Giáo án Lớp 5 - Tuần học 34 tháng 4 năm học 2011

Giáo án Lớp 5 - Tuần học 34 tháng 4 năm học 2011

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức về giải toán chuyển động đều.

2. Kĩ năng: kĩ năng giải toán về chuyển động đều.

3. Thái độ: Yêu thích học toán.

- HSHN cộng trừ: 25+1-3=? 25+3-2=?

II.Chuẩn bị.

 

doc 30 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 938Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần học 34 tháng 4 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Thứ hai ngày 25 tháng 4 năm 2011
Toán
Tiết 166: Luyện tập (t.171 )
Những KT- HS đã biết liên quan đến 
bài học.
Những KT mới cần hình thành cho HS.
Biết tính và giải toán về chuyển động đều.
củng cố kiến thức và kĩ năng giải toán về 
chuyển động đều.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức về giải toán chuyển động đều.
2. Kĩ năng: kĩ năng giải toán về chuyển động đều.
3. Thái độ: Yêu thích học toán.
- HSHN cộng trừ: 25+1-3=? 25+3-2=? 
II.Chuẩn bị.
1. Đồ dùng.
- HS SGK.
- GV SGK, công thức.
2. Phương pháp: Đàm thoại, hỏi đáp, gợi mở.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên.
HĐ1.Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
HĐ2.Bài mới:
- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
HĐ3.Luyện tập:
* Bài tập 1 (171): 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Bài toán này thuộc dạng toán nào?
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Bài tập 2 (171): 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Bài toán này thuộc dạng toán nào?
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp, một HS làm vào bảng nhóm. HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Bài tập 3 (172): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Bài toán này thuộc dạng toán nào?
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
HĐ4. Củng cố, dặn dò:
 GV nhận xét giờ học.
Hoạt động của học sinh.
- HSHN cộng trừ: 25+1-3=? 25+3-2=? 
Đọc y/c. 
*Bài giải:
a) 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
 Vận tốc của ô tô là:
 120 : 2,5 = 48 (km/giờ)
b) Nửa giờ = 0,5 giờ
 Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe là:
 15 x 0,5 = 7,5 (km)
c) Thời gian người đó đi bộ là:
 6 : 5 = 1,2 (giờ)
 Đáp số: a) 48 km/giờ
 b) 7,5 c) 1,2 giờ. 
- Đọc y/c.
*Bài giải:
Vận tốc của ô tô là:
 90 : 1,5 = 60 (km/giờ)
Vận tốc của xe máy là:
 60 : 2 = 30 (km/giờ)
Thời gian xe máy đi quãng đường AB là:
 90 : 30 = 3 (giờ)
Vậy ô tô đến B trước xe máy một khoảng thời gian là: 3 – 1,5 = 1,5 (giờ)
 Đáp số: 1,5 giờ.
*Bài giải:
Tổng vận tốc của hai ô tô là:
 180 : 2 = 90 (km/giờ)
Vận tốc ô tô đi từ B là:
 90 : (2 + 3) x 3 = 54 (km/giờ)
Vận tốc ô tô đi từ A là:
 90 - 54 = 36 (km/giờ)
 Đáp số: 54 km/giờ ;
 36 km/giờ.
 _______________________________________
Tập đọc
Tiết 67: Lớp học trên đường (t. 153 )
I. Mục tiêu:
1- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài.
2- Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ em của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
- HSHN đọc viết: Lớp học trên đường.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: 
 - HS đọc bài thuộc lòng bài Sang năm con lên bảy và trả lời các câu hỏi về bài.
3.Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
a. luyện đọc 
- HSHN đọc viết: Lớp học trên đường.
- Mời 1 HS giỏi đọc. Chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b.Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1:
+ Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào?
+)Rút ý 1: Hoàn cảnh Rê-mi học chữ.
-Cho HS đọc đoạn 2,3 :
+ Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
+ Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau thế nào?
+ Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học?
Rút ý 2: Rê-mi là 1 cậu bé rất hiếu học.
+ Qua câu chuyện này em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
c.Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- HS tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
-Đoạn 1: Từ đầu đến mà đọc được.
-Đoạn 2: Tiếp cho đến vẫy cái đuôi.
-Đoạn 3: Phần còn lại
+Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.
+ Lớp học rất đặc biệt : học trò là Rê-mi và
+ Ca-pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy gioá đọc lên. Rê-mi lúc đầu 
+Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miễng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã 
 VD: Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành
- HS nêu.
- HS tìm giọng đọc DC cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
4.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về học bài, luyện đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau.
 --------------------------------------------------- 
Lịch sử
Tiết 34: Ôn tập cuối học kì II
Những KT- HS đã biết liên quan đến 
bài học.
Những KT mới cần hình thành cho HS.
Biết được các moocslichj sử từ năm 1898 đếm nay.
Nắm được nội dung , diễn biến, ý nghĩa của hiệp định, trận đánh Hà Nội, Cách mạng tháng tám.
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: biết nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ và Hiệp định Pa-ri.
2. kĩ năng: Nêu được diễn biến của trận chiến đấu diễn ra trên bầu trời thủ đô Hà Nội vào ngày 26 – 12 – 1972. ý nghĩa lịch sử của CM tháng Tám và đại thắng mùa xuân năm 1975.
3. Thái độ: Yêu chuộng hòa bình , căm phẫn chiến tranh xâm lược.
- HSHN ngồi nghe bạn học bài.
II.Chuẩn bị.
1, Đồ dùng.
- HS SGK.
- GV Bản đồ hành chính Việt Nam.
2. Phương pháp: Quan sát, Đàm thoại, hỏi đáp. nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
:
Hoạt động của giáo viên.
HĐ1.ổn định lớp:
HĐ2.Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay?	
HĐ3.Bài mới
 ( làm việc cả lớp )
- HS thảo luận cả lớp các câu hỏi sau:
+ Nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì?
+ Em hãy nêu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc Hội khoá VI.
 (làm việc theo nhóm)
- Chia lớp 4 nhóm thảo luận nội dung sau:
+ Nêu diễn biến của trận chiến đấu diễn ra trên bầu trời thủ đô Hà Nội vào ngày 26 -12 -1972.
+ Hãy nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam?
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
 (làm việc theo nhóm và cả lớp)
- Làm việc theo nhóm 2:
HS nêu lại ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám và đại thắng 30 - 4 - 1975.
- Làm việc cả lớp:
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương những nhóm trình bày tốt.
Hoạt động của học sinh.
- HSHN ngồi nghe bạn học bài.
- HS thảo luận nhóm 4 theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
Nước nhà bị chia cắt
 1- Các điều khoản của hiệp định giơ - ne - vơ.
- Hiệp định công nhận chấm dứt chiến tranh,lập lại hoà bình ở Việt Nam .Lấy sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam-Bắc. Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc. Đến tháng 7-1956 nhân dân hai miền Nam Bắc sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
 2-Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ ne -vơ.Nhân dân ta chờ mong ngày gia đình đoàn tụ,đất nước thống nhất. Nhưng đế quốc Mĩ tìm mọi các phá hiệp định. Mĩ đưa Ngô Đình Diệm lên Lên làm tổng thống. Chúng ra sức chống phá cách mạng, giết hại cán bộ và nhân dân vô tội hết sức dã man.
Bến tre đồng khởi.
* Nguyên nhân: Do sự đàn áp tàn bạo của chính quyền Mĩ - Diệm, nhân dân miền Nam buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp.
* Diễn biến Ngày 17-1-1960 nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa: Trong vòng 1 tuần đã giải phóng được 22 xã. 
* ý nghĩa: Mở ra một thời kì mới cho nhân dân miền Nam cầm vũ khí chiến đấu chống quân thù, đẩy quân Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.
Nhà máy đầu tiên của nước ta.
 * Nguyên nhân:Để góp phần trang bị máy móc ở miền Bắc, từng bước thay thế công cụ sản xuất thô sơ có năng xuất lao động thấp.
*Diễn biến: Tháng 12 – 1955, Nhà máy cơ khí Hà Nội được khởi công.Tháng 4 – 1958, khánh thành nhà máy.
* ý nghĩa:Góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.
* Những thành tích tiêu biểu của Nhà máy:
- Nhà máy sản xuất máy khoan, máy phay, máy cắt. tên lửa A12. 
- Nhà máy được 9 lần đón Bác về thăm.
Đường trường trường sơn.
*Mục đích:Chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước
* ý nghĩa: Đường Trường Sơn đã góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Sấm sét đêm giao thừa
*Diễn biến: Đêm 30 Tết Mậu Thân 1968, khi lời Bác Hồ chúc Tết được truyền qua sóng đài phát thanh thì quân và dân ta đồng loạt tấn công vào Sài Gòn, Cần Thơ, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng,
 *ý nghĩa: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 là một cuộc tập kích chiến lược, đánh dấu một giai đoạn mới của cách mạng miền Nam, đã giáng cho địch những đòn bất ngờ, làm cho thế chiến lược của Mĩ bị đảo lộn.
Điện Biên phủ trên không.
* Mục đích: Mĩ ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội, hạn chế những thắng lợi của ta, buộc ta phải chấp nhận những điều kiện của Mĩ trong việc đàm phán kết thúc chiến tranh theo hướng có lợi cho Mĩ.
* Diễn biến:Ngày 18-12-1972, Mĩ huy động máy bay tối tân bắn phá Hà Nội. Rạng sáng 21-12 ta bắn rơi 7 máy bay26-12 ta bắn rơi 18 máy bay. Ngày 30-12-1972, Ních-Xơn tuyên bố ngừng ném bom.
* Y nghĩa: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” là một chiến dịch phòng không oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc, đã làm thay đổi cục diện chiến trường ở miền Nam. Buộc Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri, chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
Lễ kí hiệp định Pa - ri
* Nguyên nhân: Sau những thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam, Bắc trong năm 1972, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri.
* Diễn biến:11 giờ (giờ Pa-ri) ngày 27-1-1973 Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh và Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình đặt bút kí vào văn bản Hiệp định.
* Nội dung: Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi VN.
* ý nghĩa: : Hiệp định Pa-ri đã đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược: Đế quốc Mĩ thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam và buộc phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.
Tiến vào dinh Độc Lập.
* Diễn biến: Xe tăng 390 húc đổ cổng chính tiến thẳng vào. Đồng chí Bùi Quang Thận giương cao cờ cách mạng ,nhảy khỏi xe tăng , lao lên toà nhà ,cắm lá cờ trên nóc dinh độc lập lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 -4 - 1975. Dương Văn Minh và chính quyền Sài Gòn đầu hàng không điều kiện.
* ý nghĩa: : Chiến thắng ngày 30 - 4 - 1975 là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc. Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh. Từ đây, hai miền Nam, Bắc được thống nhất.
Hoàn thành thống nhất đất nước.
* Diễn biến: Ngày 25 – 4 – 1976, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc  ...  ngồi xem các bạn học bài.
* Đáp án:
 Hình 1- b ; hình 2 - a ; hình 3 - e ; hình 4 - c ; hình 5 - d 
 _________________________________________
Luyện từ và câu
 Tiết 68: Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang) (t.159 )
Những KT- HS đã biết liên quan đến 
bài học.
Những KT mới cần hình thành cho HS.
Biết được dấu gạch ngang trtong câu văn, đoạn văn.
Củng cố khắc sâu kiến thức đã học ở lớp 4 về dấu gạch ngang.
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố khắc sâu kiến thức đã học ở lớp 4 về dấu gạch ngang.
2. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang.
3. Thái độ: Yêu thích học môn tiếng việng.
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng.
- HS SGK.
- GV Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang.
2. Phương pháp: Đàm thoại. gợi mở.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên.
HĐ1.ổn định lớp:
HĐ2.Kiểm tra bài cũ: GV cho HS làm lại BT 3 tiết LTVC trước.
HĐ3.Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài tập 1 (159):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- Mời HS nêu nội dung ghi nhớ về dấu gạch ngang.
 - GV treo bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang, mời một số HS đọc lại.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS suy nghĩ, làm bài, phát biểu.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
* Bài tập 2 (160):
- Mời 2 HS đọc nối tiếp nội dung bài tập 2, cả lớp theo dõi.
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu BT: 
+ Tìm dấu - trong mẩu chuyện.
+ Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp
-GV chốt lại lời giải đúng.
HĐ4.Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu gạch ngang.
Hoạt động của học sinh.
- Đọc y/.
* Lời giải :
Tác dụng của dấu gạch ngang
Ví dụ
1) Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
Đoạn a
-Tất nhiên rồi.
-Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ cũng như vậy
2) Đánh dấu phần chú thích trong câu
Đoạn a - đều như vậy - Giọng công chúa
 nhỏ dần
Đoạn b :nơi Mị 
Nương con gái vua Hùng Vương thứ 18 - 
3) Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Đoạn c: Thiếu nhi tham gia cg tác xã 
hội:
- Tham gia tuyên ...
