Giáo án Lớp 5 - Tuần thứ 30 - Nguyễn Thị Thu Hiền - Trường Tiểu học Xuân Thượng

Giáo án Lớp 5 - Tuần thứ 30 - Nguyễn Thị Thu Hiền - Trường Tiểu học Xuân Thượng

/ MỤC TIÊU:

- HS biết dựa vào một đoạn trong bài tập đọc đã học để viết lại một đoạn đối thoại về cuộc trò chuyện của các nhân vật diễn ra trong đoạn văn đó.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

 GV: Bảng phụ, 2 phiếu to.

 HS: Vở luyện TV

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc 6 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1050Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần thứ 30 - Nguyễn Thị Thu Hiền - Trường Tiểu học Xuân Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011
Hướng dẫn thực hành kiến thức
Tập làm văn: Tập viết đoạn văn đối thoại
I/ Mục tiêu:
- HS biết dựa vào một đoạn trong bài tập đọc đã học để viết lại một đoạn đối thoại về cuộc trò chuyện của các nhân vật diễn ra trong đoạn văn đó.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 GV: Bảng phụ, 2 phiếu to.
 HS: Vở luyện TV
III/ Các hoạt động dạy- học:
 1.Giới thiệu bài :
 2.Hướng dẫn làm bài tập :
- GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập. 
- Gọi HS đọc nội dung BT, nêu yêu cầu của bài.
- Gọi 2 HS đọc đoạn thứ 3 ( Mẹ phải.... trào nước mắt) và đoạn thứ 5 ( Tối đó bố về.... không bằng ) của bài tập đọc Con gái.
- Yêu cầu HS làm bài trong Vở luyện.
- GV cho 2 HS làm bài trên phiếu to
- 2 HS dán phiếu lên bảng, trình bày đoạn đối thoại.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV gọi một số HS khác đọc đoạn đối thoại của mình.
- HS nx từng bài.
- GV nhận xét chung.
 3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS
Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011
Toán
luyện tập về đo thể tích
I/ mục tiêu:
- Luyện tập củng cố quan hệ giữa m3_dm3_cm3.
- Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.
- Chuyển đổi số đo thể tích.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 GV: Bảng phụ
 HS: Vở luyện toán
III/ các hoạt động dạy- học:
1.Giới thiệu bài :
2.Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1( trang 48): Viết số thích hợp vào chỗ trống
- HS nêu yêu cầu BT
- Cả lớp làm bài trong Vở luyện.
- Gọi 2 HS chữa bài, nêu cách làm của một số phần.
- HS nx, GV chữa chung.
Bài 2( trang 48): Viết số thích hợp vào chỗ trống
- HS nêu yêu cầu BT
- Yêu cầu cả lớp làm bài trong Vở luyện.
- Gọi 2 HS chữa bài, nêu cách làm.
- HS nx. GV chữa chung.
 2 m3 125 cm3 = 2125 cm3 206 dm3 = 0,206 m3
 3dm3 12cm3 = 3,012 dm3 1020 cm3 = 1,020 dm3
Bài 3( trang 48): Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng:
Số 68 cm3 được viết thành số đo thể tích có đơn vị m3 là :
 A. 0,68 m3 B. 0,0068 m3 C. 0,00068 m3 D. 0,000068 m3
- HS làm bài, nêu kết quả bài tập .
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
____________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
phòng ngừa thảm họa
thảm họa và hiểm họa
I/ Mục tiêu:
- HS nắm được nguyên nhân do con người làm tăng hiểm họa.
- Giúp HS hiểu về thảm họa và hiểm họa.Đồng thời cũng hiểu được những việc con người cần làm để giảm bớt rủi ro, thiệt hại do thảm họa gây ra.
II/ Các hoạt động dạy- học
1.Giới thiệu bài :
2. Bài học:
 2.1. Con người đã làm tăng thêm thảm họa, hiểm họa bằng nhiều cách khác nhau.
- Cho HS quan sát tranh phóng to: H29 ; H30.
- GV gợi ý để HS nêu được những nguyên nhân làm tăng hiểm họa, thảm họa.
- Cho HS trao đổi thảo luận:" Những người sống nơi em ở đã làm tăng hiểm họa như thế nào?" 
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Gọi HS đại diện từng nhóm nêu kết quả thảo luận.
- GV KL.
 2.2. Con người có thể làm rất nhiều việc để phòng ngùa hiểm họa, thảm họa và giảm bớt thiệt hại do thảm họa, hiểm họa gây ra.
- Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận theo nhóm 4 HS để nêu những việc cần làm đẻ phòng ngừa và giảm bớt hiểm họa.
- HS báo cáo kết quả trao đổi thảo luận.
- GV nhận xét, kết luận.
* Củng cố : 
- GV tóm tắt bài
- NX giờ học
Thứ tư ngày 30 tháng 3 năm 2011
Tiếng việt
Luyện từ và câu: Luyện tập mở rộng vốn từ : nam và nữ
i/ mục tiêu:
- HS nắm vững một số từ ngữ chỉ phẩm chất của nam và nữ. Biết nhận xét , nêu cảm nghĩ của mình về các nhân vật trong truyện Con gái và truyện Một vụ đắm tàu.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 GV: Bảng phụ
 HS: Vở luyện TV
III/ các hoạt động dạy- học:
 1.Giới thiệu bài :
 2.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1( trang 50): Trong truyện Con gái, khi mẹ Mơ sinh em gái, dì hạnh bảo: "Lại một vịt trời nữa". So sánh em bé với : "vịt trời", dì Hạnh muốn nói gì?
- HS suy nghĩ làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả bài làm của mình.
- HS nx. GV chốt KQ đúng.
 Ca ngợi em bé sau này sẽ giỏi giang.
 Ghi nhận mẹ đã sinh một bé gái.
x
 Tỏ ý coi thường bé gái vừa sinh ra.
Bài 2 ( trang 50): Em có đồng ý với suy nghĩ của dì Hạnh không?
- Yêu cầu HS lần lượt nêu suy nghĩ của mình và giải thích lí do.
Bài 3( trang 50): Trong truyện Một vụ đắm tàu, cử chỉ và việc làm của Giu-li-et-ta ( khi Ma-ri-ô bị sóng biển xô ngã ) thể hiện phẩm chất gì?
- HS viết các phẩm chất của Giu-li-et-ta vào trong Vở luyện.
- Gọi HS nêu.
- HS khác nx, bổ sung.
- GV kết luận: Giu-li-et-ta tốt bụng, ân cần, giàu tình cảm...
Bài 4( trang 51): Hành động nhường cho Giu-li-et-ta xuống xuồng cứu nạn thể hiện phẩm chất gì của Ma-ri-ô ?
- Gọi HS nêu.
- HS khác nx, bổ sung.
- GV kết luận: Ma-ri-ô có tấm lòng cao thượng và đức hi sinh cao cả, biết nhường sự sống cho bạn.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
Thứ năm ngày 31 tháng 3 năm 2011
Âm nhạc
luyện hát bài: dàn đồng ca mùa hạ
I/ Mục tiêu
- Hướng dẫn HS hát ôn hát đúng giai điệu, đúng lời ca bài" Dàn đồng ca mùa hạ".
- Luyện cho HS hát đúng những chỗ đảo phách và những tiếng luyến.
II / Các hoạt động dạy- học
 1. Phần mở đầu : 
Giới thiệu ND : luyện hát bài ": Dàn đồng ca mùa hạ"
 2. Phần nội dung :
a) ND1 : Luyện hát.
- Gọi 1HS hát hay nhất lớp hát 1 lần bài hát.
- Cả lớp hát bài hát 1- 2 lần.
- Chia 3 nhóm, mỗi nhóm hát 1 lần. GV sửa sai giúp HS hát đúng chỗ đảo phách, tiếng luyến.
- Tổ chức cho HS tập hát đối đáp đồng ca ( mỗi nửa lớp hát 2 câu đối đáp nhau, hai câu cuối hát đồng ca)
b) ND2 : Tổ chức cho HS xung phong tập biểu diễn hát theo hình thức: đơn ca, song ca; biểu diễn động tác phụ họa.
 3. Phần kết thúc
- GV chọn một nhóm hát theo hình thức tốp ca trình bày bài hát
- GV nx giờ học. 
____________________________________
Toán
Luyện tập về đo thời gian
i/ mục tiêu:
- Củng cố mối quan hệ của một số đơn vị đo thời gian.
- HS biết viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân. Biết chuyển đổi số đo thời gian.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 GV: Bảng phụ
 HS: Vở luyện toán
III/ các hoạt động dạy- học:
 1.Giới thiệu bài :
 2.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1( trang 49): Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- HS nêu yêu cầu BT
- Cả lớp làm bài trong Vở luyện.
- Gọi 2 HS chữa bài, nêu cách làm của một số phần.
- HS nx, GV chữa chung.
Bài 2( trang 50):
- Gọi HS đọc bài và nêu yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi tìm hướng giải BT.
- Gọi HS khá nêu hướng giải.
- HS trình bày bài giải vào trong Vở luyện
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài
- HS nx. 
- GV chữa, chốt kết quả của bài ( 7 lần)
( - Vì mỗi giờ kim dài ( kim phút) của đồng hồ quay được 1 vòng nên từ 5 giờ 20 phút đến 6 giờ kim dài đi qua số ( 6 ) 1 lần.
 - Từ 6 giờ đến 12 giờ kim dài đi qua số ( 6 ) 6 lần.
 Vậy từ 5 giờ 20 phút đến 12 giờ kim dài đi qua số ( 6 ) 7 lần )
Bài 3 ( trang 50):
- Gọi HS đọc bài và nêu yêu cầu BT.
- HS trình bày bài giải vào trong Vở luyện. 1 HS làm trên bảng .
- HS nhận xét bài chữa trên bảng.
- GV chữa chung trước lớp:
Bài giải
Vận tốc của xe thứ hai là: 54 x = 63 ( km/ giờ )
Tổng vận tốc của hai xe là: 54 + 63 = 117 ( km/ giờ )
Thời gian hai xe đi để gặp nhau là: 292,5 : 117 = 2,5 giờ
Đổi 2,5 giờ = 2 giờ 30 phút
Hai xe gặp nhau lúc: 6 giờ + 2 giờ 30 phút + 30 phút = 9 giờ
Đáp số : 9 giờ
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại mối quan hệ giữa một số đợn vị đo thời gian.
- GV nhận xét giờ học.
____________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 1 tháng 4 năm 2011
Mỹ thuật
vẽ tự do
I/ Mục tiêu:
- HS biết chọn nội dung, đề tài cho bài vẽ của mình.
- HS biết cách trình bày bài vẽ của mình theo ý thích.
Ii/ Các hoạt động dạy- học:
*Giới thiệu bài:
1, HĐ1: Tìm và chọn nội dung đề tài:
- HS suy nghĩ tự lựa chọn nội dung đề tài cho bài vẽ của mình.
- Gọi một số HS nêu nội dung đề tài bài vẽ của mình đã lựa chọn
- GV nhắc nhở HS trước khi thực hành.
2, HĐ2: Thực hành:
- HS tự hoàn thành bài vẽ của mình.
3, HĐ 3: Nhận xét, đánh giá:
- Học sinh trưng bày bài vẽ. 
- GV chọn những bài vẽ đẹp, rõ nội dung đề tài trưng bày trước lớp
- Cả lớp quan sát, nhận xét về bố cục , sắp sếp hình ảnh chính hay phụ có cân đối không? vẽ có rõ nội dung của hoạt động trong tranh không?
- GV nhận xét chung và xếp loại.
____________________________________________________
Ban giám hiệu ký duyệt Tuần 30
Ngày 28 tháng 3 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docGA buoi 2Tuan 30Lop 5.doc