Giáo án Lớp 5 - Tuần học 1 năm học 2009

Giáo án Lớp 5 - Tuần học 1 năm học 2009

 - Biết: Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường , cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập .

 - Cĩ ý thức học tập, rn luyện .

 - Vui v tự ho l học sinh lớp 5 .

 * Biết nhắc nhở cc bạn cần cĩ ý thức học tập , rn luyện .

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Các bài hát chủ đề “Trường em” + Trò chơi “Phóng viên” + giấy trắng + bút màu + các truyện tấm gương về học sinh lớp 5 gương mẫu.

- Học sinh: SGK

 

doc 37 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 956Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần học 1 năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai , ngày 10 tháng 08 năm 2009
Tiết 1: 	 ĐẠO ĐỨC 
EM LÀ HỌC SINH LỚP NĂM 
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết: Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường , cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập .
 - Cĩ ý thức học tập, rèn luyện .
 - Vui và tự hào là học sinh lớp 5 .
 * Biết nhắc nhở các bạn cần cĩ ý thức học tập , rèn luyện .
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Các bài hát chủ đề “Trường em” + Trò chơi “Phóng viên” + giấy trắng + bút màu + các truyện tấm gương về học sinh lớp 5 gương mẫu. 
- 	Học sinh: SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
1. Khởi động: 
Hát 
4’
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
- Em là học sinh lớp 5 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận 
Phương pháp: Thảo luận, thực hành 
- Yêu cầu học sinh quan sát từng bức tranh trong SGK trang 3 - 4 và trả lời các câu hỏi. 
- HS thảo luận nhóm đôi 
- Tranh vẽ gì? 
- 1) Cô giáo đang chúc mừng các bạn học sinh lên lớp 5. 
- 2) Bạn học sinh lớp 5 chăm chỉ trong học tập và được bố khen. 
- Em nghĩ gì khi xem các tranh trên? 
- Em cảm thấy rất vui và tự hào. 
- HS lớp 5 có gì khác so với các học sinh các lớp dưới? 
- Lớp 5 là lớp lớn nhất trường. 
- Theo em chúng ta cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5? Vì sao? 
- HS trả lời 
GV kết luận -> Năm nay em đã lên lớp Năm, lớp lớn nhất trường. Vì vậy, HS lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS các khối lớp khác học tập . 
* Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1 
- Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Thực hành 
- Nêu yêu cầu bài tập 1 
- Cá nhân suy nghĩ và làm bài. 
- Học sinh trao đổi kết quả tự nhận thức về mình với bạn ngồi bên cạnh. 
- Giáo viên nhận xét
- 2 HS trình bày trước lớp 
GV kết luận ->Các điểm (a), (b), (c), (d), (e) là nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện. Bây giờ chúng ta hãy tự liên hệ xem đã làm được những gì; những gì cần cố gắng hơn . 
* Hoạt động 3:Tự liên hệ (BT 2)
GV nêu yêu cầu tự liên hệ
GV mời một số em tự liên hệ trước lớp
_ Thảo luận nhóm đôi 
_ HS tự suy nghĩ, đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5
* Hoạt động 4: Củng cố: Chơi trò chơi “Phóng viên” 
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Trò chơi, hỏi đáp 
- Một số học sinh sẽ thay phiên nhau đóng vai là phóng viên (Báo KQ hay NĐ) để phỏng vấn các học sinh trong lớp về một số câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học. 
- Theo bạn, học sinh lớp Năm cần phải làm gì ?
- Bạn cảm thấy như thế nào khi là học sinh lớp Năm? 
- Bạn đã thực hiện được những điểm nào trong chương trình “Rèn luyện đội viên”?
- Dự kiến các câu hỏi của học sinh
- Hãy nêu những điểm bạn thấy còn cần phải cố gắng để xứng đáng là học sinh lớp Năm. (2 HS giỏi )
- Bạn hãy hát 1 bài hát hoặc đọc 1 bài thơ về chủ đề “Trường em” 
- Nhận xét và kết luận. 
- Giáo viên đọc ghi nhớ trong SGK 
1’
5. Tổng kết - dặn dò
- Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này. 
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát về chủ đề “Trường em”. 
- Sưu tầm các bài báo, các tấm gương về học sinh lớp 5 gương mẫu 
- Vẽ tranh về chủ đề “Trường em” 
RÚT KINH NGHIỆM
Thứ hai , ngày 10 tháng 08 năm 2009
Tiết 1: 	 TẬP ĐỌC
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC TIÊU: 
- Biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết , ngắt nghỉ hơi đúng chỗ .
- Hiêu được nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên học sinh chăm học , biết nghe lời thầy cơ , yêu bạn .
Học thuộc lịng : Sau 80 năm .cơng học tập của các em. ( Trả lời được câu hỏi (CH) 1,2,3 )
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu văn cần rèn đọc 
- 	Học sinh: SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
1. Khởi động: 
Hát 
4’
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK 
- Giới thiệu chủ điểm trong tháng 
- Học sinh lắng nghe 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
- Giáo viên giới thiệu chủ điểm mở đầu sách 
- Học sinh xem các ảnh minh họa chủ điểm 
- “Thư gửi các học sinh” của Bác Hồ là bức thư Bác gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên, khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Thư của Bác nói gì về trách nhiệm của học sinh Việt Nam với đất nước, thể hiện niềm hi vọng của Bác vào những chủ nhân tương lai của đất nước như thế nào? Đọc thư các em sẽ hiểu rõ điều ấy. 
- Học sinh lắng nghe 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Thực hành, giảng giải
- Học sinh giỏi đọc tồn bài
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc
 trơn từng đoạn. 
- 1 HS
- Học sinh gạch dưới từ có âm tr - s 
- Hs đọc theo cặp 
- Sửa lỗi đọc cho học sinh. 
- Lần lượt học sinh đọc từ câu 
- Dự kiến: “tr - s”
Ÿ Giáo viên đọc toàn bài, nêu xuất xứ. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân 
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, giảng giải
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- 1 học sinh đọc đoạn 1: “Từ đầu... vậy các em nghĩ sao?”
- Giáo viên hỏi: 
+ Ngày khai trường 9/1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước VNDCCH, ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm làm nô lệ cho thực dân Pháp. 
Ÿ Giáo viên chốt lại - ghi bảng từ khó. 
- Giải nghĩa từ: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” 
- Học sinh lắng nghe. 
+ Em hiểu những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác đã nói trong thư là gì? 
- Học sinh gạch dưới ý cần trả lời 
- Học sinh lần lượt trả lời
- Dự kiến (chấm dứt chiến tranh - CM tháng 8 thành công...) 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Thảo luận nhóm đôi 
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 1 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 
- Học sinh nêu cách đọc đoạn 1 
- Giáo viên ghi bảng giọng đọc 
- Giọng đọc - Nhấn mạnh từ 
- Đọc lên giọng ở câu hỏi 
- Lần lượt học sinh đọc đoạn 1 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 
- Học sinh đọc đoạn 2 : Phần còn lại 
- Giáo viên hỏi: 
+ Sau CM tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì? 
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. 
- Giải nghĩa: Sau 80 năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu. 
- Học sinh lắng nghe 
+ Học sinh có trách nhiệm như thế nào đối với công cuộc kiến thiết đất nước? 
- Học sinh phải học tập để lớn lên thực hiện sứ mệnh: làm cho non sông Việt Nam tươi đẹp, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu. 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2 
- Rèn đọc diễn cảm và thuộc đoạn 2 
- Học sinh tự nêu theo ý độc lập (Dự kiến: Học tập tốt, bảo vệ đất nước) 
Ÿ Giáo viên chốt lại đọc mẫu đoạn 2 
- Học sinh nêu giọng đọc đoạn 2 - nhấn mạnh từ - ngắt câu 
- Lần lượt học sinh đọc câu - đoạn (dự kiến 10 học sinh) 
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Thực hành 
_GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn thư (đoạn 2)
- 2, 3 học sinh 
- Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp 
- Nhận xét cách đọc 
- GV theo dõi , uốn nắn 
- 4, 5 học sinh thi đọc diễn cảm 
_GV nhận xét
- HS nhận xét cách đọc của bạn 
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung chính 
- Các nhóm thảo luận, 1 thư ký ghi 
- Ghi bảng 
- Đại diện nhóm đọc 
- Dự kiến: Bác thương học sinh - rất quan tâm - nhắc nhở nhiều điều à thương Bác
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS học thuộc lòng 
_HS nhẩm học thuộc câu văn đã chỉ định HTL
* Hoạt động 5: Củng cố 
- Hoạt động lớp 
- Đọc thư của Bác em có suy nghĩ gì? 
- Thi đua 2 dãy: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn em thích nhất 
- Học sinh đọc 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Học thuộc đoạn 2
- Đọc diễn cảm lại bài 
- Chuẩn bị: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
- Nhận xét tiết học 
***
RÚT KINH NGHIỆM
Thứ hai , ngày 10 tháng 08 năm 2009
Tiết 1: TOÁN
ÔN TẬP: KHÁI NIỆM PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU: 
- 	Biết đọc,viết PS,biết biểu diễn một phép chia STN cho một STN khác o và viết một STN dưới dạng phân số 
II. Đồ dùng :
 - Các tấm bìa như hình vẽ trong SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
1. Khởi động: 
Hát 
4’
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK - bảng con 
- Nêu cách học bộ môn toán 5
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
- Hôm nay chúng ta học ôn tập khái niệm phân số 
- Từng học sinh chuẩn bị 4 tấm bìa (SGK) 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: 
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại
- Quan sát và thực hiện yêu cầu của giáo viên 
- Tổ chức cho học sinh ôn tập 
- Yêu cầu từng học sinh quan sát từng tấm bìa và nêu: 
Ÿ Tên gọi phân số 
Ÿ Viết phân số 
Ÿ Đọc phân số 
- Lần lượt học sinh nêu phân số, viết, đọc (lên bảng) đọc hai phần ba 
- Vài học sinh nhắc lại cách đọc 
- Làm tương tự với ba tấm bìa còn lại 
- Vài học sinh đọc các phân số vừa hình thành 
- Giáo viên theo dõi nhắc nhở học sinh 
- Từng học sinh thực hiện với các phân số: 
- Yêu cầu học sinh viết phép chia sau đây dưới dạng phân số: 2:3 ; 4:5 ; 12:10
- Phân số tạo thành còn gọi là gì của phép chia 2:3? 
- Phân số là kết quả của phép chia 2:3. 
- Giáo viên chốt lại chú ý 1 (SGK)
- Yêu cầu học sinh viết thành phân số với các số: 4 ; 15 ; 14 ; 65. 
- Từng học sinh viết phân số: 
 là kết quả của 4:5
 là kết quả của 12:10
- Mọi số tự nhiên viết thành  ... h bày
- Lớp đánh giá và tự sửa lại dàn ý của mình
* Hoạt động 3: Củng cố
Phương pháp: Vấn đáp 
1’
5. Tổng kết - dặn dò 
- Hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết vào vở 
- Lập dàn ý tả cảnh em đã chọn
- Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh
- Nhận xét tiết học
GDBVMT : Giáo viên khai thác trực tiếp nội dung bài .Qua ngữ liệu dùng để luyện tập ( Buổi sớm trên cánh đồng ) giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của mơi trường thiên nhiên , cĩ tác dụng GDBVMT.
***
RÚT KINH NGHIỆM
Thứ Sáu , ngày 14 tháng 08 năm 2009
Kĩ thuật
Tiết 1 Đính khuy hai lỗ
I. MỤC TIÊU
- Biết cách đính khuy hai lỗ.
- Đính được ít nhất một khuy hai lỗ . Khuy đính tương đối chắc chắn.
* Hs khéo tay đính được ít nhất hai khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu . Khuy đính chắc chắn .
II. CHUẨN BỊ
Mẫu đính khuy hai lỗ.
Một vài sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.
Vật liệu và dụng cụ cần thiết như : Bộ cắt khâu thêu KT5.
Hs chuẩn bị dụng cụ đính khuy : Khuy hai lỗ , vải , kim , chỉ , thước ,kéo 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 – Khởi động 
-Hát
* Hoạt động 1 :Quan sát nhận xét mẫu :
- Giáo viên đặt CH để học sinh nhận xét về đường đính khuy , khoảng cách giữa các khuy đính trên sản phẩm.
- Giáo viên nhận xét
- Tổ chức cho học sinh trên sản phẩm may mặc :
- Giáo viên nhận xét
_ Giáo viên tĩm tắt hoạt động 1 : Khuy hay cịn gọi là cúc áo , được làm từ những vật liệu khác nhau như nhựa , ngọc trai , gỗ với nhiều màu sắc , hình dạng khác nhau . Khuy được đính vào vải bằng các đường khâu qua 2 lỗ khuy để nối khuy với vải (dưới khuy). Trên 2 nẹp áo , vị trí của khuy ngang bằng với vị trí của lỗ khuyết . Khuy cài qua khuyết để gài 2 nẹp của sản phẩm vào nhau.
_ Cả lớp quan sát : Hình 1a , 1b
Học sinh TL
- Lớp nhận xét
- HS TL nhĩm đơi
- Hs nhận xét.
* Hoạt động 2 :HD thao tác kĩ thuật :
- Gv yêu cầu :
-HD học sinh đọc mục 1 và quan sát hình 2 (SGK) và đặt CH gợi ý để học sinh vạch dấu chính xác .
- Thực hiện thao tác kĩ thuật trong bước 1.
-HD học sinh đọc mục 2b và quan sát hình 4 (SGK) và đặt CH gợi ý để học sinh nêu cách đính khuy .
-HD học sinh quan sát hình 5, hình 6 ( SGK) và đặt CH gợi ý để học sinh nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy.
- Giáo viên hướng dẫn thao tác kĩ thuật lần 2
- Nhắc lại quy trình và thực hiện quy tắc đính khuy 2 lỗ .
- Gv nhận xét
- Tổ chức học sinh thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp , vạch dấu các điểm đính khuy .
1 Hs đọc lước ND ( Mục II ) SGK. -HS cả lớp theo dõi và nêu các bước quy trình đính khuy (vạch dấu các điểm đính khuy và đính khuy vào các điểm vạch dấu ).
- Học sinh trả lời CH và thực hiện theo yêu cầu của GV.
2 Hs lên bảng thực hiện
1 hs đọc , lớp theo dõi SGK.
- Cả lớp quan sát , nhận xét .
-Hs theo dõi .
2 HS , Lớp theo giỏi nhận xét.
 - Lớp thực hiện
* Củng cố , dặn dị :
- Xem lại quy trình đính khuy 2 lỗ.
- NX tiết học .
Hs chuẩn bị dụng cụ cần thiết phục vụ tiết học tiếp theo
Thứ Sáu , ngày 14 tháng 08 năm 2009
Tiết 2 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
LUYỆN TẬP TỪ ĐỒNG NGHĨA 
I. MỤC TIÊU: 
-Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc ( 3 trong 4 màu nêu ở BT1) và đặt câu với 1 từ tìm được ở BT1 (BT2) .
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học .
- Chọn được từ thích hợp để hồn chỉnh bài văn (BT3) .
* HS khá , giỏi đặt câu được với 2,3 từ tìm được ở bài tập 1.
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Phiếu pho to phóng to ghi bài tập 1 , 3 - Bút dạ 
-	Học sinh: Từ điển 
ÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
1. Khởi động: 
Hát 
2’
2. Bài cũ: 
“Trong tiết học trước, các em đã biết thếù nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục vận dụng những hiểu biết đã có về từ đồng nghĩa để làm bài tập”
- Học sinh tự đặt câu hỏi
Ÿ Thế nào là từ đồng nghĩa ? kiểm tra
Ÿ Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn - không hoàn toàn ? Nêu vd
Ÿ Giáo viên nhận xét - cho điểm
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
- Luyện tập về từ đồng nghĩa
- Học sinh nghe 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Luyện tập
- Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp
Phương pháp: Thảo luận, hỏi đáp 
Ÿ Bài 1:
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Học theo nhóm bàn
- Sử dụng từ điển
- Nhóm trưởng phân công các bạn tìm từ đồng nghĩa chỉ màu xanh - đỏ - trắng - đen
- Mỗi bạn trong nhóm đều làm bài - giao phiếu cho thư ký tổng hợp.
- Lần lượt các nhóm lên đính bài làm trên bảng (đúng và nhiều từ)
Ÿ Giáo viên chốt lại và tuyên dương
- Học sinh nhận xét 
Ÿ Bài 2:
- Học sinh đọc yêu cầu bài 2
- Học sinh làm bài cá nhân
- Giáo viên quan sát cách viết câu, đoạn và hướng dẫn học sinh nhận xét, sửa sai
_ VD : +Vườn cải nhà em mới lên xanh mướt ..
Ÿ Giáo viên chốt lại - Chú ý cách viết câu văn của học sinh
- Học sinh nhận xét từng câu (chứa từ đồng nghĩa ...)
Ÿ Bài 3:
HS đọc yêu cầu bài tập 
 HS đọc đoạn “Cá hồi vượt thác “
- Học trên phiếu luyện tập
- Học sinh làm bài trên phiếu
- Học sinh sửa bài
- Học sinh đọc lại cả bài văn đúng
* Hoạt động 2: Củng cố
- Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thi đua thảo luận nhóm, giảng giải 
- Giáo viên tuyên dương và lưu ý học sinh lựa chọn từ đồng nghĩa dùng cho phù hợp
- Các nhóm cử đại diện lên bảng viết 3 cặp từ đồng nghĩa (nhanh, đúng, chữ đẹp) và nêu cách dùng.
1’
5. Tổng kết - dặn dò
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ Tổ Quốc”
- Nhận xét tiết học
***
RÚT KINH NGHIỆM
Thứ Sáu , ngày 14 tháng 08 năm 2009
Tiết 2 - 3 : 	 KHOA HỌC 
NAM HAY NỮ ?
I. MỤC TIÊU: 
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trị của nam , nữ .
- Tơn trọng các bạn cùng giới và khác giới , khơng phân biệt nam , nữ .
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Hình vẽ trong sách giáo khoa, các tấm phiếu trắng (để học sinh sẽ viết vào đó) có kích thước bằng khổ giấy A4 
- 	Học sinh: Sách giáo khoa 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
1. Khởi động: 
Hát 
4’
2. Bài cũ: 
- Nêu ý nghĩa về sự sinh sản ở người ?
- Học sinh trả lời: Nhờ có khả năng sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau .
- Giáo viên treo ảnh và yêu cầu học sinh nêu đặc điểm giống nhau giữa đứa trẻ với bố mẹ. Em rút ra được gì ?
- Học sinh nêu điểm giống nhau
- Tất cả mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và đều có những đặc điểm giống với bố mẹ mình
Ÿ Giáo viện cho học sinh nhận xét, Giáo viên cho điểm, nhận xét 
- Học sinh lắng nghe
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
- Nam hay nữ ?
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, giảng giải
Ÿ Bước 1: Làm việc theo cặp
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 6 SGK và trả lời các câu hỏi 1,2,3
- 2 học sinh cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 6 SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi 
- Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa bạn trai và bạn gái ?
- Khi một em bé mới sinh dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái ?
Ÿ Bước 2: Hoạt động cả lớp
- Đại diện hóm lên trình bày
Ÿ Giáo viên chốt: Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Khi còn nhỏ, bé trai, bé gái chưa có sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình ngoài cấu tạo của cơ quan sinh dục 
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, thi đua 
Ÿ Bứơc 1:
- Giáo viên phát cho mỗi các tấm phiếu và hướng dẫn cách chơi 
- Học sinh nhận phiếu
Ÿ Liệt kê về các đặc điểm: cấu tạo cơ thể, tính cách, nghề nghiệp của nữ và nam (mỗi đặc điểm ghi vào một phiếu) theo cách hiểu của bạn
- Học sinh làm việc theo nhóm
Những đặc điểm chỉ nữ có
Đặc điểm hoặc nghề nghiệp có cả ở nam và nữ
Những đặc điểm chỉ nam có
- Mang thai 
- Kiên nhẫn 
- Thư kí 
- Giám đốc
- Chăm sóc con 
- Mạnh mẽ 
- Đá bóng
- Có râu 
- Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng
- Cơ quan sinh dục tạo ra trứng
- Cho con bú
- Tự tin 
- Dịu dàng
- Trụ cột gia đình
- Làm bếp giỏi
Ÿ Gắn các tấm phiếu đó vào bảng được kẻ theo mẫu (theo nhóm)
- Học sinh gắn vào bảng được kẻ sẵn (theo từng nhóm)
Ÿ Bước 2: Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm báo cáo, trình bày kết quả
_Lần lượt từng nhóm giải thích cách sắp xếp
_Cả lớp cùng chất vấn và đánh giá
_GV đánh , kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc .
* Hoạt động 3: Thảo luận một số quan niệm xã hội về nam và nữ 
Ÿ Bước 1: Làm việc theo nhóm
_ GV yêu cầu các nhóm thảo luận
Bạn có đồng ý với những câu dưới đây không ? Hãy giải thích tại sao ?
Công việc nội trợ là của phụ nữ.
Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình .
Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật .
Trong gia đình, những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau không và khác nhau như thế nào ? Như vậy có hợp lí không ?
Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa HS nam và HS nữ không ? Như vậy có hợp lí không ?
Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ ?
_Mỗi nhóm 2 câu hỏi
Ÿ Bước 2: Làm việc cả lớp
_Từng nhóm báo cáo kết quả 
_GV kết luận : Quan niệm xã hội về nam và nữ có thể thay đổi. Mỗi HS đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi này bằng cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình, trong lớp học của mình .
1’
5. Tổng kết - dặn dò 
- Xem lại nội dung bài
- Chuẩn bị: “Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ?”
- Nhận xét tiết học
***
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5(51).doc