Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Hán Đào Thị Bảo Yến

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Hán Đào Thị Bảo Yến

1. Đồ dùng

- GV: Các tấm bìa cắt và vẽ các hình như SGK- T3

- HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

 

doc 9 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Hán Đào Thị Bảo Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi sáng:
Thứ hai, ngày 5 tháng 9 năm 2022
 Tập đọc Lớp: 5
Bài: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH Tiết thứ: 2
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ND bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. 
- Thuộc lòng đoạn Sau 80 nămcông học tập của các em (trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK). 
2. Kĩ năng: 
- Đọc đúng, đọc trôi chảy; biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. 
- Học sinh (M3,4) đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.
3. Thái độ: Yêu quý Bác Hồ.
* GDTTHCM:
4. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 	- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
 	- Phẩm chất: Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- GV: 
+ Tranh minh hoạ (SGK) 
+ Bảng phụ viết đoạn thư HS học thuộc
- Học sinh: Sách giáo khoa,...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Điều chỉnh
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS hát bài "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (12 phút)
- Gọi HS đọc toàn bài 
- Giao nhiệm vụ cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm luyện đọc các từ khó và tìm hiểu nghĩa của các từ chú giải sau đó báo cáo với giáo viên.
- GV nhận xét, đánh giá
- 1 HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài giọng chậm rãi, vừa đủ nghe thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi VN.
- 1HS đọc toàn bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 + luyện đọc từ khó, câu khó trong nhóm
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + giải nghĩa từ khó SGK trong nhóm
- HS nghe
- HS đọc
- HS nghe
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút): HĐ nhóm 4
- GV giao nhiệm vụ: Đọc nội dung bài rồi trả lời các câu hỏi trong SGK sau đó báo cáo, chia sẻ trước lớp:
+ Ngày khai trường tháng 8 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? 
+ Nêu nội dung đoạn 1?
+ Sau CMT8 nhiệm vụ của toàn dân là gì?
+ HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
GDTTHCM: 
Bác Hồ là người có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm giáo dục trẻ em để tương lai đất nước tốt đẹp hơn.
+ Nêu nội dung của đoạn 2:
 + Nêu ý chính của bài?
- GVKL: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. 
- HS nghe và thực hiện nhiệm vụ
+ Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước VN dân chủ cộng hòa sau 80 năm bị TDP đô hộ. Từ đây các em được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn VN
+ Nét khác biệt của ngày khai giảng tháng 9- 1945 với các ngày khai giảng trước đó.
+ XD lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu
+ Siêng năng học tập, ngoan ngoãn nghe thầy yêu bạn để lớn lên XD đất nước.
+ Nhiệm vụ của toàn dân tộc trong công cuộc kiến thiết đất nước.
+ HS nêu
4. Luyện đọc đúng: (8 phút)
- Gọi HS đọc toàn bài và nêu giọng đọc của bài.
 - Hướng dẫn HS luyện đọc đúng.
- Luyện đọc theo cặp
- Thi đọc 
- Cho HS luyện học thuộc lòng
- Thi học thuộc lòng
- 1 HS đọc toàn bài nêu giọng đọc của bài.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn Sau 80 năm giời...rất nhiều
- HS luyện đọc nhóm đôi. 
- HS thi đọc.
- HS luyện đọc thuộc lòng
- HS thi đọc thuộc lòng.
5. Hoạt động vận dụng: ( 3 phút)
- Em biết gì về cuộc đời và sự nhiệp của Bác Hồ?
- HS nêu
6. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- Sưu tầm các bài hát, bài thơ ca ngợi Bác Hồ.
- HS nghe và thực hiện
Toán
 ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ Tiết thứ: 3
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh biết đọc và viết phân số, biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức làm được các bài tập 1, 2, 3, 4.
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác
4. Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- GV: Các tấm bìa cắt và vẽ các hình như SGK- T3
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học 
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Điều chỉnh
1. Hoạt động khởi động: (5phút)
- Cho HS hát
- KT đồ dùng học toán.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS chuẩn bị đồ dùng học tập
- HS nghe, ghi vở
2. Hoạt động ôn tập khái niệm về phân số: (15 phút)
 a) Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số. 
- GV dán tấm bìa lên bảng.
- Yêu cầu HS quan sát 
- Yêu cầu HS nêu tên gọi phân số, tự viết phân số.
- GVKL: Ta có phân số đọc là “ hai phần ba”.
- Yêu cầu HS chỉ vào các phân số ;;; và nêu cách đọc.
- Tương tự các tấm bìa còn lại.
- GV theo dõi, uốn nắn.
b) Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Yêu cầu HS thảo luận tìm ra cách viết thương của phép chia, viết STN dưới dạng phân số.
- GV HD HS viết.
- GV nhận xét.
- HS quan sát và nhận xét.
- HS thực hiện.
- 1 HS nhắc lại.
- HS chỉ vào các phân số ;;; và nêu cách đọc.
- HS thảo luận
- HS viết lần lượt và đọc thương.
1 : 3 = (1 chia 3 thương là )
3. HĐ thực hành: (15 phút)
 Bài 1: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp
- GV nhận xét chữa bài
- Yêu cầu HS làm miệng
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV theo dõi nhận xét.
 Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài
 Bài 4: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm miệng.
- GV chấm 1 số bài, nhận xét.
a. Đọc các phân số:
- HS làm bài theo cặp
; ;;;
b. Nêu tử số và mẫu số
- 1 HS làm miệng
- Viết thương dưới dạng phân số:
- HS làm bài cá nhân vào vở, báo cáo GV
3 : 5 = ; 75 : 100 = 
- Viết các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu là 1.
- HS làm vào vở, 3 em làm trên bảng.
; ; 
- Điền số thích hợp 
- HS làm miệng.
- HS nêu lại nội dung ôn tập.
4. Hoạt động ứng dụng: (2 phút)
- Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
- Tìm thương (dưới dạng phân số) của các phép chia: 
6 : 8 ; 12: 15; 4 : 12; 20 : 25
5. Hoạt động sáng tạo: ( 1phút)
- HS vận dụng kiến thức để chia 1 hình chữ nhật nào đó thành nhiều phần bằng nhau một cách nhanh nhất.
- HS thực hiện
Buổi chiều:
Môn: Lịch sử Lớp: 5
Bài: BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI “TRƯƠNG ĐỊNH” ( Tiết thứ: 5)
I. MỤC TIÊU: 
 Sau bài học, HS biết:
- Thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp của Nam Kì. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.
+ Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định (năm 1859).
+ Triều đình kí hòa ước nhường ba tỉnh miền đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến.
+ Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp.
- Học sinh biết các đường phố, trường học, ở địa phương mang tên Trương Định.
- Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: GDHS biết cảm phục và học tập tinh thần xả thân vì nước của Trương Định.
- NL hiểu biết cơ bản về LSĐL, NL tìm tòi và khám phá 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Sơ đồ kẻ sẵn theo mục củng cố, bản đồ hành chính Việt Nam. 
- HS: Hình minh hoạ trang 5 SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- PPVấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm....
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Điều chỉnh
1. Hoạt động khởi động: (5phút)
- Nêu khái quát về hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ.
+ Tranh vẽ cảnh gì? Em có cảm nghĩ gì về buổi lễ được vẽ trong tranh? 
+ Sử dụng câu hỏi: Trương Định là ai? Vì sao nhân dân lại dành cho ông tình cảm đặc biệt tôn kính như vậy để giới thiệu nội dung bài học?. 
- HS nghe. 
- Quan sát hình minh hoạ SGK, trang 5 và trả lời câu hỏi:
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: ( 26 phút)
* Hoạt động 1: Tình hình đất nước ta sau khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược.
- HS làm việc cá nhân: đọc SGK phần in nghiêng và TLCH
+ Nhân dân Nam Kì đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta?
+ Triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp?
* Kết luận: Dùng bản đồ và giảng về tình hình đất nước ta, tinh thần của nhân dân ta chống trả quyết liệt. Tiêu biểu là phong trào kháng chiến của nhân dân dưới sự chỉ huy của Trương Định đã thu được một số thắng lợi và làm thực dân Pháp hoang mang lo sợ.
* HĐ 2: Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược
- Hướng dẫn HS thảo luận theo
nội dung câu hỏi: 
+ Năm 1862, vua ra lệnh cho Trương Định làm gì? Theo em lệnh của nhà vua đúng hay sai? Vì sao?
+ Nhận được lệnh vua Trương Định có thái độ và suy nghĩ như thế nào?
+ Nghĩa quân và dân chúng đã làm gì trước băn khoăn đó của Trương Định? Việc làm đó có tác dụng như thế nào?
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? 
- Kết luận: Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn kí hoà ước nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng nhưng ông kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.
* HĐ 3: Lòng biết ơn, tự hào của nhân dân ta với: Bình Tây đại nguyên soái.
+ Nêu cảm nghĩ của em về Bình Tây đại nguyên soái Trương Định?
+ Hãy kể thêm một vài mẩu chuyện về ông mà em biết?
+ Nhân dân ta đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn và tự hào về ông?
* Kết luận: Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì.
* Chốt nội dung toàn bài.
+ Dũng cảm đứng lên chống TDP
+ Nhượng bộ, nhu nhược không kiên quyết
- HS thảo luận nhóm 4
+ Giải tán nghĩa binh và đi nhận chức lãnh binh ở An Giang
+ Băn khoăn lo lắng
+ Suy tôn ông là Bình Tây Đại nguyên soái; có tác dụng cổ vũ động viên ông quyết tâm đánh giặc 
+ Ở lại cùng nhân dân đánh giặc
+ Ông là người yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh bản thân cho dân tộc 
+ HS tiếp nối nhau kể
+ Lập đền thờ ghi lại chiến công của ông, lấy tên ông đặt tên cho đường phố, trường học
- Nêu nội dung ghi nhớ
3. Hoạt động ứng dụng: ( 2 phút)
- Em học tập được điều gì từ ông Trương Định?
- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo: ( 2 phút)
- Kể lại câu chuyện này cho mọi người ở nhà cùng nghe.
- HS thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_5_nam_hoc_2022_2023_han_dao_thi.doc