Bài 1: VẼ TRANG TRÍ:
Màu sắc và cách pha màu.
I, Mục tiêu:
- HS biết thêm cách pha các màu: Da cam, xanh lục (xanh lá cây) và tím.
- HS nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, màu lạnh, HS pha được màu theo hướng dẫn.
- HS yêu thích màu sắc và ham thích vẽ.
II, Chuẩn bị:
- GV:
+ SGK, SGV.
+ Một hộp màu, bút vẽ, bảng pha màu.
+ Hình giới thiệu 3 màu cơ bản, bảng màu giới thiệu bảng màu nóng, màu lạnh.
- HS:
+ Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
+ Hộp màu.
Mĩ thuật lớp 4 Ngày soạn: 12/8/2009 Ngày dạy: 17/8/2009 Thứ hai ngày 17 tháng 8 năm 2009. Bài 1: vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu. I, Mục tiêu: - HS biết thêm cách pha các màu: Da cam, xanh lục (xanh lá cây) và tím. - HS nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, màu lạnh, HS pha được màu theo hướng dẫn. - HS yêu thích màu sắc và ham thích vẽ. II, Chuẩn bị: GV: + SGK, SGV. + Một hộp màu, bút vẽ, bảng pha màu. + Hình giới thiệu 3 màu cơ bản, bảng màu giới thiệu bảng màu nóng, màu lạnh... HS: + Giấy vẽ hoặc vở thực hành. + Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ. + Hộp màu. III, Các hoạt động dạy - học: 1, ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 6’ 8’ 10’ 4’ HĐ1: Quan sát, nhận xét: - GV giới thiệu cách pha màu: H: Hãy nêu lại tên 3 màu cơ bản đã được học ở lớp trước? (đỏ, vàng, xanh lam) H: Quan sát H1 - SGK và cho biết là những màu nào? H: Quan sát hình 2 SGK và cho biết: + Màu đỏ pha với màu vàng được màu gì? (DA cam) + Xanh lam pha với màu vàng được màu gì?(Xanh lục) + Đỏ pha với màu xanh lam được màu gì?(Tím) - GV giới thiệu các cặp màu bổ túc: H: Em biết gì về màu bổ túc? GV nêu: Màu bổ túc là Từ 3 màu mới ta vừa pha được đặt cạnh các màu gốc thành từng cặp, những cặp đó gọi là cặp màu bổ túc. Những cặp màu bổ túc đứng cạnh nhau sẽ tôn nhau lên làm cho 2 màu đứng cạnh nhau càng rực rỡ hơn. H: Hãy quan sát H3 trang 4 và chỉ ra các cặp màu bổ túc? (đỏ-xanh, xanh lam-da cam, vàng- tím) - Giới thiệu màu nóng, lạnh: + GV cho HS đọc SGK. H: Thế nào gọi là màu nóng, lạnh? H: tìm những đồ vật có màu nóng, màu lạnh? HS nêu, nhận xét. HĐ2: Hướng dẫn cách pha màu: GV cho HS nhắc lại cách pha màu. Gv pha một màu làm mẫu cho HS quan sát. Cho HS lên bảng pha màu. HĐ3: Thực hành: GV nêu yêu cầu: hãy pha 3 màu DA Cam, xanh lục, tím. HS tự pha màu. Nhận xét. H: Các em có nhận xét gì khi pha màu? HĐ4: Nhận xét, đánh giá: HS trưng bày bài. HS nhận xét về cách pha màu. - Khen ngợi những cá nhân tích cực. 1, Quan sát, nhận xét: Màu cơ bản: Đỏ - vàng - xanh lam. Đỏ + Vàng = Da cam. Xanh lam + Vàng = Xanh lục(lá cây) Đỏ + Xanh lam = Tím. 2, Hướng dẫn cách pha màu: 3, Thực hành: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài sau. Mĩ thuật lớp 5 Ngày soạn: 12 /8/2009 Ngày dạy: 19/8/2009 Thứ tư ngày 19 tháng 8 năm 2009. Bài 1: thường thức mĩ thuật: Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ. I, Mục tiêu: - HS tiếp xúc làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. - HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh. II, Chuẩn bị: GV: + Nội dung bài. + Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ. + Một số tranh thiếu nhi trong bộ Đ D D H. HS: + Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. + Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 6’ 8’ 5’ 4’ HĐ1: Giới thiệu vài nét về Tô Ngọc Vân: - GV cho HS đọc phần 1 SGK: H: Hãy nêu một vài nét tiêu biểu về hoạ sĩ Tô ngọc Vân? H: Hãy kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân? HS nêu, nhận xét. GV bổ sung: GV đọc phần Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân ở SGV trang 9. HĐ2: Hướng dẫn xem tranh: GV cho HS quan sát tranh trong SGK. HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau: H: Hình ảnh chính của bức tranh là gì? (Thiếu nữ mặc áo dài trắng) H: Hình ảnh chính được vẽ như thế nào? (Hình mảng đơn giản chiếm diện tích lớn trong bức tranh) H: Bức tranh còn có những hình ảnh nào nữa? (Bình hoa đặt trên bàn) H: Màu sắc của bức tranh như thế nào? (Màu chủ đạo là trắng, xanh, hồng; hoà sắc nhẹ nhàng trong sáng) H: Tranh vẽ bằng chất liệu gì? (Sơn dầu) H: Em thích bức tranh này ở điểm nào? HS thảo luận, đại diện nhóm trả lời. Nhận xét, bổ sung. HĐ3: Thực hành: GV cho HS thi kể về bức tranh: Thiếu nữ bên hoa huệ. Các nhóm lần llượt kể. Nhận xét bổ sung, khen ngợi. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: - Khen ngợi những cá nhân tích cực. - Còn thời gian cho HS đọc thêm bài: Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân và tác phẩm. 1, Giới thiệu vài nét về Tô Ngọc Vân: + Tô Ngọc Vân (1906-1954) + QUê quán: + Một số tác phẩm tiêu biểu: 2, Hướng dẫn xem tranh: + Hình ảnh chính: Thiếu nữ mặc áo dài trắng, mảng đơn giản chiếm diện tích lớn trong bức tranh. + Hình ảnh phụ: Bình hoa đặt trên bàn. + Chất liệu: Sơn dầu. 3, Thực hành: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao? - HS nêu, nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà sưu tầm những bức tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 2. Mĩ thuật lớp 3 Ngày soạn: 12 /8/2009 Ngày dạy: 20/8/2009 Thứ năm ngày 20 tháng 8 năm 2009 Bài 1: thường thức mĩ thuật: Xem tranh thiếu nhi (Đề tài môi trường). I, Mục tiêu: - HS tiếp xúc làm quen với tranh của thiếu nhi, của hoạ sĩ về đề tài môi trường. - HS biết cách mô tả, nhận xét hình ảnh, màu sắc trong tranh. - HS có ý thức bảo vệ môi trường. II, Chuẩn bị: GV: + Nội dung bài. + Sưu tầm một số tranh của thiếu nhi về bảo vệ môi trường và đề tài khác. HS: + Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. + Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 6’ 8’ 4’ HĐ1: Giới thiệu tranh về đề tài môi trường: GV cho HS xem một số tranh về đề tài bảo vệ môi trường và một số tranh vẽ về các đề tài khác. HS quan sát và trả lời các câu hỏi: H: Hãy so sánh sự khác nhau giữa nội dung của hai đề tài trên? H: Tranh vẽ về đề tài bảo vệ môi trường thường vẽ về những hoạt động nào? H: Hàng ngày em thường làm gì để bảo vệ môi trường? HS nêu, nhận xét. GV bổ sung: Do có ý thức bảo vệ môi trường nên các bạn đã vẽ được những tranh đẹp để chúng ta cùng xem. HĐ2: Hướng dẫn xem tranh: Xem tranh: Chăm sóc cây. (Hoàng Phong lớp 3). - HS quan sát tranh và trả lời theo nhóm (thời gian 3 phút): H: Tranh vẽ về hoạt động gì? H: Chỉ ra những hình ảnh chính, phụ trong tranh? H: Hình dáng, động tác của hình ảnh chính như thế nào, ở đâu? H: Những màu sắc nào trong tranh là chủ yếu? Đại diện nhóm trả lời, nhận xét. GV bổ sung: xem tranh cần có nhận xét riêng của mình. * Xem tranh: Quét dọn sân trường: - GV cho HS quan sát theo nhóm. - HS tự thảo luận và trả lời theo nhóm. - GV khen ngợi những HS còn lúng túng. H: Khi xem xong 2 bức tranh em thích bức tranh nào nhất? Vì sao em thích? HĐ3: Nhận xét, đánh giá: - NHận xét chung tiết học. - Khen ngợi những HS có nhiều ý kiến xây dựng bài. 1, Giới thiệu tranh về đề tài môi trường: 2, Hướng dẫn xem tranh: Xem tranh: Chăm sóc cây. (Hoàng Phong lớp 3). * Xem tranh: Quét dọn sân trường: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Trong cuộc sống hàng ngày em đã làm gì để bảo vệ môi trường? HS trả lời - nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Chuẩn bị đồ dùng cho bài 2. Mĩ thuật lớp 2 Ngày soạn: 12/8/2009 Ngày dạy: 20/8/2009 Thứ năm ngày 20 tháng 8 năm 2009. Bài 1: vẽ trang trí: Vẽ đậm, vẽ nhạt. I, Mục tiêu: - HS nhận biết được 3 độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt. - Tạo những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh. II, Chuẩn bị: GV: + Sưu tầm một số tranh, ảnh, bài vẽ trang trí có độ đậm nhạt. + Hình minh hoạ 3 sắc độ đậm, đậm vừa, nhạt. + Phấn màu. HS: + Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. + Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 6’ 5’ 8’ 4’ HĐ1: Quan sát nhận xét: - GV cho HS xem tranh, ảnh: H: Tìm độ đậm nhạt trong bức tranh, ảnh này? H: Chỉ ra độ đậm, đậm vừa, nhạt trong tranh? HS nêu, nhận xét. Cho HS lên chỉ độ đậm, nhạt. GV bổ sung: + Trong tranh ảnh có rất nhiều độ đậm nhạt khác nhau. + Có 3 sắc độ chính: Đậm, đậm vừa, nhạt. + Ba độ đậm nhạt trên làm bài vẽ sinh động hơn. + Ngoài 3 độ đậm nhạt chính còn có các mức độ đậm nhạt khác nhau. HĐ2: Cách vẽ đậm, vẽ nhạt: GV cho HS quan sát hình vẽ 3 bông hoa có cùng màu nhưng độ đậm nhạt khác nhau. H: Chỉ ra sự đậm nhạt của 3 bông hoa? HS nêu, nhận xét. GV đưa ra 3 bài, mỗi bài có 3 hình vẽ khác nhau. GV chọn một bài vẽ màu theo 3 độ cho HS quan sát. Cách vẽ màu: + Vẽ đậm: Đưa mạnh tay, nét đan dày. + Đưa nét nhẹ tay hơn , nét đan thưa. (Có thể vẽ bằng màu, bằng chì đen) HĐ3: Thực hành: GV cho HS dở vở Tập vẽ. Giao việc. HS tự tô màu. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: - Trưng bày bài của HS. H: Bài nào tô rõ 3 sẵc độ nhất? - GV khen ngợi những bài đẹp, tô màu đúng cách. 1, Giới thiệu vài nét về Tô Ngọc Vân: + Tô Ngọc Vân (1906-1954) + QUê quán: + Một số tác phẩm tiêu biểu: 2, Cách vẽ đậm, vẽ nhạt: 3, Thực hành: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Trong các con vật trong nhà, em yêu nhất con vật nào? - HS trả lời, nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 27 Mĩ thuật lớp 1 Ngày soạn:12/8/2009 Ngày dạy: 21/8/2009 Thứ sáu ngày 21 tháng 8 năm 2008. Bài 1: Xem tranh thiếu nhi vui chơi. I, Mục tiêu: Giúp HS : - HS hiểu làm quen tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi. - Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh. II, Chuẩn bị: GV: + Sưu tầm một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi. + Một số tranh các đề tài khác. HS: + Giấy vẽ hoặc Vở thực hành- Vở tập vẽ 1. + Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 6’ 10’ 2’ 2’ HĐ1: Giới thiệu tranh về đề tài vui chơi: - GV cho HS xem tranh: H: Em thấy những tranh này vẽ về những công việc gì? H: Các em thường vui chơi ở những nơi nào? HS nêu, nhận xét. GV giới thiệu: Tranh vẽ về đề tài vui chơi của thiếu nhi rất rộng, có thể chọn một trong các hoạt động vui chơi để vẽ. VD: + Cảnh vui chơi ở sân trường với nhiều hoạt động khác nhau như nhảy dây, múa hát... + Cảnh vui chơi ngày hè cũng có nhiều hoạt động khác nhau như thả diều, tắm biển... HĐ2: Hướng dẫn HS xem tranh: GV cho HS quan sát tranh trong vở tập vẽ và trả lời các câu hỏi: H: Bức tranh vẽ những gì? H: Trong tranh thể hiện những gì? H: Màu nào được sử dụng nhiều trong tranh? H: Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao em thích bức tranh đó? - Gọi từng HS trả lời - HS nêu, nhận xét. - Khen ngợi những HS trả lời đúng. HĐ3: Tóm tắt-Kết luận: GV hệ thống lại nội dung. GV nhấn mạnh: Các e vừa được xem những bức tranh rất đẹp. Muốn thưởng thức cái đẹp, cái hay của tranh, trước hết các em cần quan sát và trả lời các câu hỏi, đồng thời đưa ra các nhận xét riêng của mình về bức tranh. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: - Nhận xét chung tiết học. - GV khen ngợi những HS tích cực trong giờ học. 1, Giới thiệu tranh về đề tài vui chơi: + Cảnh vui chơi ở sân trường với nhiều hoạt động khác nhau như nhảy dây, múa hát... + Cảnh vui chơi ngày hè cũng có nhiều hoạt động khác nhau như thả diều, tắm biển... 2, Hướng dẫn HS xem tranh: 3, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Em thích bức tranh của bạn nào nhất? Vì sao em thích? HS trả lời - nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà xem trước bài 2- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 2. Ký duyệt của Ban giám hiệu:
Tài liệu đính kèm: