Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Lê Văn Khởi

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Lê Văn Khởi

- Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài TĐ hoặc chính tả đã học (BT1) ; tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc (BT2); tìm được một số từ chứa tiếng quốc (BT3).

- Đặt câu được với một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương (BT4).

- HS khá, giỏi có vốn từ phong phú, biết đặt câu với các từ ngữ nêu ở BT4.

 

doc 16 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 113Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Lê Văn Khởi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ BÀI DẠY
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 5
Người dạy: Lê Văn Khởi
TUẦN 1	 Ngày dạy, Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2022
TIẾT 1: 
 TỪ ĐỒNG NGHĨA
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn (ND Ghi nhớ).
Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 (2 trong số 3 từ); đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu (BT3).
- HS khá, giỏi đặt câu được với 2, 3 cặp từ đồng nghĩa tìm được (BT3). 
B.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Bảng viết sẵn các từ in đậm ở phần Nhận xét: xây dựng – kiến thiết; vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm
- 1 số tờ giấy khổ A4 để vài HS làm bài tập 2
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
I) Ổn định
II) Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS cho môn học 
III) Bài mới:
 1)Giới thiệu bài:
 Tiết luyện từ và câu hôm nay sẽ giúp các em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn, biết vận dụng những hiểu biết đã có để làm các bài tập thực hành về Từ cùng nghĩa
2) Nhận xét:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Bài tập 1:
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Gọi 1 HS đọc các từ in đậm do GV viết sẵn trên bảng lớp:
a) Xây dựng – kiến thiết.
b) Vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm.
- Bây giờ các em làm việc theo cặp để: So sánh nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn a, sau đó trong đoạn văn b xem chúng giống nhau hay khác nhau.
- Gọi HS nêu kết quả làm việc.
GV chốt lại: Những từ có nghĩa giống nhau như vậy là các từ đồng nghĩa.
* Bài tập 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét.
GV chốt lại:
 + “Xây dựng” và “kiến thiết” có thể thay thế cho nhau được vì nghĩa của các từ ấy giốngnhau hoàn toàn.
 + “Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm” không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn.
3) Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc mục ghi nhớ.
4) Luyện tập:
* Bài tập 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Gọi 1 HS đọc những từ in đậm có trong đoạn văn.
- Bây giờ các em hãy xếp những từ vừa nêu thành từng nhóm từ đồng nghĩa.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
 + Nước nhà – non sông.
 + Hoàn cầu – năm châu.
* Bài tập 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT.
- GV cho HS làm bài vào vở, đồng thời phát giấy cho 3 HS làm bài vào giấy.
- Cho 3 HS dán bài làm trên bảng lớp, đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét.
- Gọi 1 số HS đọc kết quả làm bài.
- GV chốt lại:
 + Đẹp: đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh, xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, tươi đẹp, mĩ lệ
 + To lớn: to, lớn, to đùng, to tướng, to kềnh, vĩ đại, khổng lồ
 + Học tập: học, học hành, học hỏi
* Bài tập 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS tiếp nối nhau nói những câu văn các em đã đặt. Cả lớp và GV nhận xét.
IV) Củng cố:
- Em nào nhắc lại cho cả lớp biết, trong tiết luyện từ và câu ngày hôm nay chúng ta đã tìm hiểu về nội dung gì ?
- Chúng ta cần ghi nhớ 3 đặc điểm cơ bản nào của từ đồng nghĩa ? 
+ Cả lớp theo dõi trong SGK.
+ Cả lớp theo dõi trên bảng lớp.
+ HS trao đổi ý kiến.
+ Nghĩa của các từ này giống nhau.
+ HS lắng nghe.
+ Cả lớp theo dõi trong SGK.
+ HS làm bài vào vở BT.
+ HS nêu kết quả làm bài.
+ Cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ HS lắng nghe.
+ HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
+ Cả lớp theo dõi trong SGK.
+ Nước nhà – hoàn cầu – non sông – năm châu.
+ HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
+ HS lắng nghe.
+ Cả lớp theo dõi trong SGK.
+ HS làm bài.
+ HS trình bày bài làm trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ HS lắng nghe.
+ Cả lớp theo dõi trong SGK.
+ HS làm bài.
+ HS trình bày bài làm trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Từ đồng nghĩa.
+ HS nêu lại mục ghi nhớ.
V) Dặn dò:
 Chuẩn bị bài: Luyện tập về từ đồng nghĩa
THIẾT KẾ BÀI DẠY
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 5
Người dạy: Lê Văn Khởi
TUẦN 1	 Ngày dạy, Thứ năm ngày 8 tháng 9 năm 2022
TIẾT 2: 
 LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc (3 trong 4 màu nêu ở BT1) và đặt câu với 1 từ tìm được ở BT1 (BT2).
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học.
- Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn (BT3).
- HS khá, giỏi đặt câu được với 2, 3 từ tìm được ở BT1.
B.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 Phiếu BT 1 ; 3
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
I) Ổn định:
II) Kiểm tra bài cũ: Từ đồng nghĩa
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Gọi HS trả lời các câu hỏi sau:
 + Thế nào là từ đồng nghĩa ?
 + Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn ? Cho VD
+ Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn ? Cho VD
- GV nhận xét phần kiểm tra.
+ Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 
+ Là những từ có thể thay thế cho nhau trong lời nói. VD: hổ, cọp, hùm.
+ Là những từ có nghĩa không giống nhau hoàn toàn. VD: ăn, xơi, chén
III) Bài mới:
 1)Giới thiệu bài:
 Tiết luyện từ và câu hôm nay giúp các em làm giàu thêm vốn từ đồng nghĩa; thấy được sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, từ đó biết cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể.
 2) Hướng dẫn luyện tập:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Bài tập 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT
- GV phát phiếu, bút cho các nhóm làm việc
- Đại diện các nhóm dán kết quả bài làm trên bảng lớp
- Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương nhóm tìm được đúng, nhanh, nhiều từ
- HS viết vào vở mỗi từ đã cho khoảng 4 – 5 từ đồng nghĩa
* Bài tập 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT
- GV cho HS làm bài vào vở. mỗi em đặt ít nhất 1 câu
- GV cho từng tổ tiếp nối nhau chơi trò thi tiếp súc – mỗi em đọc nhanh 1 (hoặc 2) câu
- Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc
* Bài tập 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT và đọc đoạn văn: Cá hồi vượt thác 
- GV cho HS làm bài vào vở, phát 3 phiếu cho 3 HS 
- Cho HS dán kết quả lên bảng lớp. cả lớp và GV nhận xét 
- Gọi 2 HS đọc lại đoạn văn đã hoàn thành
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng: Suốt đêm thác réo điền cuồng. mặt trời vừa nhô lên. Dòng thác óng ánh sáng rực dưới nắng. tiếng nước xối gầm vang. Đậu “chân” bên kia ngọn thác, chúng chưa kịp chờ cơn choáng đi qua, lại hối hả lên đường
IV) Củng cố
GV nhận xét tiết học
+ HS các nhóm tìm từ đồng nghĩa
+ HS dán và trình bày kết quả làm việc của nhóm
+ Lớp nhận xét
+ HS ghi vào vở
+ HS đặt câu với 1 từ mà HS tìm ở bài tập 1
+ HS tiến hành trò chơi
+ 1 HS đọc. cả lớp đọc thầm theo.
+ HS làm bài.
+ HS trình bày bài làm trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
V) Dặn dò
Xem trước bài: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc
THIẾT KẾ BÀI DẠY
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 5
Người dạy: Lê Văn Khởi
TUẦN 2	 Ngày dạy, Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2022
TIẾT 3: 
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài TĐ hoặc chính tả đã học (BT1) ; tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc (BT2); tìm được một số từ chứa tiếng quốc (BT3).
- Đặt câu được với một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương (BT4).
- HS khá, giỏi có vốn từ phong phú, biết đặt câu với các từ ngữ nêu ở BT4.
B. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 Bút dạ, giấy khổ to để HS làm BT 2, 3
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
I) Ổn định
II) Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra việc HS làm bài tập của tiết học trước 
III) Bài mới:
 1)Giới thiệu bài:
 Trong tiết LTVC gắn với chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em, các em sẽ được làm giàu vốn từ về Tổ quốc
2 Hướng dẫn HS làm BT
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Bài tập 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT
- GV cho HS 2 em cùng trao đổi tìm từ đồng nghĩa với từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài văn, thơ viết trong vở BT
- Cho HS phát biểu ý kiến. cả lớp và GV nhận xét, loại bỏ những từ không thích hợp
* Bài tập 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT
- GV chia lớp thành 3 nhóm, phát phiếu BT và giao nhiệm vụ: Tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả
- Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc là nhóm tìm được nhiều từ nhất
- Cho cả lớp sửa bài vào vở: đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương 
* Bài tập 3 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT
- GV phát giấy cho các nhóm thi làm bài, khuyến khích HS tìm được càng nhiều từ chứa tiếng “quốc” càng tốt
- Đại diện từng nhóm dán nhanh bài làm lên bảng, đọc kết quả
- Cả lớp và GV nhận xét
- GV cho HS viết vào vở từ 5 – 7 từ chứa tiếng “quốc”
* Bài tập 4
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT
- GV giải thích: Các từ ngữ “ quê hương, quê mẹ, quê cha đất tổ, nơi chôn nhau cắt rốn” chỉ 1 vùng đất, trên đó có những dòng họ sinh sống lâu đời, gắn bó với nhau, với đất đai rất sâu sắc. So với từ “Tổ quốc” thì những từ này chỉ 1 diện tích đất hẹp hơn nhiều.
- GV cho HS làm bài vào vở BT.
- Cho HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. GV nhận xét, cho điểm.
VD: “Quê hương” tôi ở Cà Mau – mỏm đất cuối cùng của Tổ quốc.
 Sóc Trăng là “quê mẹ” của tôi.
 Vùng đất Long Phú, Sóc Trăng là “quê cha đất tổ” của chúng tôi.
 Bác tôi chỉ mong được về sống ở “nơi chôn nhau cắt rốn” của mình.
IV) Củng cố:
 GV nhận xét tiết học. 
+ Cả lớp theo dõi trong SGK.
+ HS trao đổi ý kiến.
+ nước nhà, non sông
+ đất nước, quê hương
+ Cả lớp theo dõi trong SGK.
+ HS tiến hành chia nhóm và thảo luận.
+ Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
+ Các nhóm khác theo dõi bổ sung.
+ HS sửa bài vào vở.
+ Cả lớp theo dõi trong SGK.
+ Các nhóm tiến hành làm việc.
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm bài của nhóm mình trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Cả lớp theo dõi trong SGK.
+ HS lắng nghe.
+ HS làm bài vào vở BT.
+ HS trình bày kết quả làm bài. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
V) Dặn dò:
 Chuẩn bị bài: Luyện tập về từ đồng nghĩa.
THIẾT KẾ BÀI DẠY
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 5
Người dạy: Lê Văn Khởi
TUẦN 2	 Ngày dạy, Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2022
TIẾT 4: 
 LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn (BT1); xếp được các từ vào các nhóm từ đồng nghĩa (BT2).
- Viết được đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa (BT3).
B. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 Vở BT Tiếng Việt
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
I) Ổn định:
II) Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra HS làm bài tập 4 của tiết học trước
III) Bài mới
 1) Giới thiệu bài
Tiết LTVC hôm nay sẽ hướng các em vận dụng những hiểu biết đã có về từ đồng nghĩa, làm đúng các BT thực hành tìm từ đồng nghĩa, biết phân loại các từ đã cho thành những nhóm từ đồng nghĩa, đồng thời biết viết 1 đoạn văn miêu tả khoảng 5 câu có sử dụng 1 số từ đồng nghĩa đã cho qua bài học Luyện tập về từ đồng nghĩa.
2) Hướng dẫn HS làm BT
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Bài tập 1
- Gọi 1 HS đọc y ...  BT 1
- 1 tờ giấy khổ GV đã viết lời giải bài tập 3
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
I) Ổn định
II) Kiểm tra bài cũ:
GV gọi vài HS đọc lại đoạn văn (BT3) 
III) Bài mới:
 1)Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay sẽ giúp các em mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về nhân dân, qua đó giới thiệu cho các em 1 số thành ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân dân Việt Nam.
2) Hướng dẫn HS làm bài tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Bài tập 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT
- GV giải nghĩa từ “tiểu thương”: người buôn bán nhỏ
- GV phát phiếu BT, cho HS thảo luận theo cặp làm bài vào phiếu
- Gọi 1 số cặp trình bày kết quả
- GV nhận xét, kết luận:
Công nhân: thợ điện, thợ cơ khí
Nông dân: thợ cấy, thợ cày
Doanh nhân: tiểu thương, chủ tiệm
Quân nhân: đại úy, trung sĩ
Trí thức: giáo viên, bác sĩ, kĩ sư
Học sinh: học sinh tiểu học, học sinh trung học
* Bài tập 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT
- Cho cả lớp đọc thầm lại truyện, trả lời câu hỏi: Vì sao người Việt Nam gọi nhau là “đồng bào” ?
GV kết luận: Người Việt Nam ta gọi nhau là “đồng bào” vì đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ
- Cho HS trao đổi theo cặp, trả lời câu hỏi 3b
- Gọi 1 số cặp trình bày kết quả
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận
- Cho HS làm bài tập 3c vào vở
- Gọi vài HS nối tiếp nhau đọc câu mình vừa đặt
- GV nhận xét
IV) Củng cố:
 GV nhận xét tiết học. 
+ HS đọc yêu cầu BT
+ HS trao đổi ý kiến, ghi kết quả
+ Đại diện nhóm trình bày, HS khác nhận xét 
+ Cả lớp lắng nghe, sửa bài vào vở
+ HS trao đổi ý kiến. HS báo cáo kết quả
+ HS đọc
V) Dặn dò:
 Chuẩn bị bài: Luyện tập về từ đồng nghĩa
THIẾT KẾ BÀI DẠY
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 5
Người dạy: Lê Văn Khởi
TUẦN 3	 Ngày dạy, Thứ năm ngày 22 tháng 9 năm 2022
TIẾT 6: 
 LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1); hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ (BT2).
- Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1, 2 từ đồng nghĩa (BT3).
- HS khá, giỏi biết dùng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn viết theo BT3.
B. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Vở BT Tiếng Việt
- 3 phiếu ghi nội dung BT 1
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
I) Ổn định:
II) Kiểm tra bài cũ:
- Gv kiểm tra 3 HS làm BT 3b, c trong tiết LTVC trước
- GV nhận xét phần kiểm tra
III) Bài mới
1) Giới thiệu bài
 Tiết học hôm nay sẽ hướng dẫn các em cách sử dụng đúng chỗ 1 số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu văn, đoạn văn, giới thiệu cho các em 1 số thành ngữ, tục ngữ có chung ý nghĩa: nói về tình cảm của người Việt với đất nước, quê hương.
2) Hướng HS làm BT
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Bài tập 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT
- Cho HS đọc thầm nội dung BT, quan sát tranh minh họa trong SGK, làm bài vào vở
- GV dán lên bảng 3 phiếu BT, gọi 3 HS lên bảng làm bài
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Lệ đeo, ba lô, Thư xách túi đàn, Tuấn vác thùng giấy, Tân và Hưng khiêng liều trại, Phượng kẹp báo
- Gọi 1 HS dọc lại đoạn văn hoàn chỉnh
* Bài tập 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT
- GV giải nghĩa từ “cội” (gốc)
- Hướng dẫn: 3 câu tục ngữ đã cho cùng nhóm nghĩa (cùng chung ý nghĩa). Nhiện vụ của các em là phải chọn 1 ý (trong 3 ý đã cho) để giải thích đúng nghĩa chung của cả 3 câu tục ngữ đó.
- Cho HS trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến
- Kết luận: Ý ngĩa chung cả 3 câu tục ngữ đó là ý 2: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên
* Bài tập 3
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT
- Hướng dẫn: Có thể viết về màu sắc của những sự vật có trong bài thơ và cả những sự vật không có trong bài; chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa
- Cho cả lớp làm bài vào vở
- Cho HS đọc bài viết của mình trước lớp
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người viết được đoạn văn miêu tả màu sắc hay nhất, sử dụng dược nhiều từ đông nghĩa
IV) Củng cố:
 GV nhận xét tiết học. 
+ cả lớp đọc thầm
+ HS làm bài vào vở
+ HS lên bảng làm bài
+ Lớp nhận xét, bổ sung
+ 1 HS đọc
+ HS lắng nghe
+ HS thảo luận, nêu ý kiến
+ HS lắng nghe
+ Làm bài vào vở
+ Đọc bài trước lớp
+ Cả lớp nhận xét
V) Dặn dò:
 Chuẩn bị bài: Từ trái nghĩa
THIẾT KẾ BÀI DẠY
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 5
Người dạy: Lê Văn Khởi
TUẦN 4	 Ngày dạy, Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2022
TIẾT 7: 
 TỪ TRÁI NGHĨA
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ (BT1); biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước (BT2, BT3).
- HS khá, giỏi đặt được 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT3.
B. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 Vở BT Tiếng Việt
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
I) Ổn định:
II) Kiểm tra bài cũ : Luyện tập về từ đồng nghĩa
- Giáo viên gọi HS đọc lại đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật dựa theo 1 ý, 1 khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu
- GV nhận xét, 
III) Bài mới
 1) Giới thiệu bài
 Tiết LTVC trước các em đã biết thế nào là từ đồng nghĩa và tác dụng của từ đồng nghĩa. Tiết học hôm nay giúp các em biết về từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa
2) Nhận xét
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Bài tập 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT
- GV ghi các từ: Phi nghĩa; chính nghĩa
- GV hướng dẫn HS so sánh nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn
- GV chốt lại;
 + Phi nghĩa: Trái với đạo lí. Cuộc chiến tranh “ phi nghĩa” là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa, không dược những người có lương tri ủng hộ
 + Chính nghĩa: Đúng với đạo lí. Chiến đấu vì “chính nghĩa” là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp bức, bất công.
Vậy “phi nghĩa” và “chính nghĩa” là 2 từ có nghĩa trái ngược nhau. Đó là những từ trái nghĩa
* Bài tập 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT
- Cho HS làm việc cá nhân tìm từ trái nghĩa 
- Gọi HS phát biểu ý kiến
- GV chốt lại:
 + “chết – sống”; “vinh – nhục” là những từ trái nghĩa
* Bài tập 3
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT
- Cho HS trao đổi theo cặp, hoàn thành bài tập
- Gọi vài HS nêu ý kiến
- GV chốt lại: Cách dùng từ tái nghĩa trong câu tục ngữ trên tạo ra 2 vế tương phản, làm nổi bật quan niệm sống cao đẹp của người Việt Nam – thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ
3) Ghi nhớ
- GV ghi bảng, gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ
4) Luyện tập:
* Bài tập 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Cho 4 HS lên bảng – mỗi em gạch chân cặp từ trong 1 thành ngữ, tục ngữ.
- GV chốt lại:”đục – trong”; “đen – sáng”; “rách – lành”; dở - hay” là những từ trái nghĩa.
* Bài tập 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Cho 4 HS lên bảng – mỗi em gạch chân cặp từ trong 1 thành ngữ, tục ngữ.
- GV chốt lại: “hẹp – rộng”; “xấu – đẹp”; “trên – dưới” là những từ trái nghĩa.
* Bài tập 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Cho 4 HS lên bảng – mỗi em gạch chân cặp từ trong 1 thành ngữ, tục ngữ.
- GV chốt lại:
 + Hòa bình / chiến tranh, xung đột.
 + Thương yêu / căm ghét, căm giận, căm thù, căm hờn, ghét bỏ, thù ghét, thù hằn, thù hận, hận thù, thù địch, thù nghịch.
 + Đoàn kết / chia rẽ, bè phái, xung khắc.
 + Giữ gìn / phá hoại, phá phách, tàn phá, hủy hoại.
IV) Củng cố:
 Gọi 1 HS nhắc lại phần ghi nhớ.
+ Cả lớp theo dõi trong SGK.
+ 1 HS đọc lại.
+ HS trao đổi , phát biểu ý kiến.
+ HS lắng nghe.
+ Cả lớp theo dõi trong SGK.
+ HS làm vào vở BT.
+ HS nêu kết quả bài làm. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Cả lớp theo dõi trong SGK.
+ HS làm vào vở BT.
+ HS nêu kết quả bài làm. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ HS đọc. Cả lớp theo dõi trong SGK.
+ Cả lớp theo dõi trong SGK..
+ 4 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở BT. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Cả lớp theo dõi trong SGK.
+ 4 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở BT. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Cả lớp theo dõi trong SGK..
+ 4 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở BT. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
V) Dặn dò:
- Về làm bài tập 4.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập về từ trái nghĩa.
THIẾT KẾ BÀI DẠY
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 5
Người dạy: Lê Văn Khởi
TUẦN 4	 Ngày dạy, Thứ năm ngày 29 tháng 9 năm 2022
TIẾT 8: 
 LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, BT2 (3 trong số 4 câu), BT3.
- Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4 (chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý: a, b, c, d); đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4 (BT5).
- HS khá, giỏi thuộc được 4 thành ngữ, tục ngữ ở BT1, làm được toàn bộ BT4.
B. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 Vở BT Tiếng Việt
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
I) Ổn định:
II) Kiểm tra bài cũ: Từ trái nghĩa.
- Gọi vài HS đọc câu đã đặt ở BT 4.
- GV nhận xét,
III) Bài mới
 1) Giới thiệu bài
 Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các BT thực hành tìm từ trái nghĩa và đặt câu với 1 số cặp từ trái nghĩa tìm được.
 2) Tiến hành luyện tập:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Bài tập 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Gọi HS làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào vở. Gọi vài HS nêu kết quả bài làm.
- GV chốt lại: Các từ trai nghĩa là:
 + ít – nhiều
 + chìm – nổi
 + nắng – mưa
 + trẻ - già
* Bài tập 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Gọi HS làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào vở. Gọi vài HS nêu kết quả bài làm.
- GV chốt lại:
 + Các từ trái nghĩa với từ in đậm: lớn, già, dưới, sống.
* Bài tập 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Gọi HS làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào vở. Gọi vài HS nêu kết quả bài làm.
- GV chốt lại: 
 Cá từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống: nhỏ, vụng, khuya.
* Bài tập 4:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Cho HS trao đổi theo cặp, làm bài vào vở.
- Gọi vài HS trình bày kết quả .
- Cả lớp và GV nhận xét , kết luận.
* Bài tập 5:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT.
- GV hướng dẫn: Có thể đặt 1 câu chứa cả cặp từ trái nghĩa; có thể đặt 2 câu, mỗi câu chứa 1 từ.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS nối tiếpnhau trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, 
IV) Củng cố:
 GV nhận xét tiết học. 
+ Cả lớp theo dõi trong SGK..
+ HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở BT. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Cả lớp theo dõi trong SGK.
+ HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở BT. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Cả lớp theo dõi trong SGK.
+ HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở BT. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Cả lớp theo dõi trong SGK.
+ HS trao đổi, làm bài.
+ HS nêu kết quả bài làm. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Cả lớp theo dõi trong SGK.
+ HS làm bài vào vở.
+ HS nêu kết quả bài làm. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 V) Dặn dò:
 Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Hòa bình.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_5_nam_hoc_2022_2023_le_van_khoi.doc