A/ MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:
- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
- Ghi lại đúng phần vần của tiếng trong BT2; chép đúng phần vần của các tiếng vào mô hình, theo Y/C BT3.
- Giúp HS có ý thức rèn chữ, giữ vở
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở BT T/V 5
- Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần trong BT3.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:Việt Nam thân yêu
- Em hãy nhắc lại quy tắc viết g/gh, ng/ngh, k/c.
3. Bài mới:
Ngày soạn:................................ Ngày dạy:.............................................. Tuần: 2 Môn: CHÍNH TẢ (nghe – viết) Tiết: 2 Bài: LƯƠNG NGỌC QUYẾN A/ MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU: - Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi . - Ghi lại đúng phần vần của tiếng trong BT2; chép đúng phần vần của các tiếng vào mô hình, theo Y/C BT3. - Giúp HS có ý thức rèn chữ, giữ vở B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vở BT T/V 5 - Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần trong BT3. C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: Hát 2. Kiểm tra bài cũ:Việt Nam thân yêu - Em hãy nhắc lại quy tắc viết g/gh, ng/ngh, k/c. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI CHÚ * Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ viết bài chính tả :Lương Ngọc Quyến * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết Mục tiêu 1: Nghe viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến Tiến hành: 1/ Tìm hiểu nội dung: - Giáo viên đọc mẫu. - Học sinh đọc thầm. - GV nói về nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến: giới thiệu chân dung, năm sinh, năm mất. - Lương Ngọc Quyến là người như thế nào? - Cho HS xem chân dung của ông (SGK) sinh năm 1885, mất năm 1917) - Học sinh trả lời theo gợi ý SGK. 2/ Luyện viết từ khó: -Em hãy thảo luận và tìm những từ mà các em hay viết sai trong bài. - GV nêu thêm: mưu, khoét, xích sắt, thoát - Trong bài có những từ nào cần viết hoa? - HS thảo luận nhóm đôi và nêu - Học sinh phân tích, phân biệt giải nghĩa. - Học sinh đọc – viết bảng con. - HS nêu 3/ Viết chính tả: - Nhắc nhở học sinh trước khi viết: Chú ý cách trình bày, tư thế ngồi, cách cầm bút - GV đọc từng dòng cho học sinh viết. - HS viết bài. - GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt. - HS soát bài. 4/ Chấm, chữa bài: - GV đọc lại bài( chậm, nhấn mạnh những từ khó). - HS dò theo và chấm bài, chữa lỗi. - HS thống kê số lỗi. - GV chấm, chữa 7 – 10 bài - HS từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau. - GV nhận xét chung. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả Mục tiêu 2: Nắm được mô hình cấu tạo vần, chép đúng tiếng vần vào mô hình. Tiến hành: Bài tập 2: trang 17 - Một HS đọc bài. - Hãy nêu yêu cầu của BT? - Yêu cầu HS viết vào bảng con phần vần của những tiếng: Trạng nguyên, khoa thi, làng Mộ Trạch, Bình Giang - 1 HS nêu yêu cầu của BT. - HS làm vào bảng con. Bài tập 3:- Em hãy nêu yêu cầu của BT 3. + GV hướng dẫn HS làm mẫu 1 tiếng. + Em hãy nêu bộ phận vần trong tiếng nguyễn + Trong vần uyên âm nào là âm chính, vậy âm u được gọi là âm gì? Âm cuối là âm nào? - Em có nhận xét gì về bộ phận vần của tiếng? - HS nêu - 1 HS trả lời - Cả lớp làm vào vở BT . - HS nhận xét sửa bài. - Học sinh sửa bài trên bảng lớp. - HS nhận xét bài bạn -HS nêu: + Vần của tất cả các tiếng đều có âm chính. - Giáo viên chốt lại: + Vần của tất cả các tiếng đều có âm chính. + Ngoài âm chính, một số vần còn có thêm âm cuối (trạng, làng, ), âm đệm (nguyên, Nguyễn, khoa, huyện, ). Các âm đệm được ghi bằng chữ cái o hoặc u. + Có những vần có đủ cả âm đệm, âm chính và âm cuối (nguyên, Nguyễn, huyện). 4. Củng cố: - Yêu cầu HS nêu lại những từ cần viết hoa. - Yêu cầu HS phân tích lại một số từ dễ viết sai. 5. Dặn dò: - Yêu cầu học sinh ghi nhớ mô hình cấu tạo vần. Dặn HS về nhà tiếp tục HTL những câu đã chỉ định trong bài Thư gửi các học sinh để chuẩn bị cho bài chính tả nhớ – viết: Thư gửi các học sinh - GV nhận xét tiết học *Điều chỉnh, bổ sung . . . . . .
Tài liệu đính kèm: