Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 – Trường Tiểu học Khả Cửu

Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 – Trường Tiểu học Khả Cửu

Toán

LUYỆN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN

I. Mục tiêu:

Củng cố cho hs cách viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân, theo các đơn vị đo khác nhau.

Giá dục hs ý thức và lòng say mê học toán.

II. Đồ dùng dạy, học:

- Vở bài tập toán.

 

doc 11 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1146Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 – Trường Tiểu học Khả Cửu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 22/10/2010 Tuần 9
Ngày giảng: Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
Toán
Luyện tập về số thập phân
I. Mục tiêu:
Củng cố cho hs cách viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân, theo các đơn vị đo khác nhau.
Giá dục hs ý thức và lòng say mê học toán.
II. Đồ dùng dạy, học:
- Vở bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy, học:
1, ổn định tổ chức 
2, Kiểm tra: 
- Nhắc nhở chung.
3, Bài mới: 
Giới thiệu bài.
* GV hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a,71m 3cm = ....m
b, 24dm 8cm = ....dm
c, 45m 37mm = ....m
d, 7m 5mm = ....m
 Bài tập 2: (VBT) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
Mẫu:
217 cm = 2,17 m.
Cách làm:
217cm = 200cm + 17cm = 2m 17cm = m = 2,17m
Bài tập 3 (VBT, tr 52 ) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
a, 8km 417m = ... km
b, 4km 28m = ... km
c, 7km 5m = ... km
d, 216m = ... km 
Bài tập 4: (VBT tr 52 ) 
Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a, 21,43 m = ... m ... cm 
b, 8,2dm = ... dm .. . cm
c, 7,62km = .... m
d, 39,5km = ... m
4, Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại nội dung tiết học.
- Về ôn lại bài. 
- Chuẩn bị bài giờ sau.
Báo cáo sĩ số.
-HS luyện tập.
 Thực hiện và chữa bài
a, = 71,0 3m
b, = 24,8 dm
c, = 45,037 m
d, = 7,005 m
-HS thực hiện và chữa bài
a, 432cm = 4,32 m.
b, 806cm = 8,06 m
c, 24dm = 2, 4m
d, 75cm = 7,5 dm.
- HS thực hiện và chữa bài
a, = 8,417 km
b, = 4,028 km
c, = 0,216 km
- HS thực hiện và chữa bài
a, = 21m 43cm
b, = 8dm 2cm
c, = 7620 m
d, 3950 m
____________________________________________________
Tiếng việt (luyện đọc)
Trước cổng trời (SGK tr80)
 ( Nguyễn Đình ảnh)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết đọc diễn cảm thể hiện niềm xúc động của tác giả trớc vẻ đẹp vừa hoang sơ thơ mộng vừa ấm cúng thân thương của bức tranh vùng cao.
 - Hiểu nội dung bài thơ:
- Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên vùng núi cao - nơi có thiên nhiên thơ mộng , khoáng đạt, trong lành cùng những con người chịu thương chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.
II. Đồ dùng dạy, học:
- SGK
III. Các hoạt động dạy, học:
1, ổn định tổ chức 
2, Kiểm tra: 
- Nhắc nhở chung.
3, Bài mới: 
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: 
- GV hỏi HS cách chia khổ thơ.
- GV nhận xét, sửa phát âm. Kết hợp giải nghĩa từ : áo chàm, nhạc ngựa, thung.
- GV đọc mẫu. Lưu ý giọng đọc.
b) Tìm hiểu bài: 
- Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”?
- Hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?
- GV nhận xét, giảng.
- Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?
- Điều gì đã khiến cảnh rừng sương giá ấy như ấm lên?
- Bài văn nói lên nội dung gì?
c) Luyện đọc diễn cảm: 
- GV treo bảng phụ ghi nội dung khổ *. Đọc mẫu. Hướng dẫn đọc diễn cảm: Giọng sâu lắng ngân nga, thể hiện cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của vùng cao.
- Nhận xét, ghi điểm.
4, Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Yêu cầu về nhà đọc bài thơ. 
- Hát 
- 3 HS đọc tiếp nối bài thơ.
- Bài thơ được chia 3 khổ thơ.
- Cá nhân luyện đọc tiếp nối khổ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc thầm khổ thơ 1.
+ Vì đó là một đèo cao giữa hai vách đá; từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời.
- HS đọc thầm khổ thơ 2, 3.
+ Lớp thảo luận cặp. Miêu tả theo thứ tự hoặc theo cảm nhận riêng.
- Cá nhân miêu tả trớc lớp.
- HS nêu cảm nhận riêng.
- Hình ảnh con người, ai nấy tất bật rộn ràng với công việc...
- Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao cùng những con người chăm chỉ, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.
- Lắng nghe.
- 3 HS luyện đọc tiếp nối 3 khổ thơ.
- Lớp luyện đọc theo cặp.
- Cá nhân thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Cá nhân đọc thuộc lòng trước lớp.
Ngày soạn: 24/10/2010
Ngày giảng: Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2009
Tiếng việt (luyện viết )
Tiếng đàn Ba - la - lai - ca trên sông Đà.
. Mục đích yêu cầu:
- Viết đúng chính tả bài thơ : Tiếng đàn ba - la - lai - ca trên sông đà. Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do.
- Ôn lại cách viết những từ ngữ có chứa âm đầu n / l hoặc âm cuối n / ng.
B. Đồ dùng dạy học:
SGK.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức
II. Kiểm tra
III. Bài mới: Giới thiệu bài:
a. Hướng dẫn HS nhớ – viết: 
- Bài gồm mấy khổ thơ?
- Trình bày các dòng thơ như thế nào?
- Những chữ nào phải viết hoa?
- Viết tên ba - la - lai - ca như thế nào?
- GV nhắc nhở cách trình bày bài thơ theo thể thơ tự do.
- Quan sát, uốn nắn.
- GV chấm 1 / 3 số vở của HS. 
- GV nhận xét, chữa lỗi chung.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1. VBT (Tr.56).
- Mỗi cột trong bảng sau ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n. Hãy tìm những từ ngữ có các tiếng đó.
- GV nhắc lại yêu cầu. Làm mẫu.
M : la hét / nết na.
- GV nhận xét, chữa. 
- Mỗi cột trong bảng sau ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm cuối n / ng. Hãy tìm những từ ngữ có các tiếng đó
M: lan man / mang vác.
- GV nhận xét, chữa. 
Bài 2: Thi tìm nhanh các từ láy:
a) Các từ láy âm đầu l
M : Long lanh.
b) Các từ láy vần có âm cuối ng.
M : Lóng ngóng
- GV nhận xét, đánh giá
4, Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Yêu cầu về nhà tìm thêm từ
- Hát.
- HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Bài thơ gồm 3 khổ.
- Chữ đầu các dòng thẳng hàng nhau...
- Viết hoa chữ đầu dòng và tên riêng.
- Giữa các tiếng có dấu gạch ngang.
- HS nhớ lại bài – viết chính tả.
- Soát lỗi.
- HS nêu yêu cầu BT.
- Quan sát, lắng nghe.
- Thảo luận nhóm 4
- Mỗi nhóm tìm một cột. 
- Trình bày kết quả.
+ Lê la – nu na nu nống; con la – quả na; la bàn – na mở mắt ;...
+ Lẻ loi – nứt nẻ ; tiền lẻ – nẻ mặt ; đứng lẻ – nẻ toác ;...
+ Lo lắng - ăn no ; lo nghĩ – no nê ; lo sợ – ngủ no mắt;...
+ Đất lở – bột lở; lở loét – nở hoa; lở mồm – nở mày nở mặt;...
- HS đọc lại các từ vừa tìm được.
- HS nêu yêu cầu phần b.
- HS làm vào vở. Cá nhân nêu cặp từ mình tìm được.
+ Khai man – con mang ; miên mang – phụ nữ có mang ;...
+ Vần thơ - vầng trăng ; vầng trán – vần cơm ;...
+ Buôn làng – buông màn; buôn bán – buông trôi; ...
+ Vươn lên – vương vấn; vươn tay – vương tơ; ...
- HS đọc lại các từ vừa tìm được.
- HS nêu yêu cầu BT 3.
- Thảo luận tổ.
 - Trình bày kết quả.
Toán
Luyện tập về viết các số đo dưới dạng số thập phân
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho hs cách viết các đơn vị đo đã học dưới dạng số thập phân.
- Giáo dục hs ý thức và lòng say mê học toán.
II. Đồ dùng dạy, học:
- Vở BT toán.
II. Các hoạt động dạy, học:
1, ổn định tổ chức:
2, Kiểm tra:
- Nhắc nhở chung.
3, Bài mới: Giới thiệu bài.
* GVHD 
Bài 1: (VBT tr 54 ) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
a, 3m2 62dm2 = ... m2
b, 4m2 3dm2 = ... m2
c, 37dm2 = ... m2 
d, 8dm2 = ... m2 
Bài tập 2: ( VBT tr 54 ) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
a, 8cm2 15mm2 = ... cm2
b, 17 cm2 3mm2 = ... cm2 
c, 9dm2 23cm2 = ... dm2 
d, 13dm2 7cm2 = ... dm2 
Bài tập 3 (VBT) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
a, 5000m2 = ... ha
b, 2472m2 = ... ha
c, 1ha = ... km2
d, 23ha = ... km2 
Bài 4:
Mẫu: 4,27 m2 = 427 dm2 
Cách làm: 
4,27m2 = 4m2 = 4m2 27dm2
4, Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại nội dung tiết học.
- Nhận xét tiết học.
