Giáo án lớp 5C tuần 24

Giáo án lớp 5C tuần 24

Toán:

 LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU:

 - Biết vận dụng công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài tập có liên quan đến yêu cầu tổng hợp.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 30 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1097Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5C tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Ngày soạn:20-2-2011
Ngày dạy: Thứ 2 ngày 21 tháng 2 năm 2011
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết vận dụng công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài tập có liên quan đến yêu cầu tổng hợp.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Muốn tính thể tích hình lập phương ta làm thế nào?
- Chữa BT2- VBTNC
- GV nhận xét, cho điểm
 2.Hướng dẫn HS luyện tập: 
Bài 1: - HS đọc đề 
- GV yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán, cho HS làm vào vở
- GV chấm chữa bài
Bài 2: - HS đọc đề.
- GV yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh, thể tích của HHCN.
- HS giải vào vở
- GV yêu cầu một số HS nêu kết quả. GV đánh giá bài làm của HS.
 Bài 3: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, đọc kĩ yêu cầu đề toán nêu hướng giải bài toán.
- HS tự làm vào vở
- GV chấm, chữa bài
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố- dặn dò
- Nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương? 
 - 2 em lên bảng
* 1 em đọc
- HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm. Cả lớp nhận xét, chữa bài.
- HS đọc đề bài, tìm hiểu đề.
- 2 em nêu
- HS tự giải bài toán vào vở
- 3-5 HS trình bày bài giải.
- HS nhận xét 
 - HS quan sát, nêu hướng giải
- HS làm vào vở
Bài giải:
Thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật là:
9 × 6 × 5 = 270 (cm3).
Thể tích của khối gỗ hình lập phương cắt đi là: 
4 × 4 × 4 = 64 (cm3).
Thể tích phần gỗ còn lại là:
 270 - 64 = 206 (cm3).
Đáp số : 206 cm3.
* HS làm bài và chữa bài
- 4 em nhắc lại
- Học bài và làm bài ở vở BTT.
Tập đọc
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê- ĐÊ
I. MỤC TIÊU: 
 - Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
 - Hiểu nội dung của bài: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
 * GDHS: Giáo dục thái độ tôn trọng pháp luật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3HS đọc thuộc lòng bài thơ: Chú đi tuần? Nêu nội dung của bài?
 + Nêu những từ ngữ, chi tiết nói lên tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu.
- GV nhận xét, cho điểm
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài 
b) Hướng dẫn HS luyện đọc:
- GV đọc bài văn: giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục.
- Gọi HS khá, giỏi đọc bài
- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ?
- Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. 
- Hướng dẫn HS phát âm đúng các từ khó.
- Gọi 3HS đọc nối tiếp lần 2 và giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó trong SGK.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Mời 1 HS đọc cả bài.
- GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu bài văn.
c) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 
- Cho HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi 
+ Người xưa đặt ra tục lệ để làm gì ?
+Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội?
+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng ?
GV: Ngay từ ngày xưa, dân tộc Ê-đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng, đã phân định rõ từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. Người Ê-đê đã dùng những luật tục đó để giữ cho buôn làng có cuộc sống thật sự, thanh bình.
+ Hãy kể tên của một số luật của nước ta hiện nay mà em biết ?
- GV tiểu kêt và nêu 1 số luật cho HS rõ 
- Gọi 1 HS đọc lại bài.
- Bài văn muốn nói lên điều gì ?
d) Luyện đọc diễn cảm:
- Mời 3 HS nối tiếp nhau luyện đọc lại 3 đoạn của bài tìm giọng đọc. 
- GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc một đoạn 1.
- YC HS luyện đọc theo cặp, thi đọc.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố - dặn dò: 
+ Học qua bài này em biết được điều gì ? 
+ Giáo dục HS: Từ bài văn trên cho ta thấy xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp. 
- 2HS đọc bài, trả lời.
- Lớp nhận xét
- HS lắng nghe.
- 1 HS khá, giỏi đọc bài
- Bài văn có thể chia 3 đoạn
- 3 HS đọc nối tiếp. 
- HS luyện đọc các từ: luật tục, tang chứng, nhân chứng, dứt khoát  
- 1 em đọc chú giải sgk.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS lắng nghe
+ Người xưa đặt ra tục lệ để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng. 
+Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.
+ Các mức xử phạt rất công bằng: Chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song); chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co); người phạm tội là người anh em bà con cũng xử vậy.
- Tang chứng phải chắc chắn: phải nhìn tận mặt bắt tận tay; lấy và giữ được gùi; khăn, áo, dao,  của kẻ phạm tội;. 
+ Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật thương mại, Luật dầu khí, Luật tài nguyên nước, Luật Giáo dục, luật giao thông đường bộ, Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.. 
- 1 HS đọc lại
*ND: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa. 
- 3 HS đọc, mỗi em một đoạn, tìm giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo cặp, thi đọc.
- 2 em nêu
- HS lắng nghe
- Về đọc lại bài, học thuộc nội dung.
Đạo đức
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
 - Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
 - Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
 - Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
 - Yêu Tổ quốc Việt Nam.
 KNS*: - Kĩ năng xác định giá trị (yêu Tổ quốc Việt Nam)
	 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đất nước và con người Việt Nam.
 - Kĩ năng hợp tác nhóm.
 - Kĩ năng trình bày những hiểu biết về đất nước con người Việt Nam.
 TTHCM@: yêu quê hương, đất nước.
 GDBVMT: (Liên hệ): GDHS tích cực tham gia các hoạt động BVMT thể hiện tình yêu đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Tranh như SGK phóng to. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam?
+ Nước ta còn có những khó khăn gì? Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Làm bài tập 1, SGK.
* Mục tiêu: Củng cố những kiến thức về đất nước Việt Nam.
 * Cách tiến hành:
- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm giới thiệu một sự kiện, một bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, nhân vật lịch sử liên quan đến một mốc thời gian hoặc một địa danh của Việt Nam đã nêu trong bài tập 1.
- GV mời đại diện từng nhóm lên trình bày về một mốc thời gian hoặc một địa danh.
- GV kết luận: 
Hoạt động 2: Đóng vai (bài tập 3, SGK).
* Mục tiêu: HS biết thể hiện tình yêu quê hương, đất nước trong vai một hướng dẫn viên du lịch.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu với khách du lịch về một trong các chủ đề: văn hóa, kinh tế, lịch sử, danh lam thắng cảnh, con người Việt Nam, trẻ em Việt Nam, việc thực hiện Quyền trẻ em ở Việt Nam,
- GV mời đại diện một số nhóm lên đóng vai.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Triễn lãm nhỏ (bài tập 4, SGK).
* Mục tiêu: HS thể hiện sự hiểu biết về tình yêu quê hương, đất nước của mình qua tranh vẽ.
* Cách tiến hành: 
KNS*: Kĩ năng hợp tác nhóm.
-Y/c HS trưng bày tranh vẽ theo nhóm. 
-Y/c từng nhóm cử người giới thiệu tranh trước lớp.
-Y/c cả lớp xem tranh và trao đổi. 
-GV tổ chức HS bình chọn tranh của các nhóm theo quy định của GV
-GV nhận xét tranh vẽ của HS. 
-Y/c từng nhóm cử đại diện hát, đọc thơ, ca dao  về chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương các HS tích cực hoạt động xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa cố gắng. Các em về nhà xem lại bài, đọc tìm hiểu trước bài tiếp theo.
- 2 HS trả lời
- Các nhóm HS thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
+ Ngày 2 tháng 9 năm 1945 là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ ngày, ngày 2 tháng 9 được lấy làm ngày Quốc khánh của nước ta.
+ Ngày 7 tháng 5 năm 1954 là ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.
+ Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày giải phóng miền Nam. Quân Giải phóng chiếm Dinh Độc Lập, ngụy quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng.
+ Sông Bạch Đằng gắn với chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán và chiến thắng của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
+ Bến Nhà Rồng nằm trên sông Sài Gòn, nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước.
+ Cây đa Tân Trào: nơi xuất phát của một đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên 16 tháng 8 năm 1945.
- Các nhóm HS chuẩn bị đóng vai.
- Đại diện một số nhóm lên đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu trước lớp, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Trưng bày tranh vẽ theo nhóm. 
- Quan sát, lắng nghe
- Tham quan tranh triển lãm của các nhóm, cùng trao đổi, nhận xét và bình chọn nhóm có tranh vẽ đẹp, đúng chủ đề, có ý nghĩa tuyên truyền nhất.
