm tra (Tiết 8)
I. Mục tiêu: Kiểm tra đánh giá HS về:
- Cách làm bài văn tả cảnh: Bố cục, nội dung miêu tả, cách dùng từ đặt câu cho bài văn tả ngôi trường thân yêu.
- Rèn kĩ năng làm bài văn tả cảnh.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu MĐYC tiết học.
2. Đề bài: 
 Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
3. Hướng dẫn HS làm bài:
 Cho HS đọc đề và xác định yêu cầu đề bài.
 - Gv nhấn mạnh: Tả ngôi trường thân yêu, gắn bó với em trong nhiều năm qua.
 - Cho HS nhắc lại cách trình bày bố cục, xếp ý, dùng từ đặt câu và chú ý vận dụng nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi tả cảnh kết hợp nêu cảm nghĩ của mình.
 - GV giúp đỡ HS làm bài.
4. Thu bài, dặn dò:
................................****................................
Sinh hoạt lớp
I - Mục tiêu : Giúp HS:
- Đánh giá một số hoạt động trong tuần 10.
- Phổ biến kế hoạch của nhà trường và các hoạt động của Đội.
- Tiếp tục giáo dục HS ý thức tự giác, tính kỉ luật và rèn nề nếp tự quản.
II - Các hoạt động trên lớp: 
Họat động 1 : Đánh giá nhận xét hoạt động tuần 10:
- Tổ trưởng 3 tổ đánh giá thực hiện các nề nếp của tổ mình.
- GV nhận xét về việc thực hiện các nề nếp lớp. 
+ Nhận xét đánh giá về tinh thần học tập: 
	Nhìn chung các em thực hiện tương đối tốt các nội quy của trường lớp .
	Bài thi khảo sát chất lượng HS khá- giỏi còn thấp, trình bày bẩn, chưa khoa học.
	Bài thi định kì, 1 số em viết cẩu thả, chưa đọc kĩ đề bài.
- GV nhận xét về các hoạt động khác:
+ Nề nếp quàng khăn đỏ tương đối đều, chỉ còn 1- 2 em quên.
+ Nề nếp xếp hàng thẳng nhưng khi đi có em phá hàng.
- Đánh giá xếp loại thi đua giữa cá nhân và các tổ.
- Cho HS bình chọn cá nhân và tổ xuất sắc.
 Hoạt động 2 : Phổ biến kế hoạch tuần 11:
- GV triển khai công tác trọng tâm tuần 11.
- GV phát động phong trào thi đua học tốt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
- 3 tổ thống nhất kế hoạch phấn đấu của tổ mình.
- Lớp thông qua KH của từng tổ và bổ sung ý kiến.
- GV bổ sung, nhắc nhở cả lớp thực hiện kế hoạch đã đề ra và khắc phục những tồn tại của tuần 9.
 - Nhắc HS tăng cường luyện tập môn Thể dục để tham gia thi cấp huyện 
- HD HS chuẩn bị cho trang trí lớp học và SHNK tháng 11.
Luyện toán (Tuần 10)
Chữa bài kiểm tra
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố rút kinh nghiệm về:
- Viết số thập phân; giá trị theo vị trí của chữ số trong STP; viết số đo đại lượng dưới dạng STP.
- So sánh STP, đổi đơn vị đo diện tích.
- Giải bài toán có liên quan đến "rút về đơn vị".
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1: Củng cố về cách đọc, viết so sánh các số thập phân(10-12 phút):
Bài 1, 2, 3 phần 1: Cho HS xác định yêu cầu BT.
- Gv hướng dẫn HS lần lượt chữa bài, nêu rõ cách làm ở từng bài.
- Củng cố cách đọc, viết, so sánh các STP.
Hoạt động 2: Luyện đổi các đơn vị đo(12- 15 phút):
Bài 4- phần 1. BT yêu cầu gì?
- Mời HS nêu kết quả 
- Khi viết, mỗi hàng đơn vị đo diện tích ứng với mấy chữ số?
Bài 5- phần 1: 
BT yêu cầu gì? 
- Nêu cách làm?
- Cho cả lớp làm vào vở, 1 em lên bảng trình bày bài giải.
- GV cùng lớp nhận xét bài làm.
Bài 1- phần 2. Nêu yêu cầu BT?
- Cho cả lớp làm vào vở, 2 em lên bảng làm bài.
- Củng cố cách đổi các đơn vị đo độ dài, diện tích.
Hoạt động 3: Luyện giải toán có quan hệ tỉ lệ( 10 phút):
Bài 2- phần 2: Cho HS đọc đề và xác định yêu cầu BT.
- BT thuộc dạng toán gì?
- Nêu các cách giải?
Cho HS củng cố 2 cách giải: Rút về đơn vị và dùng tỉ số.
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét chung kĩ năng và kết quả bài làm của lớp, nhắc nhở HS ôn lại những phần kiến thức còn chưa vững để chuẩn bị cho KTĐK lần 1.
- HS nêu yêu cầu từng BT và nêu cách làm.
 1. Khoanh vào C
 2. Khoanh vào D
 3. Khoanh vào B 
- Viết số thích hợp để viết vào chỗ chấm "7dm24cm2 = ...cm2, khonh vào đáp án đúng.
- 7dm24cm2 = 704cm2 
 - Khi viết, mỗi hàng đơn vị đo diện tích ứng với 2 chữ số
- HS đọc đề bài.
- Tìm diện tích khu rừng đó dựa vào các kích thước như hình vẽ.
- Tìm diện tích khu rừng theo m2 rồi đổi sang đơn vị đo là ha hoặc km2
- HS làm bài và nêu đáp án cần khoanh: đáp án: B
- Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
- HS làm bài, nhận xét.
 a, 9m 34cm = 934 m b, 56 ha = 0,56 km2
- HS nêu yêu cầu BT.
- ... toán tỉ lệ thuận.
- HS trình bày các cách giải.....
- 2 em lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
 ĐS: 405 000 đồng.
- HS ôn tập ở nhà.
......................................*****......................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9, 10 - 5a.doc