Giáo án môn Chính tả lớp 5 - Tiết 6 đến tiết 10

Giáo án môn Chính tả lớp 5 - Tiết 6 đến tiết 10

I – Mục đích yêu cầu:

- Nhớ – viết chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3 và 4 của bài.

- Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi: ươ / ưa.

II - Đồ dùng dạy học:

- Vở bài tập TV5 tập 1; Bảng phụ.

III – Hoạt động dạy học:

 

doc 9 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1261Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Chính tả lớp 5 - Tiết 6 đến tiết 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6: Chính tả (Nhớ – Viết)
Ê-mi-li, con ...
I – Mục đích yêu cầu:
- Nhớ – viết chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3 và 4 của bài.
- Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi: ươ / ưa.
II - Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập TV5 tập 1; Bảng phụ.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – KTBC:
ii – Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh nhớ-viết.
! Lấy bảng tay viết các tiếng: suối, ruộng; mùa lúa; nhung lụa ...
! Nêu quy tắc đánh dấu thanh ở những tiếng em vừa viết.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
! Trao đổi nhóm 2: 2 học sinh ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe và nhận xét.
! Đọc to trước lớp. Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung nếu bạn đọc sai.
! Nêu nội dung của hai khổ thơ bạn vừa đọc.
? Trong đoạn các em vừa đọc có những từ ngữ nào khó viết?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết từ khó.
? Khi viết những từ ngữ nào các em cần phải viết hoa?
? Tên nước ngoài, em viết như thế nào? 
! Học sinh nhớ lại hai khổ thơ 3 và 4 viết vào vở.
- Giáo viên đi quan sát giúp đỡ học sinh yếu.
- 2 học sinh lên bảng, lớp viết bảng tay.
- 2 học sinh lên bảng trả lời.
- Nhắc lại tên bài.
- Hai học sinh ngồi cạnh nhau đọc lại đoạn 3,4 và trao đổi với nhau.
- Đại diện 2 học sinh đọc to bài trước lớp, lớp theo dõi, nhận xét.
- Học sinh trả lời theo quan niệm riêng của mình và lớp theo dõi, nhận xét.
- Nghe gv hướng dẫn.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh viết vở.
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
3. Luyện tập:
Bài 2: Tìm những tiếng có ưa; ươ trong hai khổ thơ dưới đây. Nêu nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng trên.
Bài 3: Tìm tiếng có chứa ưa; ươ thích hợp với mỗi ô trống.
III – Củng cố – dặn dò
- Học sinh đổi vở soát lỗi cho nhau; gv tranh thủ chấm một số vở.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương trước lớp.
? Trong lớp ta hôm nay những bạn nào không có lỗi, 1 lỗi, 2 lỗi ... Giáo viên tuyên dương trước lớp và yêu cầu một số học sinh viết yếu về nhà viết lại.
! 1 học sinh đọc yêu cầu và thông tin bài tập 2.
! Đọc thầm tìm các tiếng có chứa ưa; ươ.
- Giáo viên hướng dẫn mẫu trong câu thơ thứ nhất.
! 1 học sinh đọc câu thơ thứ nhất.
- Giáo viên đưa bảng phụ có ghi câu thứ nhất.
? Có tiếng nào chứa ưa;ươ không?
! Lớp làm việc cá nhân trong thời gian 2 phút và 1 em lên trình bày bảng.
- Giáo viên chữa bài và hỏi có ai làm giống bạn.
! Đọc bài tập 1, nêu quy tắc đánh dấu thanh các tiếng có chưa ưa; ưô. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đánh dấu thanh.
! Đọc yêu cầu, thông tin bài tập 3.
! Thảo luận nhóm 4, 1 nhóm đại diện làm bảng nhóm.
! Nhắc lại quy tắc đánh dấu thanhowa; ươ?
- Giáo viên tuyên dương, nhận xét giờ học.
- Học sinh dựa vào kết quả bài làm của mình giơ tay báo cáo.
- 1 học sinh đọc bài.
- Lớp thực hiện.
- Nghe gv hướng dẫn.
- 1 học sinh đọc bài.
- Không.
- Lớp làm vở bài tập, 1 học sinh lên bảng.
- Dựa vào bài làm của mình giơ tay báo cáo.
- 1 học sinh đọc bài và nêu quy tắc đánh dấu thanh.
- 1 học sinh đọc bài.
- Lớp thảo luận nhóm 4, 1 nhóm đại diện làm trên bảng nhóm. Lớp theo dõi bảng nhóm nhận xét.
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần 7: Chính tả (Nghe – Viết)
Dòng kinh quê hương
I – Mục đích yêu cầu:
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài Dòng kinh quê hương.
- Nắm vững quy tắc và làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi iê; ia.
II - Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập TV5 tập 1; Bảng phụ.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – KTBC:
ii – Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh nghe-viết.
! Lên bảng viết các tiếng sau: lưa thưa; mưa; tưởng; tươi.
! Nêu quy tắc đánh dấu thanh trên các tiến có nguyên âm đôi ưa; ươ.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài, ghi bảng đầu bài.
- Giáo viên đọc bài lần 1.
- Giải thích một số từ khó hiểu: kinh; bàng...
! Đọc bài. Nêu nội dung của đoạn em vừa đọc.
- Giáo viên đưa tiếng “tiếng” và cho biết đánh dấu thanh như thế nào? 
? Trong bài có những từ ngữ nào khi viết dễ bị sai?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết từ khó.
! Lớp viết bảng tay.
- Giáo viên chỉnh đốn tư thế tác phong chuẩn bị viết bài.
- Giáo viên đọc lần 2, lớp gấp sách nghe gv đọc và ghi bài vào vở của mình.
- Giáo viên đọc lần 3, lớp dùng chì theo dõi soát lỗi.
- 2 học sinh lên bảng viết bài.
- 2 học sinh nêu quy tắc đánh dấu thanh.
- Nhắc lại đầu bài.
- Nghe gv đọc bài viết.
- Nghe gv giải thích một số từ khó.
- 1 học sinh đọc và nêu nội dung đoạn viết.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh đưa một số từ khó: mái xuồng; giã bàng; ngưng lại; lảnh lót; ...
- Lớp viết bảng tay từ khó.
- Chỉnh đốn tư thế, dụng cụ chuẩn bị viết bài.
- Lớp theo dõi gv đọc để soát lỗi.
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
3. Luyện tập:
Bài 2: Tìm một vần có thể điền vào cả 3 chỗ trống dưới đây:
Bài 3: Tìm tiếng có chứa ia; iê thích hợp với mỗi ô trống.
III – Củng cố – dặn dò
! 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở dùng chì soát lỗi cho nhau.
- Giáo viên chấm vở bài tập và nhận xét nhanh trước lớp.
? Bạn nào không có lỗi, 1 lỗi ... ?
- Giáo viên tuyên dương những học sinh viết tốt.
! Đọc yêu cầu và thông tin bài tập.
? Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì?
! Lớp thảo luận nhóm 4, 1 nhóm đại diện điền vào bảng nhóm, các nhóm còn lại làm phiếu học tập.
- Gắn bảng nhóm lên bảng để cả lớp theo dõi, nhận xét.
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rơm rạ thì ít, gió đông thì nhiều
Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
! 1 học sinh đọc lại bài thơ và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở những tiếng có vần iê.
! Đọc yêu cầu và thông tin bài tập
? Bài tập 3 yêu cầu gì?
! Thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi
! Nối tiếp vài học sinh trả lời và có thể nêu nội dung các thành ngữ trên.
- Đông như kiến.
- Gan như cóc tía.
- Ngọt như mía lùi.
! Vài học sinh đọc thuộc các thành ngữ trên.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở soát lỗi cho nhau.
- Học sinh báo cáo kết quả.
- 1 học sinh đọc bài.
- Trả lời.
- Thảo luận nhóm 4, 1 nhóm làm bài trên bảng nhóm.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 học sinh đọc bài thơ.
- 1 học sinh đọc bài.
- Tìm tiếng có vần iê; ia điền vào chỗ trống.
- Thảo luận nhóm 2.
- 3 học sinh trả lời.
- Vài học sinh đọc thuộc bài.
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần 8: Chính tả (Nghe – Viết)
Kì diệu rừng xanh
I – Mục đích yêu cầu:
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài Kì diệu rừng xanh.
- Biết đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê; ya.
II - Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập TV5 tập 1; Bảng phụ.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – KTBC:
ii – Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh nghe-viết.
! Viết các tiếng chứa ia; iê trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây và nêu quy tắc đánh dấu thanh trong những tiếng ấy: Sớm thăm tối viếng. Trọng nghĩa khinh tài. ở hiền gặp lành. Liệu cơm gắp mắm. ...
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
- Giáo viên đọc bài lần 1.
? Khi viết tiếng chuyền các em cần chú ý điều gì?
! 1 học sinh đọc lại đoạn viết, nêu nội dung của đoạn.
? Các em thấy trong đoạn này, những từ ngữ nào chúng ta viết hay bị sai?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết từ khó.
! Viết bảng tay.
? Khi viết những từ ngữ nào chúng ta phải viết hoa?
- Giáo viên chỉnh đốn tư thế, tác phong và đọc lần 2 cho học sinh viết bài vào vở.
- Giáo viên đọc lần 3, lớp dùng chì theo dõi và soát lỗi bài mình.
- Vài học sinh lên bảng viết bài.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm
- Nhắc lại đầu bài.
- Nghe gv đọc lần 1.
- Chú ý đánh dấu thanh.
- 1 học sinh đọc đoạn viết và nêu nội dung.
- Nêu một số từ khó: ẩm lạnh; rào rào; gọn ghẽ; len lách; mải miết; ...
- Quan sát gv hướng dẫn.
- Lớp viết bảng tay những từ gv đọc.
- Học sinh nêu.
- Chuẩn bị tư thế, dụng cụ viết bài.
- Dùng chì soát lỗi.
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
3. Luyện tập:
Bài 2: Tìm trong đoạn tả cảnh rừng khuya dưới đây những tiếng có chứa yê; ya.
Bài 3: Tìm tiếng vần uyên thích hợp với mỗi ô trống dưới đây.
Bài 4: Tìm tiếng thích hợp để gọi tên các loài chim trong tranh.
III – Củng cố – dặn dò
! 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở dùng chì soát lỗi cho nhau.
- Giáo viên chấm vở bài tập và nhận xét nhanh trước lớp.
? Bạn nào không có lỗi, 1 lỗi ... ?
- Giáo viên tuyên dương những học sinh viết tốt.
! Đọc yêu cầu và thông tin bài tập
! Lớp đọc thầm và tìm những tiếng chứa yê; ya. 1 học sinh đại diện tìm ra bảng nhóm.
- Gắn bảng nhóm lên bảng, lớp theo dõi, bổ sung.
! 1 học sinh đọc lại những từ vừa tìm được.
! Nêu cách đánh dấu thanh của những tiếng các em vừa tìm được.
- Giáo viên nhận xét.
! Đọc yêu cầu và thông tin bài tâp
! Quan sát và cho biết nội dung 2 bức tranh sách giáo khoa vẽ gì?
! Bạn nào có thể đọc được hoàn chỉnh hai đoạn thơ.
? Từ các em vừa điền vào chỗ trống là gì?
? Khi đánh dấu thanh vào các tiếng có âm yê chú ý gì?
! Đọc yêu cầu và nêu yêu cầu.
- Giáo viên đưa tranh từng loài chim và yêu cầu học sinh lấy bảng tay viết tên chim tương ứng.
- Giáo viên viết tên chim lên bảng và sau đó chú thích về đặc điểm điểm của từng loài.
! Nêu quy tắc đánh dấu thanh.
- Giáo viên nhận xét, hướng dẫn học sinh học ở nhà.
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở soát lỗi cho nhau.
- Học sinh báo cáo kết quả.
- 1 học sinh đọc bài.
- Thảo luận nhóm 2, 1 học sinh viết kết quả ra bảng nhóm.
- Lớp nhận xét.
- 1 học sinh đọc lại bài.
- 1 học sinh trả lời, lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 học sinh đọc bài.
- Lớp quan sát 2 bức tranh và trả lời: chiếc thuyền và chim khuyên.
- Vài học sinh đọc và trả lời.
- Học sinh trả lời.
- 1 học sinh đọc bài.
- Lớp viết tên chim tương ứng vào bảng tay và nếu có thể thì nói về đặc điểm điểm của từng loại chim.
- Vài học sinh trả lời.
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần 9: Chính tả (Nhớ – Viết)
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
I – Mục đích yêu cầu:
- Nhớ và viết lại đúng chính tả bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà. Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do.
- Ôn lại cách viết những từ ngữ có chứa phụ âm đầu l/n hoặc âm cuối n/ng.
II - Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập TV5 tập 1; Bảng phụ.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – KTBC:
ii – Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh nhớ-viết.
! Học sinh thi viết tiếp sức lên bảng các tiếng có chứa vần uyên; uyết.
- Lớp cổ vũ, nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- Giáo viên đọc toàn bài.
! 2 học sinh ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe về bài thuộc lòng: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà.
! Nêu nội dung bài.
? Bài thơ gồm mấy khổ thơ?
! Bạn nào có thể đọc thuộc to cả bài cho lớp nghe.
! Nhận xét bạn đọc.
? Khi viết chúng ta trình bày các dòng thơ như thế nào? 
? Trong bài có những tiếng nào khó viết?
- Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh viết bảng.
? Trong bài có những từ ngữ nào khi viết chúng ta phải viết hoa?
- Giáo viên cho học sinh viết bài và đi quan sát giúp đỡ học sinh yếu
- Mỗi nhóm ngẫu nhiên gồm 5 bạn lên tham gia trò chơi.
- Lớp cổ vũ, nhận xét.
- Nghe gv nhận xét, cho điểm.
- Nghe gv đọc.
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau ôn lại cho nhau nghe.
- 1 học sinh nêu nội dung.
- 2 học sinh đọc thuộc lòng trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Học sinh trả lời.
- Nêu một số từ khó: 
- Nghe gv hướng dẫn và viết bảng.
- Học sinh trả lời.
- Cả lớp viết bài.
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
3. Luyện tập:
Bài 2: 
a) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n. Tìm những từ ngữ có tiếng đó.
b) Mỗi cột trong mỗi bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm cuối n hay ng. Hãy tìm các từ ngữ có các tiếng đó.
Bài 3: Thi tìm nhanh:
III – Củng cố – dặn dò
! Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở dùng chì soát lỗi cho nhau.
- Giáo viên chấm nhanh và nhận xét chất lượng viết.
? Bạn nào không có lỗi, 1 lỗi ... ?
- Giáo viên tuyên dương những học sinh viết tốt.
! Lớp chuẩn bị bài và lên bảng bốc thăm, sau đó mở phiếu và đọc to yêu cầu của phiếu và làm ngay trước lớp. Lớp theo dõi, nhận xét.
- Nội dung một số phiếu:
* la – na; lẻ – nẻ; lo – no; lở – nở
* man – mang; vần – vầng; buôn – buông; vươn – vương.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm và yêu cầu học sinh đọc lại sự phân biệt đó trong bảng của gv đã chuẩn bị sẵn.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi theo hình thức chơi trò chơi tiếp sức. Lớp chia thành hai nhóm lớn cho các em thảo luận nhanh trong thời gian 3 phút và sau đó cứ một bạn ở nhóm 1 đưa ra lời giải thì một bạn ở tổ 2 phải đưa ra, nếu không đưa ra được thì một bạn trong đội có thể thay thế nhưng nếu trả lời đúng cũng bị bớt đi nửa số điểm. Chơi lần lượt từng em một. Có thể tổ chức chơi song song hai ý cùng một lúc hoặc chơi từng ý 1.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương và hướng dẫn học sinh học ở nhà.
- Hết thời gian 2 học sinh ngồi cạnh dùng chì soát lỗi cho nhau.
- Học sinh báo cáo bằng hình thức giơ tay.
- 1 học sinh đọc và nêu yêu cầu.
- Chuẩn bị bài trong thời gian khoảng 3 phút sau đó xung phong lên bảng bốc thăm và trả lời câu hỏi. Lớp theo dõi, nhận xét.
- Vài học sinh đọc lại bảng so sánh của gv.
- Lớp chia thành hai hoặc 3 nhóm lớn nghe gv phổ biến luật chơi và tham gia chơi, cố gắng để học sinh cả lớp chơi là tốt nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • doct6-10.doc