Giáo án môn Chính tả lớp 5 - Tiết 11 đến tiết 17

Giáo án môn Chính tả lớp 5 - Tiết 11 đến tiết 17

I – Mục đích yêu cầu:

1. Rèn kĩ năng nói:

- Dựa vào lời kể của thầy cô, kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ và lời gợi ý dưới tranh, phỏng đoán được kết thúc của câu chuyện; cuối cùng kể lại được cả câu chuyện.

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng.

2. Rèn kĩ năng nghe:

- Nghe thầy cô kể chuyện, ghi nhớ câu chuyện.

- Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.

II - Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa.

III – Hoạt động dạy học:

 

doc 14 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1297Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Chính tả lớp 5 - Tiết 11 đến tiết 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Kể chuyện
Người đi săn và con nai
I – Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của thầy cô, kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ và lời gợi ý dưới tranh, phỏng đoán được kết thúc của câu chuyện; cuối cùng kể lại được cả câu chuyện.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng.
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Nghe thầy cô kể chuyện, ghi nhớ câu chuyện.
- Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II - Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ktbc:
II – Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giáo viên kể chuyện.
3. Giáo viên hướng dẫn học sinh kể chuyện.
! Kể lại câu chuyện về một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương hoặc ở nơi khác.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. Ghi đầu bài lên bảng.
- Giáo viên kể chuyện theo nội dung 4 bức tranh minh hoạ sách giáo khoa.
- Giáo viên giải thích từ súng kíp: là súng trường loại cũ, được chế tạo thủ công.
- Giáo viên kể chuyện lần 2 đưa tranh minh hoạ trong từng cảnh.
! Đọc bài tập 1.
! Quan sát tranh và tìm lời thuyết minh cho 4 bức tranh.
! Trình bày lời thuyết minh cho từng tranh.
- 2 học sinh lên bảng kể lại câu chuyện mình định kể giờ học trứơc.
- Nhắc lại đầu bài.
- Lớp theo dõi, nghe và dự đoán phần 5 của câu chuyện.
- Học sinh nghe.
- Lớp nghe.
- 1 học sinh đọc bài.
- Lớp thảo luận nhóm 2.
- Vài nhóm đại diện trình bày.
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
4. ý nghĩa:
III – Củng cố:
- Giáo viên tổng kết sau mỗi tranh
! Kể lại cả câu chuyện dựa vào nội dung 4 tranh.
- Giáo viên nhận xét.
! Tập kể theo cặp.
! Thi kể theo cặp.
? Qua lời kể của các bạn các em cho lời nhận xét.
? Em học hỏi được điều gì ở bạn?
? Bạn nào là người kể hay nhất?
! Bạn nào xung phong kể lại toàn bộ câu chuyện.
? Thấy con nai đẹp quá, người đi săn có bắn nó không? Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó? Các em thảo luận theo cặp tìm lời giải đáp.
- Giáo viên yêu cầu vài học sinh kể theo dự đoán của mình.
- Sau đây thầy cô sẽ đưa ra đáp án và gv kể đoạn 5.
! Bạn nào xung phong kể lại cả 5 phần của câu chuỵên?
? Vì sao người đi săn lại không bắn con nai? Và câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- Giáo viên nhận xét tiết học và hướng dẫn học sinh học ở nhà.
- Vài học sinh kể chuyện.
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe.
- Vài học sinh kể.
- Nhận xét theo thực tế cảm nhận của mình.
- Sau khi một số học sinh kể các em bình chọn bạn kể hay nhất.
- 1 học sinh kể lại cả câu chuyện.
- Lớp thảo luận nhóm 2 tìm lời giải cho đoạn 5.
- Vài học sinh dự đoán.
- Nghe gv kể đoạn 5.
- 1 học sinh kể hay sẽ kể lại cả câu chuyện.
- Vì con nai đẹp, đáng yêu. Chúng ta phải yêu quí và bảo vệ các loài vật quí hiếm.
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần: 12 Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I – Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Học sinh kể lại được một câu chuyện đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
- Hiểu và trao đổi được cùng bạn bè về ý nghĩa của câu chuyện, thể hiện nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
II - Đồ dùng dạy học:
- Một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ktbc:
II – Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
! Kể lại câu chuyện Người đi săn và con nai.
? Câu chuyện gửi đến chúng ta thông điệp gì?
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Giáo viên giới thiệu nhiệm vụ giờ học. Ghi tên đầu bài.
! Đọc đề bài và nêu yêu cầu.
? Câu chuyện em kể phải có nội dung như thế nào?
! Em dự định sẽ kể câu chuyện gì trong giờ học hôm nay?
- Học sinh trả lời, gv gạch chân từ quan trọng trong đề bài.
! Đọc gợi ý sách giáo khoa.
! Đọc đoạn văn ở bài tập 1 phần LTVC trang 115.
? Những yếu tố nào tạo thành môi trường?
- Giáo viên nhận xét, giải thích nhanh về môi trường.
! Thảo luận nhóm 2, kể cho nhau nghe câu chuyện mình đã chuẩn 
- 2 học sinh kể chuyện đã học giờ trước.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo viên nhắc lại đầu bài.
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Có nội dung bảo vệ môi trường.
- Học sinh trả lời theo sự chuẩn bị.
- 3 học sinh đọc nối tiếp nội dung sách giáo khoa.
- Học sinh trả lời theo sự tiếp thu văn bản của mình.
- Nghe gv giải thích.
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau trao đổi với nhau 
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
III – Củng cố:
bị.
! Một số học sinh giới thiệu về tên, nhân vật và sơ lược câu chuyện mình sẽ kể.
! Một số học sinh trình bày và giao lưu trước lớp.
- Giáo viên viết tên truyện của mỗi em lên bảng.
- Lớp và giáo viên nhận xét nhanh về nội dung mỗi câu chuyện: cách kể; nội dung câu chuỵên.
- Lớp bình chọn bạn kể hay nhất và giáo viên tuyên dương.
- Giáo viên nhận xét giờ học và tuyên dương, khen ngợi những học sinh kể chuyện hay.
- Hướng dẫn về nhà.
về câu chuyện mình định kể.
- Một số học sinh giới thiệu nhanh.
- Vài học sinh kể chuyện trước lớp.
- Nhận xét, nêu nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Lớp bình chọn bằng hình thức giơ tay.
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần: 13 Kể chuyện
Kể chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia
I – Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm của bản thân hoặc những người xung quanh để bảo vệ môi trường. Qua câu chuyện thể hiện được ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần phấn đấu noi theo những tấm gương dũng cảm.
- Biết kể chuyện một cách tự nhiên, chân thực.
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Nghe bạn kể chăm chú, nhận xét được lời kể của bạn.
II - Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ktbc:
II – Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
! Kể lại câu chuyện mà em đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Giáo viên nêu mục đích, nhiệm vụ tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
! Đọc đề bài sách giáo khoa.
? Bài yêu cầu gì?
? Câu chuyện các em kể mang nội dung gì?
? Các nhân vật ở đây có gì đặc biệt.
- Học sinh trả lời, gv gạch chân từ quan trọng.
! Đọc gợi ý sách giáo khoa.
? Em sẽ kể những việc làm tốt bảo vệ môi trường mà em đã làm hoặc chứng kiến nào?
- 2 học sinh lên bảng kể lại câu chuyện của mình đã chuẩn bị.
- Nhắc lại tên đầu bài.
- 1 học sinh đọc đề bài.
- Kể lại câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia. Nội dung bảo vệ môi trường. Các nhân vật đều là tấm gương tốt
- 2 học sinh nối tiếp đọc gợi ý sách giáo khoa.
- Học sinh trả lời theo sự chuẩn bị của mình.
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
3. Thực hành kể chuyện.
III – Củng cố:
? Qua đài, báo, ti vi em đã thấy những hành động dũng cảm nào đấu tranh quyết liệt để bảo vệ môi trường?
! Lập nhanh dàn ý câu chuyện.
! Thảo luận nhóm 2 kể cho nhau nghe và rút ra ý nghĩa của câu chuyện mình kể.
! Bắt thăm kể chuyện.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn câu chuyện hay nhất và lời kể tốt nhất.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị bài học giờ sau.
- Trả lời theo thực tế.
- Viết nhanh dàn bài ra giấy nháp.
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe câu chuyện của mình.
- Đại diện một số học sinh lên bảng bốc thăm kể chuyện.
- Lớp theo dõi, nhận xét
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần: 14 Kể chuyện
Pa-xtơ và em bé
I – Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của thầy cô và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuỵên bằng lời kể của mình.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ đã khiến ông cống hiến được cho loài người một phát minh khoa học lớn lao.
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Lắng nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện.
- Nghe bạn kể chuyện, nhận xét được lời kể của bạn, kể tiếp đựơc lời bạn.
II - Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ sách giáo khoa.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ktbc:
II – Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giáo viên kể chuyện.
3. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:
! Em hãy kể lại mọt việc làm tốt hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường mà em chứng kiến hoặc tham gia.
! Nêu ý nghĩa của câu chuyện em vừa kể.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- Giáo viên kể chuyện lần 1.
? Câu chuyện thầy cô vừa kể có những nhân vật nào?
- Giáo viên ghi bảng tên những nhân vật và giải thích một số từ khó có trong câu chuyện.
- Giáo viên kể chuyện lần 2; kể đến nội dung nào đưa tranh minh hoạ cho bức tranh đó.
! Đọc và nêu yêu cầu của bài tập một.
- 2 học sinh kể chuyện đã chuẩn bị trong giờ học trước.
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện mình vừa kể.
- Nhắc lại đầu bài.
- Nghe gv kể chuyện kể chuyện lần 1.
- Nêu tên một số nhân vật giáo viên vừa kể.
- Nghe gv kể chuyện lần 2 và quan sát tranh.
- 1 học sinh đọc và nêu yêu cầu.
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
4. ý nghĩa:
III – Củng cố:
! Quan sát tranh và tìm lời thuyết minh cho 4 bức tranh.
! Trình bày lời thuyết minh cho từng tranh.
- Giáo viên tổng kết sau mỗi tranh
! Kể lại cả câu chuyện dựa vào nội dung 4 tranh.
- Giáo viên nhận xét.
! Tập kể theo cặp.
! Thi kể theo cặp.
? Qua lời kể của các bạn các em cho lời nhận xét.
? Em học hỏi được điều gì ở bạn?
? Bạn nào là người kể hay nhất?
! Bạn nào xung phong kể lại toàn bộ câu chuyện.
? Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ, day dứt, suy nghĩ rất nhiều trước khi tiêm vắc - xin cho em bé?
? Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị cho tiết học sau.
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau thảo luận tìm lời thuyết minh cho tranh.
- Đại diện một số học sinh trả lời.
- 1 học sinh khá thực hiện.
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe.
- Một số bạn bốc thăm kể chuyện.
- Lớp nhận xét chọn bạn kể chuyện hay nhất.
- 1 học sinh xung phong kể lại cả câu chuyện.
- Vì vắc – xin mới thí nghiệm trên loài vật.
- Câu chuyện ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân hậu.
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần: 15 Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I – Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết tìm và kể được một câu chuyện đã nghe hay đã đọc phù hợp với yêu cầu của đề bài.
- Biết trao đổi với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Nghe bạn kể chuyện, nhận xét được lời kể của bạn.
II - Đồ dùng dạy học:
- Một số sách, truyện, bài báo viết về những người góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ktbc:
II – Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:
3. Thi kể chuyện:
! Kể lại chuyện Pa-xtơ và em bé.
? Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo viên giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.
? Đọc đề bài sách giáo khoa.
? Đề bài yêu cầu gì?
? Nội dung câu chuyện là gì?
- Giáo viên gạch chân những từ quan trọng trong đề bài.
! Giới thiệu một số câu chuyện các em định kể.
! Viết nhanh dàn bài câu chuyện ra giấy nháp.
! Kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
! Bốc thăm thi kể chuyện trước lớp.
- Sau mỗi câu chuyện học sinh kể
- 2 học sinh kể lại câu chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Nhắc lại đầu bài.
- 1 học sinh đọc đề bài và trả lời.
- Kể về những tấm gương tiêu biểu chống đói, nghèo, lạc hậu.
- Vài học sinh trả lời theo sự chuẩn bị của mình.
- Làm việc cá nhân viết nhanh dàn bài.
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau trao đổi với nhau về câu chuyện mình chuẩn bị và ý nghĩa câu chuyện.
- Một số học sinh bốc thăm kể chuyện.
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
III – Củng cố:
chuyện đều nói về ý nghĩa câu chuyện hoặc trả lời câu hỏi của thầy cô và các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
? Em học được điều gì sau câu chuyện của bạn?
? Theo em bạn nào là bạn có khả năng diễn xuất nhất?
- Giáo viên nhận xét tuyên dương những học sinh xuất sắc.
- Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
- Sau mỗi câu chuyện kể các em đều phải làm nổi bật được lí do vì sao em lại chọn câu chuyện này?
- Học sinh bình chọn bạn kể hay nhất.
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần: 16 Kể chuyện
Kể chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia
I – Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Tìm và kể được câu chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình; nói được suy nghĩ của mình về buổi sum họp đó.
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Nghe bạn kể chăm chú, nhận xét được lời kể của bạn.
II - Đồ dùng dạy học:
- Một số tranh ảnh về cảnh sum họp gia đình, bảng phụ viết phần gợi ý sách giáo khoa trang 157.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ktbc:
II – Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
a) Nắm lại yêu cầu của đề bài.
! Kể lại câu chuyện em đã nghe, đọc về những người góp sức mình chống lại đói, nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
! Đọc đề bài và nêu yêu cầu của đề bài.
? Câu chuyện các em sắp kể mang nội dung gì?
- Giáo viên gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài.
? Buổi sum họp em định kể nói về gia đình em hay họ hàng, nhà hàng xóm ...?
? Buổi sum họp đó diễn ra vào thời gian nào? Nhân dịp nào?
? Trong buổi sum họp này có những ai tham gia? Hoạt động của mọi người như thế nào? 
- 2 học sinh kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc.
- Nhắc lại đầu bài.
- 1 học sinh đọc và nêu yêu cầu.
- Kể về buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
- Trả lời theo thực tế các em chuẩn bị.
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
b) Thực hành kể chuyện:
III – Củng cố:
? Không khí của buổi sum họp gợi cho em những suy nghĩ gì?
! Viết nhanh dàn bài vào giấy nháp.
! 2 học sinh ngồi cạnh nhau trao đổi, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình.
! Thi kể chuyện trước lớp. Sau mỗi câu chuyện học sinh nói lên suy nghĩ của mình.
- Giáo viên viết lên bảng lần lượt những tên truyện.
- Cả lớp cùng giáo viên bình chọn câu chuyện hay nhất.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học sinh về nhà và chuẩn bị bài học giờ học sau.
- Viết dàn bài vào giấy nháp.
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau trao đổi.
- Một số nhóm đại diện trình bày trước lớp.
- Giáo viên và học sinh bình chọn.
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần: 17 Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I – Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết tìm và kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác.
- Biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Nghe bạn kể chăm chú, nhận xét được lời kể của bạn.
II - Đồ dùng dạy học:
- Một số tranh, truyện, bài báo có nội dung liên quan.
- Bảng phụ.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ktbc:
II – Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
a) Nắm lại yêu cầu của đề bài.
! Kể lại một buổi sum họp đầm ấm của gia đình em.
! Nêu cảm nghĩ của em về buổi sum họp đầm ấm đó.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
! Đọc đề bài và nêu yêu cầu.
? Câu chuyện các em sắp kể mang nội dung gì?
 ! Kể tên một số câu chuyện các em chuẩn bị kể cho tiết học này.
! Đọc gợi ý sách giáo khoa.
? Em hiểu thế nào là người biết sống đẹp?
? Trong các câu chuyện các em đã học có câu chuyện nào có nội dung ca ngợi sống đẹp?
? Những câu chuyện này các em tìm thấy ở đâu?
- 2 học sinh kể lại câu chuyện của mình và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Nhắc lại đầu bài.
- 1 học sinh đọc và nêu yêu cầu.
- Mang nội dung về nét sống đẹp.
- Vài học sinh nêu tên câu chuyện của mình.
- Học sinh nêu theo ý hiểu của mình.
- Bạn Na trong truyện Phần thưởng, những nhân vật trong truyện Chuỗi ngọc lam ...
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
b) Thực hành kể chuyện:
III – Củng cố:
! Nháp nhanh ra giấy nháp dàn ý câu chuyện mình định kể.
! Thảo luận nhóm đôi về nội dung và ý nghĩa câu chuyện của mình.
! Học sinh thi kể chuyện trước lớp. Sau mỗi câu chuyện các em trao đổi về ý nghĩa, nhân vật của câu chuyện như: Em học được gì qua nhân vật A? Câu chuyện mang đến cho chúng ta thông điệp gì? Sau câu chuyện em có thái độ như thế nào với người xung quanh? ...
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho giờ học sau.
- Lớp làm việc cá nhân ra giấy nháp.
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau kể chuyện của mình chuẩn bị cho nhau nghe.
- Đại diện một số nhóm kể chuyện trước lớp.
- Trao đổi, thảo luận với nhau về lời kể hay, câu chuyện tốt. ...

Tài liệu đính kèm:

  • doct11-17.doc