+ Biết sử dụng đúng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1). Hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ (BT2).
+ Dựa theo ý 1 khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1, 2 từ đồng nghĩa (BT3)
+ Học sinh (M3,4) biết dùng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn viết theo BT3.
TUẦN 1 Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2022 Luyện từ và câu TỪ ĐỒNG NGHĨA I- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn(ND ghi nhớ). - Học sinh tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 ( 2 trong số 3 từ), đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu ( BT3). * Học sinh (M3, 4) đặt câu được với 2, 3 cặp từ đồng nghĩa tìm được BT3. - Rèn HS kĩ năng tìm từ, đặt câu. - Biết vận dụng vào cuộc sống. 2. Phẩm chất: Tích cực tham gia hoạt động học tập.Yêu thích môn học. 3. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ II- CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ - HS: SGK, bảng con, vở 2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não. III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(3 phút) - GV giới thiệu chương trình LTVC. - GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. - Ghi bảng - HS nghe - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút) * Mục tiêu: Giúp HS bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn(ND ghi nhớ). (Lưu ý nhóm học sinh (M1,2) nắm được nội dung bài) * Cách tiến hành: a. Phần nhận xét Bài 1: HĐ nhóm - GV đưa bảng phụ có ghi các từ: xây dựng - kiến thiết; vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm. - Cho HS thảo luận nhóm 4 - Yêu cầu HS so sánh nghĩa của các từ trên. - Thế nào là từ đồng nghĩa? - GV nhận xét, chốt ý 1 phần ghi nhớ Bài 2: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu BT -Tổ chức hoạt động nhóm 4 theo yêu cầu sau: + Thay đổi vị trí các từ in đậm . + Đọc lại đoạn văn sau khi đã thay đổi các từ đồng nghĩa. + So sánh ý nghĩa của từng câu trong đoạn văn trước & sau khi thay đổi vị trí các từ đồng nghĩa. - Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn? - Rút ra KL 2, 3 phần ghi nhớ b. Phần ghi nhớ - Em hãy lấy VD về từ đồng nghĩa & từ đồng nghĩa không hoàn toàn - 1 HS đọc yêu cầu, nội dung bài. Cả lớp theo dõi, đọc thầm theo - HS đọc chú giải SGK -HS hoạt động nhóm, đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Giống nhau: XD và kiến thiết cùng chỉ một hoạt động, các từ còn lại cùng chỉ màu vàng. - Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau -HS đọc ý 1 ghi nhớ. - HS đọc yêu cầu - HS thảo luận nhóm + xây dựng- kiến thiết nghĩa của chúng giống nhau có thể thay thế được cho nhau + Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn - HS nêu - HS nêu lại - 2 HS đọc ND ghi nhớ SGK - HS nối tiếp lấy VD. 2. Hoạt động thực hành: (15 phút) * Mục tiêu: Giúp HS tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 ( 2 trong số 3 từ), đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu ( BT3). Học sinh (M3, 4) đặt câu được với 2, 3 cặp từ đồng nghĩa tìm được BT3. * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV chốt lời giải đúng: - Yêu cầu HS (M3,4) tìm thêm từ đồng nghĩa với những cặp từ trên. Bài 2: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu - GV phát bảng nhóm cho 4 h/s làm bài - GV nhận xét chữa bài Bài 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - GV yêu cầu mỗi HS đặt 1 câu theo mẫu. - GV nhận xét - Yêu cầu thêm cho học sinh đặt câu được với 2, 3 cặp từ đồng nghĩa tìm được BT3 - HS đọc yêu cầu và các từ in đậm - HS làm cá nhân, chia sẻ nước nhà- non sông hoàn cầu- năm châu - HS tìm - HS đọc yêu cầu - HS làm bài, chia sẻ + Đẹp: đẹp đẽ, tươi đẹp, xinh xắn. +To lớn: to, lớn, to đùng, vĩ đại... + Học tập: học hành, học - HS đọc yêu cầu - HS nghe - HS làm vở , báo cáo + Phong cảnh nơi đây thật mĩ lệ. + Cuộc sống mỗi ngày một tươi đẹp - HS thực hiện 3. Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Tại sao chúng ta phải cân nhắc khi sử dụng từ đồng nghĩa không hoàn toàn? - HS nêu ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: Thứ năm ngày 8 tháng 9 năm 2022 Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA I- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nắm được kiến thức về từ đồng nghĩa - Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc ( 3 trong số 4 màu nêu ở bài tập 1) và đặt câu với 1 từ tìm được ở BT1 ( BT2). - Hiểu được nghĩa các từ ngữ trong bài học.- Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn ( BT3) - Học sinh (M3,4) đặt câu được với 2,3 từ tìm được ở BT1 2. Phẩm chất: Yêu thích môn học, vận dụng vào cuộc sống 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ II- CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: - Bảng phụ ghi nội dung bài 1, 3 - HS: Vở, SGK,... 2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não. III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(3 phút) - Cho HS tổ chức trò chơi "Truyền điện" với các câu hỏi sau: + Thế nào là từ đồng nghĩa ? + Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, cho ví dụ ? + Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn, cho ví dụ ? - GV nhận xét - Giới thiệu bài: Nêu mục đích y/c của tiết học - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS mở vở, ghi đầu bài 2. Hoạt động thực hành: (15 phút) * Mục tiêu: - Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc ( 3 trong số 4 màu nêu ở bài tập 1) và đặt câu với 1 từ tìm được ở BT1 ( BT2). - Hiểu được nghĩa các từ ngữ trong bài học. - Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn ( BT3) - Học sinh (M3,4) đặt câu được với 2,3 từ tìm được ở BT1 * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu. Xác định yêu cầu của bài - Tổ chức hoạt động nhóm (HS có thể dùng từ điển) - Trình bày kết quả - GV nhận xét chữa bài Bài 2: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu của BT2 - Yêu cầu HS đặt câu - HS nối tiếp đọc câu văn của mình. - GV nhận xét chữa bài Bài 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề bài. - GV đưa bảng phụ có chép đoạn văn - GV nhận xét chữa bài. - Vì sao em lại chọn từ điên cuồng mà không dùng từ dữ dằn hay điên đảo ? - HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh. -KL: Vậy khi dùng các từ đồng nghĩa không hoàn toàn, cần phải lưu ý dùng từ cho phù hợp với văn cảnh. - HS đọc yêu cầu BT1. - Các nhóm thảo luận - Các nhóm báo cáo. Nhóm khác NX, bổ sung + Xanh : xanh biếc, xanh bóng. +Đỏ au, đỏ bừng, đỏ thắm + Trắng tinh/ trắng toát, trắng nõn + Đen sì. đen kịt, đen đúa - Đặt câu với những từ vừa tìm được. - HS nghe và thực hiện + Luống rau xanh biếc một màu + Lá cờ đỏ thắm tung bay trong gió - HS nhận xét về ngữ pháp, về nghĩa. - Đọc ND bài Cá hồi vượt thác. - HS lên điền vào bảng phụ. + Điên cuồng, nhô lên, sáng rực, gầm vang, hối hả. - Dùng từ điên cuồng là phù hợp nhất. - 2 HS đọc 3. Hoạt động ứng dụng:(2 phút) -Thế nào là từ đồng nghĩa ? Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, không hoàn toàn ? - HS nêu ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG .. TUẦN 2 Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2022 Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC I- MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: + Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài tập đọc hoặc chính tả đã học( Bài tập 1); tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc ( Bài tập 2), tìm được một số từ chứa tiếng quốc ( Bài tập 3). + Đặt câu được với một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương(BT4). * HS M3,4 có vốn từ phong phú, biết đặt câu với các từ ngữ nêu ở bài tập 4. Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ vào đặt câu, viết văn. 2.Phẩm chất: HS thể hiện được tình yêu của mình với Tổ quốc. 3. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Bảng phụ , Từ điển TV - Học sinh: Vở , SGK 2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não” III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Gọi thuyền" với nội dung là: Tìm từ đồng nghĩa với xanh, đỏ, trắng...Đặt câu với từ em vừa tìm được. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành: (26 phút) * Mục tiêu: HS hiểu được nghĩa của từ Tổ quốc và vận dụng làm được cácbài tập theo yêu cầu. * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1, xác định yêu cầu của bài 1 ? yêu cầu HS giải nghĩa từ Tổ quốc. - Tổ chức làm việc cá nhân. - GV Nhận xét , chốt lời giải đúng Bài 2: Trò chơi - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 2, - Xác định yêu cầu của bài 2 ? - GV tổ chức chơi trò chơi tiếp sức: Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc. - GV công bố nhóm thắng cuộc Bài 3: HĐ nhóm 4 - 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập - Thảo luận nhóm 4. GV phát bảng phụ nhóm cho HS, HS có thể dùng từ điển để làm. * HSM3,4 đặt câu với từ vừa tìm được. Bài 4: HĐ cá nhân - 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập - GV giải thích các từ đồng nghĩa trong bài. - Tổ chức làm việc cá nhân. Đặt 1 câu với 1 từ ngữ trong bài. HS M3,4 đặt câu với tất cả các từ ngữ trong bài. - GV nhận xét chữa bài - HS đọc yêu cầu BT1, dựa vào 2 bài tập đọc đã học để tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc - HS làm bài cá nhân, báo cáo kết quả + nước nhà, non sông + đất nước, quê hương - HS đọc bài 2 - HS các nhóm nối tiếp lên tìm từ đồng nghĩa. - VD: nước nhà, non sông, đất nước, quê hương, quốc gia, giang sơn - Cả lớp theo dõi - HS thảo luận tìm từ chứa tiếng quốc(có nghĩa là nước)VD: vệ quốc, ái quốc, quốc gia, - Nhóm khác bổ sung - HS đọc yêu cầu - HS làm vào vở, báo cáo kết quả - Lớp nhận xét 3. Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Cho HS ghi nhớ các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc. - Tìm thêm các từ chứa tiếng "tổ" - HS đọc lại các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc vừa tìm được - HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ............................................................................................................................................................................................................................................ ... kết luận lời giải đúng. Bài 2 : Cá nhân=> Cả lớp - Gọi HS đọc bài văn + Trong miêu tả người ta hay so sánh Em hãy đọc ví dụ về nhận định này trong đoạn văn. + So sánh thường kèm theo nhân hoá, người ta có thể so sánh nhân hoá để tả bên ngoài, để tả tâm trạng - Em hãy lấy VD về nhận định này. + Trong quan sát để miêu tả, người ta phải tìm ra cái mới, cái riêng, không có cái mới, cái riêng thì không có văn học.....lấy VD về nhận định này? Bài 3: Nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu - HS làm bài theo nhóm - Gọi 2 HS trình bày - Lớp nhận xét - Cả lớp theo dõi - HS nêu - Chỉ màu sắc - HS nêu - HS làm bài Đáp án: 1a) đỏ- điều- son; trắng- bạch xanh- biếc- lục; hồng- đào 1b) Bảng màu đen gọi là bảng đen. Mắt màu đen gọi là mắt huyền. Ngựa màu đen gọi là ngựa ô. Mèo màu đen gọi là mèo mun. Chó màu đen gọi là chó mực. Quần màu đen gọi là quần thâm. - HS đọc bài văn -VD: Trông anh ta như một con gấu. - VD: Con gà trống bước đi như một ông tướng. - VD: Huy-gô thấy bầu trời đầy sao giống như cánh đồng lúa chín, ở đó người gặt đã bỏ quên lại một cái liềm con là vành trăng non. - HS đọc yêu cầu - Các nhóm tự thảo luận và làm bài, chia sẻ kết quả - VD: - Dòng sông Hồng như một dải lụa đào vắt ngang thành phố. - Bé Nga có đôi mắt tròn xoe, đen láy đến là đáng yêu. - Nó lê từng bước chậm chạp như một kẻ mất hồn. 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Nhận xét tiết học - Yêu cầu ôn tập lại từ đơn, từ phức, từ đồng nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa - HS nghe 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa để tả về hình dáng của một bạn trong lớp. - HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TUẦN 17 Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2022 Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Tìm và phân loại đựơc từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các BT trong SGK . 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân loại từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. 3. Thái độ: Tự tin, cẩn thận, tỉ mỉ. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, phiếu học tâp l. - Học sinh: Vở viết, SGK 2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não” III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS hát - Cho HS nối tiếp nhau đặt câu với các từ ở bài tập 1a trang 161 - Nhận xét đánh giá - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS tiếp nối nhau đặt câu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu: Tìm và phân loại đựơc từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các BT trong SGK . * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - Nêu yêu cầu bài tập + Trong Tiếng Việt có các kiểu cấu tạo từ như thế nào? + Từ phức gồm những loại nào? - Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét kết luận Bài 2: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập + Thế nào là từ đồng âm? + Thế nào là từ nhiều nghĩa? + Thế nào là từ đồng nghĩa? - Yêu cầu HS làm bài theo cặp - Gọi HS phát biểu - GV nhận xét kết luận - Nhắc HS ghi nhớ các kiến thức về nghĩa của từ Bài 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS nối tiếp nhau đọc các từ đồng nghĩa, GV ghi bảng - Vì sao nhà văn lại chọn từ in đậm mà không chọn những từ đồng nghĩa với nó. Bài 4: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài tập - GV nhận xét chữa bài - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ tục ngữ. - HS nêu + Trong tiếng việt có các kiểu cấu tạo từ: từ đơn, từ phức. + Từ phức gồm 2 loại: từ ghép và từ láy. - HS lên chia sẻ kết quả - Nhận xét bài của bạn: + Từ đơn: hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn. + Từ ghép: Cha con, mặt trời, chắc nịch. + Từ láy: rực rỡ, lênh khênh - HS nêu - Từ đồng âm là từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa. - Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. - Từ đồng nghĩa là những từ cùng chỉ một sự vật, hoạt động, trạng thái hay tính chất. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để làm bài - Nối tiếp nhau phát biểu, bổ sung, và thống nhất : - HS nêu yêu cầu - HS tự làm bài - HS nối tiếp nhau đọc - HS trả lời theo ý hiểu của mình - HS nêu - HS tự làm bài, chia sẻ kết quả a) Có mới nới cũ b) Xấu gỗ, hơn tốt nước sơn c) Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu - HS đọc thuộc lòng các câu trên 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Tạo từ láy từ các từ sau: xanh, trắng, xinh - HS nêu: xanh xanh, xanh xao, trăng trắng, trắng trẻo, xinh xinh, xinh xắn 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Về nhà viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng một số từ láy vừa tìm được. - HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2022 Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ CÂU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Tìm được một câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, một câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó.(BT1) . - Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của BT2 . 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết các kiểu câu đã học. 3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - GV: Phiếu bài tập 2 - HS: SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút III. TỔ CHỨCCÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS thi đặt câu lần lượt với các yêu cầu: + Câu có từ đồng nghĩa + Câu có từ đồng âm + Câu có từ nhiều nghĩa - Gọi HS nhận xét bài của bạn - Nhận xét đánh giá - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi đặt câu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu: - Tìm được một câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, một câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó.(BT1) . - Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của BT2 . * Cách tiến hành: Bài tập 1: Cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu + Câu hỏi dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì? + Câu kể dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu gì? + Câu cầu khiến dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu cầu khiến bằng dấu hiệu gì? + Câu cảm dùng để làm gì? - Treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ. Yêu cầu HS đọc - Yêu cầu HS tự làm bài bài tập - GV nhận xét chữa bài - Đọc mẩu chuyện vui sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở bên dưới: - Dùng để hỏi về điều chưa biết. Nhận biết bằng dấu chấm hỏi - Dùng để kể, tả, giới thiệu, bày tỏ ý kiến, tâm tư, tình cảm. Nhận biết bằng dấu chấm - Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn. Nhận biết bằng dấu chấm than, dấu chấm. - Dùng để bộc lộ cảm xúc. Nhận biết bằng dấu chấm than. - HS đọc Kiểu câu Ví dụ Dấu hiệu Câu hỏi + Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài của bạn ạ? + Nhưng cũng có thể là bạn cháu cóp bài của cháu? - Câu dùng để hỏi điều chưa biết. - Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi Câu kể + Cô giáo phàn nàn với mẹ của một HS: - Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn. + Thưa chị bài của cháu và bạn ngồi cạnh cháu có những lỗi giống hệt nhau + Bà mẹ thắc mắc: + Bạn cháu trả lời: + Em không biết + Còn cháu thì viết: + Em cũng không biết - Câu dùng để kể sự việc - Cuối câu có dấu chấm hoặc dấu hai chấm Câu cảm + Thế thì đáng buồn cười quá! + Không đâu! - Câu bộc lộ cảm xúc - Trong câu có các từ quá, đâu - Cuối câu có dấu chấm than Câu khiến + Em hãy cho biết đại từ là gì? - Câu nêu yêu cầu , đề nghị - Trong câu có từ hãy Bài 2: Cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu + Có những kiểu câu kể nào? Chủ ngữ, vị ngữ trong câu kiểu đó trả lời câu hỏi nào? - Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ, yêu cầu HS đọc - Yêu cầu HS tự làm bài tập - Gọi HS lên chia sẻ - GV nhận xét kết luận - HS nêu - HS lần lượt trả lời: Ai làm gì? Ai là gì? Ai thế nào? - HS đọc - HS làm bài - Vài HS lên chia sẻ 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Cho HS đặt câu kể theo các mẫu câu: Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào ? - HS đặt câu 4.Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Về nhà viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về gia đình trong đó có sử dụng các mẫu câu trên. - HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TUẦN 18 Thứ năm ngày 05 tháng 1 năm 2022 Tiếng Việt KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I (Viết)
Tài liệu đính kèm: