Môn : Tập đọc
BÀI: BÀN TAY MẸ
I.Mục tiêu:SGK
-Bổ sung: giáo dục học sinh biết kính trọng, thương yêu bố mẹ
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
-Tranh minh hoạ phần luyện nói
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Kiểm tra nhãn vở của lớp tự làm, chấm điểm một số nhãn vở. Yêu cầu học sinh đọc nội dung nhãn vở của mình.
Gọi 2 học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi trong bài.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn (giọng chận rãi, nhẹ nhàng). Tóm tắt nội dung bài:
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.
Ngày soạn: 21/3/2008 Ngày dạy: Thứ 2, ngày 24 tháng 3 năm 2008 Âm nhạc: Giáo viên chuyên trách Môn : Tập đọc BÀI: BÀN TAY MẸ I.Mục tiêu:SGK -Bổ sung: giáo dục học sinh biết kính trọng, thương yêu bố mẹ II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài đọc SGK. -Tranh minh hoạ phần luyện nói III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Kiểm tra nhãn vở của lớp tự làm, chấm điểm một số nhãn vở. Yêu cầu học sinh đọc nội dung nhãn vở của mình. Gọi 2 học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi trong bài. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đọc mẫu bài văn (giọng chận rãi, nhẹ nhàng). Tóm tắt nội dung bài: Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu. Yêu nhất: (ât ¹ âc), nấu cơm. Rám nắng: (r ¹ d, ăng ¹ ăn) Xương xương: (x ¹ s) Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Giảng từ: Rắm nắng: Da bị nắng làm cho đen lại. Xương xương: Bàn tay gầy. Luyện đọc câu: Bài này có mấy câu ? gọi nêu câu. Khi đọc hết câu ta phải làm gì? Gọi học sinh đọc trơn câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó giáo viên gọi 1 học sinh đầu bàn đọc câu 1, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại. Luyện đọc đoạn,bài: Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau, mỗi lần xuống dòng là một đoạn. Đọc cả bài. Cả lớp và gv nhận xét Yêu cầu đọc đồng thanh toàn bài Luyện tập: Ôn các vần an, at. Giáo viên treo bảng yêu cầu: Bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có vần an ? Bài tập 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần an, at ? Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét. 3.Củng cố tiết 1: Tiết 2 4.Tìm hiểu bài và luyện đọc: Hỏi bài mới học. Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc 2 đoạn văn đầu, cả lớp đọc thầm lại và trả lời các câu hỏi: Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị em Bình? Hãy đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ? Nhận xét học sinh trả lời. GVđọc diễn cảm toàn bài văn. Yêu cầu học sinh thi đọc diễn cảm Luyện nói: Trả lời câu hỏi theo tranh. Nêu yêu cầu của bài tập. Gọi 2 học sinh đứng tại chỗ thực hành hỏi đáp theo mẫu. Các câu còn lại học sinh xung phong chọn bạn hỏi đáp. 5.Củng cố: Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. 6.Nhận xét dặn dò: Giáo dục các em yêu quý, tôn trọng và vâng lời cha mẹ. Học giỏi để cha mẹ vui lòng. Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Học sinh nêu tên bài trước. Học sinh đưa nhãn vở theo yêu cầu của giáo viên trong tiết trước để giáo viên kiểm tra và chấm, 4 học sinh đọc nội dung có trong nhãn vở của mình. 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: Học sinh khác nhận xét bạn đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nhắc tựa. Lắng nghe. Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng. Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. 5, 6 em đọc các từ khó trên bảng, cùng giáo viên giải nghĩa từ. Học sinh nhắc lại. Có 3 câu. Nghỉ hơi. Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu cầu của giáo viên. Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn đọc. Từng nhỏm 3 em (mỗi em 1 đoạn) tiếp nối nhau đọc Ba em đọc cả bài Đồng thanh theo tổ ,lớp Học sinh tiếp nối nhau tìm tiếng có vần an Đọc từ trong bài (mỏ than, bát cơm) Cácnhóm thi tìm tiếng có mang vần an, at. 2 emđọc. Bàn tay mẹ. 2 emđọc. Mẹ đi chợ, nấucơm, tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy. Bình yêu lắm 3 em đọc câu văn. Học sinh thiđọc diễn cảm. Học sinh nêu yêu cầu Mẫu: Hỏi : Ai nấu cơm cho bạn ăn? Đáp: Mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn. Các cặp học sinh khác thực hành tương tự như câu trên. Nhắc tên bài và nội dung bài học. 1 học sinh đọc lại bài. Thực hành ở nhà. Ngày soạn :22/3/2008 Ngày dạy :Thứ ba ngày 25 tháng 3 năm 2008 Môn : Toán CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I.Mục tiêu :SGV II.Đồ dùng dạy học: -4 bó, mỗi bó có 1 chục que tính và 10 que tính rời. -Bộ đồ dùng toán 1. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Đặt tính rồi tính 70+20 80 – 30 20+40 2.Bài mới : Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa. *Giới thiệu các số từ 20 đến 30 Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 2 bó, mỗi bó 1 chục que tính và nói : “ Có 2 chục que tính”. Lấy thêm 3 que tính nữa và nói: “Có 3 que tính nữa”. Giáo viên đưa lần lượt và giới thiệu cho học sinh nhận thấy: “Hai chục và 3 là hai mươi ba”. Hai mươi ba được viết như sau : 23 Gọi học sinh chỉ và đọc: “Hai mươi ba”. Hướng dẫn học sinh tương tự để học sinh nhận biết các số từ 21 đến 30. Lưu ý: Cách đọc một vài số cụ thể như sau: 21: Hai mươi mốt, không đọc “Hai mươi một”. 24: Hai mươi bốn nên đọc là “Hai mươi tư ”. 25: Hai mươi lăm, không đọc “Hai mươi năm”. Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con các số theo yêu cầu của bài tập. *Giới thiệu các số từ 30 đến 40 Hướng dẫn tương tự như trên (20 - > 30) Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài: Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con các số theo yêu cầu của bài tập. Lưu ý đọc các số: 31, 34, 35. *Giới thiệu các số từ 40 đến 50 Hướng dẫn tương tự như trên (20 - > 30) Lưu ý đọc các số: 41, 44, 45. Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh làm và nêu kết quả. Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài: Học sinh thực hiện ở vở rồi nêu kết quả. 4.Củng cố: Hỏi tên bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương. 5.Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau. . Cả lớp làm bảng con Học sinh nhắc tựa. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên, đọc và viết được số 23 (Hai mươi ba). 5 - >7 em chỉ và đọc số 23. Học sinh thao tác trên que tính để rút ra các số và cách đọc các số từ 21 đến 30. Chỉ vào các số và đọc: 21 (hai mươi mốt), 22 (hai mươi hai), , 29 (Hai mươi chín), 30 (ba mươi) Học sinh viết : 20, 21, 22, 23, 24, , 29 Học sinh thao tác trên que tính để rút ra các số và cách đọc các số từ 30 đến 40. Chỉ vào các số và đọc: 31 (ba mươi mốt), 32 (ba mươi hai), , 39 (ba mươi chín), 40 (bốn mươi). Học sinh viết : 30, 31, 32, 33, 34, , 39 Học sinh thao tác trên que tính để rút ra các số và cách đọc các số từ 40 đến 50. Chỉ vào các số và đọc: 41 (bốn mươi mốt), 42 (bốn mươi hai), , 49 (bốn mươi chín), 50 (năm mươi). Viêt số :Ba mươi ,ba mươi mốt. Học sinh thực hiện vào vở Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc số đó 24 . 26 . . . 30 Nhắc lại tên bài học. Đọc lại các số từ 20 đến 50. Môn : Chính tả (tập chép) BÀI : BÀN TAY MẸ I.Mục tiêu: SGV -Rèn kĩ năng viết nhanh , đúng , đẹp II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung đoạn văn cần chép. Nội dung các bài tập 2 và 3. -Học sinh cần có VBT. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước. Gọi 2 học sinh lên bảng làm lại bài tập 2 tuần trước đã làm. Nhận xét chung về bài cũ của học sinh. 2.Bài mới: GV giới thiệu bài ghi tựa bài. 3.Hướng dẫn học sinh tập chép: Gọi học sinh nhìn bảng đọc đoạn văn cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ) Cả lớp đọc thầm đoạn văn và tìm những tiếng các em thường viết sai: hằng ngày, bao nhiêu, nấu cơm, giặt, tã lót. Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của học sinh. Thực hành bài viết (chép chính tả). Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 2 ô, sau dấu chấm phải viết hoa. Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng từ hoặc SGK để viết. Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả: Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở. Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết. Thu bài chấm 1 số em. 4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt. Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập. Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm. Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 5.Nhận xét, dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà chép lại đọan văn cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập. Chấm vở 3 học sinh yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài. 2 học sinh làm bảng. Học sinh khác nhận xét bài bạn làm trên bảng. Học sinh nhắc lại. 2 học sinh đọc, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ. Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết saiHọc sinh viết vào bảng con các tiếng hay viết sai. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. Học sinh tiến hành chép bài vào vở. Học sinh đổi vở và sữa lỗi cho nhau. Lắng nghe để sửa lỗi Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên. Điền vần an hoặc at. Điền chữ g hoặc gh Học sinh làm VBT. Các em thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 5 học sinh. Giải Kéo đàn, tát nước Nhà ga, cái ghế. Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau. Môn : Tập đọc BÀI: CÁI BỐNG I.Mục tiêu:SGV II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài đọc SGK. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Gọi 2 học sinh đọc bài Bàn tay mẹ và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong bài. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đọc mẫu bài văn (giọng chậm rãi, nhẹ nhàng). Tóm tắt nội dung bài: Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu. Bống bang: (ông ¹ ong, ang ¹ an) Khéo sảy: (s ¹ x) Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Các em hiểu như thế nào là đường trơn? Mưa ròng? Luyện đọc câu: Bài này có mấy câu ? gọi nêu câu. Luyện đọc tựa bài: Cái Bống Câu 1: Dòng thơ 1 Câu 2: Dòng thơ 2 Câu 3: Dòng thơ 3 Câu 4: Dòng thơ 4 Gọi học sinh đọc nối tiếp câu theo dãy. Đọc liền hai câu thơ. Luyện đọc cả bài thơ: Thi đọc cả bài thơ. Đọc đồng thanh cả bài. Luyện tập: Ôn vần anh, ach: Giáo viên treo bảng yêu cầu: Bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có vần anh ? Bài tập 2: Nói câu chứa tiếng có mang vần anh, ach. Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét. 3.Củng cố tiết 1: Học sinh nêu tên bài trước. 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: Học sinh khác nhận xét bạn đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nhắc tựa. Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng. Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại ... Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại. Các em thi đọc nối tiếp câu theo dãy. 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn (khoảng 4 lượt) 2 em, lớp đồng thanh. Nghỉ giữa tiết Muộn. 2 học sinh đọc mẫu trong bài: chuồn chuồn, buồng chuối. Học sinh nêu cá nhân từ 5 -> 7 em. Học sinh khác nhận xét bạn nêu và bổ sung. Đọc mẫu câu trong bài. Bé đưa cho mẹ cuộn len. Bé lắc chuông. Từng học sinh đặt câu. Sau đó lần lượt nói nhanh câu của mình. Học sinh khác nhận xét. 2 em đọc lại bài. Mưu chú Sẻ. Học sinh chọn ý b (Sao anh không rửa mặt). Sẻ bay vụt đi. Học sinh xếp: Sẻ + thông minh. Học sinh rèn đọc theo hướng dẫn của giáo viên. Nhắc tên bài và nội dung bài học. 1 học sinh đọc lại bài. Thực hành ở nhà. Mĩ thuật: Giáo viên chuyên trách Môn : Toán BÀI: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu : SGV II.Đồ dùng dạy học: -Bộ đồ dùng toán 1. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Hỏi tên bài cũ. Gọi học sinh đọc và viết các số từ 1 đến 100 Hỏi: Số bé nhất có hai chữ số là ? Số lớn nhất có hai chữ số là ? Số liền sau số 99 là ? Nhận xét KTBC. 2.Bài mới : Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa. Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Giáo viên đọc cho học sinh viết các số vào bảng con theo yêu cầu bài tập 1, cho học sinh đọc lại các số vừa viết được. Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài: Gọi học sinh nêu cách tìm số liền trước, số liền sau của một số rồi làm bài tập vào VBT và đọc kết quả. Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh tự làm vào VBT. Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh quan sát các điểm để nối thành 2 hình vuông (lưu ý học sinh 2 cạnh hình vuông nhỏ nằm trên 2 cạnh hình vuông lớn). 4.Củng cố, dặn dò: Hỏi tên bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau. Học sinh đọc, mỗi em khoảng 10 số, lần lượt theo thứ tự đến số 100. Số bé nhất có hai chữ số là 10 Số lớn nhất có hai chữ số là 99 Số liền sau số 99 là 100 Học sinh nhắc tựa. Học sinh viết theo giáo viên đọc: Ba mươi ba (33); chín mươi (90); chín mươi chín (99); . Học sinh đọc lại các số vừa viết được. Học sinh nêu cách tìm số liền trước; số liền sau một số: Tìm số liền trước: Ta bớt 1 ở số đã cho. Tìm số liền sau: Ta thêm 1 vào số đã cho. Số liền trước 62 là 61; vì 62 bớt 1 là 61. Số liền sau của 20 là 21; vì 20 thêm 1 là 21. Phần còn lại học sinh tự làm. Học sinh làm vào VBT: 50, 51, 52, ..60 85, 86, 87, 100 Nhắc lại tên bài học. Đọc lại các số từ 1 đến 100. Ngày soạn:1/4/2008 Ngày dạy: thứ 6, ngày 4 tháng 4 năm 2008 Tập đọc: Mưu chú sẻ (tiết 2) Hoạt động GV Hoạt động HS 4.Tìm hiểu bài và luyện đọc: Hỏi bài mới học. Gọi học sinh đọc bài cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi: Khi Sẻ bị Mèo chộp được, Sẻ đã nói gì với Mèo? Học sinh chọn ý đúng trả lời. Hãy thả tôi ra! Sao anh không rửa mặt? Đừng ăn thịt tôi ! Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất ? Xếp các ô chữ thành câu nói đúng về chú Sẻ trong bài? Gọi học sinh đọc các thẻ chữ trong bài, đọc cả mẫu. Thi ai nhanh ai đúng. Nhận xét học sinh trả lời. Giáo viên đọc diễn cảm lại bài văn, gọi 3 học sinh đọc lại cả bài văn, hướng dẫn các em đọc đúng câu hỏi của Sẻ với giọng hỏi lễ phép (thể hiện mưu trí của Sẻ). 5.Củng cố: Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. 6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, kể lại câu truyện cho người thân nghe về thông minh và mưu trí của Sẻ để tự cứu mình thoát khỏi miệng Mèo, xem bài mới. Mưu chú Sẻ. Học sinh chọn ý b (Sao anh không rửa mặt). Sẻ bay vụt đi. Học sinh xếp: Sẻ + thông minh. Học sinh rèn đọc theo hướng dẫn của giáo viên. Nhắc tên bài và nội dung bài học. 1 học sinh đọc lại bài. Thực hành ở nhà. Môn : Kể chuyện BÀI : TRÍ KHÔN I.Mục tiêu : -Học sinh nghe giáo viên kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. Sau đó, kể được toàn bộ câu chuyện. Biết đổi giọng để phân biệt lời của Hổ, của Trâu, người và lời người dẫn chuyện. -Thấy được sự ngốc nghếch khờ khạo của Hổ. Hiểu trí khôn, sự thông minh của con người, khiến con người làm chủ được muôn loài. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK. -Mặt nạ Trâu, Hổ, một chiếc khăn để học sinh quấn mỏ rìu khi đóng vai bác nông dân. Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Giáo viên yêu cầu học sinh học mở SGK trang 63 bài kể chuyện “Cô bé trùm khăn đỏ”, xem lại tranh. Sau đó mời 4 học sinh nối nhau để kể lại 4 đoạn câu chuyện. Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới : Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa. Con người hơn loài vật, trở thành chúa tể của muôn loài vì có trí khôn. Trí khôn của con người để ở đâu? Có một con Hổ ngốc nghếch đã tò mò gặng hỏi một bác nông dân điều đó và muốn bác cho xem trí khôn của bác. Các em hãy nghe cô kể chuyện để biết bác nông dân đã hành động như thế nào để trả lời câu hỏi đó thoả mãn trí tò mò của Hổ. Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm: Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện. Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện: Chuyển lời kể linh hoạt từ lời người kể sang lời Hổ, lời Trâu, lời của bác nông dân cụ thể: Lời người dẫn chuyện: Vào chuyện kể với giọng chậm rãi, nhanh hơn, hồi hộp khi kể về cuộc trò chuyện giữa Hổ và bác nông dân, hào hứng ở đoạn kết truyện: Hổ đã hiểu thế nào là trí khôn. Lời Hổ: Tò mò, háo hức. Lời Trâu: An phận, thật thà. Lời bác nông dân: điềm tỉnh, khôn ngoan. Biết ngừng lại ở những chi tiết quan trọng để tạo sự mong đợi hồi hộp. Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh. Tranh 1 vẽ cảnh gì ? Câu hỏi dưới tranh là gì ? Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1. Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1. Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện: Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em (vai Hổ, Trâu, bác nông dân và người dẫn chuyện). Thi kể toàn câu chuyện. Cho các em đeo mặt nạ hoá trang thành Hổ, thành Trâu, thành bác nông dân. Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau. Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện này cho em biết điều gì ? 3.Củng cố dặn dò: Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao? Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện. 4 học sinh xung phong đóng vai kể lại câu chuyện “Cô bé trùm khăn đỏ”. Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn đóng vai và kể. Học sinh nhắc tựa. Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung câu truyện. Bác nông dân đang cày, con trâu dang rạp mình kéo cày. Hổ nhìn cảnh ấy vẻ mặt ngạc nhiên. Hổ nhìn thấy gì? 4 học sinh hoá trang theo vai và thi kể đoạn 1. Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể. Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và 3 học sinh đóng vai Hổ, Trâu và người nông dân để kể lại câu chuyện. Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể). Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung. Hổ to xác nhưng ngốc nghếch không biết trí khôn là gì. Con người bé nhỏ nhưng có trí khôn. Con người thông minh tài trí nên tuy nhỏ vẫn buộc những con vật to xác như Trâu phải vâng lời, Hổ phải sợ hãi . Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. Học sinh nói theo suy nghĩ của các em. 1 đến 2 học sinh xung phong đóng vai (4 vai) để kể lại toàn bộ câu chuyện. Tuyên dương các bạn kể tốt. Môn : Toán LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu : Giúp học sinh: -Củng cố về đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số và giải toán có lời văn. II.Đồ dùng dạy học: -Bộ đồ dùng toán 1. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Hỏi tên bài cũ. Gọi học sinh giải bài tập 2c, bài tập 3 trên bảng lớp. Nhận xét KTBC cũ học sinh. 2.Bài mới : Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa. Hướng dẫn học sinh luyện tập: Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Cho học sinh viết các số từ 15 đến 25 và từ 69 đến 79 vào VBT rồi đọc lại. Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài: Gọi học sinh đọc các số theo yêu cầu của BT, có thể cho đọc thêm các số khác nữa. Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài: Làm vào VBT và nêu kết quả. Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh đọc đề toán và nêu tóm tắt bài toán rồi giải vào tập. Bài 5: Gọi nêu yêu cầu của bài. Giáo viên nêu yêu cầu cho học sinh cả lớp viết vào bảng con. 4.Củng cố, dặn dò: Hỏi tên bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau. Bài 2c: 1 học sinh làm. Số liền trước Số đã cho Số liền sau 44 45 46 68 69 70 98 99 100 Bài 3: 1 học sinh làm: 50, 51, 52, 60 85, 86, 87, 100 Học sinh nhắc tựa. Học sinh viết vào VBT và đoc lại: 15, 16, 17, ..25 69, 70, 71, .79 Học sinh đọc: 35 (ba mươi lăm); 41 (bốn mươi mốt); ..70 (bảy mươi) 7265 15>10+4 85>81 42<76 16=10+6 45<47 33<66 18=15+3 Tóm tắt: Có : 10 cây cam Có : 8 cây chanh Tất cả có : ? cây Giải Số cây có tất cả là: 10 + 8 = 18 (cây) Đáp số : 18 cây Số lớn nhất có hai chữ số là 99. Nhắc lại tên bài học. Nêu lại cách so sánh hai số và tìm số liền trước, số liền sau của một số. Sinh hoạt lớp I.Mục tiêu: -Học sinh nắm được ưu, khuyết điểm trong tuần qua để phát huy và sửa chữa -Nắm được phương hướng của tuần tới II.Tiến hành sinh hoạt: 1.Ổn định tổ chức: Cả lớp hát bài: Bốn phương trời 2.Báo cáo hoạt động trong tuần qua: -Lớp trưởng điều hành sinh hoạt -Các tổ trương báo cáo tình hình trong tuần qua -Lớp phó học tập nhận xét chung về các mặt -Ý kiến phát biểu của các bạn trong lớp -Lớp trưởng nhận xét tổng kết lại các ý kiến -Giáo viên tổng kết lại: Trong tuần qua, tất cả các em đều rất cố gắng trong học tập cũng như các phong trào Đội đề ra +Đồ dùng học tập đầy đủ +Trang phục đúng quy định +Làm tốt phong trào giữ vở, viết chữ đẹp +Sôi nổi xây dựng bài: Ngân, Khanh, Chung, *Tồn tại: -Một số em còn nói chuyện riêng: Uyên, Danh -Xếp loại tổ như sau: Tổ 2: hạng nhất Tổ 1, 3: hạng nhì 3.Kế hoạch tuần tới: -Phát động phong trào thi đua học tốt -Duy trì sĩ số, xây dựng nề nếp lớp -Đồ dùng học tập đầy đủ -Trang phục sạch sẽ, đúng quy định 4.Tổ chức trò chơi: -Cả lớp thực hiện trò chơi “Con thỏ” -Hát tập thể bài “Cả nhà thương nhau” 5.Dặn dò: -Thực hiện tốt kế hoạch đề ra
Tài liệu đính kèm: