Giáo án Luyện từ và câu lớp 4 kì 1

Giáo án Luyện từ và câu lớp 4 kì 1

BÀI: CẤU TẠO CỦA TIẾNG

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- HS nắm được cấu tạo cơ bản (gồm 3 bộ phận) của đơn vị tiếng trong tiếng Việt.

2.Kĩ năng:

- Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung & vần trong thơ nói riêng.

3. Thái độ:

- Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.

II.CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng, có ví dụ điển hình (mỗi bộ phận tiếng viết một màu)

- Bộ chữ cái ghép tiếng (mỗi bộ phận một màu)

- VBT

 

doc 85 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1308Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu lớp 4 kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:	Tuần: 1
Môn: Luyện từ và câu
BÀI: CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS nắm được cấu tạo cơ bản (gồm 3 bộ phận) của đơn vị tiếng trong tiếng Việt.
2.Kĩ năng:
Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung & vần trong thơ nói riêng.
3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng, có ví dụ điển hình (mỗi bộ phận tiếng viết một màu)
Bộ chữ cái ghép tiếng (mỗi bộ phận một màu)
VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
2 phút
13 phút
13 phút
3 phút
Khởi động: 
Mở đầu:
 GV nói tác dụng của tiết Luyện từ và câu – tiết học giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ, biết nói thành câu gãy gọn.
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Tiết học hôm nay sẽ giúp các em 
nắm được các bộ phận cấu tạo của 1 tiếng, từ đó hiểu thế nào là những tiếng bắt vần với nhau trong thơ.
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
Yêu cầu 1: Đếm số tiếng trong câu tục ngữ
+ GV nhận xét
Yêu cầu 2: Đánh vần tiếng bầu. Ghi lại cách đánh vần đó 
+ GV ghi lại kết quả làm việc của HS lên bảng, dùng phấn màu tô các bộ phận của tiếng bầu
Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo của tiếng bầu (tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành)
+ GV giúp HS gọi tên các thành phần: âm đầu, vần, thanh
Yêu cầu 4: Phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại. Rút ra nhận xét
+ GV giao cho mỗi nhóm 1 bảng có ghi sẵn những tiếng cần phân tích (mỗi nhóm phân tích khoảng 2 tiếng)
+ GV nhận xét
GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả phân tích: Tiếng do những bộ phận nào tạo thành?
GV nêu câu hỏi:
+ Tiếng có đủ các bộ phận như tiếng “bầu” là những tiếng nào?
+ Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng “bầu”?
GV kết luận: Trong mỗi tiếng, bộ phận vần & thanh bắt buộc phải có mặt. Bộ phận âm đầu không bắt buộc phải có mặt.
GV lưu ý HS: Thanh ngang không được đánh dấu khi viết, còn các thanh khác đều được đánh dấu ở phía trên hoặc phía dưới âm chính của vần.
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV phân công HS mỗi bàn phân tích 3 tiếng
GV nhận xét
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhận xét
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài, HTL câu đố.
Chuẩn bị bài: Luyện tập về cấu tạo của tiếng
Yêu cầu 1:
+ Tất cả HS đếm thầm.
+ 1, 2 HS làm mẫu đếm thành tiếng dòng đầu (vừa đếm vừa đập nhẹ tay lên mặt bàn). Kết quả: 6 tiếng.
+ Tất cả lớp đếm thành tiếng dòng còn lại (vừa đếm vừa đập nhẹ tay lên mặt bàn). Kết quả: 8 tiếng.
Yêu cầu 2:
+ Tất cả HS đánh vần thầm
+ 1 HS làm mẫu: đánh vần thành tiếng
+ Tất cả HS đánh vần thành tiếng & ghi lại kết quả đánh vần vào bảng con: bờ – âu – bâu – huyền – bầu. HS giơ bảng con báo cáo kết quả.
Yêu cầu 3:
+ HS trao đổi nhóm hai
+ Đại diện nhóm trình bày kết luận, vừa nói vừa chỉ vào dòng chữ GV đã viết trên bảng: tiếng bầu gồm ba phần
Yêu cầu 4:
+ HS hoạt động theo nhóm
+ HS gắn bảng những tiếng của mình để tạo thành 1 bảng lớn (như SGV)
+ HS rút ra nhận xét
Tiếng do âm đầu, vần, thanh tạo thành
HS nêu
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm việc cá nhân vào VBT
Mỗi bàn cử 1 đại diện lên sửa bài tập
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS suy nghĩ, giải câu đố dựa theo nghĩa của từng dòng (ao, sao)
HS làm bài vào VBT
SGK
Bảng con
Băng giấy
VBT
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 1
Môn: Luyện từ và câu
BÀI: LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Phân tích cấu tạo của tiếng trong 1 số câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học trong tiết trước.
2.Kĩ năng:
HS hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau trong thơ.
3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng & phần vần
Bộ xếp chữ 
VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
3 phút
20 phút
5 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Cấu tạo của tiếng
Phân tích 3 bộ phận của các tiếng trong câu Lá lành đùm lá rách.
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Bài trước, ta đã biết mỗi tiếng gồm 
mấy bộ phận?
 Hôm nay, các em sẽ làm các bài luyện tập để nắm chắc hơn cấu tạo của tiếng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập, đọc cả phần ví dụ
GV nhận xét
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhận xét
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 4:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng
Bài tập 5:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV gợi ý:
+ Đây là câu đố chữ (ghi tiếng) nên cầm tìm lời giải là các chữ ghi tiếng.
+ Câu đố yêu cầu: bớt đầu = bớt âm đầu; bớt cuối = bỏ âm cuối
GV nhận xét
Củng cố - Dặn dò: 
Tiếng có cấu tạo như thế nào? Những bộ phận nào nhất thiết phải có? Nêu ví dụ?
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS xem trước Từ điển HS để nắm nghĩa các từ trong bài tập 2
Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu, đoàn kết.
Cả lớp làm bài vào vở nháp
2 HS làm bảng phụ 
HS nhận xét
HS nêu
HS đọc yêu cầu bài tập
HS làm vào VBT
HS thi đua sửa bài trên bảng
HS nhận xét
Lời giải: hai tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ là: ngoài – hoài (vần giống nhau: oai)
HS đọc yêu cầu bài tập
HS suy nghĩ, thi làm bài đúng, nhanh trên bảng lớp
Lời giải:
+ Các cặp tiếng bắt vần với nhau: choắt – thoắt; xinh – nghênh
+ Cặp có vần giống nhau hoàn toàn: choắt – thoắt (vần: oắt)
+ Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn: xinh – nghênh
HS làm bài vào VBT
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS trao đổi nhóm đôi
HS nêu: Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau – giống nhau hoàn toàn hoặc giống nhau không hoàn toàn
HS đọc yêu cầu của bài tập 
HS nghe gợi ý của GV
HS thi giải đúng, giải nhanh câu đố bằng cách viết ra bảng con
Lời giải: út – ú – bút
HS nêu
SGK
VBT
Bảng con
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 2
Môn: Luyện từ và câu 
BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Mở rộng & hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm Thương người như thể thương thân. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó.
2.Kĩ năng:
Học nghĩa một số từ & đơn vị cấu tạo từ Hán Việt. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó. 
3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu vốn từ phong phú của Tiếng Việt 
II.CHUẨN BỊ:
VBT
Bút dạ & 4 tờ phiếu khổ to kẻ sẵn các cột của BT1; kẻ bảng phân loại để HS làm BT2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
1 phút
6 phút
6 phút
6 phút
6 phút
3 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Luyện tập cấu tạo của tiếng 
GV yêu cầu HS viết vào vở những tiếng có chỉ người trong gia đình mà phần vần: 
+ Có 1 âm (ba, mẹ)
+ Có 2 âm (bác, ông) 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Lời giải đúng: 
Từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu, 
tình cảm yêu thương đồng loại: lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, xót thương, đau xót, tha thứ, độ lượng, bao dung, thông cảm, đồng cảm 
Từ ngữ trái nghĩa với nhân hậu 
hoặc yêu thương: hung ác, nanh ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn 
Từ ngữ thể hiện tinh thần đùm bọc, 
giúp đỡ đồng loại: cứu giúp, cứu trợ, ủng hộ, hỗ trợ, bênh vực, bảo vệ, che chở, che chắn, che đỡ, nâng đỡ 
Từ ngữ trái nghĩa với đùm bọc 
hoặc giúp đỡ: ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập 
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV phát phiếu khổ to riêng cho 4 cặp HS
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
Bài tập 3:
GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài: Mỗi em đặt 1 câu với 1 từ thuộc nhóm a (nhân có nghĩa là người) hoặc 1 từ ở nhóm b (nhân có nghĩa là lòng thương người)
GV phát giấy khổ to & bút dạ cho các nhóm HS làm bài
GV nhận xét
Bài tập 4:
GV lập nhóm trọng tài, nhận xét nhanh, chốt lại lời giải:
Ở hiền gặp lành: khuyên người ta 
sống hiền lành, nhân hậu vì sống hiền lành nhân hậu sẽ gặp điều tốt đẹp, may mắn.
Trâu buộc ghét trâu ăn: chê người 
có tính xấu, ghen tị khi thấy người khác được hạnh phúc, may mắn.
Một cây làm chẳng  hòn núi cao: 
khuyên người ta sống phải đoàn kết với nhau, đoàn kết tạo nên sức mạnh.
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS học thuộc 3 câu tục ngữ.
Chuẩn bị bài: Dấu hai chấm 
2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở 
HS nhận xét
HS đọc yêu cầu của bài tập
Từng cặp HS trao đổi, làm bài vào VBT
Đại diện nhóm HS làmbài trên phiếu trình bày kết quả 
Cả lớp nhận xét kết quả làm bài
1 HS đọc lại bảng kết quả có số l ... ùo hiệu chỗ bắt đầu lời nhân vật. (Trong trường hợp HS không thắc mắc thì GV không cần giải thích vì mục đích của bài học này là để rút ra nhận xét: Câu kể có thể được dùng để nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV phát phiếu đã ghi sẵn các câu văn cho mỗi nhóm.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
+ Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng  thả diều thi: kể sự việc.
+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm: Tả cánh diều
+ Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời: Kể sự việc & nói lên tình cảm.
+ Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng: Tả tiếng sáo diều
+ Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè  như gọi thấp xuống những vì sao sớm: Nêu ý kiến, nhận định. 
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhận xét
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh BT2 (phần luyện tập 
Chuẩn bị bài: Câu kể Ai làm gì? 
2 HS làm lại BT2, 3 – mỗi em làm 1 bài 
Bài tập 1
HS đọc yêu cầu của bài
Cả lớp đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. 
Bài tập 2
HS đọc yêu cầu của bài
HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến
Bài tập 3
HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. 
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS trao đổi theo nhóm
Đại diện nhóm trình bày kết quả
Cả lớp nhận xét 
HS đọc yêu cầu của bài tập
1 HS làm mẫu. Ví dụ – ý c: Em nghĩ rằng tình bạn rất cần thiết cho mỗi người. Nhờ có bạn, em thấy cuộc sống vui hơn. Bạn cùng em vui chơi, học hành. Bạn giúp đỡ khi em gặp khó khăn 
HS làm bài vào VBT – mỗi em viết khoảng 3 câu kể theo 1 trong 4 đề bài đã nêu
HS tiếp nối nhau trình bày. Cả lớp nhận xét (bạn làm bài có đúng yêu cầu chưa, những câu văn có đúng là những câu kể không) 
SGK
Bảng phụ 
Phiếu 
VBT
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 17
Môn: Luyện từ và câu
BÀI: CÂU KỂ AI LÀM GÌ? 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì?
2.Kĩ năng:
Nhận ra hai bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của câu kể Ai làm gì?, từ đó biết vận dụng kiểu câu kể Ai làm gì? vào bài viết 
3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Giấy khổ to viết sẵn từng câu trong đoạn văn ở BT1 (phần nhận xét) để phân tích mẫu.
Phiếu kẻ bảng để HS làm BT2, 3 (phần nhận xét)
4 tờ phiếu viết nội dung BT1 (phần luyện tập)
3 băng giấy – mỗi băng giấy viết 1 câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn ở BT1 (phần luyện tập) 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
1 phút
12 phút
12 phút
4 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Câu kể 
GV yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ 
GV nhận xét & chấm điểm 
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
Bài tập 1, 2
GV cùng HS phân tích, làm mẫu câu 2
Câu Từ ngữ Từ ngữ 
 chỉ hoạt chỉ người 
 động hoặc vật 
 hoạt động
Người lớn đánh trâu
đánh trâu ra cày người lớn 
ra cày 
GV phát phiếu đã kẻ bảng để HS trao đổi, phân tích tiếp những câu còn lại. Chú ý: không phân tích câu 1 vì không có từ chỉ hoạt động (vị ngữ của câu ấy là cụm danh từ). 
GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm, chốt lại lời giải đúng. 
Bài tập 3
GV cùng HS đặt câu hỏi mẫu cho câu thứ hai: 
Câu Câu hỏi cho Câu hỏi cho 
 từngữ từ ngữ 
 chỉ hoạt động chỉ người 
 hoạt động
Người lớn Người lớn Ai đánh trâu
đánh trâu làm gì? ra cày? người lớn 
GV phát phiếu đã kẻ bảng để HS trao đổi, phân tích tiếp những câu còn lại. 
GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm, chốt lại lời giải đúng. 
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhận xét, chốt lại bằng cách dán 1 tờ phiếu, mời 1 HS giỏi lên bảng, gạch dưới 3 câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn 
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhận xét
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhắc HS khi viết xong đoạn văn hãy gạch dưới bằng bút chì mờ những câu trong đoạn văn là câu kể Ai làm gì? 
GV nhận xét
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài
Chuẩn bị bài: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? 
1 HS nhắc lại ghi nhớ 
Bài tập 1, 2
2 HS tiếp nối nhau đọc các yêu cầu 
HS cùng GV phân tích mẫu câu 2
HS trao đổi theo nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả phân tích câu của mình.
Cả lớp nhận xét.
Bài tập 3
HS đọc yêu cầu của bài 
HS trao đổi theo nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả phân tích câu của mình.
Cả lớp nhận xét.
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm việc cá nhân vào VBT
Mỗi bàn cử 1 đại diện lên sửa bài tập
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS trao đổi theo cặp, xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu văn vừa tìm được ở BT1. 
3 HS lên bảng trình bày kết quả làm bài
HS đọc yêu cầu của bài tập
Một số HS tiếp nối nhau đọc bài làm của mình – nói rõ các câu văn nào là câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn.
Cả lớp nhận xét.
Ví dụ về một đoạn văn mà tất cả các câu đều là câu kể Ai làm gì?
Hằng ngày, em thường dậy sớm. Em ra sân, vươn vai tập thể dục. Sau đó, em đánh răng, rửa mặt. Mẹ đã chuẩn bị cho em một bữa ăn sáng thật ngon lành. Em cùng cả nhà ngồi vào bàn ăn sáng. Bố chải đầu, mặc quần áo rồi đưa em đến trường. 
SGK
Bảng phụ 
VBT
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 17
Môn: Luyện từ và câu
BÀI: VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS hiểu trong câu kể Ai làm gì?, vị ngữ nêu lên hoạt động của người hay vật. 
2.Kĩ năng:
Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? thường do động từ & cụm động từ đảm nhiệm. 
3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
3 băng giấy – mỗi băng viết 1 câu kể Ai làm gì? tìm được ở BT1 (phần nhận xét) để HS làm BT2 (phần nhận xét)
Phiếu viết các câu kể Ai làm gì? ở BT1 (phần luyện tập)
Phiếu kẻ bảng nội dung BT2 (phần luyện tập) 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
1 phút
12 phút
12 phút
4 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Câu kể Ai làm gì? 
GV yêu cầu HS làm lại BT3
GV nhận xét & chấm điểm 
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Trong tiết LTVC trước, các em đã 
biết mỗi câu kể Ai làm gì? gồm 2 bộ phận chủ ngữ và vị ngữ. Tiết học hôm nay giúp các em tìm hiểu kĩ hơn bộ phận vị ngữ, cấu tạo của bộ phận vị ngữ trong kiểu câu này.
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
Yêu cầu 1: 
+ GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng: đoạn văn có 6 câu. Ba câu đầu là những câu kể Ai làm gì?: Hàng trăm con voi đang tiến về bãi. Người các buôn làng kéo về nườm nượp. Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng. 
Yêu cầu 2, 3:
+ GV dán bảng 3 băng giấy viết 3 câu văn, mời 3 HS lên bảng
+ GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Yêu cầu 4: 
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
GV mời 1, 2 HS nêu ví dụ minh hoạ cho nội dung cần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng (các câu 3, 4, 5, 6, 7) 
GV phát phiếu cho 3 HS làm bài
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV dán 1 tờ phiếu lên bảng, mời 1 HS lên bảng nối các từ ngữ, chốt lại lời giải đúng. 
GV nhận xét
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV hướng dẫn HS quan sát tranh (cảnh sân trường vào giờ ra chơi); nhắc HS chú ý nói từ 3 đến 5 câu miêu tả hoạt động của các nhân vật trong tranh theo mẫu câu Ai làm gì?
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở đoạn văn dùng các câu kể Ai làm gì? 
Chuẩn bị bài: Ôn tập học kì I 
HS thực hiện
HS nhận xét. 
Yêu cầu 1:
+ Cả lớp đọc thầm đoạn văn, tìm các câu kể, phát biểu ý kiến đúng.
Yêu cầu 2, 3:
+ HS suy nghĩ, làm bài cá nhân vào VBT
+ 3 HS lên bảng gạch 2 gạch dưới bộ phận vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được, trình bày lời giải, kết hợp nêu ý nghĩa của vị ngữ. 
Yêu cầu 4:
+ HS suy nghĩ, chọn lời giải đúng, phát biểu ý kiến. 
+ Lời giải: ý b – vị ngữ của các câu trên do động từ & các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành. 
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm việc cá nhân vào VBT
Mỗi bàn cử 1 đại diện lên sửa bài tập
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm bài vào VBT
HS phát biểu ý kiến
1 HS lên bảng nối các từ ngữ, chốt lại lời giải đúng. 
HS quan sát tranh, suy nghĩ, tiếp nối nhau phát biểu ý kiến
Ví dụ về một đoạn văn miêu tả:
Bác bảo vệ đánh một hồi trống dài. Từ các lớp, học sinh ùa ra sân trường. Dưới gốc cây bàng già, bốn bạn túm tụm xem truyện tranh. Giữa sân, các bạn nam chơi đá cầu. Cạnh đó mấy bạn nữ chơi nhảy dây. 
SGK
Bảng phụ 
VBT
Các ghi nhận, lưu ý:

Tài liệu đính kèm:

  • doc4 LUYEN TU VA CAU LOP 4 HKI.doc