BÀI 1: Việt Nam thân yêu
I. Mục tiêu
Giúp HS: - Nghe - viết chính xác, đẹp bài thơ Việt Nam thân yêu.
- Làm bài tập chính tả phân biệt ng/ ngh, g/ gh, c/k
II. Đồ dùng dạy học
Bài tập 3, viết sẵn vào bảng phụ.
III. các hoạt động dạy- học
kế hoạch bài dạy môn chính tả5 Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 1: Việt Nam thân yêu I. Mục tiêu Giúp HS: - Nghe - viết chính xác, đẹp bài thơ Việt Nam thân yêu. - Làm bài tập chính tả phân biệt ng/ ngh, g/ gh, c/k II. Đồ dùng dạy học Bài tập 3, viết sẵn vào bảng phụ. III. các hoạt động dạy- học Hoạt động dạy Hoạt động học .A. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe cô đọc để viết bài thơ Việt Nam thân yêu và làm bài tập chính tả phân biệt ng/ngh, g/ gh, c/k 2. Hướng dẫn nghe -viết a) Tìm hiểu nội dung bài thơ - Gọi 1 HS đọc bài thơ CH: Những hình ảnh nào cho thấy nước ta có nhiều cảnh đẹp? CH: Qua bài thơ em thấy con người VN như thế nào? b) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS nêu những từ khó dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đoc viết các từ ngữ vừa tìm được - CH: Bài thơ được tác giả sáng tác theo thể thơ nào? cách trình bày bài thơ như thế nào? c) Viết chính tả - GV đọc cho HS viết d) Soát lỗi và chấm bài - Đọc toàn bài cho HS soát - Thu bài chấm - Nhận xét bài của HS 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - HS làm bài theo cặp Nhắc HS lưu ý: ô trống 1 điền ng/ngh ô trống 2 điền g/gh, ô trống 3 điền c/k - Gọi hS đọc bài làm - GV nhận xét bài - 1 HS đọc toàn bài Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - HS tự làm bài - - GV nhận xét chữa bài - HS nghe và ghi vở đầu bài - HS đọc cả lớp theo dõi đọc thầm - Biển lúa mêng mông dập dờn cánh cò bay, dãy Trường Sơn cao ngất, mây mờ bao phủ. - Con người VN rất vất vả, phải chịu nhiều thương đau nhưng luôn có lòng nồng nàn yêu nước, quyết đánh giặc giữ nước. - HS nêu: mwng mông, dập dờn, Trường Sơn, biển lúa, nhuộm bùn - 3 hS lên bảng lớp viết, cả lớp viết vào vở nháp. - Bài thơ được sáng tác theo thể thơ lục bát. Khi trình bày, dòng6 chữ viết lùi vào 1 ô so với lề, dòng 8 chữ viết sát lề. - HS viết bài - HS soát lỗi bằng bút chì , đổi vở cho nhau để soát lỗi, ghi số lỗi ra lề - 5 HS nộp bài - HS đọc yêu cầu bài tập - HS thảo luận nhóm 2 - 5 HS đọc nối tiếp từng đoạn - thứ tự các tiếng cần điền: ngày- ghi- ngát- ngữ- nghỉ- gái- có- ngày- ghi- của- kết- của- kiên- kỉ. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp - 1 HS đọc yêu cầu - 1 HS làm bài trên bảng phụ, hS cả lớp làm vào vở bài tập - HS khác nhận xét Âm đầu Đứng trước i, ê, e Đứng trước các âm còn lại Âm " cờ" Viết là k Viét là c Âm " Gờ" Viết là gh Viết là g Âm " ngờ" Viết là ngh Viết là ng - Cất bảng phụ, yêu cầu hS nhắc lại qui tắc viết chính tả với c/k, g/ gh, ng/ ngh - 3 hs phát biểu + Âm " cờ" đứng trước i,e,ê viết là k, đứng trước các âm còn lại như a,o, ơ... + âm " gờ" đứng trước i,e,ê viết g đứng trước các âm còn lại viết là gh + Âm "ngờ" đứng trước i,e,ê viết là ngh đứng trước các âm còn lai viết là ngh 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn hs về nhà viết lại bảng qui tắc viết chính tả ở bài tập 3 Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 2: Lương Ngọc Quyến I. mục tiêu Giúp HS: - Nghe- viết chính xác, đẹp bài chính tả Lương Ngọc quyến - Hiểu được mô hình cấu tạo vần. Chép đúng tiếng, vần vào mô hình II. Đồ dùng dạy- học - Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần - Giấy khổ to, bút dạ III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - GV đọc 3 hS lên bảng viết - gọi 1 HS phát biểu quy tắc chính tả viết đối với c/k, g/gh, ng/ngh - GV nhận xét ghi điểm B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: Trong giờ chính tả hôm nay các em sẽ viết bài Lương Ngọc Quyến và làm bài tập về cấu tạo vần. ( ghi bảng) - Lương Ngọc Quyến là nhà yêu nước, ông sinh năm 1885 mất 1917. Tấm lòng kiên trung của ông được mọi người biết đến. Tên ông nay được đặt cho nhiều đường phố, trường học ở các tỉnh. 2. Hướng dẫn nghe- viết a) Tìm hiểu nội dung bài viết - Gọi 1 HS đọc toàn bài H: Em biết gì về Lương Ngọc Quyến? H: ông được giải thoát khỏi nhà giam khi nào? b) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS nêu từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết c) Viết chính tả - GV đọc cho HS viết d) Soát lỗi, chấm bài 3. Hướng dẫn làm bài chính tả Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập - Yêu cầu HS tự làm Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu H: Dựa vào bài tập 1 em hãy nêu mô hình cấu tạo của tiếng - GV đưa ra mô hình cấu tạo của vần và hỏi: vần gồm có những bộ phận nào? - Các em hãy chép vần của từng tiếng in đậm trong bài tập 1 vào mô hình cấu tạo vần - Gọi HS nhận xét- GV chữa bài - Đọc viết các từ ngữ: ghê gớm, gồ ghề, kiên quyết, cái kéo, cây cọ, kì lạ, ngô nghê - HS nghe - 1 HS đọc to - Lương Ngọc quyến là 1 nhà yêu nước. ông tham gia chống thực dân Pháp và bị giặc khoét bàn chân, luồn dây thép buộc chân ông vào xích sắt. - ông được giải thoát vào ngày 30-8-1917 khi cuộc khởi nghĩa Thái Nguyêndo đội cấn lãnh đạo bùng nổ. - HS nêu: Lương Ngọc Quyến, Lương Văn Can, lực lượng, khoét, xích sắt, mưu, giả thoát. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp. - HS viết bài - HS soát lỗi - HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm bàivào vở, 1 HS lên bảng làm - Lớp nhận xét a) trạnh-ang b) làng-ang nguyên- uyên mộ-ô Nguyễn- uyên Trạch-ạch Hiền-iên huyện-uyên Khoa- oa Bình- inh Thi- i Giang- ang - HS đọc yêu cầu + tiếng gồm có âm đầu, vần, thanh + vần gồm có âm đệm, âm chính, âm cuối - 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS dưới lớp kẻ mô hình vào vở và chép vần - Nhận xét bài của bạn Tiếng Vần ¢m đêm Âm chính Âm cuối Trạng a ng Nguyên yê n Nguyễn yê n Hiền iê n Khoa a Thi i Làng a ng Mộ ô Trạch a ch Huyện yê n Bình i nh Giang a ng H: Nhìn vào mô hình cấu tạo bảng em có nhận xét gì? KL: Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính, một số vần còn có thêm âm cuối và âm đệm. Âm đệm được ghi bằng chữ cái o,u. Có những vần có đủ âm đệm, âm chính, âm cuối. Trong tiếng bộ phận quan trọng không thể thiếu là âm chính và thanh H: Hãy lấy ví dụ những tiếng chỉ có âm chính và dấu thanh? Tất cả các vần đều có âm chính - Có vần có âm đệm có vần không có, có vần có âm cuối, có vần không - VD: A, đây rồi! ồ, lạ ghê! Thế ư? 3. Củng cố- dặn dò - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS - Về nhà viết lại những từ viết sai Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 3: Thư gửi các học sinh I. Mục tiêu Giúp HS : Nhớ và viết đúng đẹp đoạn: Sau 80 năm giời nô lệ..... nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. - Luyện tập về cấu tạo của vần, hiểu được qui taqcs dấu thanh của tiếng. II. đồ dùng học tập Bảng phụ kẻ mô hình cấu tạo của vần III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động dạy Hoạt động học A. kiểm tra bài cũ - Đọc câu thơ sau, Yêu cầu HS chép vần của các tiếng có trong câu thơvào mô hình cấu tạo vần. Trăm nghìn cảnh đẹp Dành cho em ngoan - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn H: Phần vần của tiếng gồm những bộ phận nào? GV nhận nxét đánh giá B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài giờ học vhính tả hôm nay các em sẽ nhớ- viết đoạn Sau 80 mưô mnăm.... một phần lớn ở công học tập của các em. trong bài Thư gửi các học sinh và luyện tập về cấu tạo của vần, quy tắc viết dấu thanh. 2. hướng dẫn viết chính tả a) Trao đổi về nội dung đoạn viết - Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn văn H: câu nói đó của Bác Hồ thể hiện điều gì? b) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm từ khó - Yêu cầu HS đọc và viết từ khó vừa tìm được c) Viết chính tả d) thu chấm bài 3. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2 - HS đọc yêu cầu bài và mẫu câu của bài tập - Gọi 1 HS làm trên bảng - Gọi HS nhận xét bài của bạn - GV chốt lại bài làm đúng - 1 HS lên bảng làm trên bảng phụ - Cả lớp làm vào vở - HS nhận xét -Phần vần của tiếng gồm: âm đêm, âm chính, âm cuối - 3-5 HS đọc thuộc lòng đoạn văn - Câu nói đó của bác thể hiện niềm tin của Người đối với các cháu thiếu nhi- chủ nhân của đất nước - HS nêu: 80 năm giời, nô lệ, yếu hèn, kiến thiết, vinh quang, cường quốc.. - HS tự viết bài theo trí nhớ - 10 HS nộp bài - HS đọc - 1 HS làm trên bảng lớp. HS cả lớp làm vào vở bài tập - HS nhận xét bài làm của bạn Đáp án: Tiếng Vần ¢m đêm Âm chính Âm cuối em e m yêu yê u màu a u tím i m hoa o a cà a hoa o a sim i m Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS trả lời : H: Dựa vào mô hình cấu tạo vần em hãy cho biết khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt ở đâu? KL: Dấu thanh luôn đặt ở âm chính: dấu nặng đặt bên dưới âm chính, các dấu khác đặt phía trên âm chính - HS đọc yêu cầu bài tập - đấu thanh đặt ở âm chính - HS nghe sau đó nhắc lại 3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn HS về nhà viết lại những lỗi đã viết sai - Học thuộc ghi nhớ quy tắc viết dấu thanh Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 4: Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ I. Mục tiêu Giúp học sinh: - Nghe- viết đúng, đẹp bài văn Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ - Luyện tập về mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng II. đồ dùng dạy học - Mô hình cấu tạo vần viết sẵn vào 2 tờ giấy khổ to, bút dạ III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Dán giấy có mô hình cấu tạo vần lên bảng - Yêu cầu HS lên bảng viết phần vần của tiếng trong câu Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hoà bình vào bảng cấu tạo vần. - Gọi hS nhận xét bài bạn làm trên bảng - HS nhận xét về các dấu thanh trong tiếng mà bạn đã đánh dấu H: Phần vần của tiếng gồm những bộ phận nào? H: Dấu thanh được đặt đâu trong tiếng - GV nhận xét cho điểm B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài Giờ chính tả hôm nay các em sẽ viết bài Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ và thực hành luyện tập về cấu tạo vần, quy tắc viết dấu thanh trong tiếng. 2. Hướng dẫn viết chính tả a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn - Gọi hS đọc đoạn văn H: vì sao Phrăng- Đơ Bô- enlại chạy sang hàng ngũ quân ta? H: Chi tiết nào cho thấỷPhăng Đơ Bô-en rất trung thành với đất nước VN? H: vì sao đoạn văn lại được đặt tên là Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ? b) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết - yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được c) Viết chính tả d) Soát lỗi, chấm bài 3. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu bài - HS tự làm bài tập - H: tiếng nghĩa và chiến về cấu tạo vần có gì giống và khác nhau? - GV nhận xét KL: Tiếng chiến và tiếng nghĩa cùng có âm chính là nguyên âm đôi, tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có. Bài 3 H; Em hãy nêu quy tắc viết dấu thanh ở các tiếng chiến và nghĩa... GVKL: Khi các tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu ghi nguyên âm .còn ... nh tả - GV nhắc các em cách trình bày bày thơ 6 chữ, chữ cần viết hoa... HĐ3: Chấm, chữ bài - GV chấm 5-7 bài. - GV nhận xét chung. - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo. - 1 HS đọc thuộc lòng. - Cả lớp đọc thầm lại 4 khổ thơ. - HS viết ra nháp - HS gập SGK, nhớ lại 4 khổ thơ, tự viết bài. - HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi. 3 Làm BT 7’-8’ - Cho HS đọc yêu cầu của BT2 + đọc 2 đoạn văn a, b. - GV giao việc: · Các em đọc lại 2 đoạn văn a, b. · Dùng bút chì gạch dưới tên riêng có trong 2 đoạn văn đó. · Cho biết tên riêng đó được viết như thế nào? - Cho HS làm bài. GV phát 2 phiếu cho HS làm bài. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng: - Tên người có trong 2 đoạn: Cri-xtô-phô-rô Cô-lôm-bô A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi Ét-mân Hin-la-ri Ten-sing No-rơ-gay - Tên địa lý: I-ta-li-a Lo-ren A-mê-ri-ca Ê-vơ-rét Hi-ma-lay-a Niu Di-lân Cách viết: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Cách tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối. Riêng tên địa lí: Mĩ, ấn Độ, Pháp viết giống như cách viết tên riêng tiếng Việt Nam (viết hoa chữ cái đầu của mỗi chữ) vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng được phiên âm theo âm Hán – Việt. - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. - 2 HS làm bài vào phiếu. - Cả lớp dùng bút chì gạch dưới những tên riêng có trong 2 đoạn văn, suy nghĩ để trả lời cách viết các tên riêng đã tìm được. - 2HS làm bài vào phiếu lên dán trên bảng lớp. - Lớp nhận xét - HS chép lời giải đúng vào vở 4 Củng cố, dặn dò 2’ - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ để viết đúng quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài. - HS lắng nghe Tuần 28 Ngày soạn:./../07 Ngày giảng:./../07 ôn tập I. Mục tiêu, yêu cầu 1- Nghe- viết đúng chính tả đoạn văn tả Bà cụ bán hàng nước chè. 2- Viết được một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu) tả ngoại hình một cụ già mà em biết. II. Đồ dùng dạy – học - Một số tranh ảnh về các cụ già III. Các hoạt động dạy – học Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 Giới thiệu bài 1’ Trong tiết ôn tập hôm nay, các em sẽ nghe- viết đúng chính tả đoạn văn Bà cụ bán hàng nước chè. Sau đó, các em sẽ luyện viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu) tả ngoại hình một cụ già mà em biết. - HS lắng nghe 2 Viết chính tả 22-24’ HĐ1: Hướng dẫn chính tả - GV đọc bài chính tả một lượt. - GV: các em hãy đọc thầm lại bài chính tả và cho cô biết nội dung của bài. - Hướng dẫn HS viết những từ ngữ dễ viết sai: tuổi già, tiếng chèo... HĐ2: Cho HS viết chính tả - GV đọc từng câu hoặc từng hộ phận câu cho HS viết. HĐ3: Chấm, chữ bài - GV đọc bài chính tả cho HS soát lỗi. - GV chấm 5-7 bài. - GV nhận xét + cho điểm - Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm bài chính tả và phát biểu: Bài chính tả tả gốc cây bàng cổ thụ và tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc cây - HS viết những từ ngữ GV hướng dẫn. - HS gấp SGK lại. - HS viết chính tả. - HS tự soát lỗi. - HS đổi vở cho nhau sửa lỗi. 3 Làm BT 10’ - Cho HS đọc yêu cầu của BT. - GV nhắc lại yêu cầu: Khi miêu tả ngoại hình của nhân vật, các em cần nhớ không nhất thiết phải tả đầy đủ các đặc điểm mà chỉ tả những đặc điểm tiêu biểu. - GV nhắc HS về nhân vật em chọn tả. - Cho HS làm bài + trình bày kết quả. - GV nhận xét + chấm một số đoạn văn viết hay - 1 HS đọc, lớp lắng nghe. - HS phát biểu ý kiến về nhân vật mình chọn tả là cụ ông hay cụ bà. - HS làm bài vào vở hoặc vở BT. - HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình. - Lớp nhận xét. 4 Củng cố, dặn dò 2’ - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại cho hay. - Dặn những HS chưa có điểm kiểm tra tập đọc – Học thuộc lòng về nhà tiếp tục ôn để tiết sau kiểm tra Tuần 29 Ngày soạn:./../07 Ngày giảng:./../07 Nhớ – viết: Đất nước I. Mục tiêu, yêu cầu 1- Nghe – viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài Đất nước. 2- Nắm được cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng qua bài tập thực hành. II. Đồ dụng dạy – học - Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng. - 3 tờ phiếu kẻ bảng phân loại để HS làm BT2 - 3 tờ giấy khổ A4 để HS làm BT3 III. Các hoạt động dạy – học. Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 Giới thiệu bài 1’ Trong tiết Chính tả hôm nay, các em sẽ viết 3 khổ thơ cuối của bài Đất nước dưới hình thức nhớ – viết. Sau đó, các em sẽ làm bài tập chính tả để khắc sâu kiến thức về cách viết hoa, tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng. - HS lắng nghe. 2 Hướng dẫn HS nhớ viết 21’-22’ HĐ1: Hướng dẫn chính tả - Cho HS đọc yêu cầu của bài. - Cho HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối. - Cho HS nhìn sách đọc thầm 3 khổ thơ. - GV lưu ý HS những từ ngữ dễ viết sai: rừng tre, bát ngát, phù sa, rì rầm, tiếng đất... HĐ2: HS viết chính tả - GV thu bài khi hết giờ. HĐ3: Chấm, chữa bài. - GV chấm 5-7 bài - GV nhận xét chung + cho điểm. - 1HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe. - 2 HS đọc thuộc lòng, lớp nhận xét. - Cả lớp đọc thầm. - HS gấp SGK, nhớ lại, tự viết bài. - HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi 3 Làm BT 10’ - GV giao việc: • Mỗi em đọc lại bài văn. • Tìm những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng. Trong bài. • Nhận xét về cách viết các cụm từ đó. - Cho HS làm bài. GV phát phiếu và bút dạ cho 3 HS. - Cho HS trình bày kết quả bài làm. - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. a/ Các cụm từ: • Chỉ huân chương: Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động. • Chỉ danh hiệu: Anh hùng Lao động. • Chỉ giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh b/ Nhận xét về cách viết hoa các cụm từ: Mỗi cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu, giải thưởng trên đều gồm hai bộ phận. Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành các tên này đều được viết hoa. - GV đưa bảng phụ đã viết sẵn ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng lên. HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT3 - Cho HS đọc yêu cầu + đoạn văn của BT3 - GV nhắc lại yêu cầu. - GV gợi ý tên các danh hiệu trong đoạn văn được in nghiêng. Khi làm bài tập, các em dựa vào cách viết hoa tên danh hiệu để phân tích các bộ phận tạo thành tên đó. - Cho HS làm bài. GV phát giấy khổ A4 cho 3 HS. - HS trình bày kết quả. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng: • Anh hùng / lực lượng vũ trang nhân dân. • Bà mẹ / Việt Nam / Anh Hùng. - 1HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo. - 3 HS làm bài vào phiếu, lớp làm bài vào nháp hoặc vở bài tập. - 3HS làm bài vào giấy đem dán lên bảng lớp. - Lớp nhận xét. - 1 HS đọc nội dung ghi trên bảng phụ - 1HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe. - 3 HS làm bài vào giấy, lớp làm giấy nháp hoặc vở bài tập. - 3 HS làm bài vào giấy lên dán trên bảng lớp. - Lớp nhận xét. 4 Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng. Tuần 30 Ngày soạn:./../07 Ngày giảng:./../07 Nghe – viết: Cô gái tương lai I Mục tiêu, yêu cầu 1- Nghe – viết đúng chính tả bài Cô gái tương lai. 2- Tiếp tục luyện tập viết hoa các tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng, biết một số huân chương của nước ta. II. Đồ dụng dạy – học - Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng: Tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. - Bút dạ + phiếu khổ to. - ảnh minh hoạ tên ba loại huân chương trong SGK. - 3 tờ phiếu viết bài tập 3. III. Các hoạt động dạy – học. Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiểm tra bài cũ 4’ Kiểm tra 3 HS. GV đọc Anh hùng Lao động, Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động, Giải thưởng Hồ Chí Minh. - GV nhận xét + cho điểm. - 3 HS cùng lên bảng để viết, HS còn lại viết vào giấy nháp. Bài mới 1 Giới thiệu bài 1’ Hôm nay, các em sẽ được gặp một người xem là mẫu người của tương lai. Đó là ai? Có gì đặc biệt mà được đánh già là mẫu người của tương lai? Bài chính tả Cô gái của tương lai hôm nay các em sẽ biết được điều đó. - HS lắng nghe. 2 Viết chính tả 20’-22’ HĐ1: Hướng dẫn chính tả - GV đọc bài chính tả một lượt. H: Bài Cô gái của tương lai nói gì? - Cho HS đọc thầm bài chính tả. - Luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: In-tơ-nét, ốt-xtrây-li-a, Nghị viện thanh niên. HĐ2: HS viết chính tả - GV đọc từng câu hoặc bộ phân câu để HS viết. HĐ3: GV chấm, chữa bài - GV đọc lại một lượt toàn bài. - Chấm 5-7 bài - GV nhận xét chung - HS theo dõi trong SGK. - Bài giới thiệu Lan Anh là một bạn gái giỏi giang, thông minh, được xem là một trong những mẫu người của tương lai. - HS đọc thầm. - HS viết vào giấy nháp - HS viết chính tả. - HS soát lỗi. - HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi ( sửa ra lề) 3 Làm BT 10’ HĐ1: HS làm bài tập 2 - GV giao việc: • Mỗi em đọc lại đoạn văn. • Gạch dưới những cụm từ in nghiêng. • Chữ nào trong cụm từ in nghiêng đấy phải viết hoa? Vì sao? - Cho HS làm bài. Gv dán phiếu đã ghi sẵn các cụm từ tin nghiêng có trong đoạn văn lên + dán phiếu ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng. - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng các chữ trong các cụm từ cần phải viết hoa như sau: • Anh hùng Lao động ( là cụm từ gồm 2 bộ phận, ta phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận) • Anh hùng Lực lượng vũ trang ( tương tự như cụm từ trên) • Huân chương sao vàng ( như trên) • Huân chương Độc lập hạng Ba • Huân chương Lao động hạng Nhất • Huân chương Độc lập hạng Nhất HĐ2: HS làm BT3 - Cho HS đọc yêu cầu + đọc 3 câu a, b, c. - GV giao việc: • Mỗi em đọc lại 3 câu a, b, c. • Tìm tên huân chương để điền vào chỗ trống trong các câu a, b, c sao cho đúng. - Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho 3 HS và dán ảnh minh hoạ các huân chương lên bảng. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng tên huân chương cần điền vào chỗ trống là: a. Huân chương Sao vàng b. Huân chương Huân công c. Huân chương Lao động - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. - HS đọc nội dung ghi trên phiếu. - 3 HS lên làm bài trên phiếu ( mỗi em sửa lại 2 cụm từ sau, nói rõ vì sao lại sửa như vậy). - Lớp nhận xét. - Nhất, Nhì, Ba viết hoa vì đó là từ chỉ hạng của huân chương. - 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. - HS quan sát ảnh. - 3 HS làm bài trên phiếu. - HS còn lại làm vào giấy nháp. - 3 HS làm bài trên phiếu lên dán trên bảng lớp. - Lớp nhận xét. 4 Củng cố, dặn dò 2’ - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ tên và cách viết các danh hiệu, huân chương ở BT2,3
Tài liệu đính kèm: