Giáo án Mĩ thuật lớp 4 - Tuần 1

Giáo án Mĩ thuật lớp 4 - Tuần 1

I. Mục tiêu

 - HS biết cách pha các màu: da cam, xanh lục (xanh lá cây)

 - Nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, màu lạnh.

 - Yêu thích màu sắc và ham thích vẽ.

II. Đồ dùng

- Thầy: 3 màu cơ bản, bảng màu

- Trò: Hộp màu, bút vẽ

III. Các hoạt động dạy- học

1. Kiểm tra (3’) - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs

2. Bài mới (27’)

 

doc 9 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1016Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật lớp 4 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 1
Thø n¨m ngµy 27 th¸ng 8 n¨m 2009
Tiết 3 Mĩ thuật
VẼ TRANG TRÍ: MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU
I. Mục tiêu
	- HS biết cách pha các màu: da cam, xanh lục (xanh lá cây)
	- Nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, màu lạnh.
	- Yêu thích màu sắc và ham thích vẽ. 
II. Đồ dùng
- Thầy: 3 màu cơ bản, bảng màu
- Trò: Hộp màu, bút vẽ 
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra (3’) - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs 
2. Bài mới (27’)
a, Giới thiệu bài 	
b, Giảng bài
* HĐ1 
- Hình 1 gồm có mấy màu?
- Những màu sắc này thường dùng làm gì?
- GV giới thiệu cách pha màu(H2 sgk).
- Quan sát tiếp hình 3,4,5
* HĐ2: Pha màu
- GV hướng dẫn cách pha màu sgk
* HĐ3: Thực hành
- HS tập pha màu trên giấy bằng màu vẽ.
- GV theo dõi hướng dẫn thêm
1. Quan sát- nhận xét
- Có 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lam
- Màu sắc được dùng trong trang trí.
- Từ 3 màu cơ bản, bằng cách pha 2 màu với nhau để tạo ra màu mới.
2. Cách pha màu
- Màu bột
- Màu nước
- Sáp màu, chì màu
3. Thực hành
- HS làm bài theo cặp
	3. Củng cố (3’)
	- Nhận xét, đánh giá tiết học.
	- Khen những hs vẽ màu đúng, đẹp.
	5.Dặn dò (1’)
	- Về tập pha màu và chuẩn bị bài giờ sau.
TuÇn 2
Thø n¨m ngµy 3 th¸ng 9 n¨m 2009
Tiết 3 Mĩ thuật
VẼ THEO MẪU: VẼ HOA, LÁ
I. Mục tiêu
- HS nhận biếtđược hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của hoa, lá. 
- Biết cách vẽ và được bông hoa,chiếc lá theo mẫu.
- HS yêu thích vẻ đẹp của hoa lá trong tự nhiên. 
II. Đồ dùng
- Thầy: Một số loại hoa, lá có hình dáng và màu sắc đẹp.
- Trò: Hộp màu, bút vẽ 
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra (3’) - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs 
2. Bài mới (27’)
 a, Giới thiệu bài 	
 b, Giảng bài
* HĐ1: HS quan sát hoa, lá thật đã chuẩn bị. 
- Bông hoa, chiếc lá em quan sát co tên gọi là gì?
- Hình dáng, đặc điểm của mỗi loại hoa, lá thế nào?
- Quan sát H1sgk miêu tả lại hình dáng và màu sắccủa từng loai hoa, lá đó?
* HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ
- Gợi ý hs quan sát kĩ hoa, lá trước khi vẽ.
- Nêu cách vẽ bông hoa, chiếc lá?
- Gợi ý các em chọn bông hoa đẹp để vẽ.
* HĐ3
- HS thực hành vẽ hoa, lá vào vở.
- GV quan sát hs làm bài và hướng dẫn thêm. 
1. Quan sát- nhận xét
- Hoa hồng, cúc, đồng tiền,...
- Lá trầu, bưởi, cam,...
- Mỗi loại hoa, lá khác nhau có hình dáng, màu sắc khác nhau.
- HS quan sát và nêu nhận xét
2. Cách vẽ hoa, lá 
- Vẽ khung hình chung
- Ước lượng tỉ lệ và vẽ phác các nét chính.
- Chỉnh sửa rồi vẽ chi tiết
3. Thực hành
- HS thực hành vẽ bài theo các bước đã hướng dẫn.
	3. Củng cố (3’)
	- Chọn một số bài nhận xét- đánh giá.
	- Tuyên dương hs có bài vẽ đẹp.
	4. Dặn dò (1’)
	- Chẩn bị bài sau: vẽ đề tài con vật.
TuÇn 3 
 Thø n¨m ngµy 10 th¸ng 9 n¨m 2009
Tiết 3 Mĩ thuật
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI CÁC CON VẬT QUEN THUỘC
I. Mục tiêu
	- HS nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số con
 vật quen thuộc.
- HS biết các vẽ và vẽ được tranh về con vật, vẽ màu theo ý thích
- HS yêu mến các con vật và có ý thức chăm sóc vật nuôi.
II. Đồ dùng
- Thầy: Tranh ảnh1 số con vật, hình gợi ý cách vẽ.
- Trò: Hộp màu, bút vẽ, tẩy. 
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra (3’) - Chấm 1 số bài vẽ hoa lá. 
2. Bài mới (27’)
 a, Giới thiệu bài 	
 b, Giảng bài
* HĐ1: Làm việc cả lớp
- GV cho hs xem tranh ảnh về các con vật.
- Ngoài các con vật trong tranh em còn biết các con vật nào nữa? Em thích con vật nào nhất? Vì sao?
- Em sẽ vẽ con vật nào?
- Miêu tả hình dáng, đặc điểm, màu sắc con vật em định vẽ?
* HĐ2
- Muốn vẽ được con vật em phải làm thế nào?
* HĐ3: HS thực hành làm bài.
- GV theo dõi hướng dẫn thêm.
1. Quan sát- nhận xét
- Tên con vật
- hình dáng, màu sắc của con vật.
- đặc điểm nổi bật của con vật 
-Các bộ phận chính của con vật.
2. Cách vẽ
- Vẽ phác khung hình chung của con vật.
- Vẽ các bộ phận, các chi tiết cho rõ đặc điểm.
- Sửa chữa hoàn chỉnh hình vẽ, tô màu.
3. Thực hành
- HS thực hành vẽ bài theo các bước đã hướng dẫn.
	3. Củng cố (3’)
	- Chọn một số bài nhận xét- đánh giá.
	- Tuyên dương hs có bài vẽ đẹp.
	4. Dặn dò (1’)
	- Chẩn bị bài sau: Sưu tầm hoạ tiết trang trí dân tộc
TuÇn 4 
Thø n¨m ngµy 17 th¸ng 9 n¨m 2009
Tiết 3 Mĩ thuật
VẼ TRANG TRÍ: HOẠ TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC
I. Mục tiêu
	- HS tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc.
	- Biết cách chép và chép được một vài hoạ tiết trang trí dân tộc.
	- HS yêu quí và trân trọng, có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc.
II. Đồ dùng
- Thầy: Một số mẫu hoạ tiết dân tộc
- Trò: Hộp màu, bút vẽ, chì.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra (3’)- Kiểm tra bài vẽ trước, đồ dùng học tập.
2. Bài mới (27’)
 a, Giới thiệu bà: 	
 b, Giảng bài
* HĐ1: HS quan sát h1- sgk
- Các hoạ tiết trang trí là những hình gì?
- Hình hoa, lá, con vật ở các hoạ tiết trang trí có đặc điểm gì?
- Đường nét cách sắp xếp hoạ tiết trang trí như thế nào?
- Hoạ tiết được dùng để trang trí ở đâu?
* HĐ2: Cách chép hoạ tiết
- GV chọn hình hoạ tiết trang trí đơn giản hướng dẫn hs vẽ theo từng bước.
- HS quan sát hình mẫu trên bảng 
- GV hướng dẫn chậm để hs quan sát
- Nhắc lại các bước chép hình?
* HĐ3: Thực hành
- Hs chép lại một hoạ tiết trang trí dân tộc(tự chọn và vẽ màu theo ý thích).
- GV quan sát, uốn nắn cho hs.
* HĐ4: Nhận xét- đánh giá
- HS trưng bày sản phẩm
- GV cùng hs nhận xét, đánh giá
1. Quan sát- nhận xét
- Hình hoa, lá, con vật.
- Các hình đó đã được đơn giản và cách điệu.
- Đường nét hài hoà, cách sắp xếp cân đối chặt chẽ.
- Đình, chùa, lăng tẩm, bia đá, gốm vải, khăn, áo,...
2. Cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc
- Tìm và vẽ phác hình dáng chung của hoạ tiết.
- Vẽ các đường trục dọc, ngang để tìm vị trí các phần của hoạ tiết.
- Đánh dấu các điểm chính và vẽ phác.
- Quan sát so sánh để điều chỉnh hình vẽ cho giống mẫu.
- Hoàn chỉnh hình và vẽ màu.
3. Thực hành
- HS tự thực hành làm bài.
	3. Củng cố- dặn dò (4’)
	- Nêu các bước chép hoạ tiết trang trí dân tộc?
	- Tuyên dương hs có bài vẽ đẹp.
	- Chẩn bị bài sau: Chuẩn bị tranh về phong cảnh.
TuÇn 5 
Thø n¨m ngµy 24 th¸ng 9 n¨m 2009
Tiết 3 Mĩ thuật
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT 
XEM TRANH PHONG CẢNH
I.Mục tiêu
	- Thấy được sự phong phú của tranh phong cảnh.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh thông qua bố cục, các hình ảnh và màu sắc.
- HS yêu thích phong cảnh, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng
- Thầy: Tranh, ảnh phong cảnh của đất nước.
- Trò: Hộp màu, bút vẽ, chì.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra (3’) - Kiểm tra bài vẽ trước, đồ dùng học tập.
2. Bài mới (27’) 
 a, Giới thiệu bài 	
 b, Giảng bài
* Xem tranh
- HS quan sát tranh- nhận xét.
- Thế nào là tranh phong cảnh?
- Tranh phong cảnh có đặc điểm gì?
- Xem tranh phong cảnh giúp em cảm nhận được điều gì?
- HS quan sát tranh phong cảnh Sài Sơn, phố cổ, cầu Thê Húc.
- Trong tranh có những hình ảnh nào?
- Tranh vẽ đề tài gì?
- Màu sắc trong bức tranh như thế nào? Có những màu gì?
- Hình ảnh chính trong bức tranh là gì? trong tranh còn có hình ảnh nào nữa? Chất liệu của tranh?
1.Vài nét về tranh phong cảnh
- Là loại tranh vẽ về cảnh đẹp thiên nhiên đất nước như đồng ruộng, nhà cửa, cây cối,...
- Mang lại cho người xem những cảm xúc thẩm mĩ...
- Nhận biết sự khác nhau về cảnh sắc thiên nhiên...
2. Một số tranh phong cảnh
- người, cây cối, nhà, ao làng, đống rơm, dãy núi...
- Đề tài nông thôn.
- Màu sắc tươi sáng, nhẹ nhàng.
- Phong cảnh làng quê, đường phố có những ngôi nhà... 
	3. Củng cố- dặn dò (4’)
	- Nhận xét chung giờ học.
	- Chẩn bị bài sau: Vẽ theo mẫu: Vẽ quả dạnh hình cầu.
TuÇn 6
Thø n¨m ngµy 1 th¸ng 10 n¨m 2009
Tiết 3 Mĩ thuật
VẼ THEO MẪU
VẼ QUẢ DẠNG HÌNH CẦU
I.Mục tiêu
- HS nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số loại quả dạng hình cầu.
- HS biết cách vẽ và vẽ được một vài quả dạng hình cầu.
- HS yêu thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
II. Đồ dùng
- Thầy: Tranh, ảnh 1 số loại quả dạng hình cầu.
- Trò: Hộp màu, bút vẽ, chì.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra (3’) - Kiểm tra bài vẽ trước, đồ dùng học tập.
2. Bài mới (27’)
	a, Giới thiệu bài 	
	b, Giảng bài
* HĐ1: Quan sát- nhận xét
- GV giới thiệu 1 số quả đã chuẩn bị.
- Đây là quả gì?
- Hình dáng đặc điểm, màu sắc của từng loại quả thế nào? So sánh hình dáng, màu sắc giữa các loại quả?
- Tìm thêm các quả có dạng hình cầu? miêu tả hình dáng đặc điểm và màu sắc của chúng?
- GV tóm tắt
* HĐ2: Cách vẽ quả.
- Để vẽ được quả có dạng hình cầu đều và đẹp em phải làm gì?
- Gv vẽ mẫu lên bảng, hướng dẫn cách sắp xếp bố cục, gợi ý cách vẽ.
* HĐ3: Thực hành 
- HS vẽ bài theo nhóm
* HĐ4
- Trưng bày bài vẽ
- Gäi HS nªu nhËn xÐt
1. Quan sát- nhận xét
- Quả cam, táo, quả cà chua,...
- Các loại quả trên đều có dạng hình tròn (hình cầu).
- Màu sắc rất đẹp: màu đỏ, xanh, tím,...
- Quả bí, ổi, bưởi, ...
- Quả dạng hình cầu có rất nhiều loại, đa dạng và phong phú. Trong đó mỗi loại đều có hình dáng, đặc điểm, màu sắc khác nhau, vẻ đẹp riêng,...
2. Cách vẽ
- Quan sát hình dáng của quả.
- Vẽ khung hình và phác đường trục.
- Vẽ các nét chính của quả, vẽ các chi tiết
- Vẽ màu theo ý thích
3. Thùc hµnh
 HS thực hành vẽ bài vào vở
- HS vẽ quả theo mẫu gv trưng bày
- Tô màu theo ý thích
4. Tr­ng bµy s¶n phÈm
- HS tr­ng bµy bµi vÏ cña m×nh
- Nªu nhËn xÐt
3. Củng cố- dặn dò (4’)
	- Nhận xét chung giờ học.
	- Chẩn bị bài sau: Vẽ theo mẫu: Vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương
TuÇn 7
Thø n¨m ngµy 8 th¸ng 10 n¨m 2009
Tiết 3 Mĩ thuật
VẼ TRANH
ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG
I.Mục tiêu
- HS biết quan sát các hình ảnh và nhận ra vẻ đẹp của phong cảnh quê hương
- HS biết vẽ và vẽ được tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng.
- HS thêm yêu mến quê hương.
II. Đồ dùng
- Thầy: 1 số tranh ảnh về phong cảnh
- Trò: Hộp màu, bút vẽ, chì.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra (3’) - Kiểm tra bài vẽ trước, đồ dùng học tập.
2. Bài mới (27’)
	a, Giới thiệu bài 	
	b, Giảng bài
* HĐ1 
- GV giới thiệu một số tranh ảnh 
- Thế nào là tranh phong cảnh?
- Tranh phong cảnh thường vẽ về những nội dung gì?
- Tranh phong cảnh có phải là sao chép, chụp lại y nguyên không?
- Nơi em ở có cảnh nào đẹp không?
- Em sẽ chọn phong cảnh nào để vẽ?
* HĐ2 
- Muốn vẽ được tranh phong cảnh đẹp ta làm thế nào?
- GV có thể vẽ phác lên bảng- HS quan sát 
* HĐ3 - HS thực hành vẽ bài của mình
- GV theo dõi giúp đỡ hs còn lúng túng
* HĐ4
- Trưng bày bài vẽ
- Gäi HS nªu nhËn xÐt
1. Tìm chọn nội dung đề tài:
- Là tranh vẽ về cảnh đẹp của quê hương đất nước.
- Vẽ cảnh vật là chính: nhà của, phố phường, hàng cây, cánh đồng, đồi núi...
- Không phải là sự sao chép...
2. Cách vẽ tranh phong cảnh
- Có hiểu biết và cảm xúc trước cẻ đẹp của thiên nhiên.
- Nhớ lại các hình ảnh định vẽ, sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ sao cho cân đối hợp lí.
3. Thực hành
- HS làm bài theo nhóm
4. Tr­ng bµy s¶n phÈm
- HS tr­ng bµy bµi vÏ cña m×nh
- Nªu nhËn xÐt
3. Củng cố- dặn dò (4’)
	- Nhận xét , đánh giá bài vẽ của hs.
	- Chẩn bị bài sau: Tập nặn tạo dáng nặn con vật quen thuộc
TuÇn 8
Thø n¨m ngµy 15 th¸ng 10 n¨m 2009
Tiết 3. Mĩ thuật
TẬP NẶN TẠO DÁNG
NẶN CON VẬT QUEN THUỘC
I.Mục tiêu
- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của con vật.
- HS biết cách nặn và nặn được con vật theo ý thích.
- HS thêm yêu thích các con vật.
II. Đồ dùng
- Thầy: 1 số tranh ảnh về con vật quen thuộc
- Trò: đất nặn, bảng, giấy nháp
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra (3’) - Kiểm tra bài vẽ trước, đồ dùng học tập.
2. Bài mới (27’)
	a, Giới thiệu bài 	
	b, Giảng bài
* HĐ1: Quan sát- nhận xét
- Đây là con vật gì?
- Hình dáng, các bộ phận của con vật như thế nào?
- Nhận xét về đặc điểm nổi bật của con vật?
- Hình dáng của con vật khi hoạt động? 
- Kể thêm một số con vật khác mà em biết? Em thích nặn con vật nào nhất?
* HĐ: 
- Muốn nặn được con vật em cần chú ý điều gì?
- Nêu các bước khi nặn con vật?
- GV dùng đất nặn và nặn mẫu- hs quan sát
- Hướng dẫn hs nặn từng bộ phận của con vật, tạo dáng và sửa chữa.
* HĐ3
- Hs thực hành nặn con vật theo ý thích
- GV quan sát theo dõi hướng dẫn thêm những hs còn lúng túng.
* HĐ4
- GV cùng các em đánh giá sản phẩm.
1. Quan sát- nhận xét
- Con mèo: mình dài khoảng 30 cm, đầu tròn, nhỏ, đôi tai ngắn vểnh lên, 4 chân có móng vuốt nhọn, dài , lông đen, ...
- Con mèo đi lại nhẹ nhàng, lúc rình mồi nấp ở chỗ kín, khi thấy con mồi xuất hiện lao đến rất nhanh dáng vẻ hung dữ,...
2. Cách nặn con vật
- Quan sát, nhớ lại đặc điểm của con vật đó.
- Nặn từng bộ phận ghép và đính lại
- Nặn con vật từ một thỏi đất.
3. Thực hành
- HS thực hành nặn con vật trong nhóm.
- Trưng bày bài theo nhóm
4. Nhận xét- đánh giá
- hs trưng bày sản phẩm
3. Củng cố- dặn dò (4’)
	- Nhận xét tiết học.
	- Chẩn bị bài sau: Vẽ đơn giản hoa lá.
TuÇn 9
Thø n¨m ngµy 22 th¸ng 10 n¨m 2009
Tiết 3. Mĩ thuật:
VẼ TRANG TRÍ: VẼ ĐƠN GIẢN HOA LÁ
I.Mục tiêu
- HS nắm được hình dáng, màu sắc và đặc điểm của 1 số loại hoa, lá đơn giản, nhận ra vẻ đẹp của hoạ tiết hoa lá trong trang trí.
- Biết cách vẽ đơn giản và vẽ đơn giản được 1 số bông hoa, chiếc lá.
- HS yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên.
II. Đồ dùng
- Thầy: 1 số hoa lá thật, bài vẽ có trang trí hoa, lá.
- Trò: chì, màu vẽ
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra (3’) - Nêu các bước khi nặn một con vật?
2. Bài mới (27’)
	a, Giới thiệu bài 	
	b, Giảng bài
* HĐ1: Quan sát- nhận xét
- HS quan sát 1 số hoa lá thật – Cho biết tên của 1 số loại hoa, lá?
- Hình dáng, màu sắc của mỗi loại hoa, lá thế nào? (Hoa hồng và hoa cúc có điểm gì giống và khác nhau)?
- Để vẽ được hình hoa, lá cân đối và đẹp ta làm thế nào?
- Nêu các bước vẽ bông hoa, chiếc lá?
- HS thực hành vẽ bài vào vở
- Gv bao quát- hướng dẫn gợi ý 1 số em chưa biết cách vẽ
- Nhận xét – đánh giá sản phẩm
1. Quan sát- nhận xét
- Hoa hồng, hoa cúc, hoa huệ, hoa đồng tiền, ...
- Mỗi loại hoa, lá có hình dáng và màu sắc khác nhau(đỏ, tím, vàng xanh, ...)
2. Cách vẽ đơn giản hoa, lá:
- Vẽ lược bớt những chi tiết rườm rà, gọi là vẽ đơn giản hoa, lá.
- Kẻ khung hình, vẽ phác hình dáng chung của hoa lá
- Vẽ các nét chính của cánh hoa, chiếc lá
- Nhìn mẫu vẽ chi tiết
3. Thực hành
- HS vẽ bài trong nhóm
- Trưng bày bài vẽ
4. Củng cố- dặn dò (4’):
	- Nhận xét tiết học.
	- Chẩn bị bài sau: Vẽ theo mẫu: Vẽ đồ vật có dạng hình trụ.
TuÇn 10
Thø n¨m ngµy 8 th¸ng 10 n¨m 2009
TuÇn 11
Thø n¨m ngµy 8 th¸ng 10 n¨m 2009
TuÇn 12
Thø n¨m ngµy 8 th¸ng 10 n¨m 2009
TuÇn 13
Thø n¨m ngµy 8 th¸ng 10 n¨m 2009
TuÇn 14
Thø n¨m ngµy 8 th¸ng 10 n¨m 2009
TuÇn 15
Thø n¨m ngµy 8 th¸ng 10 n¨m 2009
TuÇn 16
Thø n¨m ngµy 8 th¸ng 10 n¨m 2009
TuÇn 17
Thø n¨m ngµy 8 th¸ng 10 n¨m 2009
TuÇn 18
Thø n¨m ngµy 8 th¸ng 10 n¨m 2009
TuÇn 19
Thø n¨m ngµy 8 th¸ng 10 n¨m 2009
TuÇn 20
Thø n¨m ngµy 8 th¸ng 10 n¨m 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docMi thuat lop 4.doc