Giáo án Mĩ thuật lớp 5 (chuẩn kiến thức)

Giáo án Mĩ thuật lớp 5 (chuẩn kiến thức)

Bài 1 : Thường thức mĩ thuật

XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ

I. Mục tiêu:

 - HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm “ Thiếu nữ bên hoa huệ” và hiểu biết vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.

- HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh màu sắc trong tranh.

 - HS cảm nhận được vẻ đẹp của tranh.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV chuẩn b ị :+SGK,Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ

 + Một số tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân

- HS chuẩn + Tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân

 

doc 37 trang Người đăng hang30 Lượt xem 934Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật lớp 5 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 200
Bài 1 : Thường thức mĩ thuật
Xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ
I. Mục tiêu:
 - HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm “ Thiếu nữ bên hoa huệ” và hiểu biết vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. 
- HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh màu sắc trong tranh.
 - HS cảm nhận được vẻ đẹp của tranh.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV chuẩn b ị :+SGK,Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ
 + Một số tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
- HS chuẩn + Tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
 + Em hãy nêu một vài nét về tiểu sử của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân?
 + Em hãy kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân?
 - GV dựa vào câu trả lời của HS, bổ sung để HS hiểu rõ hơn về hoạ sĩ và tác phẩm của ông.
 2: Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ
 - GV treo tranh - đặt câu hỏi:
+ Bức tranh có vẽ hình ảnh gì?
+ Hình ảnh chính của bức tranh ?
+ Hình ảnh chính được vẽ như thế nào?
+ Bức tranh có những hình ảnh nào nữa?
+ Màu sắc của tranh như thế nào?
+ Tranh được vẽ bằng chất liệu gì?
+ Em có thích bức tranh này không ? Vì sao?
 - GV bổ xung và hệ thống lại nội dung kiến thức:
 Bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân là một bức tranh đẹp cả vễ nội dung lẫn hình thức thể hiện. Bức tranh đã miêu tả được vẻ đẹp của người thiếu nữ Việt Nam, giản dị, trong sáng
 Bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ là tác phẩm có sức lôi cuốn người xem. Bức tranh được vẽ bằng sơn dầu, một chất liệu mới vào thời đó, nhưng mang vẻ đẹp giản dị, tinh tế, gần gũi với tâm hồn người Việt Nam
 3: Nhận xét , đánh giá
 - GV nhận xét chung tiết học .
 - GV khen gợi những nhóm, cá nhân tích cực, có nhiều ý kiến phát biểu xây dựng bài.
 Dặn dò: - GV yêu cầu HS về nhà ôn bài và ch/ bị bài sau
- HS chia nhóm 4 thảo luận mục 1 trang 3 SGK
- HS trả lời
- HS quan sát tranh thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
 + Tranh vẽ chân dung một thiếu nữ.
 + Thiếu nữ mặc áo dài trắng.
 + Hình mảng đơn giản, chiếm diện tích lớn trong bức tranh.
 + Bình hoa đặt trên bàn.
 + Màu sắc chủ đạo là màu trắng, xanh , hồng, hoà sắc nhẹ nhàng, trong sáng.
 + Tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu.
 + HS trả lời theo cảm nhận của mình.
- HS bình bầu tổ, nhóm xuất sắc nhất trong giờ học.
- Về nhà HS sưu tầm thêm tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân và tập nhận xét về vẻ đẹp của tác phẩm.
- Quan sát màu sắc trong thiên nhiên.
Thứ ..........ngày .......tháng......năm
Bài 2 
Mầu sắc trong trang trí
I. Mục tiêu
- HS hiểu sơ lược vai trò và ý nghã của mầu sắc trong trang trí
- HS biết cách sử dụng mầu sắc trong trang trí
- cảm nhận được vẻ đẹp của mầu sắc trang trí
II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV
1 số đồ vật được trang trí
1 số bài trang trí hình vuông , tròn dường diềm
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Giới thiệu bài
- GV giới thiệu 1 vài bức tranh trang trí đã chuẩn bị 
1: quan sát nhận xét
GV : cho HS quan sát mầu sắc các bài trang trí
GV: em hãy kể tên những mầu sắc trong bài trang trí
- Mỗi mầu được vẽ ở những hình nào?
- Mầu nền và họa tiết có giống nhau không?
- Độ đậm nhạt có giống nhau không?
- Trong bài vẽ thường có nhiều hay ít mầu?
2: cách vẽ mầu
GV hướng dẫn HS cách vẽ như sau:
+ Dùng bột mầu hoặc mầu nước, pha trộn để tạo thành 1 số mầu có độ đậm nhạt khác nhau
+ Lấy các mầu đã pha sẵn vẽ vào một vài họa tiết đã chuẩn bị cho lớp quan sát
+ Không nên dùng quá nhiều mầu trong một bài trang trí
+ Chọn mầu sắc cho hài hoà
+ Vẽ đều mầu theo quy luật sen kẽ hay nhắc lại 
+ Độ đậm nhạt của mầu nền và họa tiết cần khác nhau
3: thực hành
GV yêu cầu HS làm bài trên giấy vẽ hoặc bài thực hành
GV : nhắc HS nhớ lại cách sắp xếp họa tiết
4: nhận xét đánh giá
GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài
Nhắc HS quan sát mầu sắc trong thiên nhiên và chuẩn bị bài học sau
- HS quan sát
- HS thực hiện
- HS kể tên các mầu
- Hoạ tiết giống nhau được vẽ cùng mầu
- Khác nhau
- Khác nhau
4-5 mầu
 HS thực hiện
HS lắng nghe
Thứ ..........ngày .......tháng......năm
Bài 3:Vẽ tranh
đề tàI trường em
I. Mục tiêu
- HS biết tìm , chọn các hình ẩnh đẹp về nhà trường để vẽ tranh. 
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài trường em.
- HS yêu mến và có ý thức giữ gìn , bảo vệ ngôi trường của mình.
II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV
-1 số tranh ảnh về nhà trường.
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu 1 vài bức tranh, ảnh đã chuẩn bị 
1: Tìm chọn nội dung đề tài
GV: giới thiệu tranh, ảnh và gợi ý để HS nhớ lại các hình ảnh về nhà trường.
+ Khung cảnh chung của nhà trường.
+ Hình dáng của cổng trường, sân trường, dãy nhà hang cây
+ Một số hoạt động ở trường.
+ Chọn hoạt động cụ thể để vẽ 
GV: em có thể vẽ những nội dung sau
- Phong cảnh trường
- Giờ học trên lớp
- Cảnh vui chơi trên sân trường
- Lao động
- Lễ hội..
2: cách vẽ tranh
GV hướng dẫn HS cách vẽ như sau:
+ Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK
+ Yêu cầu HS chọn hình ảnh để vẽ về tranh về trường của em
+ Sắp sếp hình ảnh chính hay phu cho cân đối 
+ Vẽ rõ nội dung của hoạt động
3: Thực hành
- GV yêu cầu HS làm bài trên giấy vẽ hoặc bài thực hành
- GV : đến từng bàn quan sát HS vẽ
4: nhận xét đánh giá
- GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài
- Nhắc HS quan sát khối hộp, khối cầu cho bài sau
HS quan sát
HS quan sát
HS chú ý
 HS thực hiện
HS lắng nghe
Ghi nhớ
Thứ ..........ngày .......tháng......năm
Bài 4
Khối hộp và khối cầu
I. Mục tiêu
- Hs hiểu cấu trúc của khối hộp và khối cầu; biết quan sát so sánh nhận sét hình dáng chung của mẫu và hình dáng từng vật mẫu. 
- HS biết cách vẽ và vẽ được mẫu khối hộp và khối cầu.
- Hs quan tâm tìm hiểu các đồ vật có hình dạng khối hộp và khối cầu.
II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV
- mẫu khối hộp và khối cầu
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu khối hộp và khối cầu đã chuẩn bị 
1: quan sát, nhận xét
GV : đặt mẫu ở vị trí thích hợp.
- Yêu cầu HS quan sát
+các mặt khối hộp giống hay khác nhau?
+ Khối hộp có mấy mặt?
+ Khối cầu có đặc điểm gì?.
+ Bề mặt khối hộp có giống khối cầu không?
+So sánh độ đậm nhạt của khối hộp và khối cầu. 
GV: Yêu cầu HS đến gần mẫu để quan sát hình dáng đặc điểm của mẫu
2: cách vẽ 
GV hướng dẫn HS cách vẽ như sau:
+ Cho HS quan sát hình tham khảo ở SGK
+So sánh tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình chung, sau đó phác khung hình của từng vật mẫu
+Có thể vẽ lên bảng để HS quan sát 
+ Vẽ rõ nội dung của hoạt động
3: thực hành
GV yêu cầu HS làm bài trên giấy vẽ hoặc bài thực hành
GV : đến từng bàn quan sát hs vẽ
- nhắc HS chú ý bố cục cho cân đối; vẽ đậm nhạt đơn giản
4: nhận xét đánh giá
GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài
Nhắc HS quan sát sưu tầm tranh ảnh các con vật
Chuẩn bị đất nặn cho bài sau
- HS quan sát
- HS quan sát
 6 mặt
- khác nhau
- HS chú ý quan sát
 - HS quan sát
 - HS thực hiện
HS lắng nghe
Ghi nhớ
Thứ hai ngày 22 tháng 9 năm 2008
Mĩ thuật
Bài 5 : Tập nặn tạo dáng
Nặn con vật quen thuộc
I. Mục tiêu:
	- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của con vật trong các hoạt động.
	- HS biết cách nặn và nặn được con vật theo cảm nhận riêng.
	- HS có ý thức chăm sóc, bảo vệ con vật.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy và học:
- GV chuẩn bị: + Tranh, ảnh con vật
 + Đất nặn, Sản phẩm nặn
- HS chuẩn bị: + SGK	
 + Đất nặn
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1: Quan sát nhận xét
 - GV bầy mẫu một số s/phẩm nặn con vật – Hỏi?
 + Sẩn phẩm bầy mẫu là những con vật gì?
 + Con vật có những bộ phận gì?
 + Hình dáng của chúng khi đi đứng chạy nhảy?
 + Ngoài ra em còn biết con vật nào?
 + Em thích con vật gì? tại sao?
 2: Hướng dẫn vẽ
 - GV nặn mẫu một con vật 
 + Nhớ lại đặc điểm hình dáng con vật.
 + Chọn màu đất nặn cho con vật
 + Nhào đát kĩ mềm, dẻo trước khi nặn.
 + Cách 1: Nặn từng bộ phận của con vật rồi ghép lại.
 + Cách 2: Nhào đất thành khối rồi vuốt, kéo tạo thành hình dáng con vật.
3: Thực hành
 - GV hướng dẫn HS thực hành
 - GV đến từng bàn quan sát, hướng dẫn, bổ sung cho các em còn lúng túng.
 + Cách tạo khối
 + Cách sửa khối
 + Cách ghép khối.
 + Động viên khích lệ HS làm bài.
4: Nhận xét , đánh giá
 - GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo tổ.
 - GV khen gợi những HS có sản phẩm đẹp.
 - GV nhận xét chung tiết học.
* Dặn dò: - Chuẩn bị cho bài học sau :
- HS quan sát mẫu, thảo luận nhóm đôi, nhận xét
+ Sản phẩm nặn con voi, con gà, con vịt
+ Con vật có các bộ phận, đầu mình, chân, đuôi, có con còn có cánh.
+ HS kể tên những con vật mà mình biết.
+ HS trả lời con vật mà mình thích.
- HS quan sát
- HS quan sát, một HS lên bảng làm cùng cô giáo.
- HS thực hành theo nhóm, mỗi HS nặn con vật theo ý thích.
- HS nhận xét chọn ra những sản phẩm đẹp
- HS chọn ra tổ có sản phẩm đẹp nhất lớp
- Vẽ trang trí hoạ tiết đối xứng.
Thứ ngày tháng năm 200 
Mĩ thuật
Bài 6: Vẽ trang trí 
Hoạ tiết đối xứng qua trục
I. Mục tiêu:
	- HS nhận biết được các hạo tiết đối xứng qua trục
	- HS biết cách vẽ và vẽ được các hoạ tiết đối xứng qua trục.
	- HS cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy và học:
- GV chuẩn bị:
 + Tranh vẽ hoạ tiết đối xứng qua trục.
 + Bài vẽ trang trí có hoạ tiết đối xứng
- HS chuẩn bị: 
	+ SGK, vở tập vẽ, Bút chì, tẩy, thứơc kẻ, màu vẽ	
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt đông1: Quan sát nhận xét
 - GV treo tranh mẫu - Đặt câu hỏi:
 + Trên tranh có hoạ tiết gì?
 + Hoạ tiết nằm trong khung hình gì?
 + So sánh các phần của hoạ tiết được chia qua các đường trục?
* GV kết luận: Các hoạ tiết này có cấu tạo đối xứng. Hoạ tiết đối xứng có các phần được chia qua các trục đối xứng bằng nhau và giống nhau ( đối xứng qua trục dọc, ngang hay nhiều trục)
2: Hướng dẫn vẽ
 - GV hướng dẫn vẽ trên bảng
 + Vẽ khung hình (tròn, tam giác)
 + Kẻ trục đối xứng.
 + Vẽ phác hình hoạ tiết dựa vào đường trục.
 + Vẽ nét chi tiết
 + Vẽ màu vào hoạ tiết (phần đối xứng vẽ màu giống nhau)
3: Thực hành
 - GV hướng dẫn HS thực hành
 - GV đến từng bàn quan sá ... p loại như vậy.
5.Dăn dò: - Sưu tầm một số đầu báo, tạp chí, báo tường.
Thứ ngày tháng năm 20
Bài 30 : Vẽ trang trí
	TRANG TRí đầU BáO TườNG	
I. Mục tiêu: 
- HS hiểu ý nghĩa của báo tường-HS yêu thích các hoạt động tập thể.
- HS biết cách trang trí và trang trí được đầu báo của lớp.
II.Chuẩn bị
GV: - SGK,SGV- Sưu tầm một đầu báo (báo nhân dân, Hoa học trò, Nhi đồng,)
 - Một số đầu báo của lớp hoặc của trường. - Bài vẽ của HS năm trước .
HS : - SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở tập vẽ 5, chì, màu, tẩy.	
III. Các hoạt động dạy học-chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Quan sát , nhận xét
Báo tường là gì ?
+ Báo tường : Báo của mỗi đơn vị như : bộ đội, trường học, thường ra vào những dịp lễ Tết hoặc các đợt thi đua. SGV (123)
- GV g/thiệu một số đầu báo và gợi ý: 
+ Tờ báo có: đầu báo và thân báo
- GV g/thiệu một số đầu báo và gợi ý để HS nhận biết ..
2.Cách vẽ
- GV g/thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc minh hoạ
- Vẽ phác các mảng chữ, hình minh hoạ cân đối...
+ Kẻ chữ và vẽ hình trang trí.
+ Vẽ màu tươi sáng, phù hợp với nội dung. 
3.Thực hành
- Nêu Yêu cầu 
- GVcó thể tổ chức cho HS như sau :
+ Làm bài cá nhân.
+ Làm bài theo nhóm ở trên bảng.
- GV bao quát lớp, gợi ý, hướng dẫn bổ sung.
+HS quan sát, nhận thấy :
-(nội dung gồm các bài báo,hình vẽ, tranh ảnh minh hoạ,).
+ Chữ :
- Tên tờ báo : là phần chính, chữ to, rõ,
- Chủ đề của tờ báo : cỡ chữ nhỏ hơn.
- Tên đơn vị. 
- Hình minh hoạ.
- HS nắm cách vẽ 
+ HS thực hiện vẽ theo hướng dẫn.
4.Nhận xét, đánh giá
- GV + HS chọn một số bài để nhận xét, đánh giá về:+ Bố cục (rõ nội dung).
 + Chữ (tên báo rõ, đẹp). + Hình minh hoạ ( phù hợp, sinh động).
 + Màu sắc ( tươi sáng, hấp dẫn,).
- GV nhận xét chung tiết học
5.Dăn dò: - Chuẩn bị đất nặn cho bài học sau.
Thứ ngày tháng năm 20
Bài 31 : Vẽ tranh
đề tàI ước mơ của em
I. Mục tiêu: 
- HS hiểu về nội dung đề tài- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích.
- HS phát huy trí tưởng tượng khi vẽ tranh. 
II.Chuẩn bị
 GV: SGK,SGV- Hình gợi ý cách vẽ - Sưu tầm tranh về đề tài ước mơ của em .
 HS : SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở tập vẽ 5, chì, màu, tẩy.	
III. Các hoạt động dạy học-chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Tìm chọn nội dung, đề tài.
- GV g/thiệu tranh ảnh có nội dung khác nhau giúp HS nhận ra những tranh có nội dung ước mơ: 
+ GV giải thích : vẽ ước mơ là thể hiện những mong ước tốt đẹp của người về hiện tại và tương lai theo trí tưởng tượng thông qua h.ảnh và mầu sắc trong tranh. 
+ Yêu cầu HS nêu ước mơ của mình 
2.Cách vẽ
+ Cho HS
 quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách vẽ theo các bước:
 - GV phân tích cách vẽ ở một vài bức tranh hoặc vẽ lên bảng để HS thấy được sự đa dạng về cách thể hiện nội dung đề tài. + cách chọn hình ảnh. 
 + cách bố cục. 
 + vẽ mầu theo ý thích. 
 + cách vẽ mầu. 
- Cho HS q/sát một số bức tranh của lớp trước. 
3.Thực hành
+ Tập vẽ cá nhân : vẽ vào vở hoặc giấy 
+ Vẽ theo nhóm: các nhóm trao đổi tìm nội dung và hình ảnh phân công vẽ mầu , vẽ hình 
- GV quan sát, khuyến khích HS chọn nội dung và tìm cách thể hiện khác nhau, 
 GV : đến từng bàn quan sát HS vẽ.
+ HS quan sát
- HS nhận xét 
- HS nắm được cách vẽ 
+ HS thực hiện vẽ bài.
+ HS lắng nghe và thực hiện
+ HS thực hiện vẽ theo hướng dẫn.
- HS thực hiện
4.Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét chung tiết học
- Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xd bài và có bài đẹp
+ Nhắc một số em chưa hoàn thành về nhà thực hiện tiếp.
5.Dăn dò: 
 - Quan sát lọ hoa quả chuẩn bị mẫu cho bài học sau .
Thứ ngày tháng năm 20
Bài 32 : Vẽ theo mẫu
Vẽ tĩnh vật ( vẽ màu)
I. Mục tiêu: 
- HS hiểu được đặc điểm của mẫu. 
- HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu.Có bố cục cân đối với tờ giấy.
- HS yêu thích vẽ đẹp của tranh tĩnh vật.
II.Chuẩn bị
 GV: SGK,SGV- chuẩn bị một vài mẫu vẽ như bình, lọ, quảcó hình dáng khác nhau.
 HS : SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở tập vẽ 5, chì, màu, tẩy.	
III. Các hoạt động dạy học-chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Quan sát , nhận xét
- GV g/thiệu một số tranh tĩnh vật đẹp để tạo cho HS hứng thú với bài học. yêu cầu HS nhận xét các tranh.
+ GV cùng HS bày mẫu gợi ý để các em nhận xét: 
- GV yêu cầu HS quan sát rồi nêu nhận xét của mình 
2.Cách vẽ
 - GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ theo trình tự 
+ ước lượng ch/cao, ch/ngang của toàn bộ mẫu , phác kh.hình chung.
+ Tìm khung hình riêng của từng vật mẫu 
+ Tìm tỉ lệ của các mẫu vật , vẽ phác mẫu = các nét thẳng mờ .
+ Vẽ chi tiết và sửa hình cho đẹp 
+ Vẽ mầu theo ý thích , mầu sác hài hoà tươi sáng bài vẽ có cảm xúc nét vẽ phong phú 
- Cho HS quan sát một số bức tranh của lớp trước để các em tự tin làm bài.
3.Thực hành
- GV bày một mẫu chung cho cả lớp vẽ
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu trược khi vẽ và vẽ đúng vị trí , hướng nhìn của các em
- GV quan sát lớp, đến từng bàn để góp ý, hướng dẫn cho HS còn lúng túng để các em h.thành bài vẽ. 
+ HS quan sát
- HS nhận xét được: 
+ Đặc điểm của mỗi vật mẫu 
+ Vị trí của vật mẫu 
+ Chiều cao, chiều ngang của mẫu. 
+ Mầu sắc độ đậm nhạt của mẫu 
- HS quan sát
- HS nắm được cách vẽ
+ HS thực hiện vẽ theo hướng dẫn.
- HS thực hiện
4.Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét chung tiết học
- Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài
- Nhắc một số em chưa hoàn thành về nhà thực hiện tiếp.
5.Dăn dò: 
 - Sưu tầm tranh ảnh về trại hè thiếu nhi trên sách, báo . 
 - Chuẩn bị đất nặn cho bài học sau.
Thứ ngày tháng năm 20
Bài 33 : Vẽ trang trí
Trang trí cổng trại hoặc lều trại thiếu nhi 
I. Mục tiêu: 
- HS hiểu vai trò ý nghĩa của trại thiếu nhi .
- HS biết cách trang trí và trang trí được cổng , lều trại theo ý thích 
- HS yêu thích các hoạt động tập thể 
II.Chuẩn bị
 GV: SGK,SGV- Hình gợi ý cách vẽ - ảnh chụp cổng , lều trại. 
 HS : SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở tập vẽ 5, chì, màu, tẩy.	
III. Các hoạt động dạy học-chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Quan sát , nhận xét
- GV giới thiệu một số hình ảnh về cổng , lều trại, nêu câu hỏi:
+ Hội trại thường tổ chức vào dịp nào, ở đâu? 
+ Trại gồm những phần chính nào? 
+ Những vật liệu cần thiết để dựng trại? 
- GV yêu cầu HS q/sát rồi nêu nhận xét của mình.
2.Cách trang trí trại 
- GV giới thiệu trang trí cổng trại. (GCTQ - ĐDDH)
Trang trí cổng trại:
+ Vẽ hình cổng, hàng rào, vẽ hình trang trí theo ý thích 
+ Trang trí lều trại : Vẽ hình lều trại cân đối với hình giấy , trang trí lều trại theo ý thích. 
+ Vẽ mầu theo ý thíc, mầu sắc tươi sáng rực rỡ thể hiện không khí ngày hội 
 	- Cho HS q/sát một số bài vẽ của lớp trước. 
3.Thực hành
+ Tập vẽ cá nhân : vẽ vào vở hoặc giấy. 
+ Vẽ theo nhóm: các nhóm trao đổi tìm nội dung và hình ảnh phân công vẽ mầu , vẽ hình 
- GV quan sát , khuyến khích các nhóm chọn nội dung và tìm cách thể hiện khác nhau , thi đua xem nhóm nào thực hiện nhanh hơn , đẹp hơn 
- GV : đến từng bàn quan sát hs vẽ
+ HS quan sát
- HS nhận xét được 
+ Ngày lễ, ngày kỷ niệm.
+ Cổng trại, lều trai,
+ Tre, nứa, vải, giấy,..
- HS nắm được cách trang trí cổng và lều trại 
+ HS thực hiện vẽ theo hướng dẫn.
4.Nhận xét, đánh giá
- chọn một số bài nhận xét về: hình vẽ :độc đáo có tính sáng tạo, màu sắc đẹp phù hợp không khí ngày hội 
- GV nhận xét chung tiết học
- Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài
- Nhắc một số em chưa hoàn thành về nhà thực hiện tiếp.
5.Dăn dò: - Sưu tầm tranh ảnh về một đề tài mà em yêu thích.
Thứ ngày tháng năm 20
Bài 34 : Vẽ tranh
đề tàI tự chọn
I. Mục tiêu: 
- HS biết cách tìm chọn nội dung đề tài .
- HS biết cách vẽ và vẽ theo ý thích 
- HS yêu thích các hoạt động tập thể 
II.Chuẩn bị
 GV: SGK,SGV - Hình gợi ý cách vẽ của một số bài tranh đề tài. 
 HS : SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở tập vẽ 5, chì, màu, tẩy.	
III. Các hoạt động dạy học-chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Tìm, chọn nội dung đề tài
- GV giới thiệu một số tranh của hoạ sĩ và HS về các đề tài khác nhau.
+ Có rất nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn để vẽ tranh.
+ Có rất nhiều cách vẽ tranh khác nhau.
- GV phân tích HS thấy được vẻ đẹp và tính sáng tạo về nội dung cũng như cách bố cục, hình vẽ, vẽ màu...
- GV yêu cầu một vài HS phát biểu chọn nội dung và nêu các hình ảnh chính phụ sẽ vẽ ở tranh.
2.Cách vẽ
+ Vẽ bài theo các bước đã hướng dẫn như ở các bài trước.
- GV nêu yêu cầu của bài và dành thời gian cho học sinh thực hành.
3.Thực hành
- HS tự chọn nội dung và vẽ theo cảm nhận riêng.
- GV quan sát lớp nhắc nhở HS tập trung làm bài.
- Gợi ý cho một số em còn lúng túng trong cách chọn đề tài, cách vẽ.
- Khích lệ những học sinh để các em tìm tòi sáng tạo, có cách thể hiện riêng về bố cục, hình, màu
+ Hs quan sát, nhận xét các tranh.
- HS nhận xét được: 
+ Hình ảnh chính của tranh
+ Hình ảnh phụ của tranh 
+ Bố cục cân đối
+ NHận xét về MS 
 - HS nắm cách vẽ 
+ HS thực hiện vẽ theo hướng dẫn.
- HS thực hiện
4.Nhận xét, đánh giá
- GV gợi ý HS tự nhận xét và xếp loại các bài vẽ theo cảm nhận riêng.
- Khen ngợi, động viên những HS học tập tốt.
- Chọn một số bài đẹp làm ĐDDH.
5.Dăn dò: 
- Tự chọn các bài vẽ đẹp trong năm để chuẩn bị cho trưng bày kết quả học tập cuối năm.
Thứ ngày tháng năm 20
Bài 35 : Tổng kết năm học
Trưng bày các bài vẽ, bài nặn đẹp
I. Mục tiêu: 
- Đây là năm học cuối của bậc tiểu học, GV và HS cần thấy được kết quả, dạy- học Mĩ thuật trong năm học và trong bậc học.
- Nhà trường thấy được công tác quản lí dạy – học Mĩ thuật.
- GV rút kinh nghiệm cho dạy- học ở những năm tiếp theo.
- HS thấy rõ những gì đã đạt được và có ý thức phấn đấu trong các năm học tiếp theo ở bậc THCS.
- Phụ huynh HS biết kết quả học tập của con em mình.
II.Hình thức tổ chức
- GV và HS chọn các bài vẽ đẹp ở các phân môn (vẽ ở lớp và vẽ ở nhà, nếu có).
- Dán bài vẽ vào bảng hoặc giấy A0.
- Trưng bày ở nơi thuận tiện trong trường cho nhiều người xem.
- Trình bày đẹp: 
 Có bo, nẹp , dây treo; Có tên tranh, tên học sinh, tên lớp ở dưới mỗi bài. 
- Bày các bài tập nặn vào khay, có tên bài nặn, có tên học sinh.
- GV tổ chức cho học sinh xem và trao đổi ngay ở nơi trưng bày để nâng cao nhận thức, cảm thụ về cái đẹp, giúp cho việc dạy- học Mĩ thuật có hiệu qủa hơn ở những năm sau.
III. Đánh giá
- Tổ chức cho học sinh xem và gợi ý các em nhận xét, đánh giá.
- Tổ chức cho phụ huynh xem vào dịp tổng kết.
- Khen ngợi những học sinh có nhiều bài vẽ đẹp và tập thể lớp học tốt.
 ---------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an My Thuat L5 CKTKN.doc