KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : Âm nhạc
Bài dạy : HỌC HÁT : bài hát mừng (dân ca Hrê Tây Nguyên)
Ngày dạy :
I. MỤC TIÊU
- HS biết hát một bài dân ca của đồng bào Hrê (Tây Nguyên).
- HS hát đúng giai điệu, biết thể hiện tình cảm của bài.
- Giáo dục các em biết yêu dân ca, yêu cuộc sống hòa bình, ấm no hạnh phúc.
II. CHUẨN BỊ
- Nhạc cu quen dùng, máy nghe, băng, đĩa bài hát lớp 5.
- Tranh ảnh, bản đồ minh họa cho bài hát.
- SGK Âm nhạc 5.
- Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách, ).
Tuần : 19 Tiết : 19 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Âm nhạc Bài dạy : HỌC HÁT : bài hát mừng (dân ca Hrê Tây Nguyên) Ngày dạy : I. MỤC TIÊU - HS biết hát một bài dân ca của đồng bào Hrê (Tây Nguyên). - HS hát đúng giai điệu, biết thể hiện tình cảm của bài. - Giáo dục các em biết yêu dân ca, yêu cuộc sống hòa bình, ấm no hạnh phúc. II. CHUẨN BỊ - Nhạc cu quen dùng, máy nghe, băng, đĩa bài hát lớp 5. - Tranh ảnh, bản đồ minh họa cho bài hát. - SGK Âm nhạc 5. - Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,). III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Phần mở đầu *Mục tiêu: - Giới thiệu bài mới : GV giới thiệu vị trí vùng dất Tây Nguyên trên bản đồ Việt Nam và dùng một số tranh ảnh để minh họa cho bài hát. 2. Hoạt động 2: Phần hoạt động *Mục tiêu Dạy hát bài Hát mừng. Hoạt động : Dạy hát. - GV hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu. - GV dạy hát từng câu (có thể sử dụng nhạc cụ). Hoạt động 2 : Luyện tập - GV cho HS hát chung cả lớp, sau đó từng dãy bàn, cá nhân hát (GV đệm đàn). - HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu. - Hát gõ đệm theo nhịp . 3. Hoạt động 3: Phần kết thúc *Mục tiêu: - Cả lớp hát lại một lần (GV đệm đàn theo). - GV cho HS nghe lại bài hát qua băng đĩa. - Dặn dò các em về nhà học thuộc lời ca và tìm một vài động tác phụ họa cho bài Hát mừng. HTTC hoạt động : Cá nhân -HS lắng nghe - HS nghe GV biểu diễn bài Hát mừng (hoặc cho nghe băng, đĩa). -Làm việc theo hướng dẫn của GV *Nhận việc về nhà. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .... .. HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn Tuần : 20 Tiết : 20 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Âm nhạc Bài dạy : ÔN TẬP BÀI HÁT : HÁT MỪNG TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 5 Ngày dạy : I. MỤC TIÊU - HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của bài Hát mừng. Tập trình bày bài hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. - HS thể hiện đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 5. Tập đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ phách. II. CHUẨN BỊ - Nhạc cụ quen dùng, máy nghe đĩa, đĩa bài hát lớp 5. - SGK Âm nhạc 5. - Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,). - Học thuộc lời ca và tự nghĩ vài động tác phụ họa theo nội dung bài hát. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Phần mở đầu *Mục tiêu: - Giới thiệu nội dung tiết học. Ôn tập bài hát Hát mừng và TĐN số 5. 2. Hoạt động 2: Phần hoạt động *Mục tiêu a) Nội dung 1 : Ôn tập bài hát Hát mừng. - Chia lớp làm 2 dãy bàn, dãy 1 hát, dãy 2 gõ đệm theo nhịp và ngược lại. - GV hướng dẫn động tác phụ họa. - Động tác 1 : Câu hát : Cùng múa hát ca : Tay trái giơ nganng tai trái, tay phải làm động tác đánh cồng theo nhịp 2. - Động tác 2 : Câu hát Mừng hòa bình : ngược lại động tác 1. - Động tác 3 : Câu hát Mừng Tây Nguyên chào mừng : 2 tay đưa tới, đưa lui. b) Nội dung 2 : Học bài TĐN số 5 (trông tâm của tiết dạy). - Luyện tập cao độ theo thang âm (Đô - Rê – Mi – Son – La – Độ). + Bước 1 : Đọc chậm để luyện cao độ. + Bước 2 : Ghép cao độ và trường độ với tốc độ chậm vừa. + Bước 3 : Đọc với tốc độ vừa phải. + Bước 4 : Ghép lời ca (giải thích dấu luyến hai nốt). 3. Hoạt động 3: Phần kết thúc *Mục tiêu: - GV chỉ định đọc cá nhân (chọn 2 em khá), sau đó cho HS nhận xét. - Cả lớp đọc lại bài TĐN số 5 và hát lời. HTTC hoạt động : Cá nhân -HS lắng nghe - HS nghe lại băng, đĩa hoặc GV biểu diễn một lần. - Cả lớp hát lại 2 lần (Gv đệm đàn theo). -Làm việc theo hướng dẫn của GV -HS nhận xét *Nhận việc về nhà. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .... .. HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn Tuần : 21 Tiết : 21 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Âm nhạc Bài dạy : HỌC HÁT : BÀI TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC Ngày dạy : I. MỤC TIÊU - HS hát đúng giai điệu và thể hiện tình cảm tha thiết của bài hát. - Hát đúng nhịp . - Qua bài hát giáo dục các em lòng kính yêu Bác Hồ. II. CHUẨN BỊ - Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng, đĩa bài hát lớp 5 . - Tranh ảnh về Lăng Bác Hồ. - SGK Âm nhạc 5. - Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,). III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Phần mở đầu *Mục tiêu: Giới thiệu bài mới : - GV đặt một vài câu hỏi nhằm gợi ý cho HS nói lên những hiểu biết viết về Thủ đô Hà Nội, về Lăng Bác Hồ. - GV giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích, tác giả bài hát Tre ngà bên Lăng Bác (xem phần thông tin cho GV). 2. Hoạt động 2: Phần hoạt động *Mục tiêu Học bài hát Tre ngà bên Lăng Bác. Hoạt động 1 : Dạy hát - GV biểu diễn hoặc cho HS nghe băng, đĩa bài hát Tre ngà bên Lăng Bác. - HS đọc lời ca. - GV dạy hát từng câu và đàn theo giai điệu. Hoạt động 2 : Luyện tập - GV cho hai HS hát đơn ca (mỗi em hát một lần, GV đệm đàn). 3. Hoạt động 3: Phần kết thúc *Mục tiêu: - Cả lớp hát lại một lần. -HS lắng nghe -HS nghe băng đĩa - HS luyện tập theo tổ, nhóm, dãy bàn (GV đệm đàn). - Luyện tập cá nhân (GV đệm đàn). - Hát kết hợp gõ đệm : theo phách, theo nhịp (chú ý đây là bài hát nhịp 3). - HS nghe bài hát trình bày qua băng, đĩa. *Nhận việc về nhà. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .... .. HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn Tuần : 22 Tiết : 22 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Âm nhạc Bài dạy : ÔN TẬP BÀI HÁT : TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 6 Ngày dạy : I. MỤC TIÊU - HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của bài Tre ngà bên Lăng Bác. Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và vận động phụ họa. - HS thể hiện đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 6. Tập đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ phách. II. CHUẨN BỊ - Nhạc cụ quen dùng, máy nghe đĩa, băng hoặc đĩa các bài hát lớp 5. - Một vài động tác phụ họa. - SGK Âm nhạc 5. - Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,). III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Phần mở đầu *Mục tiêu: - Giới thiệu nội dung tiết học. 2. Hoạt động 2: Phần hoạt động *Mục tiêu a) Nội dung 1 : Ôn tập bài hát Tre ngà bên Lăng Bác. Gợi ý một vài động tác phụ họa : - Động tác 1 thực hiện với câu hát : Bên Lăng Bác thêu hoa : hát và đung đưa theo nhịp 3. - Động tác 2 thực hiện với câu hát Rất trong ngây thơ : tay phải đưa từ dưới lên cao, hơi chếch về bên phải, lòng bàn tay ngửa, mắt nhìn theo tay đến chữ tiếng chim thứ hai lòng bàn tay úp dần dần, hạ tay xuống. - Động tác 3 thực hiện với câu hát Rất xanh ngân nga : như động tác 2. - Động tác 4 thực hiện với câu hát Một khoảng trời tre ngà : 2 tay đưa vòng từ dưới lên trước mắt rồi vòng lên cao, mắt nhìn theo. Sau đó 2 tay thu lại, đan chéo trước ngựa. b) Nội dung 2 : Học bài TĐN số 6 (trọng tâm của tiết học). GV đặt câu hỏi với HS : - Bài TĐN số 6 được trích ra từ bài hát nào ? Có những hình nốt gì ? Có bao nhiêu nhịp ? - Đọc cao độ dài bài TĐN : - Luyện tiết tấu của bài TĐN : - GV hướng dẫn HS đọc từng câu. 3. Hoạt động 3: Phần kết thúc *Mục tiêu: - Cả lớp đọc bài TĐN số 6 và gõ đệm. -HS lắng nghe - HS xem GV biểu diễn một lần. - Cả lớp hát lại một lần (GV đệm đàn). - GV cho một vài HS hát khá lên đơn ca, cả lớp gõ phách đệm theo -Làm việc theo hướng dẫn của GV -HS trả lời - Đọc nhạc kết hợp gõ phách với tốc độ chậm vừa. - Ghép lời ca (chia hai dãy bàn, một dãy đọc nhạc, một dãy ghép lời). - Hai HS đọc bài TĐN. *Nhận việc về nhà. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .... .. HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn Tuần : 23 Tiết : 23 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Âm nhạc Bài dạy : ÔN TẬP 2 BÀI HÁT : HÁT MỪNG, TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC ÔN TĐN SỐ 6 Ngày dạy : I. MỤC TIÊU - HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của 2 bài Hát mừng, Tre ngà bên Lăng Bác. Tập trình bày bài hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. - HS đọc nhạc, hát lời và gõ phách bài TĐN số 5. II. CHUẨN BỊ - Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng hoặc đĩa nhạc lớp 5. - Oân lại một số động tác phụ họa. - SGK Âm nhạc 5. - Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,). III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Phần mở đầu *Mục tiêu: Giới thiệu nội dung tiết học. - Ôn tập 2 bài Hát mừng và Tre ngà bên Lăng Bác. - Ôn tập TĐN số 6. 2. Hoạt động 2: Phần hoạt động *Mục tiêu a) Nội dung 1 : Ôn tập 2 bài hát. Hoạt động : Bài Hát mừng. Hoạt động : Bài hát Tre ngà bên Lăng Bác. - GV biểu diễn lại bài hát hoặc cho HS nghe băng, đĩa. - Chỉ định một vài em đơn ca. b) Nội dung 2 : Ôn tập TĐN số 6. - Luyện cao độ, trường độ. - Đọc nhạc, ghép lời và gõ phách. 3. Hoạt động 3: Phần kết thúc *Mục tiêu: - Hát lại bài Tre ngà bên Lăng Bác. - Nhắc nhở các em về nhà học thuộc bài hát và tập biểu diễn có động tác phụ họa. -HS hát - Cả lớp hát lại một lần (GV đệm đàn). - Chia lớp theo hai dãy bàn, một dãy hát, một dãy gõ đệm theo tiết tấu (sau đó đổi bên). - Chọn 1 – 2 nhóm lên biểu diễn trước lớp (khi biểu diễn kêt1 hợp động tác phụ họa). - Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp . - Một vài nhóm lên trước lớp biểu diễn bài hát. *Nhận việc về nhà. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .... .. HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn Tuần : 24 Tiết : 24 KẾ ... ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .... .. HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn Tuần : 30 Tiết : 30 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Âm nhạc Bài dạy : HỌC HÁT : BÀI DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ Ngày dạy : I. MỤC TIÊU - HS hát đúng giai điệu, lời ca bài Dàn đồng ca mùa hạ. - Hát đúng nhịp những chỗ đảo phách và những tiếng có luyến hai nốt nhạc. - Giáo dục HS biết yêu quí và bảo vệ thiên nhiên. II. CHUẨN BỊ - Nhạc cụ quen dùng. - Đệm đàn và hát bài Dàn đồng ca mùa hạ. - Tranh ảnh minh họa về mùa hè. - SGK Âm nhạc 5. - Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,). III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Phần mở đầu *Mục tiêu: Giới thiệu nội dung bài học (giới thiệu bài hát và tác giả). 2. Hoạt động 2: Phần hoạt động *Mục tiêu Nội dung : Học bài hát Dàn đồng ca mùa hạ. Hoạt động 1 : Dạy hát - GV giới thiệu bài hát và cho HS nghe hát mẫu. - - Tập xong hai câu, cho HS hát nối hai câu. - Hai câu hát cuối, chỉ tập bè chính (bè cao). - Tập xong cả bài, HS hát kết hợp gõ nhịp. Hoạt động 2 : Luyện tập bài hát. Trình bày bài hát theo cách hát đối đáp, đồng ca : 3. Hoạt động 3: Phần kết thúc *Mục tiêu: - Chọn một nhóm trình bày bài hát theo hình thức tốp ca. - Dặn HS chuẩn bị động tác phụ họa cho bái hát Dàn đồng ca mùa hạ. -HS lắng nghe Hướng dẫn HS đọc lời ca và khởi động giọng. - Tập từng câu hát, chia bài theo những câu hát sau : Chẳng nhìn thấy ve đâu, chỉ râm ran tiếng hát. Bè trầm hòa bè cao trong màn xanh lá dày. Tiếng ve ngân trong veo, đung đưa rặng tre ngà. Lời dịu dàng thương yêu bao niềm tha thiết. Lời ve ngân da diết, se sợi chỉ âm thanh. Khâu những đường rạo rực vào nền mây biếc xanh. Dàn đồng ca mùa hạ, ngân trong lá suốt ngày. Mặt dất tràn tiếng nhạc dạy nghe nào mầm câu. Ve ve ve ve ve, ve ve ve ve ve. Ve ve ve ve ve, ve ve ve ve ve. Chia lớp thành hai nửa, mỗi nửa hát hai câu đối đáp nhau, hai câu cuối đồng ca. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .... .. HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn Tuần : 31 Tiết : 31 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Âm nhạc Bài dạy : ÔN TẬP BÀI HÁT : DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ NGHE NHẠC Ngày dạy : I. MỤC TIÊU - HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của bài Dàn đồng ca mùa hạ. Tập trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca. - HS nghe nhạc nhằm nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc. II. CHUẨN BỊ - Nhạc cụ quen dùng. - Đệm đàn và hát bài Dàn đồng ca mùa hạ. - Máy nghe và băng đĩa nhạc - SGK Âm nhạc 5. - Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,). III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Phần mở đầu *Mục tiêu: - Giới thiệu nội dung tiết học gồm ôn tập bài hát Dàn đồng ca mùa hạ và nghe nhạc. 2. Hoạt động 2: Phần hoạt động *Mục tiêu a) Nội dung 1 : Ôn tập bài hát Dàn đồng ca mùa hạ. - Động viên HS xung quanh trình bày bài hát theo hình thức song ca, đơn ca. GV hướng dẫn các em điều chỉnh những chỗ chưa chính xác. - GV hướng dẫn HS trình bày bài Dàn đồng ca mùa hạ bằng cách hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca. Ví dụ : Nhóm 1 : Chẳng nhìn thấy ve đâu, chỉ râm ran tiếng hát. Nhóm 2 : Bè trầm hòa bè cao trong màn xanh lá dày. Nhóm 1 : Tiếng ve ngân trong veo, đung đưa rặng tre ngà. Nhóm 2 : Lời dịu dàng thương yêu bao niềm tha thiết. Lĩnh xướng : Lời ve ngân da diết vào nền mây biếc xanh. Đồng ca : Dàn đồng ca mùa hạ ve ve ve ve ve. b) Nội dung 2 : Nghe nhạc - GV giới thiệu tên bài, xuất xứ. - HS nghe lần thứ nhất. - HS nói lên cảm nhận về bài hát. - HS nghe lại bài hát, các em có thể đứng lên vận động theo nhạc. 3. Hoạt động 3: Phần kết thúc *Mục tiêu: - HS trình bày bài Dàn đồng ca mùa hạ bằng cách hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca. - Dặn dò HS đọc bài đọc thêm trong SGK. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .... .. HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn Tuần : 32 Tiết : 32 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Âm nhạc Bài dạy : HỌC BÀI HÁT DO ĐỊA PHƯƠNG TỰ CHỌN Ngày dạy : I. MỤC TIÊU - HS biết thêm một bài hát do địa phương lựa chọn, tập hát đúng giai điệu và lời ca.. II. CHUẨN BỊ - Nhạc cụ quen dùng. - Đàn giai điệu, đệm và hát trôi chảy bài hát tự chọn. - SGK Âm nhạc 5. - Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,). III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Phần mở đầu *Mục tiêu: - Giới thiệu nội dung tiết học. 2. Hoạt động 2: Phần hoạt động *Mục tiêu Nội dung : Học bài hát tự chọn. Hoạt động 1 : Dạy hát. Hoạt động 2 : Luyện tập hát đúng và trình bày bài hát. *Mục tiêu: Trình bày bài hát theo tổ, nhóm hoặc cá nhân. 3. Hoạt động 3: Phần kết thúc -HS hát theo tổ -Nhận xét -Thi đua hát -Nhận xét ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .... .. HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn Tuần : 33 Tiết : 33 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Âm nhạc Bài dạy : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA 2 BÀI HÁT : TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC, MÀU XANH QUÊ HƯƠNG ÔN TẬP TĐN SỐ 6 Ngày dạy : I. MỤC TIÊU - HS học thuộc lời ca và hát đúng 2 bài Tre ngà bên Lăng Bác, Màu xanh quê hương. - HS đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách bài TĐN số 6, trình bày thoe nhóm hoặc cá nhân. II. CHUẨN BỊ - Nhạc cụ quen dùng. - Tranh ảnh minh họa. - SGK Âm nhạc 5. - Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,). III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Phần mở đầu *Mục tiêu: GV giới thiệu những nội dung trong tiết học bao gồm : Oân tập và kết hợp kiểm tra 2 bài hát Tre ngà bên Lăng Bác, Màu xanh quê hương và ôn tập bài TĐN số 6 (trích bài Chú bộ đội). 2. Hoạt động 2: Phần hoạt động *Mục tiêu a) Nội dung 1 : Ôn tập và kiểm 2 bài hát. Hoạt động 1 : Bài Tre ngà bên Lăng Bác. - Cả lớp ôn lại bài hát. - Kiểm tra từng nhóm hát, cá nhân hát. Bài Màu xanh quê hương. - Cả lớp ôn lại bài hát. - Kiểm tra từng nhóm hát, cá nhân hát. b) Nội dung 2 : Ôn tập TĐN số 6 (không kiểm tra). - GV đàn cho HS nghe bài TĐN số 6. - Cả lớp đọc vài ba lần sau đó ghép lời. - HS đọc nhạc, hát lời và gõ phách, thể hiện đúng phách mạnh, phách nhẹ. 3. Hoạt động 3: Phần kết thúc *Mục tiêu: GV dặn dò các em học thuộc 2 bài hát. -Hát vui -HS lắng nghe -HS hát -Cả lớp hát -Nhóm hoặc cá nhân hát -Cả lớp đọc -Đọc và gõ phách ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .... .. HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn Tuần : 34 Tiết : 34 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Âm nhạc Bài dạy : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA 2 BÀI HÁT : EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA, DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ ÔN TẬP TĐN SỐ 8 Ngày dạy : I. MỤC TIÊU - HS học thuộc lời ca và hát đúng 2 bài Em vẫn nhớ trường xưa, Dàn đồng ca mùa hạ. - Đọc đúng tên nốt nhạc, hát đúng giai điệu và ghép lời ca bài TĐN số 8. II. CHUẨN BỊ - Nhạc cụ quen dùng (đệm đàn cho 2 bài hát Em vẫn nhớ trường xưa, Dàn đồng ca mùa hạ). - Tranh, ảnh minh họa. - SGK Âm nhạc 5. - Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,). - Học thuộc lời 2 bài hát : Em vẫn nhớ trường xưa, Dàn đồng ca mùa hạ. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Hoạt động 1: Phần mở đầu *Mục tiêu: GV giới thiệu nội dung tiết học : Oân tập và kết hợp kiểm tra hai bài hát Em vẫn nhớ trường xưa, Dàn đồng ca mùa hạ và ôn tập bài TĐN số 8. 2. Hoạt động 2: Phần hoạt động *Mục tiêu a) Nội dung 1 : Ôn tập và kiểm 2 bài hát. * Bài hát Em vẫn nhớ trường xưa. - Cả lớp ôn lại bài hát. - Kiểm tra từng nhóm, tổ. - Kiểm tra cá nhân. * Bài hát Dàn đồng ca mùa ha. - Cả lớp ôn lại bài hát. - Kiểm tra từng nhóm, tổ. - Kiểm tra cá nhân. b) Nội dung 2 : Ôn tập TĐN số 8. - GV đàn cho HS nghe bài TĐN số 8. - Cả lớp tập đọc nhạc sau đó ghép lời. - Tập đọc nhạc và đánh nhịp theo bài TĐN số 8. Lưu ý : TĐN số 8 viết ở nhịp , trong bài có sử dụng nốt đen, nốt trắng và đặc biệt là có nốt trắng chấm đôi. GV giúp HS phân biệt trường độ 3 loại hình nốt trên. 3. Hoạt động 3: Phần kết thúc *Mục tiêu: GV dặn dò các em học thuộc 2 bài hát. -Hát vui -Nghe -Cả lớp hát -Tổ nhóm hát -Cá nhân hát -Cả lớp ôn lại bài hát -Tổ nhóm hát -Cá nhân hát -Lắng nghe -Lớp đọc nhạc ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .... .. HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn Tuần : 35 Tiết : 35 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Âm nhạc Bài dạy : TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT Ngày dạy : Đây là tiết học cuối của bộ môn trong năm học. GV có thể tổ chức thành một buổi biểu diễn văn nghệ của lớp. GV chỉ định 4 – 5 nhóm chuẩn bị tiết mục tham gia, các em tự chọn các bài hát đã học trong năm. Mỗi tốp trình bày hai bài, khi hát kết hợp động tác phụ họa hoặc múa. Tùy tình hình từng lớp, với sáng kiến của GV, tiết học này như một buổi biểu diễn báo cáo kết quả học tập môn Aâm nhạc của các em. Cần huy động tất cả HS cùng tham gia. Trước khi biểu diễn, GV cho các nhóm chuẩn bị 10 – 15 phút, sau đó lập chương trình, cử một em giới thiệu, GV đệm đàn cho các tiết mục. Cuối cung, cả lớp cùng đồng ca một bài để kết thúc chương trình biểu diễn (có thể chọn bài Em vẫn nhớ trường xưa hoặc một bài hát khác nhưng GV cần phổ biến trước khi cả lớp cùng chuẩn bị). ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .... .. HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn
Tài liệu đính kèm: