Mĩ thuật 1 (Tiết 1)
XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI
I- MỤC TIÊU :
- Giúp HS làm quen, tiếp xúc với tranh thiếu nhi
- Bước đầu biết quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh.
- Giáo dục các em yêu thích hội họa.
II- CHUẨN BỊ :
1- Giáo viên : Một số tranh của thiếu nhi
2- Học sinh : Sưu tầm tranh thiếu nhi vui chơi.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
Thứ hai, ngày 23 tháng 8 năm 2010 Mĩ thuật 1 (Tiết 1) XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI I- MỤC TIÊU : - Giúp HS làm quen, tiếp xúc với tranh thiếu nhi - Bước đầu biết quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh. - Giáo dục các em yêu thích hội họa. II- CHUẨN BỊ : 1- Giáo viên : Một số tranh của thiếu nhi 2- Học sinh : Sưu tầm tranh thiếu nhi vui chơi. III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU : HĐGV HĐHS 1/ Khởi động 1’ 2/ Bài cũ: 1’ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nhận xét. 2. Bài mới: 1/Giới thiệu về tranh đề tài thiếu nhi vui chơi. * Gắn tranh: H: Tranh vẽ các bạn đang làm gì ? Ở đâu? HĐ1: 20’ Hướng dẫn HS quan sát tranh + Đề tài vui chơi rộng và phong phú, hấp dẫn, nhiều bạn đam mê và vẽ được nhiều tranh vẽ đẹp. - Bạn vẽ những gì ? - Em thích bức tranh nào nhất ? Tại sao ? - Tranh có những màu gì chính ? Hình ảnh nào chính - Nêu địa điểm diễn ra của mỗi bức tranh. - Tranh có những màu sắc nào ? màu nào được vẽ nhiều hơn ? Em thích màu nào ? Tại sao ? HĐ2: 8’ Phát biểu cảm nhận của học sinh. + Các em vừa được thưởng thức cái đẹp, cái hay của các bức tranh, Các em cần nêu ra những nhận xét của mình về bức tranh. * Hoạt động 3: 5’ Nhận xét, đánh giá - Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh phát biểu xây dựng bài tốt. - Em thích bức tranh nào nhất ? Tại sao ? - Bức tranh này có những hoạt động nào ? Màu sắc nào nổi nhất ? - GD qua bài Chuẩn bị bài sau: Vẽ nét thẳng Nhận xét tiết học, liên hệ giáo dục hs. HD chuẩn bị bài tiết sau Nghe giới thiệu - Cảnh vui chơi ngày hè, cảnh vui chơi ở sân trường - Tự trả lời - Màu chính là : Xanh, đỏ, tím, vàng - Tự trả lời Nghe Thứ hai, ngày 30 tháng 8 năm 2010 Tuần 2: Mĩ thuât 1 (Tiết 2) VẼ NÉT THẲNG I- MỤC TIÊU : - Giúp HS nhận biết được các loại nét thẳng. - Biết cách vẽ nét thẳng. - Biết phối hợp các nét thẳng, để tạo thành bài vẽ đơn giải và vẽ màu theo ý thích. II- CHUẨN BỊ : 1- Giáo viên : Một số hình ảmh có nét thẳng, bài minh họa. 2- Học sinh : Bút chì, màu, vở tập vẽ.. III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU : HĐGV HĐHS 1/ Khởi động: 1’ 2/ Kiểm tra: 1’ - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nhận xét. 2. Bài mới: HĐ1: 5’Giới thiệu nét thẳng * Gắn bài minh họa, tranh và giới thiệu các nét thẳng : + Nét ngang – nét nằm ngang. + Nét thẳng nghiêng – nét xiên. + Nét thẳng đứng – nét sổ. + Nét gấp khúc – nét gãy. - Chỉ vào mép bảng, bàn ghế để minh họa. HĐ 2: 7’ Hướng dẫn cách vẽ nét thẳng. - Vẽ nét thẳng là vẽ như thế nào ? + Vẽ nét thẳng đứng là vẽ từ trên xuống. + Nét thẳng ngang là: Từ trái sang phải. + Nét gấp khúc có thể vẽ liền nét, có thể vẽ từ trên xuống hoặc dưới lên. - Vẽ mẫu + Đây là hình gì ? * Vẽ núi: nét gấp khúc tạo nên. * Vẽ nước: vẽ nét ngang. * Vẽ cây: nét thẳng đứng và nét ngang, nét ngang, nét xiên có thể vẽ được nhiều hình. * HĐ 3: 16’ HS thực hành - Gợi ý : Vẽ màu theo ý thích của mình. Bao quát hướng dẫn thêm. * HĐ 4: 5’ Nhận xét, đánh giá Chấm một số bài – nhận xét - GD Nhận xét tiết học, dặn tập vẽ lại bài vào tờ giấy - Chuẩn bị bài tiếp theo. - 2 em nhắc lại - Quan sát - Suy nghĩ - Quan sát, chú ý -Vẽ tranh theo ý thích - Vẽ thuyền, núi. - Vẽ cây cối, nhà. - HS thực hành - HS chú ý Thứ hai, ngày 6 tháng9 năm 2010 Tuần 3 (tiết 3) Mĩ thuật 1: MÀU VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH ĐƠN GIẢN I- MỤC TIÊU : - Nhận biết 3 màu: đỏ, vàng, xanh lam - Biết chọn màu, vẽ màu vào hình đơn giản, tô được màu kín hình - Thích vẻ đẹp của bức tranh khi được tô màu. II- CHUẨN BỊ : 1- Giáo viên : Tranh mẫu, bài vẽ năm trước của HS. 2- Học sinh : Bút chì, màu, vở tập vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU : HĐGV HĐHS 1/ Khởi động: 1’ 2/ Bài cũ : 1’ Nhận xét bài vẽ nét thẳng. 3/ Bài mới : Giới thiệu bài * Hoạt động 1: 5’ Quan sát nhận xét - Giới thiệu màu + Đây là màu gì ? + Em hãy kể các màu trong hình 1 ? + Em hãy kể các vật có màu trên. * Hoạt dộng 2: 7’ Hướng đẫn vẽ màu - Cho HS xem tranh vẽ năm trước. - Cho cả lớp nhận xét * Hoạt động 3: 18’ Hướng dẫn HS thực hành : - Gợi ý : Vẽ màu theo ý thích của mình. - Bao quát hướng dẫn thêm. - Cho HS vẽ vào vở 1 cảnh biển mà em thích - Tô màu theo ý thích vễ cảnh biển * Hoạt động 4: 5’ Nhận xét, đánh giá - Chấm một số bài, nhận xét - GD qua bài - Tập vẽ các cảnh mà em thích - Chuẩn bị bài tiếp theo. Hát Đỏ, vàng, lam. + Có 3 màu cơ bản : màu đỏ, vàng, lam. + Vàng : chuối, đu đủ chín, xoài + Đỏ : cà chua chín, lá cờ... + Lam : núi, cảnh biển Nhận xét bài vẽ HS thực hành Chú ý Tuần 4 (tiết 4) Thứ hai, ngày 20 tháng 9 năm 2010 MĨ thuật 1 VẼ HÌNH TAM GIÁC I- MỤC TIÊU : - Giúp HS nhận biết được hình tam giác - Biết cách vẽ hình tam giác. - Vẽ được một số đồ vật có dạng hình tam giác II- CHUẨN BỊ : 1- Giáo viên: Hình tam giác, bài vẽ về hình tam giác. 