- Về ôn lại bài 
- Hát 1 bài.
- HS thực hiện và chữa bài
a, = 3,62 m2 
b, = 4,3 m2 
c, = 0,37 m2 
d, = 0,8 m2 
- HS làm bài và chữa bài
a, = 8,15 cm2 
b, = 17,03 cm2
c, = 9,23 dm2 
d, = 13,07 dm2
- HS làm bài tập 3
a, = 0,5ha
b, = 2,472ha
c, = 0,01 km2
d, = 0,23 km2
HS làm bài 4.
a, 3,73m2 = 373 dm2
b, 4,35m2 = 435 dm2
c, 6,53km2 = 653 ha
d, 3,5ha = 3500 m2 
Ngày soạn: 26/10/2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2010
Toán 
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh về đổi đơn vị đo độ dài, đo diện tích và so sánh số đo khối lượng.
- Giải bài toán có liên quan đến các đơn vị đo.
II. Đồ dùng dạy, học:
- Vở bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy, học:
1, ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra sĩ số.
2, Kiểm tra: 
- Nhắc nhở chung.
3, Bài mới: Giới thiệu bài
* HD hs luyện tập:
 Bài tập 1. (VBT tr 56 ): Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Bài tập 2 (VBT) : >, <, = ?
Bài tập 3 (VBT) 
 Mua 32 bộ quần áo hết 1280000 đồng. Hỏi nếu mua 16 bộ quần áo như thế thì phải trả boa nhiêu tiền?
4, Củng cố - Dặn dò
- Nhắc lại nội dung tiết học.
- Nhận xét chung tiết học.
- Về ôn lại bài 
- Báo cáo sĩ số.
- HS thực hiện và chữa bài
a, 105km = 2105m
 2,12dam = 212 m
 35dm = 3,5m
 145cm = 1,45m
b, 2,105km2 = 2105m2
 2,12ha = 212m2
 - HS thực hiện và chữa bài :
124tạ 302kg
452g > 3,9kg ; 0,34tấn = 340kg
HS tóm tắt và giải bài
Bài giải 
32 bộ gáp 16 bộ số lần là:
32 : 16 = 2 (lần)
Số tiền phải trả khi mua 16 bộ quần áo là :
1280000 : 2 = 640000 (đồng)
 Đáp số : 640000 đồng
Tiếng việt (Tập làm văn )
Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu:
- Nhận biết được cách viết hai kiểu bài :mở bài trực tiếp mở bài gián tiếp
- Phân biệt được hai cách kết bài, mở rộng, không mở rộng
- Biết cách viết các kiểu mở bài gián tiếp, đoạn kết bài không mở rộngcho bài văn tả cảnh ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1,ổn định tổ chức:
2, Kiểm tra
- Nhắc nhở chung.
3, Bài mới:. Giới thiệu bài:
*. Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1 SGK (Tr 83).
- Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp?
- Lớp đọc thầm 2 cách mở bài. Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi?
- Đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp? Đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp?
Nêu cách viết mỗi kiểu mở bài đó?
Bài 2: SGK
- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học về 2 kiểu kết bài (không mở rộng, mở rộng)
- Yêu cầu lớp đọc thầm 2 kiểu mở bài và tả lời câu hỏi.
- Cho biết điểm giống và khác nhau giữa 2 đoạn kết bài không mở rộng (a) và kết bài mở rộng (b)?
Bài 3: ( SGK ). Viết 1 đoạn mở bài kiểu gián tiếp và 1 đoạn mở bài kiểu mở rộng cho bài văn ta cảch thiên nhiên ở địa phương em.
- Gợi ý:
+ Viết đoạn mở bài gián tiếp, có thể nói về cảnh đẹp nói chung, sau đó giới thiệu về cảnh đẹp cụ thể của địa phương.
+ Viết kết bài mở rộng, có thể kể những việc làm của mình nhằm giữ gìn, tô đẹp thêm cho cảnh vật quê hương.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa từng bài.
4, Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- GV chốt kiến thức.
- Yêu cầu Luyện tập thường xuyên
- Hát 
- HS đọc nội dung bài tập.
- HS nhắc lại kiến thức đã học về 2 kiểu mở bài:
+ Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào việc (bài văn kể chuyện) hoặc giới thiệu ngay đối tượng được tả (bài văn miêu tả).
+ Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện (hoặc vào đối tượng) định kể (hoặc tả).
- Thảo luận nhóm 4.
- Đoạn a: Kiểu mở bài trực tiếp.
- Đoạn b: Kiểu mở bài gián tiếp.
- HS đọc bài tập 2.
+ Kết bài không mở rộng: Sau khi cho biết bố cục, có lời bình luận thêm
- Giống: Đều nói về tình cảm yêu quí, gắn bó thắm thiết của bạn HS với con đường
- Khác: 
+ Kết bài không mở rộng: Khẳng điịnh con đường rất thân thiết với bạn HS.
+ Kết bài mở rộng: Vừa nói về tình cảm yêu quí con đờng, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ con đường luôn sạch, đẹp.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Nhắc lại kiến thức về kiểu mở bài gián tiếp, kiểu kết bài mở rộng
- Cá nhân làm bài vào nháp.
 2 HS làm bảng.
- Cá nhân đọc bài.
An toàn giao thông + Hoạt động tập thể
Bài 4: nguyên nhân tai nạn giao thông + Sinh hoạt lớp
I- Mục tiêu:
1, An toàn giao thông:
- HS hiểu được các nguyên nhân khác nhau gây ra tai nạn giao thông. Nhận xét, đánh giá được các hành vi an toàn và không an toàn của người tham gia giao thông.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để phán đoán nguyên nhân gây ra tai nạn giao thồng.
- Chấp hành và vận động mọi người thực hiện đúng luật giao thông đường bộ.
2, Sinh hoạt lớp:
- Thấy được những ưu điểm và tồn tại trong tuần 7, có ý thức phấn đấu trong những tuần kế tiếp.
- Thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
II- Đồ dùng dạy, học:
- Câu chuyện về tai nạn giao thông, tranh ảnh về tai nạn giao thông.
- Nhật ký lớp tuần 7.	
III- Các hoạt động dạy, học:
1, ổn định tổ chức:
2, Kiểm tra:
- Nhắc nhở chung.
3, Bài mới:
A/ An toàn giao thông:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân một tai nạn giao thồng.
* Cách tiến hành:
- Treo các tranh, ảnh về tai nạn giao thông lên bảng lớp.
- Đọc mẩu tin về TNGT “ Buổi sáng ngày 17/10/2010, trên quốc lộ 1A ( địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh ) xe gắn máy mang biển số 9N – 3843 do Nguyễn Kim Chínhđiều khiển đã bị xe ô tô mang biển số 60B – 8241 đi từ phía sau đâm phải, người điều khiển xe gắn máy chết tại chỗ”
+ Hiện tượng?
+ Xảy ra vào thời gian nào?
+ Xảy ra ở đâu?
+ Hậu quả?
+ Nguyên nhân?
Kết luận: Hằng ngày đều có các tai nạn giao thông xảy ra. Nếu có tai nạn ở gần trường hoặc nơi ở, ta cần biết rõ nguyên nhân chính để phàng tránh.
* Hoạt động 2: THử xác định nguyên nhân gây tai nạn giao thông
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu một số em kể các câu chuyện về TNGT mà em biết.
Kết luận: Hiện nay TNGT hằng ngày xảy ra rất nhiều. Nguyên nhân chính là do người tham gia giao thông không thực hiện đúng quy định của luật GTĐB.
*Hoạt động3: Thực hành làm chủ tốc độ.
* Cách tiến hành:
- Cho HS ra sân trường; yêu cầu em đi bộ, 1 em chạy. GV hô “Khởi hành” 1 em chạy, 1 em đi về phía trước. Bất ngờ GV hô “Dừng lại”, 2 em phải dừng lại ngay.
* Kết luận ( Ghi nhớ ):
- Khi điều khiển bất cứ một phương tiện giao thông nào cần phải đảm bảo tốc độ hợp lí, không được phóng nhanh để tránh tai nạn.
* Kết thúc cho học sinh về lớp.
B / Sinh hoạt lớp:
* Sơ kết tuần:
- Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần 7 về các mặt:
+ Đạo đức:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...............................................................................................................................
+ Học tập:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................+Laođộng:............................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
..........................................................................................................................
+ Thể dục, vệ sinh:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
* Sinh hoạt văn nghệ:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
4, Củng cố – Dặn dò:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
..........................................................................................................................
...............................................................................................................................
- Hát 1 bài.
- Quan sát tranh, theo dõi bản tin.
- Phân tích.
+ Xe ô tô đâm vào xe máy đi cùng chiều.
+ Xảy ra sáng ngày 17/10/2010.
+ Quốc lộ 1A TP HCM.
+ Người chết.
+ Người đi xe máy rẽ trái không xin đường hoặc do khoảng cách giữa ô tô và xe máy quá gần, ... 
- Nghe kể chuyện, phân tích nguyên nhân gây ra TNGT trong câu chuyện đó.
- Cả lớp ra sân, quan sát 2 bạn xem ai dừng lại ngay, ai chưa dừng được.
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT9.doc