Giáo án Lớp 5 - Tuần học 5 năm 2010

Giáo án Lớp 5 - Tuần học 5 năm 2010

Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. PBC sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. PBC lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đo hộ, ông day dứt lo tìm đường giải phóng dân tộc. Từ năm1905- 1908 ông vận động thanh niên VN sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông Du.

- Biết được vì sao phong trào Đông du thất bại; do sự kết cấu của thực dân Pháp với chính phủ Nhật. (HS KG )

 

doc 10 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 938Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần học 5 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010
Lịch sử
Phan bội châu và phong trào đông du
I, Mục tiêu: HS biết:
- Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. PBC sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. PBC lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đo hộ, ông day dứt lo tìm đường giải phóng dân tộc. Từ năm1905- 1908 ông vận động thanh niên VN sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông Du.
- Biết được vì sao phong trào Đông du thất bại; do sự kết cấu của thực dân Pháp với chính phủ Nhật. (HS KG )
II. Đồ dùng: - SGK, ảnh Phan Bội Châu phóng to (nếu có)
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Trả lời câu hỏi 1,2 bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
B. Bài mới:
1. HĐ 1: Tiểu sử Phan Bội Châu.
- Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
2. HĐ2: Sơ lược về phong trào Đông Du.
- Biết được vì sao phong trào Đông du thất bại; do sự kết cấu của thực dân P với chính phủ Nhật. ( HS KG )
C. Củng cố:
- GV nêu yêu cầu, nhận xét, cho điểm.
- HS trả lời câu hỏi, nhận xét bạn.
- GV giới thiệu bài, nêu nhiệm vụ học tập cho HS. 
- HS đọc nội dung SGK
- GV hướng dẫn HS thảo luận.
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
- HSKG trình bày kết quả thảo luận, nhận xét bạn.
- GV nhận xét, chốt, giới thiệu thêm về Phan Bội Châu.
+ GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS tìm hiểu về phong trào Đông Du, nhận xét, chốt.
- HS đọc nội dung trong SGK, 2,3 HS trả lời, nhận xét bạn. HS KG nêu nội dung bài học.
+ GV nhận xét tiết học,
- HS về nhà học thuộc bài.Chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 21 : ôn tập: bảng đơn vị đo độ dài
I. Mục tiêu: 
- Biết tên gọi ,kí hiệu và mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng
- Biết chuyển đổi số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.
+ HS K,G làm thêm bài 2 b; bài 4 (nếu còn thời gian) 
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh đọc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến bé.
B. Bài mới:
1. HĐ 1: Giới thiệu bài.
- GV nêu MĐ- YC của giờ học.
2.HĐ 2: Hướng dẫn học sinh ôn tập.
+Bài 1: HS hoàn thành bảng đơn vị đo độ dài, nắm được mqh của các đơn vị trong bảng đơn vị đo độ dài.
+ GV kẻ sẵn bảng như SGK yêu cầu HS hoàn thành bảng đơn vị đo độ dài.
- GV dùng câu hỏi gợi ý giúp HSY hoàn thành được bảng đơn vị đo độ dài.
- HS báo cáo kq2 và nêu nx về mối quan hệ 2 đợn vị đo liền nhau.
- GV củng cố bảng đơn vị đo độ dài.
+Bài 2a- c : Củng cố cách chuyển đơn vị đo độ dài.
- HS chuyển được các đơn vị từ nhỏ sang lớn và ngược lại.
- Học sinh đọc thầm yêu cầu, suy nghĩ để hoàn thành bài tập.
- HS nêu miệng kết quả, lớp theo dõi, nhận xét.
- Học sinh khá, giỏi giải thích cách làm.
- Học sinh TBY nhắc lại.
+Bài 3: HS chuyển đổi từ các số đo có 2 tên đơn vị sang số đo có 1 tên đơn vị và ngược lại.
+Bài 2 b - bài 4:
- HS vận dụng giải toán có lời văn.
- HS nêu yêu cầu của bài.
 - HS thảo luận hoàn thành bài.
- Đại diện nhóm báo cáo kq2 và nêu cách làm.
- GV, HS chữa bài và củng cố cách đổi.
- GV giúp HS Y nắm chắc cách đổi.
+ HS K,G làm bài (nếu còn thời gian) 
- GV giúp HS G nắm vững hơn những hiểu biết về địa lí , về tuyến đường sắt Hà Nội- TP Hồ Chí Minh và Hà Nội - Đà Nẵng.
C. Củng cố:
+ Học sinh nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài và nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề nhau.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh.
Khoa học
Thực hành: nói “không !” đối với các chất gây nghiện.
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số tác hại của : rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
- Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
II. Đồ dùng:
- Một số hình ảnh về thông tin rượu , bia , thuốc ,lá...;
- bảng phụ ghi sẵn đáp án đúng về tác hại của : rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
- Một số phiếu ghi câu hỏi về tác hại của thuốc lá.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 học sinh trả lời câu hỏi về nội dung bài 8.
B. Bài mới:
1.HĐ 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài; học sinh nghe để xác định nhiệm vụ.
2.HĐ 2: Xử lí thông tin.
- HS lập được bảng tác hại của rượu , bia, thuốc lá, ma túy.
- GV: các em đã sưu tầm được những tranh ảnh, sách báo về tác hại của các chất gây nghiện, hãy cùng chia sẻ cùng mọi người thông tin đó.
- HS đọc thông tin và hoàn thành bảng kiến thức SGK T .20
- 3 , 4 HS trình bày .
- GV cùng cả lớp nx, bs và hoàn chỉnh ND.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn đáp án đúng ( 2- 3 HS đọc lại ND bảng kiến thức)
3.HĐ 3: Trò chơi “Bắt thăm - trả lời câu hỏi”
- Củng cố kiến thức về tác hại của rượu bia,thuốc lá .
+ GV chuẩn bị 3 hộp chứa loại câu hỏi.
- Hộp 1 đựng câu hỏi về tác hại của thuốc lá.
- Hộp 2 đựng câu hỏi về tác hại của rượu , bia.
- Hộp 3đựng câu hỏi về tác hại của ma túy.
- Cử mỗi nhóm vào ban giám khảo ( thống nhất cho điểm)
- Đại diện từng nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi.
- Kết thúc nhóm nào có điểm cao là thắng cuộc
C. Củng cố:
+ GV củng cố bài, nhận xét giờ học.
- Dặn HS tuyên truyền với mọi người về tác hại của một số chất gây nghiện.
- Học bài, chuẩn bị bài sau( một số dụng cụ cho đóng vai).
Toán (Dạy bù ngày kiểm tra chất lượng đầu năm)
Tiết 22 : ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng
I. Mục tiêu: 
- Biết tên gọi ,kí hiệu và mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
- Biết chuyển đổi số đo khối lượng và giải các bài toán với các số đo khối lượng.
+ HS K,G làm thêm bài 3 (nếu còn thời gian).
II. Đồ dùng : Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh nêu bảng đơn vị đo độ dài và mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề nhau.
B. Bài mới:
1.HĐ 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài; học sinh nghe để xác định nhiệm vụ.
2.HĐ 2: Hướng dẫn học sinh ôn tập:
+Bài 1: 
- Biết tên gọi ,kí hiệu và mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
- Học sinh đọc yêu cầu.
+ GV kẻ sẵn bảng như SGK yêu cầu HS hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng
- GV dùng câu hỏi gợi ý giúp HSY hoàn thành được bảng đơn vị đo khối lượng
- HS báo cáo kq2 và nêu nx về mối quan hệ 2 đợn vị đo khối lượng liền nhau.
- GV củng cố bảng đơn vị đo khối lượng.
+Bài 2:
- Học sinh biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng từ nhỏ sang lớn và ngược lại.
+Học sinh đọc yêu cầu. GV giao nhiệm vụ cho HS.
- HS thảo luận theo cặp hoàn thành bài 2.
- Đại diện nhóm báo cáo kq2 và nêu cách làm.
- GV+ HS chữa bài và củng cố cách đổi.
+Bài 4: Giải các bài toán có liên quan đến các đơn vị đo khối lượng.
+ Học sinh đọc đề bài; xác định yêu cầu.
- GV hỏi để học sinh K nêu cách làm.
- HS tự hoàn thành bài vào vở , chữa bài.
+ GV theo dõi giúp đỡ HSY. Chấm ,chữa bài, chốt bài giải đúng.
+Bài 3: - HS biết so sánh 2 đơn vị đo khối lượng.
+ HS KG làm bài (nếu còn thời gian)
C. Củng cố:
+ 1HS Yđọc lại bảng đơn vị đo khối lượng.
- GV cùng HS hệ thống ND bài
- GV nhận xét tiết học. Dặn ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010
Kiểm tra chất lượng đầu năm
( Theo đề kiểm tra của nhà trường)
Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2010
Toán
Tiết 23 : luyện tập( Tr 24)
I. Mục tiêu: 
- Biết tính diện tích một hay quy về tính diẹn tích hình chữ nhạt,hình vuông.
- Biết cách giải bài toán với các số đo đọ dài, khối lượng.
+ HS K,G làm thêm bài 2,4 (nếu còn thời gian)
II. Đồ dùng: Hình vẽ bài tập 3 trên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 học sinh lên bảng làm bài:
 3 kg 7 g =  g 3264 g = .kg ...g.
 5 tấn 3 tạ = ....yến 1845 kg = .tấn....kg.
B. Bài mới:
1.HĐ 1: Giới thiệu bài
Giáo viên nêu MĐ- YC bài .
2.HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập.
+Bài 1: Giải bài toán có liên quan đến đơn vị đo khối lượng và dạng toán tỉ lệ.
- Học sinh đọc và xác định yêu cầu của đề.
- GV hướng dẫn học sinh phân tích đề.
- 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở.
- GV khuyến khích những học sinh KG làm bài nhanh, tìm cách giải khác.
- GV cùng học sinh chữa bài.
+Bài 3: Quan sát hình vẽ, nêu được nhận xét và tìm cách giải.
- Mảnh đất được tạo bởi các mảnh có kích thước, hình dạng như thế nào?
- Hãy so sánh diện tích của mảnh đất với tổng diện tích của 2 hình đó?
+ GV vẽ hình như SGK
- Học sinh K quan sát hình vẽ và nêu nhận xét
- GVgợi ý để HS : Nhận xét mảnh đất gồm những hình gì? và nhận thấy : 
S m.đất = SHCN ABCD + SHV CBNM
- HS lựa chọn cách tính, tự giải.
- GV cùng học sinh chữa bài. Nhận xét, chốt kết quả.
+Bài 2: 
- Củng cố dạng toán đổi các số cùng đơn vị đo.
+Bài 4: 
- Củng cố cách vẽ hình. 
+ HS K,G làm bài (nếu còn thời gian)
- HS đọc đề, phân tích - Thảo luận nhóm 2 tìm các kích thước để cùng diện tích với tam giác đó.
- GV gợi ý HS tính diện tích hình chữ nhật ABCD từ đó nhận xét để vẽ được HCN có diện tích là 12 cm2 thì có cạnh là bao nhiêu?
- HS nêu các số đo tìm được, tự làm bài n xét.
- GV chữa bài củng cố cách vẽ hình.
C. Củng cố:
+ GV tổng kết ND bài. 
Chuẩn bị bài: Đề- ca- mét vuông, héc - tô- mét vuông.
kĩ thuật
cắt, khâu, thêu tự chọn
I. Mục tiêu: HS cần:
- Làm được một số sản phẩm khâu hoặc thêu theo ý thích.
- HS khéo tay làm được sản phẩm tương đối đẹp, đúng kĩ thuật.
II. Đồ dùng:
- Một số sản phẩm khâu, thêu đã học.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B.Bài mới:
1.HĐ1: Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu tiết học.
2.HĐ2: Ôn tập các nội dung về cắt, khâu, thêu đã học.
- HĐ cá nhân.
- GV đặt câu hỏi yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức về cắt, khâu, thêu đã học.
- HS nhắc lại cách đính khuy 2 lỗ, thêu dấu nhân. Nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tóm tắt lại những ND học sinh vừa nêu.
3.HĐ3: Lựa chọn sản phẩm thực hành.
- Củng cố những kiến thức, kĩ năng về khâu, thêu.
- HĐ nhóm 4.
- HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
- Các nhóm trình bày sản phẩm nhóm mình chọn và nêu những dự định công việc sẽ tiến hành.
- GV ghi tên sản phẩm các nhóm đã chọn, kết luận.
C. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
- Nhác nhở học sinh chuẩn bị cho giờ sau.
khoa học
Thực hành: nói không! với các chất gây nghiện ( tiếp )
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số tác hại của : rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
- Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
II.Đồ dùng:
- Ghế,khăn phủ lên ghế để chơi TC " Chiếc ghế nguy hiểm"
- Dụng cụ để đóng vai ; phiếu ghi tình huống.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu tác hại của thuốc lá, rượu, bia.
B. Bài mới:
1.HĐ 1: Giới thiệu bài:
GVnêu MĐ - YC của giờ học.
2.HĐ 2: Trò chơi " Chiếc ghế nguy hiểm"
 - HS nhận ra những hành vi nguy hiểm , có ý thức tránh xa nguy hiểm.
3.HĐ 3: Đóng vai.
- Học sinh biết thực hiện kỹ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.
+KL: Mỗi chúng ta đều có cách từ chối riêng , song cái đích cần đạt được là nói "không!" đối với các chất gây nghiện.
+ GV nêu tên trò chơi và luật chơi .
 - Cho 5-7 HS chơi thử ,GV nhận xét ,bổ sung
Tổ chức cho cả lớp chơi thật.
- GV dựa vào diễn biến thực tế để đặt câu hỏi phân tích .
- HS lần lượt trả lời .
- GV KL: Sự nguy hiểm và tác hại của việc thử sử dụng thuốc lá, rượu bia , ma túy.
- Chúng ta phải thường xuyên phải thận trọng và tránh xa các chất gây nghiện.
+ Trước khi đóng vai GV cho HS thảo luận GV nêu vấn đề : Khi chúng ta từ chối ai đó một điều gì( VD từ chối bạn rủ hút thử thuốc lá), các em sẽ nói gì ?
- HS phát biểu ý kiến, GV tóm tắt ý kiến.
- Chia lớp thành 4 nhóm , GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu ghi tình huống kết hợp cho HS QS tranh SGK. H 1,2,3 T. 22- 23
- Các nhóm thảo luận, phân vai, hội ý về cách thể hiện .
- Từng nhóm nên đóng vai theo tình huống .
Cả lớp tham gia trả lời câu hỏi của GV qua mỗi nhóm trình diễn.
- GVKL: 
C. Củng cố:
+ GV tổng kết ND bài.
- Dặn HS - VN tuyên truyền với mọi người về tác hại của một các chất gây nghiện 
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2010
Toán
Tiết 24 : đề - ca - mét vuông. héc - tô - mét vuông
I. Mục tiêu: 
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích đề- ca - mét vuông,
 héc - tô - mét vuông.
- Biết đọc,viết các số đo diện tích theo đơn vị đề- ca- mét vuông,héc - tô- mét vuông
- Biết mối quan hệ giữa dam2 với m2, dam2 và hm2. 
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (trường hợp đơn giản).
+ HS K,G làm thêm bài 4(nếu còn thời gian)
II. Đồ dùng :
- Hình vẽ biểu diễn hình vuông cạnh dài 1 dam, 1 hm (thu nhỏ).
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc tên đơn vị đo khối lượng từ lớn tới bé.
- Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị liền nhau.
B. Bài mới:
1.HĐ 1: Giới thiệu bài:
- HS đọc tên các đơn vị đo diện tích đã học: cm2, dm2, m2.
- GV giới thiệu bài, học sinh nghe để xác định nhiệm vụ tiết học.
2.HĐ 2: Giới thiệu đơn vị đo diện tích đề- ca- mét vuông,héc- tô- mét vuông.
- Hình thành biểu tượng về đề ca - mét vuông.
- Hãy tính diện tích hình vuông cạnh 1 dam?
- GV treo hình vuông cạnh 1 dam (như sgk).
- Học sinh quan sát.
- Học sinh tính diện tích hình vuông cạnh 1 dam
- Học sinh tính 1 dam 1 dam = 1 dam2.
- GV giới thiệu về đề - ca - mét vuông.
- Học sinh nghe và nhắc lại.
- Giới thiệu cách đọc, cách viết.
- Tìm mối quan hệ giữa đề - ca - mét vuông và mét vuông.
+ HSTB nhắc lại đơn vị đo diện tích đã học. ( mvà km)
- HS G nêu ý hiểu về đề - ca - mét vuông 
- HS dựa vào hình vẽ tự xác định: diện tích mỗi hình vuông nhỏ , số hình vuông nhỏ rồi tính diện tích hình vuông cạnh 1 dam
- HS KG tự rút ra nhận xét : HV1 dam2gồm 100 HV 1m2
- GV kết luận: 1 dam2 = 100 m2 .
+ Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc - tô - mét vuông.
- Hình thành biểu tượng
- Cách tiến hành như trên.
-Tìm mối quan hệ giữa héc- tô- mét vuông và đề- ca- mét vuông.
3.HĐ 3: Luyện tập. 
+Bài 1: Học sinh đọc đúng các đơn vị đo diện tích dam2, hm2
- GV viết các đơn vị đo diện tích lên bảng
- 4 học sinh TB,Y lần lượt đọc.
+Bài 2: Học sinh nghe đọc để viết đúng các đơn vị đo diện tích dam2, hm2.
+ GV đọc để học sinh viết. 2 học sinh lên bảng.
- Lớp viết bảng con
- Chữa bài, nhận xét 
+Bài 3: Học sinh biết đổi các đơn vị đo diện tích.
+HSKG làm mẫu 1phần a,b & giải thích cách làm
- 3 học sinh lên bảng.
- Cả lớp làm vào vở - GV kèm HSY.
+Bài 4: Học sinh biết viết số đo diện tích từ 2 đơn vị đo thành số đo diện tích dưới dạng hỗn số có 1 đơn vị đo.
+ HS KG làm bài (nếu còn thời gian)
C. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
Chiều: Đại hội Công đoàn
Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010
Toán
Tiết 25 : Mi- li- mét vuông. bảng đơn vị đo diện tích
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi- li mét vuông; biết quan hệ giữa mi- li mét vuông và cm2.
- Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
+ HS KG làm thêm bài 2 phần a - cột 2, phần b (nếu còn thời gian)
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ biểu diễn hình vuông cạnh 1 cm (phóng to).
- Bảng kẻ sẵn các cột như phần b sgk chưa viết chữ và số.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS Nêu tên các đơn vị đo diện tích đã học&- nêu mối quan hệ giữa hm2 và dam2.
B. Bài mới:
1.HĐ 1: Giới thiệu bài.
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ.
2.HĐ 2: Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi- li mét vuông.
a. Mi- li mét vuông 
+ Hình thành biểu tượng về mi li mét vuông.
+ Tìm mối quan hệ giữa mi- li mét vuông và cm2.
? 1 cm2 bằng bao nhiêu mm2.
1 mm2 bằng bao nhiêu phần của cm2.
b. Bảng đơn vị đo diện tích
- GV treo bảng phụ hình vuông minh hoạ như sgk, chỉ cho học sinh thấy hình vuông có cạnh 1 mm, sau đó yêu cầu hãy tính diện tích của hình vuông cạnh dài 1 mm.
- HS dựa vào các đơn vị đã học nêu mi- li mét vuông là diện tích của hình vuông cạnh dài 1 mm.
* HS quan sát hình vuông có cạnh 1cm2 để suy luận tự phát hiện mối quan hệ giữa cm2 và mm2- đưa ra nhận xét của mình
GV chốt ý đúng- Giới thiệu mối quan hệ giữa cm2 và mm2
 + GV đưa bảng có kẻ sẵn cột như phần b sgk.
- HS hoàn thành được bảng đơn vị đo diện tích .
- Nắm được mối quan hệ các đơn vị trong bảng.
- Học sinh nêu các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn.
- GV thống nhất sau đó điền vào bảng.
- GV hỏi để học sinh nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
- Học sinh trả lời. GV kết luận.
- HS đọc lại bảng và ghi nhớ.
3.HĐ 3: Luyện tập- thực hành.
+Bài 1:
a/ Đọc số đo diện tích.
b/ Viết số đo diện tích.
- GV viết các số đo diện tích lên bảng, chỉ số đo bất kỳ cho học sinh đọc.
- 2 học sinh lên bảng, cả lớp viết vào vở.
+Bài 2 a - cột 1:
- Đổi đơn vị lớn sang đơn vị bé và từ đơn vị bé sang đơn vị lớn.
+GV hướng dẫn mẫu:
 7 hm2 = 7 00 00 m2.
 hm2 dam2 m2
- Học sinh tự làm các phần còn lại
- GV kèm HSY. HSKG nêu cách đổi.
- 1số HS nêu kết quả - HS khác nhận xét, bổ sung.
+Bài 3:Viết phân số thích hợp.
- Củng cố cách đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn.
+ HS đọc yêu cầu bài tập
- 2HS lên bảng- lớp làm vở
- GV cùng học sinh chữa bài.
+Bài 2: phần a - cột 2, phần b
+ HS K,G làm bài (nếu còn thời gian)
C. Củng cố:
+ GV nhận xét giờ học 
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
Địa lí (Dạy bù ngày thứ 5 Đại hội Công đoàn)
Vùng biển nước ta
I. Mục tiêu:Giúp HS:
- Trình bày được một số đặc điểm của vùng biển nước ta.
- Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) vùng biển nước ta và một số điểm du lịch,bãi biển nổi tiếng.
- Biết vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất.
- ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí.
II, Đồ dùng:
- Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam á.
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm sông ngòi nước ta?
B. Bài mới:
1. HĐ1: Vị trí vùng biển nước ta.
- HĐ cá nhân, cả lớp.
2.HĐ2: Đặc điểm của vùng biển nước ta.
- HĐ cá nhân.
3.HĐ3: Vai trò của biển.
- Vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
- HĐ nhóm 2.
C. Củng cố: 
- Trò chơi: Em tập làm hướng dẫn viên du lịch.
- GV nêu yêu cầu, nhận xét, cho điểm.
- 1HS lên bảng trả lời, nhận xét bạn.
- GV giới thiệu bài, hướng dẫn HS quan sát lược đồ trong SGK để trả lời câu hỏi, kết luận.
- 1 HSTB trả lời, nhận xét.
- 1 HSTB đọc nội dung phần 2.
- GV nêu yêu cầu, nhận xét, chốt, mở rộng thêm.
- HSTB trả lời câu hỏi, nhận xét.
- GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS thảo luận, nhận xét, kết luận.
- HS, thực hiện yêu cầu, trình bày kết quả thảo luận, nhận xét.
- GV nhận xét tiết học.
- HS kể tên, giới thiệu về một số bãi biển ở nước ta.
Sinh hoạt
Tổng kết tuần 5
I.Mục tiêu:
- Đánh giá nề nếp của HS trong tuần 5.
- Học sinh thấy được ưu , khuyết điểm của mình, của bạn đề ra hướng rèn luyện.
- Nâng cao ý thức thực hiện nghiêm túc nề nếp của trường, lớp, của tỏ chức Đội.
II.Chuẩn bị: Sổ theo dõi nề nếp của HS .
III. Tiến trình sinh hoạt:
1.HĐ 1: Tự đánh giá.
- GV điều khiển các tổ trưởng , lớp trưởng báo cáo nề nếp: Học tập, các nề nếp đoàn đội của tổ , lớp trong tuần 5.
- Gọi một số HS chậm tiến bộ tự nhận xét về mình .
- Tổ chức cho HS tự đánh giá và nhận xét lẫn nhau giữa các tổ, cá nhân.
2.HĐ 2: GV đánh giá chung: 
3.HĐ 3: Sinh hoạt văn nghệ ( Lớp phó văn nghệ điều khiển).
IV. Phương hướng tuần 6: 
- Tổ chức giao lưu học sinh giỏi khối 5.
- Duy trì đôi bạn học tập giúp đỡ nhau trong học tập cùng tiến bộ.
- Thực hiện nghiêm túc nề nếp của trường, lớp.
- Thực hiện nghiêm túc luật ATGT, giữ gìn vệ sinh môi trường. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5 (10-11).doc