-Tham gia Tết trồng ...
- Đọc y/c.
*Lời giải: - Tác dụng (2) (Đánh dấu phần chú thích trong câu):
+ Chào bác – Em bé nói với tôi.
+ Cháu đi đâu vậy? – Tôi hỏi em.
- Tác dụng (1) (Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại).
Trong tất cả các trường hợp còn lại.
 ---------------------------------------------
Thứ sáu ngày 28 tháng 4 năm 2011
Toán
Tiết 170: Luyện tập chung (t. 176 )
Những KT- HS đã biết liên quan đến 
bài học.
Những KT mới cần hình thành cho HS.
củng cố các kĩ năng thực hành tính nhân, chia
tiếp tục củng cố các kĩ năng thực hành
tính nhân, chia
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp HS tiếp tục củng cố các kĩ năng thực hành tính nhân, chia ; 
2. Kĩ năng: vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
3.Thái độ: Yêu thích học toán.
- HSHN cộng trừ: 30-3-2+3 = ? 30-8-2+4+5 =?
II.Chuẩn bị:
1.Đồ dùng.
- HS SGK.
- GV SGK
2. Phương pháp: Đàm thoại, hỏi đáp, gợi mở.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên.
HĐ1.Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu 3 dạng toán về tỉ số phần trăm.
HĐ2.Bài mới:
-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
HĐ3.Luyện tập:
*Bài tập 1 (176)
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào bảng con.
- GV nhận xét.
* Bài tập 2 (176): 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Bài tập 3 (176): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Bài tập 4 (176): 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
HĐ4.Củng cố, dặn dò:
-KTHSHN cộng trừ: 
30-3-2+3 = ? 30-8-2+4+5 =?
- GV nhận xét giờ học. 
Hoạt động của học sinh.
- HSHN cộng trừ:
 30-3-2+3 = ? 30-8-2+4+5 =?
- Đọc y.c.
* Kết quả:
a) 23 905 ; 830 450 ; 746 028
b) 1/ 9 ; 495/ 22 ; 374/ 561
c) 4,7 ; 2,5 ; 61,4
- Đọc y/c.
* VD về lời giải:
0,12 x X = 6
 X = 6 : 0,12
 X = 50
- Đọc y/c.
* Bài giải:
Số kg đường cửa hàng đó đã bán ngày đầu là:
 2400 : 100 x 35 = 840 (kg)
Số đường cửa hàng đã bán ngày thứ 2 là:
 240 : 100 x 40 = 960 (kg)
Số đường cửa hàng đó đã bán 2 ngày đầu là:
 840 + 960 = 1800 (kg)
Số đường cửa hàng đó đã bán ngày thứ 3 là:
 2400 – 1800 = 600 (kg)
 Đáp số: 600 kg.
- Đọc y/c.
* Bài giải:
Vì tiền lãi bao gồm 20% tiền vốn, nên tiền vốn là 100% và 1 800 000 đồng bao gồm:
 100% + 20% = 120% (tiền vốn)
Tiền vốn để mua số hoa quả đó là:
 1800000 : 120 x 100 = 1500000 (đồng)
 Đáp số: 1 500 000 đồng.
 ____________________________________
Tập làm văn
Tiết 68: Trả bài văn tả người (t. 161 )
I.Mục tiêu:
- HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cảnh theo 3 đề bài đã cho: bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
- Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài ; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
II.Đồ dùng dạy học:Bảng lớp ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung.
III.Các hoạt động dạy-học:
1. ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
-Nhận xét về kết quả làm bài của HS:
GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để: Nêu nhậnn xét về kết quả làm bài:
-Những ưu điểm chính:
+ Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục.
+ Một số HS diễn đạt tốt. 
+ Một số HS chữ viết, cách trình bày đẹp.
- Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế.
Thông báo điểm.
-Hướng dẫn HS chữa bài:
 Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn ở bảng
- Mời HS chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài.
- HS phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc.
+ GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
- HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
- HS đọc lại bài , tự chữa.
- HS đổi bài soát lỗi.
- HS trao đổi, thảo luận.
-HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòn.
4.Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài tốt. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 ____________________________________
Kể chuyện
Tiết 34: Kể chuyện được chứng kiến
hoặc tham gia (t. 156 )
I.Mục tiêu:
1-Rèn kĩ năng nói:
-Tìm và kể được một câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc câu chuyện về công tác xã hội em cùng các bạn than gia.
-Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện hợp líCách kể giản dị, tự nhiên. Biết trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
2-Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II.Đồ dùng dạy học:
III.Các hoạt động dạy học:
1.ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: HS kể lại một đoạn (một câu) chuyện đã kể tiết trước.
3.Bài mới:
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài:
- Cho 1 HS đọc đề bài.
- GV cho HS phân tích đề - gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề.
- Cho 2 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1, 2 trong SGK. Cả lớp theo dõi SGK.
- GV Gợi ý, hướng dẫn HS
- Mời HS nói tên câu chuyện của mình.
- HS lập nhanh dàn ý câu chuyện.
Đề bài:
1) Kể một câu chuyện mà em biết về việc gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi.
2) Kể về một lần em cùng các bạn trong lớp hoặc trong chi đội tham gia công tác xã hội.
- HS giới thiệu câu chuyện định kể.
Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
Kể chuyện theo cặp
- Cho HS kể chuyện theo cặp, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyệ
Thi kể chuyện trước lớp:
- Các nhóm cử đại diện lên thi kể.
- GV nhận xét sau khi mỗi HS kể:
+ Nội dung câu chuyện có hay không?
+ Cách kể: giọng điệu, cử chỉ, 
+ Cách dùng từ, đặt câu.
- Cả lớp và GV bình chọn:
+ Bạn có câu chuyện hay nhất.
+ Bạn kể chuyện có hấp dẫn nhất.
- HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể, khi kể xong thì trả lời câu hỏi của GV và của bạn.
-Cả lớp bình chọn theo sự hướng dẫn của GV.
4.Củng cố-dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện .
- Dặn HS chuẩn bị trước cho tiết KC tuần sau.
 ----------------------------------------------------
Âm nhạc
Tiết 34: Ôn tập 2 bài hát
Em vẫn nhớ trường xưa, Dàn đồng ca mùa hạ. (t. 54 )
I. Mục tiêu:
- HS hát thuộc lời ca đúng giai điệu và sắc thái của 2 bài hát “Em vẫn nhớ trường xưa” và “Dàn đồng ca mùa ha.”
- Học sinh đọc nhạc, hát kết hợp gõ đệm theo phách bài TĐN số 8..
II.Đồ dùng dạy học: :
- SGK Âm nhạc 5.
- Nhạc cụ : Song loan, thanh phách.
III.Các hoạt động dạy học:
1.ổn định lớp:
2.KT bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS.
3.Bài mới: 
 HĐ 1: Ôn tập và kiểm tra 2 bài hát “Em vẫn nhớ trường xưa” và “Dàn đồng ca mùa hạ.”
- Giới thiệu bài .GV hát lại 1 lần.
- GV hướng dẫn HS ôn tập 2 bài hát trên
+ Hướng dẫn HS hát gọn tiếng, thể hiện tình cảm thiết tha trìu mến.
Hát kết hợp gõ đệm
- HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
GV kiểm tra theo nhóm hát
- GV nhận xét cho điểm
- Hoat động 2: TĐN số 6.
4.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét chung tiết học 
- Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe :
- HS hát ôn lại 2 bài hát 
 “Em vẫn nhớ trường xưa” và “Dàn đồng ca mùa hạ.”
- HS hát và gõ đệm theo nhịp
- Lớp chia thanh 2 nửa, một nửa hát một nửa gõ đệm theo nhịp, theo phách 
- HS lên hát 1 trong 2 bài hát trên.
 ---------------------------------------------------------
Tiết 34 :Sinh hoạt tập thể
I.Cán sự lớp điều khiển sinh hoạt: 
- Nhận xét tình hình lớp.
- HS chơi trò chơi tự chọn.
II.Giáo viên nhận xét qua phần nhận xét của cán sự lớp :
- Khen ngơi những học sinh có ý thức học tập tốt như: Thúy, Hương, hòa, Quang.
- Nhắc nhở những hs học tập chưa tốt
- Nhận xét về ý thức tham gia các HĐ của HS
- Khen ngơi 
 III. Công việc tuần 35.
- Học phụ đạo vào sáng các buổi trong tuần.
- Nhắc học sinh tự ôn tập Tiếng Việt, toán chuẩn bị co thi cuối năm .
- Tham gia thi cuối học kì hai.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 5 tuan 34(12).doc