Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 1 đến tuần 17

Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 1 đến tuần 17

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng((âm đầu ,vần, thanh)- ND ghi nhớ.

 - Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ BT1 vào bảng mẫu (mục III)

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cầu tạo của tiếng có vì dụ điển hình (mỗi bộ phận 1 màu).

- Bộ chữ cái ghép tiếng, chú ý chọn màu chữ khác nhau để phân biệt rõ (âm đầu: xanh, vần: đỏ, thanh: vàng).

 

doc 75 trang Người đăng hang30 Lượt xem 477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 1 đến tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Ngày dạy:
CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng((âm đầu ,vần, thanh)- ND ghi nhớ.
 - Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ BT1 vào bảng mẫu (mục III)
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cầu tạo của tiếng có vì dụ điển hình (mỗi bộ phận 1 màu).
Bộ chữ cái ghép tiếng, chú ý chọn màu chữ khác nhau để phân biệt rõ (âm đầu: xanh, vần: đỏ, thanh: vàng).
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2phút
1phút
15phút
2phút
15phút
3phút
Ổn định lớp: HS hát
Bài mới:
Giới thiệu bài: Cấu tạo của tiếng.
Hướng dẫn:
+ Hoạt động 1: Phần nhận xét
* Yêu cầu 1: Đếm số tiếng trong câu tục ngữ
- Kết quả: 6 tiếng, 8 tiếng
* Yêu cầu 2: Đánh vần tiếng “bầu” ghi lại cách đánh vần đó.
* Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo của tiếng bầu. Tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành?
- GV giúp HS gọi tên, các phần ấy.
+ Âm đầu
+ Vần
+ Thanh
* Yêu cầu 4: Phân tích cấu tạo của tiếng còn lại.
HS kẻ vào vở bảng sau:
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
Bầu
B
âu
huyền
- GV chốt ý: Tiếng do âm đầu, vần, thanh tạo thành.
 * Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng “bầu”?
* Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng “bầu”?
- GV chốt: Trong mỗi tiếng bộ phận vần và thanh bắt buộc phải có mặt. Bộ phận âm đầu không bắt buộc phải có mặt.
+ Hoạt động 2: Ghi nhớ
- GV đính ghi nhớ lên bảng.
+ Hoạt động 3: Luyện tập
a) Bài tập 1:
- HS làm vàp VBT theo mẫu
b) Bài tập 2:(HS khá giỏi)
Nhóm suy nghĩ, giải câu đố dựa theo nghĩa của từng dòng
giải nghĩa: chữ sao
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Học thuộc ghi nhớ
- Chuẩn bị bài: Luyện tập về cầu tạo của tiếng.
- HS đọc và lần lượt thực hiện từng yêu cầu trong SGK.
- Cả lớp đếm thầm.
- 1, 2 HS làm mẫu
- Yêu cầu cả lớp đánh vần: 1 HS đánh vần từng tiếng.
- Ghi lại kết quả đánh vần vào bảng con 
bờ – âu – bâu – huyền – bầu
- Trao đổi nhóm đôi.
- HS trình bày: Tiếng bầu gồm 3 phần
- Thảo luận nhóm đôi, mỗi HS phân tích 2 tiếng
- Đại diện nhóm sửa bài
- Nhận xét
- thương, lấy, bí, cùng, tuy, rằng, khác, giống, nhưng, chung, một, giàn
Tiếng “ơi” chỉ có phần vần và thanh (không có âm đầu)
- HS đọc ghi nhớ
- HS đọc thầm yêu cầu
- Làm việc cá nhân
- Sửa bài – Nhận xét
- Đọc yêu cầu
- Hoạt động nhóm
- Nhận xét
Nhận xét rút kinh nghiệm 
Tuần 1 Ngàydạy: 
LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học (âm đầu ,vần ,thanh) theo bảng mẫu ở BT1.
 - Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng vẽ phụ sẵn sơ đồ cầu tạo của tiếng.
Bộ xếp chữ, từ đó có thể ghép các con chữ thành các vần khác nhau.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5phút
1phút
30phút
4phút
Bài cũ: Cấu tạo của tiếng.
 - Một tiếng có mấy bộ phận.
- Yêu cầu đọc lại ghi nhớ
- GV nhận xét.
Bài mới:
* Giới thiệu bài: Luyện tập cấu tạo của tiếng.
* Luyện tập:
+ Hoạt động 1: 
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1:
Làm việc nhóm đôi – Thi đua xem nhóm nào làm nhanh, làm đúng.
- GV nhận xét
Bài tập 2:
ngoài – hoài (vần giống nhau: oai)
Bài tâp 3: 
Các cặp tiếng vần với nhau trong khổ thơ choắt – thoắt
xinh xinh – nghêng nghênh
inh – ênh
Cặp có vần giống nhau hoàn toàn
Choắt – thoắt...... (oăt)
Bài tập 4:( HS khá giỏi)
- GV chốt ý kiến đúng
- Hai tiếng vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau. Có thể giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
+ Hoạt động 2: Bài tập 5:( HSkhả giỏi)
- Đây là câu đố chữ (ghi tiếng) nên cần tìm lời giải ghi tiếng.
- Hướng dẫn HS nhìn hình vẽ để đoán chữ rồi viết ra giấy (béo tròn là người mập, thật là mập gọi là người ú)
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhắc lại cấu tạo của tiếng.
- Mỗi tiếng ít nhất có những âm, thanh nào? Cho ví dụ..
- Bài tập nhà
- Tìm những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần
- Có một âm
- Có hai âm
- Chuẩn bị mở rộng vốn từ: Nhân hậu, đoàn kết.
3 bộ phận: âm đầu, vần và thanh
- 1 HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc toàn bộ yêu cầu.
- HS đọc (M) trong SGK
- Phân tích cấu tạo của tiếng trong câu ca dao theo sơ đồ.
- HS thực hiện.
HS tìm tiếng vần với nhau, gạch dưới rồi ghi vào vở.
HS đọc yêu cầu cầu của bài tập
HS các nhóm thì làm bài đúng, nhanh trên bảng lớp hoặc làm vào giấy rồi dán băng dính vào bảng lớp
HS tự phát triển suy nghĩ của mình.
HS thi giải đúng, nhanh câu đố bằng cách viết ra giấy (Bảng con)
Chữ “bút”
Bút bớt đầu là út đầu đuôi bỏ hết là ú, để nguyên là bút.
Nhận xét rút kinh nghiệm:
TUẦN 2 Ngày dạy:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: 
NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT
 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 - Biết thêm một số từ ngữ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Viềt thông dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân(BT1, BT4); nắm được cách dùng một số từ có tiếng “nhân” theo 2 nghĩa khác nhau: người ,lòng thương người, (BT2,BT3)
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu giấy khổ to.
Bảng phụ.
SGK, VBT tiếng việt.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4phút
1phút
10phút
10phút
10phút
2phút
1 Bài cũ: Luyện tập cấu tạo của tiếng
- HS nêu cấu tạo của tiếng gồm mấy phần? Cho ví dụ
- Các phần nào bắt buộc phải có mặt?
- Nhận xét
 2 Bài mới:
Giới thiệu bài: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – đoàn kết
Luyện tập
+ Hoạt động 1: Bài tập 1
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng
a. Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại: lòng nhân ái, yêu quý, đau xót, tha thứ, độ lượng, thông cảm, bao dung, đồng cảm...
b. Từ trái nghĩa với nhân hậu: hung ác, tàn ác, tàn bạo, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn...
c. Từ ngữ thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại: cứu giúp, cứu trợ, hỗ trợ, ủng hộ, bênh vực, bảo vệ, che chở, nâng đỡ...
d. Từ trái nghĩa với đùm bọc, giúp đỡ: ăn hiếp, hà hiếp, hành hạ, đánh đập, bắt nạt.
+ Hoạt động 2: Bài tập 2 và 3
Bài 2:
- Lời giải đúng tiếng “nhân”
Có nghĩa làngười: nhân dân, nhân loại, công nhân, nhân tài.
Có nghĩa là lòng thương người: nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ.
2. Bài 3:
- GV giải thích: Mỗi em đặt 1 câu với 1 từ thuộc nhóm a, hoặc 1 từ ở nhóm b.
- GV nhận xét
+ Hoạt động 3: Bài tập 4(HS khá giỏi)
- GV chốt ý
Câu a: ở hiền gặp lành: khuyên ta sống hiền lành, nhân hậu sẽ gặp điều tốt đẹp, may mắn.
Câu b: Trâu buột ghét trâu ăn: chê người có tính xấu, ghen tị khi thấy người khác được hạnh phúc, may mắn.
Câu c: Khuyên ta đoàn kết với nhau, đoàn kết tạo nên sức mạnh.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Dấu hai chấm
- HS trả lời
- HS đọc yêu cầu bài
- Trao đổi nhóm đôi làm vào VBT
- 2 nhóm làm vào phiếu giấy to.
- Trình bày kết quả
Nhận xét – sửa bài
- Đọc yêu cầu bài tập 2
- Thảo luận nhóm đôi làm vào VBT
- Trình bày kết quả
- Cả lớp và GV nhận xét
- Đọc yêu cầu bài tập 
- HS làm việc cá nhân
Đặt 1 câu theo yêu cầu vào giấy
- Đại diện cá nhân tirnh2 bày. Nhận xét
- Đọc yêu cầu bài tập
- Thảo luận nhóm 3 HS về nội dung ý nghĩa 3 câu tục ngữ
- HS trình bày.
Nhận xét rút kinh nghiệm:
Tuần 2 Ngày dạy:
DẤU HAI CHẤM
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu (ND ghi nhớ).
 - Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm(BT1); bước đầu dùng dấu hai chấm khi viết văn(BT2)
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ. SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4phút
1phút
10phút
3phút
15phút
2phút
1.Bài cũ: MRVT: Nhân hậu – đoàn kết
- Đặt câu với các từ nhân hậu, giúp đỡ.
- Tìm từ trái nghĩa với từ nhân hậu.
GV nhận xét
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Dấu hai chấm
b.Hướng dẫn:
+ Hoạt động 1: Phần nhận xét
- GV chốt
Câu a: Báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ.
Câu b: Báo hiệu câu sau là lời nói của Dế Mèn (dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng).
Câu c: Báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ nguyên nhân phía trước.
+ Hoạt động 2: Ghi nhớ
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ
+ Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1:
- GV chốt ý đúng
Câu a: Dấu hai chấm thứ nhất (phối hợp với dấu gạch đầu dòng) báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật (tôi)
- Dấu hai chấm thứ hai (với dấu ngoặc kép) báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo.
Câu b: Có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước.
Bài tập 2:
* Lưu ý: 
- Báo hiệu lời nói của nhân vật, có thể dùng dấu hai chấm phối hợp với dấu ngoặc kép, hoặc dấu gạch đầu dòng (nếu là lời đối thoại)
- Trường hợp cần giải thích thì chỉ dùng dấu hai chấm.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết tiếp đoạn văn nếu chưa hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị bài: Từ đơn và từ phức
- HS thực hành
- 3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1.
- HS lần lượt đọc từng câu văn, thơ nhận xét về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu đó.
- 2 HS đọc mục ghi nhớ
- 2 HS nối tiếp đọc nội dung BT 1.
- Đọc thầm từng đoạn văn
- Trao đổi về tác dụng của dấu hai chấm trong câu văn
- Nhận xét, sửa bài
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp đọc thầm
- HS viết đoạn văn vào VBT
- Giải thích tác dụng của dấu hai chấm khi trình bày trước lớp đoạn văn của mình.
Nhận xét rút kinh nghiệm:
TUẦN 3 Ngày dạy: 
Bài: TỪ ĐƠN - TỪ PHỨC
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ nhận biết được từ đơn và từ phức(ND ghi nhớ).
 - Nhận biết được từ đơn ,từ phức trong đoạn thơ(BT1 ,mục III); bước đầu làm quen với từ điển(hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ(BT2,BT3)
II.CHUẨN BỊ:
Từ điển 
Sách giáo khoa 
Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
5 phút
1 phút
10 phút
5 phút
15 phút
3 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Cấu tạo của tiếng
GV yêu cầu HS sửa bài làm về nhà.
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Để giúp các em hiểu thêm về từ và nhằm nâng cao kiến thức kĩ năng viết văn xuôi. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn tiếp các em về từ đơn và từ phức .
Hoạt động1: Hướng dẫn học phần nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đếm xem có bao nhiêu từ. Lưu ý học sinh mỗi từ phân cách nhau bằng dấu /
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét từ nào có một tiếng, từ nào có hai tiếng .
- Giáo viên cho học sinh xem xét và trả lời.
- Giáo viên kết luận .
* Từ chỉ gồm 1 tiếng là từ đơn 
* Từ phức là từ gồm nhiều tiếng
- Giáo viên lưu ý học sinh 
* Từ có nghĩa khác có một số từ không có nghĩa do đó phải kết hợp với một số tiếng khác mới có nghĩa .
Ví dụ : bỏng – xuý
- Theo em tiếng dùng để làm gì ?
- Từ dùng để làm gì ?
- Sau khi học sinh trả lời giáo viên nhận xét và  ... : Phần nhận xét
a. Bài tập 1:
- GV chốt: Câu hỏi: Mẹ ơi, con tuổi gì?
Từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép là lời gọi: Mẹ ơi
b. Bài tập 2:
- GV nhận xét về cách đặt câu hỏi đã lịch sự chưa, phù hợp với mối quan hệ giữa mình và người hỏi chưa?
c. Bài tập 3:
- GV chốt: Để giữ lịch sự cần tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng, phật ý người khác.
+ Hoạt động 2: Phần ghi nhớ
Gọi HS đọc
+ Hoạt động 3: Luyện tập
a. Bài tập 1:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và ghi vào phiếu.
- GV nhận xét và chốt.
Đoạn a: Quan hệ thầy – trò
Đoạn b: Quan hệ thù địch giữa tên sĩ quan cướp nước và cậu bé yêu nước.
b. Bài tập 2:
- Mời 2 HS tìm đọc các câu hỏi trong đoạn trích truyện “Các em nhỏ và cụ già”
- GV giải thích: Các em cần so sánh để thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp không hơn những câu các bạn hỏi nhau không? Vì sao?
 GV chốt
C. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: MRVT: Trò chơi, đồ chơi.
- HS đọc yêu cầu, suy nghĩ, làm việc cá nhân phát biểu ý kiến.
- HS đọc yêu cầu bài và đặt câu hỏi viết vào vở nháp.
- Đọc yêu cầu bài và suy nghĩ nêu ý kiến.
- 2, 3 HS đọc ghi nhớ.
- 2 HS đọc nối tiếp yêu cầu 
- Cả lớp đọc thầm.
- HS trình bày
- HS đọc yêu cầu bài tập.
HS suy nghĩ trả lời.
+Câu hỏi thích hợp thể hiện thái độ tế nhị, thông cảm,sẵn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn
Rút kinh nghiệm:
TUẦN 16 Ngày dạy: 10/12/2009
MỞ RỘNG VỐN TỪ: 
ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Kiến thức
 Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc(BT1); tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm(BT2); bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể(BT3)
Kĩ năng
 Biết chơi một số trò chơi rèn luyện sức khoẻ sự khéo léo, trí tuệ
Thái độ 
 Yêu thích các trò chơi có lợi cho sức khoẻ.
 II. CHUẨN BỊ:
SGK 
Bảng phụ 
III. CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4phút
1phút
11phút
12phút
11phút
1phút
A. Bài cũ: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi.
- HS nêu lại nội dung cần ghi nhớ.
- HS làm lại BT 1.
- GV nhận xét.
B. bài mới:
1) Giới thiệu bài: Đồ chơi – Trò chơi.
2) Hướng dẫn:
+ Hoạt động 1: Bài tập 1
- GV cùng cả lớp nói cách chơi 1 số trò chơi các em có thể chưa biết.
- (GV cho HS xem tranh.)
- GV nhận xét và chốt
Trò chơi rèn luyện sức mạnh là kéo co, vật.
Trò chơi rèn luyện sự khéo éo: nhảy dây, lò cò, đá cầu.
Trò chơi rèn luyện trí tuệ: ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình.
+ Hoạt động 2: Bài tập 2
- HS thảo luận nhóm 4 HS làm vào phiếu.
- GV nhận xét và chốt
+ Hoạt động 3: bài tập 3
- GV lưu ý: có tình huống có thể dùng 1, 2 thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn.
- GV chốt
Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.
Chơi với lửa, chơi dao có ngày đứt tay.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Từng cặp HS trao đổi làm bài và trình bày kết quả 
-
 HS đọc yêu cầu bài tập suy nghĩ và đánh dấu + vào ô tương ứng.
- 3, 4 nhóm trình bày
- HS đọc yêu cầu bài suy nghĩ, chọn câu thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyên bạn.
- HS nêu ý kiến cá nhân. 
- HS viết vào VBT.
3) Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: câu kể.
Rút kinh nghiệm:
Tuần 16 Ngày dạy: 11/12/2009
CÂU KỂ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Kiến thức
- HS hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể (ND ghi nhớ) .
 Kĩ năng
- Nhận biết câu kể trong đoạn văn(BT1,mục III); biết đặt một vài câu kể để kể,tả, trình bày ý kiến(BT2)
 Thái độ
 - Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ BT3
SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5phút
1phút
10phút
3phút
17phút
1phút
A. Bài cũ: MRVT: Trò chơi, đồ chơi
- Yêu cầu HS làm BT 3.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài: Câu kể
2) Hướng dẫn:
+ Hoạt động 1: Phần nhận xét
Bài 1:
- HS làm việc cá nhân: câu được in đậm trong đoạn văn là câu hỏi về 1 điều chưa biết.
- Cuối câu có dấu chấm.
Bài 2:
- Cho từng HS đọc từng câu và nêu tác dụng.
- Tác dụng của câu1 là để giới thiệu,câu 2 là miêu tả câu 3 kể về một sự việc.- Sau các câu trên có dấu gì?
GV chốt:đó là các câu kể.
Bài 3:
- HS thảo luận nhóm đôi xem chúng có tác dụng gì?
- GV chốt: Câu kể có thể được dùng để nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người
+ Hoạt động 2: Phần ghi nhớ
- Gọi HS đọc ghi nhớ
+ Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm, gạch dưới các câu kể và ghi vào phiếu, nêu tác dụng của mỗi câu.
- GV nhận xét.
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân
- GV nhận xét.
C. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Làm bài tập 2 (Đặt câu khác).
- Chuẩn bị bài: Câu kể Ai làm gì?
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm và nêu ý kiến.
- HS đọc yêu cầu
- HS phát biểu ý kiến.
- Dấu chấm
- HS đọc bài 3.
- 2 câu đầu là kể về Bu-ra-ba.
- 1 câu cuối: nói suy nghĩ của Ba-ra-ba.
2 – 3 HS đọc
- HS yêu cầu bài
- Đại diện nhóm trình bày
+ Câu 1: Kể sự việc.
+ Câu 2: Tả cánh diều.
+ Câu 3: Nêu tâm trạng của bọn trẻ.
Câu 4: Tả tiếng sáo.
Câu 5:Nêu ý kiến nhận định.
- HS đọc yêu cầu bài
- HS tự đặt câu 
Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................. TUẦN 17 Ngày dạy: 17/12/2009
Câu kể Ai làm gì?
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Kiến thức
 - Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì?(ND ghi nhớ)
Kĩ năng
 - Nhận biết câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu (BT1,BT2, mục III); viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể Ai làm gì?(BT3, mục III)
Thái độ
 - Biết dùng câu kể trong giao tiếp.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ.
SGK, VBT
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4phút
1phút
10phút
5phút
18phút
2phút
A. Bài cũ: Câu kể
- HS làm lại BT 2.
- GV nhận xét
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài: Câu kể Ai làm gì?
2) Hướng dẫn: 
+ Hoạt động 1: Phần nhận xét
Bài tập 1và 2:
- GV cùng HS phân tích, làm mẫu câu 2.
Câu: Người lớn đánh trâu ra cày.
Từ ngữ chỉ hoạt động: đánh trâu ra cày.
Từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động: người lớn.
...........................................
- GV phát phiếu kẻ bảng để HS trao đổi theo cặp, phân tích tiếp những câu còn lại (không phân tích câu 1 vì câu ấy không có từ chỉ hoạt động).
- GV nhận xét.
Bài tập 3:
- GV đặt câu hỏi mẫu cho câu thứ 2
Người lớn làm gì?
Ai đánh trâu ra cày?
- Cả lớp và GV nhận xét.
+ Hoạt động 2: Phần ghi nhớ
- GV viết sơ đồ phân tích cấu tạo mẫu và giải thích câu kể Ai làm gì? Thường gồm 2 bộ phận
+ Bộ phận 1 chỉ người (vật) hoạt động gọi là chủ ngữ.
+ Bộ phận 2 chỉ hoạt động trong câu gọi là vị ngữ
+ Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân tìm các câu kể mẫu Ai làm gì? Trong đoạn văn.
- GV chốt.
Cha tôi .... quét sân.
Mẹ ..... .....mùa sau.
Chị tôi ..... xuất khẩu.
Bài tập 2:
- GV chốt
Cha tôi/ làm cho tôi ........... quét sân
 CN VN
Mẹ/ đựng hạt giống ..... mùa sau.
 CN VN
Chị tôi/ đan nón ............... xuất khẩu.
 CN VN
Bài tập 3:
- GV lưu ý: Sau khi viết xong đoạn văn gạch dưới bằng viết chì những câu là câu kể Ai làm gì?
- GV nhận xét
3. Củng cố – Dặn dò:
- Làm bài tập 3 vào VBT. 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài.
- HS trình bày kết quả.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS tiếp đọc vào phiếu và trình bày kết quả.
- Trả lời câu hỏi: Ai – làm gì? (con gì, cái gì?)
- Trả lời câu hỏi: làm gì?
- 2, 3 HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS phát biểu ý kiến.
- Mời 3 HS lên bảng gạch dưới 3 câu kể Ai làm gì?
- HS đọc yêu cầu bài.
- Trao đổi nhóm đôi để xác định bộ phận C – V trong mỗi câu tìm được ở BT 1.
- Mời 3 HS lên bảng làm.
- HS đọc yêu cầu bài.
HS làm VBT
- HS đọc bài làm của mình.
Rút kinh nghiệm:
..
..
..
Tuần 17 Ngày dạy: 18/12/2009 
VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ 
AI LÀM GÌ?
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 Kiến thức
 - Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?(ND ghi nhớ).
 - Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì? Theo yêu cầu cho trước,qua thực hành luyện tập(mục III)
 Kĩ năng
 - Viết được đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì?
 Thái độ
 - Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ, tranh theo SGK.
SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4phút
1phút
11phút
3phút
19phút
2phút
A. Bài cũ: Câu kể Ai làm gì?
- 2 HS đọc đoạn văn của mình.
- 2 HS đặt 2 câu kể Ai làm gì?
- GV nhận xét
B. Bài mới:
Giới thiệu bài: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
2) Hướng dẫn: 
+ Hoạt động 1: Phần nhận xét
a) Yêu cầu 1
- GV nhận xét: đọan văn có 6 câu, 3 câu đầu là câu kể Ai làm gì?
Câu 1: Hàng trăm ..... về bãi.
Câu 2: Người ......... nườm nượp.
Câu 3: Mấy anh ........... rộn ràng
b) Yêu cầu 2, 3
- GV nhận xét.
Câu 1: VN: đang tiến về bãi
Câu 2: VN: kéo về nườm nượp
Câu 3: VN: khua chiêng rộn ràng
- Vị ngữ của 3 câu đều nêu hoạt động của người, vật trong câu.
c) Yêu cầu 4
- GV chốt: ý b: Vị ngữ do ĐT và các từ kèm theo (cụm ĐT) tạo thành.
+ Hoạt động 2: Phần ghi nhớ
- GV mời 1, 2 HS nêu ví dụ cho phần ghi nhớ.
+ Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1:
- GV nhận xét và chốt: câu 3, 4 5, 6, 7.
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS làm vào VBT.
- GV chốt.
 Đàn cò trắng – bay lượn trên cánh đồng
 Bà em – kể chuyện cổ tích
 Bộ đội – giúp dân gặt lúa.
Bài tập 3:
- GV nêu yêu cầu bài, hướng dẫn HS quan sát tranh chú ý nói từ 3 – 5 câu miêu tả hoạt động của các nhân vật trong tranh theo mẫu Ai làm gì?
- GV nhận xét
3. Củng cố – Dặn dò:
- Làm bài tập 3 vào vở. 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, tìm các câu kể và nêu ý kiến.
- HS làm việc nhóm đôi vào VBT.
- Mời 3 HS lên bảng làm vào bảng kết hợp nêu ý nghĩa của vị ngữ.
HS đọc yêu cầu
- HS suy nghĩ chọn ý đúng và phát biểu.
- 3, 4 HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu bài tìm câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS phát biểu ý kiến.
- Mời 1 HS làm vào bảng phụ.
- HS quan sát tranh, suy nghĩ, nêu ý kiến.
Rút kinh nghiệm:......

Tài liệu đính kèm:

  • docLTVC 520112012.doc