2- Học sinh: Ê-ke, Bút chì, màu, vở tập vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Khởi động: 1’ 2/ Kiểm tra bài cũ: 1’ Kiểm tra dụng cụ 3/ Bài mới: GV giới thiệu bài- ghi đề Hoạt động 1: 5’ Giới thiệu hình tam giác - GV giới thiệu một số hình tam giác Hỏi : Thế nào là hình tam giác ? - Cho HS đưa ê-ke và khăn quàng đỏ ra q/sát. + Đây có phải là hình tam giác ? Hoạt động 2: 5’ H/dẫn cách vẽ nét thẳng. + Vẽ hình tam giác như thế nào các em quan sát? - Vẽ mẫu – giải thích * Cho HS kể tên các đồ vật có hình tam giác: - Cánh buồm, ê-ke, khăn quàng * Cho HS xem bài vẽ năm trước Hoạt động 3: 18’ Hướng dẫn HS thực hành : - Gợi ý : Vẽ màu theo ý thích của mình. - Bao quát hướng dẫn thêm. * Hoạt động 4: 5’ Nhận xét, đánh giá - Chấm một số bài – nhận xét - GD qua bài - Tập vẽ các cảnh vật có hình tam giác - Chuẩn bị bài tiếp theo. - Quan sát, nhận xét + Hình tam giác có 3 cạnh + ê-ke, khăn quàng - Quan sát - Kể các vật có hình tam giác - Vẽ cánh buồm, dãy núi - Vẽ các vật có hình tam giác như dãy núi, cánh buồm - HS thực hành - HS cùng nhận xét Tuần 5 Thứ hai, ngày 20 tháng 9 năm 2010 Mĩ thuật 1 VẼ NÉT CONG I- MỤC TIÊU : - Giúp HS Nhận biết được các nét cong. - Biết cách vẽ nét cong và vẽ màu theo ý thích. II- CHUẨN BỊ : 1- Giáo viên : tranh vẽ cây ăn quả, vườn hoa. 2- Học sinh : Bút chì, màu, vở tập vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Khởi động: 1’ 2/ Kiểm tra bài cũ: 1’ Kiểm tra dụng cụ 3/ Bài mới: * Hoạt động 1: 5’ Giới thiệu nét cong - GV vẽ lên bảng 1 số nét cong. + Đây là nét gì ? + Kể tên các nét. - Lá có hình cong lượn, quả có nét cong khép kín. - Cho HS kể tên các loại có hình nét cong. - Gv ghi nhận kết quả. * Hoạt động 2: 5’ Hướng dẫn HS vẽ : - Gv vẽ lên bảng- cho HS quan sát và nhận xét. Cho HS rút ra kết luận: - GV cho HS quan sát bài vẽ của HS năm trước. * Hoạt động 3: 18’ Thực hành - Cho HS thực hành vẽ nét cong - Gv gợi ý cho HS định hình vẽ. - Yêu cầu HS vẽ to, tô màu kín, không nhem ra ngoài. - Vẽ thêm hình ảnh phụ cho tranh sinh động * Hoạt động 4: 5’ Nhận xét, đánh giá - Chấm một số bài – nhận xét- giáo dục HS - Tập vẽ các cảnh vật có nét cong - Chuẩn bị bài tiếp theo : đất nặn - Nét cong lượn. - Nét cong kín. - Nét cong trái. - Nét cong phải. Các hình hoa, lá, trái cây được vẽ từ nét cong. * HS thực hành vẽ - Vẽ vườn hoa, hay vườn cây ăn trái. - Vẽ màu theo ý thích. - Hs cùng tham gia nhận xét Tuần 6 (Tiết 6) Thứ hai, ngày 27 tháng 9 năm 2010 Mĩ thuật 1 VẼ HOẶC NẶN QUẢ DẠNG TRÒN I- MỤC TIÊU : - Giúp HS nhận biết đặc điểm, hình dáng, màu sắc của một số quả dạng tròn. - Vẽ hoặc nặn quả dạng tròn theo ý