- Các nhóm cử đại diện trình bày bài hát, đọc thơ,  theo Y/c của GV.
- HS trình bày.
Buổi chiều
Kĩ thuật:
LẮP XE BEN ( T 1)
I. MỤC TIÊU: 
 - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben.
 - Biết cách lắp và lắp đựoc xe ben theo theo mẫu. Lắp xe tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nhắc lại quy trình lắp xe cần cẩu.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích của bài học, nêu tác dụng của xe ben trong thực tế : Xe ben dùng để vận chuyển cát, sỏi, đất, cho các công trình xây dựng làm đường.
b. Hoạt động 1: 
- Cho HS quan sát xe ben đã lắp sẵn.
- HS quan sát toàn bộ và quan sát từng bộ phân.
- Hỏi:
+ Để lắp được xe ben, theo em cần phải lắp mấy bộ phân? Hãy nêu tên các bộ phận đó?
Hoạt động 2: Hướngdẫn thao tác kĩ thuật.
a) Hướng dẫn chọn lọc các chi tiết.
- Gọi HS lên nêu tên và chọn từng loại chi tiết theo bảng SGK.
- Nhận xét bổ sung.
b- Lắp từng bộ phận (hình 2 SGK). Lắp khung sàn xe và các giá đỡ.
- Cho HS quan sát hình 2 SGK.
- Để lắp khung sàn xe và các giá đỡ, em cần phải chọn những chi tiết nào?
- Gọi HS lên lắp khung sàn xe.
- GV tiến hành lắp các giá đỡ.
* Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ (H3 SGK).
- Để lắp được  ... cặp từ chỉ quan hệ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu ghi nhớ tiết LTVC trước (Nối các vế câu ghép bằng QHT)
- GV nhận xét, cho điểm
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài 
b) HDHS tìm hiểu phần nhận xét 
Bài tập1: Gọi 1HS đọc yêu cầu và nội dung BT1.
- Cả lớp đọc thầm lại hai câu ghép; phân tích cấu tạo: xác định các vế câu trong mỗi câu, bộ phận C-V của mỗi vế câu. (làm vào VBT in)
- GV mời 2HS lên bảng phân tích cấu tạo của 2 câu ghép. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: 
- Gọi một HS đọc yêu cầu của BT2. 
- Cho cả lớp đọc thầm lại 2 câu văn ở bài tập 1, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3: Cho HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài
- Gọi HS phát biểu ý kiến. GV chốt lại lời giải đúng. 
- 2 HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK.
c) Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT1, cho HS làm bài cá nhân - các em gạch 1 gạch chéo phân cách 2 vế câu, gạch 1 gạch dưới cặp từ hô ứng nối 2 vế câu.
- Gọi 2HS lên bảng làm bài, trình bày kết quả. 
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở
- GV chấm, chữa bài 
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng
3. Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ 
- Gọi HS đặt câu với các cặp từ hô ứng đã học.
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về cách nối các câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
- 1 HS nêu 
- Cả lớp nhận xét.
* 1HS đọc yêu cầu và nội dung BT1.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm
- Nhận xét bài bạn.
* 1 em đọc
- Lớp làm vào VBT in, chữa bài
+ Ýa: Các từ vừa  đã, đâu đấy trong hai câu ghép trên dùng để nối vế câu 1 với vế câu 2.
+ Ý b: Nếu lược bỏ các từ vừa  đã đâu  đấy, thì:
- Quan hệ giữa các vế câu không còn chặt chẽ như trước. 
- Câu văn có thể không hoàn chỉnh (câu b).
* 1 em đọc
- HS đọc yêu cầu, làm bài
- HS nối tiếp nêu bài làm của mình
Ngoài 2 cặp từ hô ứng vừađã, đâu đấy dùng để nối các câu ghép biểu thị quan hệ hô ứng, ta còn có thể sử dụng các cặp từ hô ứng như :
+ Với câu a: chưa đã, mới đã, càng càng
+ Với câu b: chỗ nào chỗ nấy.
- HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK.
*HS đọc yêu cầu của BT1, làm bài cá nhân – các em gạch 1 gạch chéo phân cách 2 vế câu, gạch 1 gạch dưới cặp từ hô ứng nối 2 vế câu.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
* 1 học sinh đọc yêu cầu.
- HS làm bài tập. Chữa bài
a) Mưa càng to, gió càng mạnh.
b) Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
Trời vừa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
c) Thuỷ Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh cũng làm núi cao lên bấy nhiêu.
- 2 em nhắc lại
- HS đặt câu
Khoa học
AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU: 
 - Nêu đựoc một số qui tắc cơ bản sử dụng an toàn tiết kiệm điện.
 - Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện.
 *GDKNS: Kĩ năng ứng phó xử lí tình huống đặt ra. Kĩ năng bình luận đánh giá về việc sử dụng điện. Kĩ năng ra quyết định và đảm nhận trách nhiệm về việc sử dụng tiết kiệm điện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin: đèn pin, đồng hồ, đồ chơi  pin.
 - Hình và thông tin trong SGK trang 98, 99.
 - GV: Các hình ảnh phòng tránh bị điện giật (Có trong bộ ĐDDH)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 	
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
 + Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì? Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua.
 + Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì? Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua.
- GV nhận xét, cho điểm
2. Dạy bài mới:
 HĐ1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật 
- Cho HS làm việc theo nhóm: Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật, các biện pháp để phòng điện giật.
- Đại diện các nhóm trả lời
- Liên hệ thực tế: Khi ở nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác ?
- GV chốt lại 
HĐ2: Thực hành 
- Cho HS thực hành theo nhóm: Đọc thông tin trong SGK trang 99 và trả lời câu hỏi:
+ Điều gì có thể xảy ra nếu nếu sử dụng nguồn điện 12V cho dụng cụ điện có số vôn qui định là 6V? 
+ Nêu vai trò của cầu chì, của công tơ điện ?
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV cho HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện có ghi số vôn.
- GV cho HS quan sát cầu chì và giới thiệu thêm: Khi dây chì bị chảy, phải mở cầu giao điện, tìm xem có chỗ nào bị chập, sửa chỗ chập rồi thay cầu giao khác. Tuyệt đối không được thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng.
HĐ3: Thảo luận về việc tiết kiệm điện 
-Cho HS thảo luận theo cặp các câu hỏi:
+Tại sao ta phải sử dụng tiết kiệm điện? 
+ Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện?
- Gọi HS nối tiếp nhau trình bày kết quả thảo luận. Gọi các HS khác nhận xét, bổ sung. 
- HS liên hệ với việc sử dụng điện ở nhà và nêu.
3. Củng cố - dặn dò:
- 2 HS đọc lại mục Bạn cần biết.
- Giáo dục HS luôn có ý thức tiết kiệm điện, nước.
- Về nhà học bài và áp dụng bài học vào thức tế, chuẩn bị bài: Vật chất và năng lượng.
- 2 HS trả lời
- Lớp nhận xét
- Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp để phòng điện giật.
- Đại diện nhóm trả lời:
+ Cầm phích cắm điện bị ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị điện giật .
+ Nghịch ổ lấy điện hoặc dây điện, như cắm các vật vào ổ điện cũng có thể bị điện giật .
* Các biện pháp để phòng điện giật:
+Tuyệt đối không chạm tay vào chỗ hở của đường dây hoặc các bộ phận kim loại nghi là có điện. không cầm các vật bằng kim loại cắm vào ổ lấy điện.
+ Khi phát hiện thấy dây điện bị đứt hoặc bị hở, cần tránh xa và báo cho người lớn biết.
+ Khi nhìn thấy người bị điện giật phải lập tức cắt nguồn điện bằng mọi cách như cắt cầu giao, cầu chì hoặc dùng vật khô không dẫn điện như gậy gỗ, gậy tre, que nhựa,  gạt dây điện ra khỏi người bị nạn.
- HS liên hệ
- HS thực hành theo nhóm: Đọc thông tin trong SGK trang 99 và trả lời câu hỏi:
+ Nếu sử dụng nguồn điện 12Vcho dụng cụ điện có số vôn qui định là 6V thì có thể làm hỏng dụng cụ đó.
+ Cầu chì dùng để đóng và mở điện. Công tơ điện dùng để đo số điện đã dùng (đã tiêu thụ)
- HS nối tiếp trả lời
- HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện có ghi số vôn, quan sát cầu chì.
- HS thảo luận theo cặp các câu hỏi:
+Vì năng lượng điện có hạn, nếu dùng quá tải sẽ không đủ.
+ Không dùng điện bừa bãi. Tắt đèn khi không sử dụng nữa. Tắt quạt khi không sử dụng nữa.
- HS trả lời 
- HS liên hệ
- 2 em đọc
- HS lắng nghe và thực hiện
Ngày soạn:20-2-2011
Ngày dạy: Thứ 6 ngày 25 tháng 2 năm 2011
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 
 *GDHS yêu thích môn học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- GV nhận xét, cho điểm
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài 
b) HDHS luyện tập 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài. 
- Cho HS làm bài vào vở, gọi 1 HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét	 Bài 2, 3: - HS tự đọc đề
- HS tự suy nghĩ làm bài vào vở
- GV chấm, chữa bài
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng và ghi điểm.
3. Củng cố - dặn dò:
- Muốn tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương ta làm thế nào ?
- Về nhà làm trong VBT toán.
- Chuẩn bị bài sau kiểm tra 1 tiết.
- 2 em nêu 
- Lớp nhận xét
* 1 em đọc
- Một HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. Chữa bài
 * HS tự đọc đề.
- Cả lớp làm vào vở. Chữa bài
( Đáp số bài 3: Diện tích toàn phần của hình M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình N. Thể tích của hình M gấp 27 lần thể tích của hình N)	 
* HS làm bài và chữa bài
- 2 em nhắc lại
Tập làm văn:
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU: 
 - Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
 - Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Ảnh chụp một số đồ vật 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KT bài cũ
- Mời HS đọc đoạn văn tả hình dáng, công dụng của một đồ vật gần gũi.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài
b)Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài tập 1:
a) Chọn đề bài:
- Mời HS đọc 5 đề bài trong SGK.
- GV gợi ý: Các em cần chọn trong 5 đề văn đã cho 1 đề phù hợp với 
b) Lập dàn ý: 
- Mời HS đọc gợi ý 1 trong SGK.
- Mời HS nói đề bài mình chọn.
- YC học sinh dựa vào gợi ý 1 viết dàn ý ra giấy nháp. 
- YC học sinh làm bài vào VBT in
- Mời học sinh đọc dàn ý của mình.
- GV nhận xét, bổ sung
Bài tập 2:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài và gợi ý 2.
- YC học sinh dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình trong nhóm, trước lớp
- GV nhận xét về cách chọn đồ vật để tả, cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày. Chọn người trình bày hay nhất. 
3. Củng cố: 
- Gọi HS có dàn ý hay đọc cho cả lớp nghe.
- Dặn HS hoàn chỉnh dàn ý để giờ sau kiểm tra.
- 2 HS đọc. 
- Lớp nhận xét
* 2 em nối tiếp đọc
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc gợi ý 1 trong SGK.
- HS nối tiếp nói đề bài mình chọn.
- HS làm bài
- 4-6 em đọc dàn ý của mình, lớp nhận xét
* 1 em đọc
- HS tập nói trong nhóm.
- Đại diện nhóm nói trước lớp theo dàn ý đã lập
- Cả lớp cùng GV nhận xét, chọn người trình bày hay nhất.
- HS đọc
Toán:
TIẾT 1 - TUẦN 24
I. MỤC TIÊU: 
 - Củng cố để HS nắm được cách tính phần trăm của một số.
 - Học sinh biết vận dụng công thức để giải một số bài tập có liên quan đến thể tích hình lập phương, diện tích các hình đã học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
 - Nêu cách tính thể tích hình lập phương.
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu cả lớp làm vở.1 HS khá lên bảng
 - Nhận xét. 
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và làm vào vở.
- Gọi 1 HS TB lên bảng.
- Chữa bài.
Bài 4: Dành cho HS khá
- Yêu cầu HS đọc đề và làm vào vở.
- Nhận xét.
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học
 2 HS nêu. 
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Làm vào vở, nêu kết quả, nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ cách làm.
- Làm vào vở, nhận xét bài bạn
KQ: 8 lần
- Tự làm vào vở.
- Một số HS trình bày, bổ sung.
KQ: 259 m 
- 1 HS khá lên bảng vẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 24 hai buoi.doc