thích. - Giáo dục các em yêu thích hội họa. II- CHUẨN BỊ : 1- Giáo viên : Bài vẽ mẫu. 2- Học sinh : Bút chì, màu, vở tập vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Khởi động:1’ 2/ Kiểm tra bài cũ: 2’ Kiểm tra dụng cụ 3/ Bài mới: * HĐ 1: 5’ G/ thiệu 1 số đắc điểm quả dạng tròn - GV vẽ lên bảng 1 số nét cong. + Hãy kể các quả dạng tròn mà em biết. - Cho HS kể liệt kê + Các thứ quả đó có màu sắc gì ? * Hoạt động 2: 5’ Hướng dẫn vẽ. - GV vẽ lên bảng- cho HS quan sát và nhận xét. - Vẽ hình quả trước, sau đó tô màu theo ý thích - Vẽ thêm cành, lá cho tranh đẹp hơn. * Nặn : Nặn quả trước sau đó nặn thêm múi, cuống, lá * Hoạt động 3: 17’ Thực hành Cho HS thực hành vẽ quả cam hay quả bưởi * Hoạt động 4: 5’ Nhận xét, đánh giá - Chấm một số bài – nhận xét + Hình dáng - màu sắc. - Chọn 1 số bài vẽ đẹp cho cả lớp nhận xét. - Giáo dục HS 4- Củng cố, dặn dò : - Tập nặn quả mà em thích - Chuẩn bị bài tiếp theo - Quả dạng tròn : cam, táo, mít, bưởi, ổi Cam : vàng, xanh - Bưởi : xanh - Ổi : vàng, xanh. - Thực hành vẽ quả cam, bưởi. - Vẽ màu theo ý thích. - Nghe nhận xét Tuần 7 (Tiết 7) Thứ hai, ngày 4 tháng 10 năm 2010 Mĩ thuật 1 VẼ MÀU VÀO HÌNH QỦA (TRÁI CÂY) I- MỤC TIÊU : - Giúp HS nhận biết màu sắc và vẻ đẹp của một số loại quả quen biết. - Biết chọn màu để vẽ vào hìnhcác quả. - Tô ddwwocj màu vào quả theo ý thích. II- CHUẨN BỊ : Giáo viên : 1 số quả, bài vẽ mẫu. Học sinh : Bút chì, màu, vở tập vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Khởi động: 1’ 2/ Kiểm tra bài cũ: 2’ Kiểm tra dụng cụ 3/ Bài mới: * Hoạt động 1: 5’ Quan sát, nhận xét + Hỏi : Đây là quả gì ? - Khi chín có màu gì ? - Đang xanh có màu gì ? - Em kể 1 số quả mà em biết ? - GV nhận xét. * Hoạt động 2: 5’ Hướng dẫn vẽ. - GV vẽ lên bảng 1 số quả - Cho HS quan sát và nhận xét. - Nêu cách tô màu * Hoạt động 3: 17’Thực hành - Cho HS thực hành vẽ quả dạng tròn, hay xé quả em thích. * Hoạt động 4: 5’Nhận xét, đánh giá - Chấm một số bài – nhận xét - Chọn 1 số bài vẽ đẹp cho cả lớp nhận xét. - GD qua bài 4- Dặn dò : Tập vẽ loại quả mà em thích .- Tập xé dán quả. Hát - HS quan sát - nhận xét - Quả cam, táo, mít, bưởi, ổi Khi chín có màu : - Cam : vàng - Bưởi : xanh - Ổi : vàng - Hồng : đỏ - Chưa chín có màu xanh. - Tự kể. - Thực hành vẽ quả tự chọn - Vẽ màu theo ý thích. - HS có thể xé dán quả em thích. - Cùng nhận xét Tuần 8 (Tiết8 Thứ hai, ngày tháng 10 năm 2010 Mĩ thuật 1 VẼ HÌNH VUÔNG VÀ HÌNH CHỮ NHẬT. I- MỤC TIÊU : - Giúp HS nhận biết hình vuông và hình chữ nhật - Rèn cách vẽ hình , vẽ được hình vuông, hình chữ nhật cho sẵn, vẽ màu theo ý thích. II- CHUẨN BỊ : - Giáo viên : Một số đồ vật có dạng hình vuông, hình chữ nhật – Hình gợi ý - Học sinh : Bút chì, màu, vở tập vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU ... Đề tài của tranh + Những con gà trong tranh + Xung quanh con gà còn có những hình ảnh gì? + Hình dáng, màu sắc và cách vẽ các con gà trong tranh như thế nào? * Hoạt động 3: 18’ Thực hành - GV hướng dẫn HS thực hành -Vẽ một con gà hay đàn gà vào vở Tập vẽ sao cho phù hợp với phần giấy -Vẽ nhiều hình dáng gà khác nhau để bức tranh thêm sinh động. -Vẽ màu và trang trí theo ý thích -Yêu cầu vẽ màu xung quanh trước, ở giữa sau để màu không ra ngoài hình vẽ * Hoạt động 4: 5’ Nhận xét, đánh giá - GV chọn một số bài để HS nhận xét:Màu sắc và cách sắp xếp hình vẽ - Nhận xét một số bài vẽ đạt yêu cầu về màu sắc và cách sắp xếp các hình ảnh Nhận xét tiết hoc. Liên hệ GD HS. Dặn dò: Làm bài tập vào hình 3. Chuẩn bị bài sau: Xem tranh thiếu nhi vui chơi -Vở vẽ, bút chì, sáp Đọc đề Quan sát và lắng nghe HS xem HS thực hành -Vẽ vừa vào phần giấy ở vở Tập vẽ HS nhận xét HS theo dõi Tiêt 30 Mĩ thuật 1 Ngày 4/4/2011 Xem tranh thiếu nhi về đề tài sinh hoạt I. Mục tiêu: - HS làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi. - Biết cách quan sát, mô tả hình ảnh và màu sắc trên tranh - Chỉ ra bức tranh mình thích nhất II.Đồ dùng dạy học: GV :Một số tranh vẽ cảnh thiếu nhi sinh họat. Một số tranh vẽ của HS năm trước. HS: Vở Tập vẽ, bút chì đen, màu sáp III. Các hoạt động dạy và học: HĐGV HĐHS 1/ Khởi động: 1’ 2/ Kiểm tra bài cũ: 1’ Kiểm tra dụng cụ 3/ Bài mới: * Hoạt động 1: 28’ Giới thiệu tranh Giới thiệu và ghi đề GV giới thiệu tranh vẽ và gợi ý để HS nhận ra: + Cảnh sinh hoạt trong gia đình. + Cảnh sinh hoạt ở phố phường, làng xóm. + Cảnh sinh hoạt trong ngày lễ hội. + Cảnh sinh hoạt trong sân trường, trong giờ ra chơi. - GV giới thiệu tranh và gợi ý để HS nhận ra: Đề tài của tranh? Những hình ảnh nào nổi rõ nhất trong bức tranh? Cách sắp xếp bức tranh như thế nào? Trong tranh còn có hình ảnh nào nữa? Nhận xét về màu sắc trong bức tranh? - GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận,các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV tiếp tục gợi ý để HS tìm hiểu kĩ hơn bức tranh + Hình dáng động tác của các hình vẽ + Hình ảnh nào chính? hình ảnh nào phụ? + Em có thể cho biết họat động trên bức tranh diễn ra ở đâu? + Em thích nhất màu nào trên bức tranh của bạn? Vì sao? * Hoạt động 2: 5’ Nhận xét, đánh giá GV kết luận: Các em vừa xem những bức tranh đẹp. Muốn hiểu biết và thưởng thức được tranh, các em cần quan sát để đưa ra những nhận xét của mình về bức tranh đó Hãy quan sát các bức tranh và vẽ tranh theo ý thích của mình. .GV nhận xét tuyên dương những HS phát biểu xây dựng bài tốt - Dặn dò : về tập quan sát và nhận xét các bức tranh khác. Chuẩn bị bài sau: Vẽ cảnh thiên nhiên. - Vở vẽ, bút chì, sáp - HS quan sát và lắng nghe. - HS tự đặt tên cho bức tranh - HS quan sát tranh thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi của GV - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung - HS trả lời - HS theo dõi HS theo dõi Tiết 31 Mĩ thuật 1 VẼ CANH THIÊN NHIÊN ĐƠN GIẢN I. Mục tiêu: - Biét quan sát, nhận xét thiên nhiên xung quanh. - Biết cách vẽ cảnh thiên nhiên. - Vẽ được cảnh thiên nhiên đơn giản II. Đồ dùng dạy học: GV :Một số tranh vẽ cảnh nông thôn, miền núi, phố phường, sông biển. Một số tranh vẽ của HS năm trước. HS: Vở Tập vẽ, bút chì đen, màu sáp III. Các hoạt động dạy và học: HĐGV HĐHS 1/ Khởi động: 1’ 2/ Kiểm tra bài cũ: 1’ Kiểm tra dụng cụ 3/ Bài mới: * Hoạt động 1: 5’ Giới thiệu tranh vẽ cảnh thiên nhiên - GV giới thiệu tranh vẽ cảnh thiên nhiên và gợi ý để HS nhận ra: Cảnh sông biển.Cảnh núi đồi.Cảnh đồng ruộng. Cảnh phố phường. Cảnh góc sân nhà em. Cảnh trường học - Hướng dẫn HS xem tranh để HS tìm thấy những hình ảnh có trong cảnh trên: Biển thuyền, mây, trời ( Cảnh sông biển ).Núi đồi cây suối nhà ( cảnh đồi núi ).Nhà, đường phố. rặng cây, xe cộ.( cảnh phố phường) Vườn cây, căn nhà, con đường ...( cảnh công viên ).Căn nhà, cây, giếng nước..( Cảnh ở nhà em ) * Hoạt động 2: 5’ Hướng dãn cách vẽ - GV gợi ý để HS vẽ tranh: Vẽ cảnh phố phường, em sẽ hình ảnh gì? Ngoài hình ảnh chính ra em sẽ vẽ thêm những gì nữa? Khi vẽ em nên vẽ hình ảnh nào trước? Hình ảnh nào em vẽ sau? GV lưu ý: Hình vẽ phải to vừa với phần giấy.GV gợi ý màu vẽ theo ý thích: + Tìm màu thích hợp vẽ vào các hình. + Vẽ màu để làm rõ phần chính của tranh. + Vẽ màu thay đổi có đậm ,có nhạt. * Hoạt động 3: 18’ Thực hành GV cho học sinh thực hành vào vở hoặc giấy. Gợi ý để HS làm bài.Vẽ hình ảnh chính trước hình ảnh phụ thể hiện được cảnh thiên nhiên (miền núi, đồng bằng...) Sắp xếp vị trí các hình trong tranh.Vẽ mạnh dạn thoải mái. GV theo dõi từng bàn gợi ý bổ sung và tìm màu phù hợp với đề tài và ý thích khả năng của HS tránh gò ép. Yêu cầu HS vẽ màu xung quanh trước, ở giữa sau để màu không ra ngoài hình vẽVẽ màu theo ý thích * Hoạt động 4: 5’ Nhận xét, đánh giá - GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ đạt yêu cầu về hình ảnh, màu sắc.Chọn bài vẽ theo ý thích - GV nhận xét tiết học.Liên hệ giáo dục học sinh.Về nhà tiếp tục vẽ nếu chưa xong. chuẩn bị bài sau: Vẽ đường diềm trên váy áo. - Vở vẽ, bút chì, sáp -HS quan sát và lắng nghe. HS trả lời + Vẽ cảnh chính: nhà, cây, đường. + Vườn hoa,hồ nước,ô tô + Vẽ hình chính trước. Hình ảnh phụ vẽ sau + Vẽ thêm những hình ảnh cho tranh sinh động hơn. HS theo dõi HS thực hành vào vở hoặc giấy HS nhận xét HS theo dõi Thứ hai, ngày 18 tháng 4 năm 2011 Tiết :32 Mĩ thuật 1 VẼ ĐƯỜNG DIỀM TRÊN VÁY, ÁO I.Mục tiêu: - Nhận biết được vẻ đẹp của trang phục có trang trí đường diềm - Biết cách vẽ đường diềm đơn giản vàoốa, váy. - Vẽ được đường diềm đơn giản trên áo, váy và tô màu theo ý thích. II. Đồ dùng dạy học: GV :Một số đồ vật có trang trí đường diềm. Một số tranh vẽ của HS năm trước. HS: Vở Tập vẽ, bút chì đen, màu sáp III. Các hoạt động dạy và học: HĐGV HĐHS 1/ Khởi động: 1’ 2/ Kiểm tra bài cũ: 1’ Kiểm tra dụng cụ 3/ Bài mới: * Hoạt động 1: 5’Quan sát, nhân xét - GV giới thiệu một số đồ vật có trang trí và hỏi để HS nhận ra: - Đường diềm được trang trí ở đâu? - Trang trí đường diềm có làm cho áo váy đẹp hơn không? - Trong lớp ta, áo váy của bạn nào được trang trí đường diềm? GV kết luận: Đường diềm được sử dụng nhiều trong việc trang trí quần áo , váy và trang phục của các dân tộc miền núi. * Hoạt động 2: 5’ Hướng dẫn vẽ đường diềm GV giới thiệu cách vẽ đường diềm Vẽ hình:+ Chia khoảng cách Vẽ màu:+ Vẽ màu đường diềm theo ý thích + Vẽ màu nền của đường diềm + Vẽ màu vào áo, váy theo ý thích + Vẽ màu theo ý thích * Hoạt động 3: 18’ Thực hành - GV nêu yêu cầu của bài: Vẽ đường diềm trên áo, váy theo ý thích. GV theo dõi giúp HS chia khoảng vẽ hình và chọn màu. * Hoạt động 4: 5’ Nhận xét, đánh giá - GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ đạt yêu cầu: - Hình vẽ(các hình giống nhau có đều không? ) - Vẽ màu ( không ra ngoài hình vẽ ) - Màu nổi, rõ và tươi sáng GV nhận xét tiết hoc. Liên hệ GDHS. HD chuẩn bị bài sau:Vẽ tranh bé và hoa - Vở vẽ, bút chì, sáp - ở cổ áo, gấu áo đẹp hơn HS nêu HS theo dõi Vẽ đường diềm vào vở HS nhận xét HS theo dõi Tiết :33 Mĩ thuật 1 VẼ TRANH BÉ VÀ HOA I.Mục tiêu: - Nhận biết đề tài Bé và hoa - Biết cách vẽ tranh đề tài có hình ảnh bé và hoa. - Vẽ được bức tranh về đề tài Bé và hoa II. Đồ dùng dạy học: GV :Một số tranh vẽ tranh ảnh về đề tài bé và hoa. Một số tranh vẽ của HS năm trước. HS: Vở Tập vẽ, bút chì đen, màu sáp III. Các hoạt động dạy và học: HĐGV HĐHS 1/ Khởi động: 1’ 2/ Kiểm tra bài cũ: 1’ Kiểm tra dụng cụ 3/ Bài mới: * Hoạt động 1: 5’ Giới thiệu đề tài - GV giới thiệu tranh vẽ và gợi ý để HS nhận ra: Bé và hoa là bài vẽ mà các em thiếu nhi sẽ rất hứng thú, Tranh thể hiện được vẻ đẹp hồn nhiên, thơ ngây của các em qua hình vẽ và màu sắc. * Hoạt động 2: 5’ Hướng dẫn học sinh cách vẽ: GV gợi ý cho HS nhớ lại hình dáng, trang phục của các em bé và đặc điểm, màu sắc, các bộ phận của một số loại hoa mà HS sẽ chọn để vẽ vào tranh của mình. Ví dụ: - Màu sắc và kiểu quần áo của em bé. - Em bé đang làm gì? - Hình dáng các loại hoa như thế nào? - Màu sắc của hoa - Tự chọn các loại hoa mà em thích. * Hoạt động 3: 18’ Thực hành - GV cho HS vẽ tranh vào vở hoặc giấy - Em bé là hình ảnh của tranh, xung quanh là hoa và cảnh vật khác. - Bé trai và bé gái mặc quần áo đẹp ở trong vườn hoa. - Vẽ thêm các hình ảnh khác như cây, lối đi, chim bướm. -Vẽ màu theo ý thích. * Hoạt động 4: 5’ Nhận xét, đánh giá - GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ: Cách thể hiện đề tài( đúng hay chưa rõ đề tài). Cách sắp xếp hình ảnh trong tranh. (Bố cục hợp lí hay rời rạc). Hình dáng( ngộ nghĩnh, vui...). Màu sắc của tranh ( rực rỡ, tươi sáng..) - Khi vẽ một bức tranh cần chú ý điều gì ? - Nhận xét tiết học.Liên hệ giáo dục HS - Chuẩn bị cho tiết sau: Vẽ tự do - Vở vẽ, bút chì, sáp - Nhận xét về tranh vẽ - HS quan sát và lắng nghe. HS trả lời Vẽ tranh vào vở Tập vẽ HS nhận xét HS nêu HS theo dõi Tiết 34 Mĩ thuật 1 VẼ TỰ DO I.Mục tiêu: - Biết chọn đề tài phù hợp - Bước đầu biết cách vẽ hình, vẽ màu, biết cách sắp xếp hình ảnh. - Vẽ được tranh đơn giản, có nội dung và vẽ màu theo ý thích. II. Đồ dùng dạy học: - GV :Một số tranh vẽ tranh ảnh của hoạ sĩ, của HS về phong cảnh, chân dung, tĩnh vật... Một số tranh vẽ của HS năm trước. - HS: Vở Tập vẽ, bút chì đen, màu sáp III. Các hoạt động dạy và học: HĐGV HĐHS 1/ Khởi động: 1’ 2/ Kiểm tra bài cũ: 1’ Kiểm tra dụng cụ 3/ Bài mới: * Hoạt động 1: 5’ Hướng dẫn xem tranh GV giới thiệu tranh vẽ và gợi ý để HS nhận ra các loại tranh; Phong cảnh, tĩnh vật, sinh hoạt, chân dung GV gợi ý: Gia đình: chân dung ông bà, cha mẹ vv.. Cảnh sinh họat gia đình: bữa cơm gia đình, đi chơi công viên, cho gà ăn Trường học: cảnh đến trường: học bài, lao động, nhảy dây, mừng ngày 20 – 11, cảnh ngày khai trường Phong cảnh: cảnh biển, nông thôn, miền núi Con vật: con gà, con chó, con trâu * Hoạt động 2: 23’ Thực hành HS sẽ chọn để vẽ vào tranh của mình và vẽ theo ý thích - Vẽ màu theo ý thích. - GV theo dõi giúp đỡ HS * Hoạt động 3: 5’ Nhận xét, đánh giá - GV chọn một số bài trưng bày trước lớp - GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ đạt yêu cầu về màu sắc. - HS tự chọn bài theo ý thích GV nhận xét tiết học Liên hệ GD. HD chuẩn bị tiết sau: Trưng bày kết quả học tập. Vở vẽ, bút chì, sáp - Nhận xét về tranh vẽ - HS quan sát và lắng nghe. Vẽ tranh vào vở Tập vẽ HS nhận xét HS chọn HS theo dõi
Tài liệu đính kèm: