Giáo án môn Địa lí 4

Giáo án môn Địa lí 4

Bài 1: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ

I,Mục tiêu:

 -Học xong bài này H biết:

 +Vị trí địa lý, hình dáng của nước ta.

 +Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một tổ quốc.

II,Đồ dùng dạy học:

 -Bản đồ VN, bản đồ thế giới.

 -Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.

 

doc 61 trang Người đăng hang30 Lượt xem 589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lý
Tuần 1 Bài Mở đầu Thứ 5.14.9.2006
Bài 1: Môn lịch sử và địa lý
I,Mục tiêu:
 -Học xong bài này H biết:
 +Vị trí địa lý, hình dáng của nước ta.
 +Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một tổ quốc.
II,Đồ dùng dạy học:
 -Bản đồ VN, bản đồ thế giới.
 -Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.
III,Phương pháp: quan sát,đàm thoại,giảng giải
IV,Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: 
 -G treo bản đồ hành chính ĐL VN.
 -G giới thiệu vị trí của đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng.
em hãy xác định vị trí của nước ta trên bản đồ địa lý tự nhiên VN ?
 -G nhận xét.
 ? Trên đất nước ta VN có bao nhiêu dân tộc sinh sống ? Họ sống ở đâu?
 -G nhận xét.
 ? em đang sống ở nơi nào trên đất nước ta ?
*Hoạt động 2: làm việc nhóm
 +G phát cho mỗi nhóm một tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc.
 +H tìm hiểu và mô tả bức tranh ảnh đó.
*GVKL: Mỗi dân tộc sống trên đất nước VN có nét văn hoá riêng song đều có cùng một tổ quốc, một lịch sử VN.
*Hoạt động 3: Làm việc cả nhóm 
 -G đặt vấn đề: để có một tổ quốc tươi đẹp như hôm nay ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.Em có thể kể được một sự kiện CM điều đó?
 -G nhận xét và kết luận.
*Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
 ? để học tốt môn lịch sử và địa lý các em cần phải làm gì?
 -G có thể đưa ra một VD cụ thể .
 -G củng cố nội dung -> bài học
4,Tổng kết:
 -Môn lịch sử và địa lý giúp các em biết gì?
 -G nhắc lại
 -Về nhà học bài chuẩn bị bài sau. 
-H tự đọc bài trong sgk từ đầu đến quần đảo trên biển.
-H quan sát.
-H lên bảng vừa chỉ vừa trình bày.
-Nước Việt Nam bao gồm phần đất liền và vùng biển rộng, phần đất liền có hình chữ S:
+Phía Bắc giáp với Trung Quốc 
+Phía Tây giáp với Lào và Cam-pu-chia.
+Phía Đông và phía Nam là vùng biển rộng lớn, vùng biển phía Nam là một bộ phận của biển Đông. Trong vùng biển nước ta có nhiều đảo và quần đảo 
-H nhận xét và bổ sung.
-Trên đất nước VN có 54 dân tộc sinh sống , có dân tộc sống ở miền núi hoặc trung du; có dân tộc sống ở đồng bằng hoặc ở các đảo và quần đảo trên biển .
-H nhận xét.
-H tự xác định theo hoạt động nhóm đôi.
-Các nhóm trả lời
-Nhóm khác nhận xét.
-Nhóm 4 H .
+Các nhóm làm việc
+Các nhóm mô tả các hoạt động của bức tranh ảnh mà mình có.
-H nhắc lại-G ghi lên bảng .
-H phát biểu ý kiến.
-H nhận xét.
-Tập quan sát sự vật, hiện tượng, thu thập tìm kiếm tài liệu lịch sử, địa lý mạnh dạn nêu thắc mắc đặt cây hỏi và tìm câu trả lời. Tiếp đó em nên trình bày kết quả học tập bằng cách diễn đạt của mình.
-H nêu bài học sgk. 
Bài 2: Thứ 5.21.9.2006
làm quen với bản đồ
I,Mục tiêu:
 -Học xong bài này H biết:
 +Nêu được định nghĩa đơn giản về bản đồ.
 +Một số yếu tố của bản đồ : tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ.
 +Bước đầu nhận biết được các kí hiệu của một số đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ.
II,Đồ dùng dạy học:
 -Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam...
III,Phương pháp: quan sát,đàm thoại,giảng giải
IV,Các hoạt động dạy học:
 1,ổn định tổ chức.
 2,KTBC:
 -Gọi H trả lời?
 -G nhận xét.
 3,Bài mới:
 -Giới thiệu bài:
1,Bản đồ:
*Hoạt động 1: làm việc cả lớp.
 -Bước 1: G treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự: thế giới, châu lục, Việt Nam...
 -Y/c H quan sát và đọc tên các bản đồ trên bảng
? thế nào là bản đồ?
 -G nhận xét và ghi kết luận
*Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
 -Y/c H quan sát hình 1,2 sgk rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn
 -G kiểm tra giúp đỡ H kém.
 -Y/c H đọc sgk phần 1 và trả lời các câu hỏi sau:
 ? Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm ntn?
 -G nhận xét
 -Y/c H quan sát hình 3sgk và nhận xét
 -Tại sao cùng vẽ về VN mà bản đồ hình 3 sgk lại nhỏ hơn bản đồ địa lý TN VN treo tường?
 -G sửa chữa và giúp H hoàn thiện câu trả lời.
2,Một số yếu tố của bản đồ .
*Hoạt động 3:làm việc theo nhóm
 -Bước 1:
 -G yêu cầu các nhóm đọc sgk, quan sát bản đồ trên bảng và thảo luận theo gợi ý sau:
 +Tên bản đồ H3 cho ta biết điều gì?
 +Trên bản đồ người ta thường quy định các hướng bắc, nam, đông, tây như thế nào ?
 +Chỉ các hướng B,N,Đ,T trên bản đồ hình 3?
 +Bảng chú giải hình 3 có những kí hiệu nào ? Kí hiệu bản đồ dùng để làm gì ?
 -G giải thích thêm cho H : tỉ lệ bản đồ thường được biểu diễn dưới dạng tỉ số, là một phân số luôn có tử số là 1.Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ bản đồ càng được thu nhỏ và ngược lại
*G kết luận: một số yếu tố mà các em vừa tìm hiểu đó là:
*Hoạt động 3: Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ.
 -Bước 1: làm việc cá nhân.
 -Bước 2: làm việc theo từng cặp 
 -G quan sát và kiểm tra H 
4,Tổng kết bài:
 -G khai thác kinh nghiệm sống của H yêu cầu H trả lời câu hỏi?
 -Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
-Môn lịch sử và địa lý giúp các em biết gì?
-H nhận xét.
-H quan sát.H đọc tên các bản đồ trên bảng .
-H nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ .
+bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt trái đất .
+Bản đồ châu lục thể hiện một bộ phận lớn của bề mặt trái đất-các châu lục
+Bản đồ VN thể hiện một bộ phận nhỏ hơn của bề mặt trái đất-nước VN.
-Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định.
-H nhận xét.H nhắc lại-G ghi bảng.
-H quan sát hình 1,2.
-Người ta thường sử dụng ảnh chụp từ máy bay hay vệ tinh, nghiên cứu vị trí các đối tượng cần thể hiện, tính toán các khoảng cách trên thực tế, sau đó thu nhỏ theo tỉ lệ; lựa chọn các kí hiệu rồi thể hiện các đối tượng đó trên bản đồ.
-H nhận xét.
-Vì bản đồ hình 3sgk đã được thu nhỏ theo tỉ lệ .
-H đọc sgk, quan sát bản đồ.
-Hoạt động nhóm-thảo luận 
-Nhóm trưởng báo cáo kết quả
-Đây là bản đồ chỉ khu vực Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội.
-Người ta thường quy định : phía trên bản đồ là hướng bắc, phía dưới là phía nam,bên phải là hướng đông, bên trái là hướng tây.
-Kí hiệu bản đồ được dùng để thể hiện các đối tượng lịch sử hoặc địa lý trên bản đồ.
-Các nhóm khác bổ sung.
-Tên bản đồ, phương hướng, tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ.
-H nhắc lại-G ghi bảng.
-H quan sát bảng chú giải H3 và một số bản đồ khác .
-Vẽ một số kí hiệu của đối tượng địa lý:
+Đường biên giới quốc gia 
+Núi, sông, thủ đô, thành phố...
-Hai H thi đố cùng nhau: 1 em nói kí hiệu, 1 em vẽ kí hiệu.
-Y/c H nhắc lại KN bản đồ, kể tên 1 số yếu tố của bản đồ.
-Bản đồ được dùng để làm gì?
-H nêu lại bài học
	Thứ 5.21.9.2006
Tuần 2: Bài 3
Làm quen với bản đồ.
I,Mục tiêu: học xong bài này H biết:
 -Trình tự các bước sử dụng bản đồ
 -Xác định được 4 hướng chính( Bắc, Nam, Đông, Tây) trên bản đồ theo quy ước .
 -Tìm một số đối tượng địa lí dựa vào bảng chú giải của bản đồ .
II,Đồ dùng dạy học
 -Bản đồ địa lý tự nhiên VN 
 -Bản đồ hành chính VN 
III,Phương pháp:quan sát,đàm thoại,giảng giải
IV,Các hoạt động dạy học
 1,ổn định tổ chức.
 2,KTBC.
 -Gọi H trả lời 
 -G nhận xét.
 3,Bài mới:
*Giới thiệu bài: 
1,Cách sử dụng bản đồ.
*Hoạt động 1: làm việc cả lớp
-Bước 1:
 ? Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
 ? Dựa vào bảng chú giải hình 2,3 để đọc một số đối tượng địa lý 
 -Chỉ đường biên giới, phần đất liền VN với các nước láng giềng trên hình 3 bài 2 và giải thích tại sao biết đó là đường biên giới quốc gia.
 -Bước 2:
 -Bước 3: G giúp H nêu được các bước sử dụng bản đồ (như sgk)
2,Bài tập :
*Hoạt động 2: thực hành theo nhóm 
 -Bước 1:
 -Bước 2:
 -G hoàn thiện câu trả lời của các nhóm.
 -Bài tập b-ý 3: kể tên các nước láng giềng và biển đảo, quần đảo của VN?
 -Kể tên 1 số con sông được thể hiện trên bản đồ ?
*Hoạt động 3: làm việc cả lớp.
 -G treo bản đồ hành chính VN lên bảng.
 -G yêu cầu:
 -H lên chỉ, G chú ý hướng dẫn H cách chỉ: VD chỉ một địa điểm, khu vực thì khoanh kín theo danh giới của khu vực, chỉ một địa điểm, thành phố chỉ vào kí hiệu, chỉ một dòng sông thì phải chỉ từ đầu nguồn xuống.
4,Tổng kết.
 -Gọi H nêu lại bài H trong sgk.
 -Về nhà học bài-chuẩn bị bài sau.
-Bản đồ là gì?
-Nêu một số yếu tố của bản đồ?
-Y/c H dựa vào KT bài trước trả lời các câu hỏi sau:
-Đọc tên bản đồ để biết bản đồ thể hiện nội dung gì ?
-H đọc kí hiệu bảng chú giải hình 3 bài 2.
-H trả lời các câu hỏi trên .
-Đọc tên bản đồ để biết bản đồ đó thể hiện nội dung gì?
-Xem bảng chú giải để biết kí hiệu đối tượng lịch sử hoặc địa lí.
-Tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ dựa vào kí hiệu.
-H nhắc lại- G ghi bảng.
-H trong nhóm lần lượt làm bài tập a,b trong sgk.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả trong nhóm làm việc
-H các nhóm khác sửa chữa bổ sung
-Các nước láng giềng của VN : Lào, Trung Quốc, Cam-pu-chia
-Biển nước ta là một phần của biển đông.
-Quần đảo của VN: Hoàng Sa, Trường Sa...
-Một số đảo của VN: Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà...
-Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hâu...
-Một số H lên đọc tên bản đồ, chỉ hướng B, N, Đ, T trên bản đồ.
-Một số H lên chỉ tỉnh, TP mình đang sống.
-Một số H nêu tên những tỉnh (TP) giáp với tỉnh mình? 
Phần địa lý
Bài 1:
	Thứ 5.21.9.2006
Dãy núi Hoàng Liên Sơn
I,Mục tiêu: học xong bài này H biết:
 -Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ địa lý tự nhiên VN.
 -Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn( vị trí, địa hình, khí hâu)
 -Mô tả đỉnh núi phan-xi-păng
 -Dựa vào lược đồ, bản đồ, tranh ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.
 -Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của nước Việt Nam.
II,Đồ dùng dạy học
 -Bản đồ địa lý TN VN.
 -Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan-xi-păng
III,Phương pháp:quan sát,đàm thoại,giảng giải
IV,Các hoạt động dạy học
 1,ổn định tổ chức.
 2,KTBC.
 -Gọi H trả lời.
 -G nhận xét.
 3,bài mới.
 -Giới thiệu :
1,Hoàng Liên Sơn –dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam.
*Hoạt động 1: làm việc cá nhân
 -G chỉ vị trí của dãy núi HLS trên bản đồ địa lý TN VN 
 -H dựa vào kí hiệu tìm vị trí của dãy núi HLS ở hình 1.
 -H dựa vào lược đồ hình 1kênh chữ sgk trả lời các câu hỏi:
 ? kể tên những dãy núi chính ở phía bắc nước ta , trong đó dãy núi nào dài nhất.
 ?Dãy núi HLS dài bao nhiêu km rộng bao nhiêu km?
 ?Đỉnh núi, sườn và thung lũng của dãy HLS ntn?
*Bước 2:
 -Dãy núi HLS ở đâu?
 -H nêu –G ghi bảng
 -Gọi H vẽ dãy núi HLS ?
 -G chỉ đỉnh núi và sườn núi.
 -Chỗ đất thấp nằm giữa các sườn núi gọi là gì?
 -G sửa chữa giúp H hoàn thành phần trình bày.
*Hoạt động 2: thảo luận nhóm.
 -Bước 1:
 +Chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng ở hình 1và cho biết độ cao của nó?
 +Tại sao đỉnh núi Phan-xi-păng được gọi là “nóc nhà” của tổ quốc ?
 +Quan sát hình 2 mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng?
 -Bước 2:
 ... Nẵng-Trung tâm công nghiệp
*Hoạt động 1:làm việc theo cặp
-Bước 1:dựa vào bảng thống kê kể tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng?
-Qua bảng ghi tên chuyên chở từ Đà Nẵng đi nơi khác fm hãy nêu tên một số ngành sản xuất ở Đà Nẵng
-Các mặt hàng từ nơi khác đưa đến Đà Nẵng chủ yếu là sản phẩm của ngành công nghiệp 
-Chuyển ý
3, Đà Nẵng-địa điểm du lịch
*Hoạt động 3:làm việc cá nhân
-Bước 1:
-Các địa điểm đó ở đâu?
-Ngoài những địa điểm trên ở Đà Nẵng còn có những điểm du lịch nào nữa?
-Tiểu kết
-H quan sát lược đồ H1 của bài 24 và nêu tên thành phố phía nam của đèo Hải Vân 
-H nêu tên thành phố Đà Nẵng
-Đà Nẵng nằm ở phía nam đèo Hải Vân bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng,nán đảo Sơn Trà
-Vì Đà Nẵng có cảng Tiên Sa,cảng sông Hàn gần nhau .Thành phố là nơi đến và xuất phát của nhiều tuyến đường giao thông:đường sắt ,đường bộ 
-H báo cáo kết quả
-H nhận xét
-Tàu đỗ trên cảng là loại tàu lớn ,hiện đại 
-Nêu được các phương tiện giao thông đến Đà Nẵng.
+Tàu biển tầu sông (cảng sông Hàn,cảng biển Tiên Sa)
+ô tô(đường quốc lộ 1a đi qua thành phố)
+Tàu hoả (có nhà ga xe lửa)
+Máy bay(có sân bay)
-1số mặt hàng sản xuất ở Đà Nẵng 
+Vật liệu xây dựng(đá)
+Vải may quần áo(ngành dệt)
+Tôm cá đông lạnh,khô(ngành chế biến thuỷ hải sản)
-H quan sát H1 cho biết những nơi nào của Đà Nẵng thu hút nhiều khách du lịch 
-Bán đảo Sơn Trà,bãi tắm mĩ khê chùa Non nước
-Các địa điểm đó thường nằm ven biển 
-H đọc nội dung đoạn 3
-Đà nẵng hấp dẫn khách du lịch bởi những bãi biển đẹp liền kề núi Non Nước còn gọi là ngũ hành Sơn,bảo tàng Chăm
-H nhận xét
4,Củng cố dặn dò
 -Nhận xét tiết học-CB bài sau
 Thứ 5. . . 2006
Tuần 32: bài 29	
biển đảo và quần đảo
I,Mục tiêu: Học xong bài này H biết
 -Chỉ trên bản đồ VN vị trí biển đông ,vịnh Bắc Bộ ,vịnh Hạ Long ,vịnh Thái Lan,các đảo và quần đảo:Cí Bầu ,Cát Bà,Phú Quốc,Hoàng Sa ,Trường Sa 
 -Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của biển ,đảo và quần đảo của nước ta
 -Vai trò của biển Đông ,các đảo và quần đảo đối với nước ta 
II,Đồ dùng dạy học.
 -Bản đồ hành chính VN
-Tranh ảnh về biển đảo 
III,Phương pháp dạy học: đàm thoại quan sát,giảng giải
IV.Hoạt động dạy học
1, ổn đinh tổ chức
2, KTBC
3, Bài mới
-Giới thiệu- ghi đầu bài
1, Vùng biển Việt Nam
*Hoạt động 1:làm việc theo cặp
-Hãy cho biết biển đông bao bọc các phía nào của phần đất liền ?
-Phía Bắc có vịnh nào ,phía nam có vịnh nào?
-Y/C H dựa vào H1 SGK tìm vị trí của vịnh Bắc Bộ ,vịnh Thái Lan?
-Vùng biển nước ta có đặc điểm gì?
-Với đặc điểm như vậy biển có vai trò gì đối với nước ta?
-Gọi 1H lên bảng chỉ trên bản đồ mô tả lại vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta ?
-G chuyển ý
2, Đảo và quần đảo
*Hoạt động 2:làm việc cả lớp
-G đưa bức tranh về đảo 
-Đảo là gì ?
-G chỉ cho H quần đảo Trường sa,Hoàng Sa
-Vậy quần đảo là gì?
-G ghi đảo và quần đảo 
-Gọi 1h lên chỉ lại vùng biển Việt Nam trên bản đồ VN vùng biển VN được chia làm mấy vùng?
-Chuyển ý
*Hoạt động 3:làm việc theo nhóm
-Trình bày một số nét tiêu biểu của vùng biển phía Bắc?
-Vùng biển miền trung có đặc điểm gì?
-G nói thêm về an ninh quốc phòng ở hai quần đảo này
-Vùng biển phía nam có đặc điểm gì?
-Gọi đại diện các nhóm trình bày trên bản đồ
-G nhận xét
-1 H mô tả lại đặc điểm của cả 3 vùng biển 
-Rút ra bài học
-Nêu vị trí của Đà Nẵng?vì sao Đà Nẵng là đầu mối giao thông?
-Dựa vào mục 1 SGKvà H1
-Được bao bọc các phía Đông và Namcủa phần đất liền của nước ta 
-Phía Bắc có vịnh Bắc Bộ ,phía nam có vịnh Thái Lan
-Cặp đôi thảo luận và tìm trên lược đồ SGK
-Đại diện 1 số cặp lên chỉ trên bản đồ 
-Có diện tích rộng ,phía bắc có vịnh bắc bộ ,phía nam có vịnh Thái Lan ,và là một bộ phận cuae biển đông 
-Điều hoà khí hậu ,thuận lợi cho việc phát triển kinh tế ,du lịch ,là đường giao thông nối liền từ bắc đến namvà giao thông với các nước trên thế gới
-H lên bảng mô tả
-H nhận xét
-Đảo là một bộ phận đất nổi nhỏ hơn lục địa xung quanh có nước biển bao bọc 
-Nơi tập trung nhiều đảo gọi là quần đảo 
-1H lên chỉ 
-3 vùng,vùng biển phía bắc ,vùng biển phía nam ,vùng biển miền trung
-Chia lớp thành 6 nhóm –2 nhóm thảo luận 1 nội dung
-Vịnh BB là nơi tập trung nhiều đảo nhất của cả nước.Các đảo lớn như Cái Bầu ,Cát Bà là nơi có đông dân cư,nghề đánh cá khá phát triển .Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh nổi tiếng đã được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới 
-Miền trung có đường bờ biển dài ven biển có một số đảo nhỏ như Lý Sơn (Quảng Ngãi),Phú Quý (Bình Thuận)và có một số đảo đá có tổ yến phát triển nghề khai thác tổ yến .Ngoài khơi xa có hai quần đảo lớnlà Hoàng Sa,Trường Sa
-Biển phía nam và tây nam có một số đảo lớn hơn cả là Côn Đảo và đảo Phú Quốc,quần đảo Thổ Chu.Người dân trên đảo làm nghề trồng trọt,đánh bắt và chế biến hải sản nà phát triển du lịch 
-Đại diện các nhóm trình bày 
-H nhận xét
-1H mô tả lại toàn bộ vùng biển
-H đọc bài học
4,Củng cố dặn dò
 -Nhận xét tiết học-CB bài sau
 Thứ 5. . . 2006
Tuần 33: bài 30	
khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển việt nam
I,Mục tiêu: Học xong bài này H biết
 -Vùng biển nước ta có nhiều hải sản ,dầu khí ,nước ta đang khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía nam và khai thác cát trắng ở ven biển 
 -Nêu thứ tự tên các công việc từ đánh bắt đến xuất khẩu hải sản của nước ta 
 -Chỉ trên bản đồ VN vùng khai thác dầu khí,đánh bắt nhiều hải sảnở nước ta
 -Một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển 
 -Có ý thức giữ vệ sinh môi trường biển khi đi tham quan .nghỉ mát ở vùng biển
II,Đồ dùng dạy học.
 -Bản đồ hành chính VN
-Tranh ảnh về biển đảo 
III,Phương pháp dạy học: đàm thoại quan sát,giảng giải
IV,Các hoạt động dạy học
1,ổn định tổ chức
2, KTBC
3, Bài mới
*,Giới thiệu-ghi đầu bài.
1,Khai thác khoáng sản.
*Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
-Bước1: H dựa vào sgk và tranh ảnh vốn hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi.
-Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển VN là gì?
-Nước ta đang khai thác những khoáng sản đó dùng để làm gì?
-Chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang khai thác các khoáng sản đó.
-Bước 2:H trình bày kết quả trước lớp.
-G:Hiện nay dầu khí của nước ta khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc dầu và chế biến dầu (nhà máy lọc dầu Dung Quất)
2 Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
-Bước 1.
-Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản.
-Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra ntn? những nơi nào khai thác nhiều hải sản. Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ?
-Ngoài việc đánh bắt nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản?
-Nêu 1 vài nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiểm môi trường biển
-G chốt lại
-Tài nguyên quan trọng ở vùng biển nước ta là dầu mỏ khí đốt ngoài dầu mỏ và khí đốt còn khai thác cát trắng.
-Khai thác dầu mỏ và khí đốt phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu
-Khai thác cát trắng để làm nguyên liệu công nghiệp cho ngành thuỷ tinh
-Các nhóm dựa vào tranh ảnh, bản đồ, sgk và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận các gợi ý.
-Vùng biển nước ta có rất nhiều hải sản riêng cá cũng có tới hàng nghìn loài ngoài ra còn có nhiều hải sản quý.
-Hoạt động đánh bắt hải sản diễn ra khắp vùng biển từ bắc vào nam.
-Những nơi bắt nhiều hải sản nhất là vùng ven biển Quảng Ngãi đến Kiên Giang
-Tìm những vùng đó trên bản đồ.
-Nhiều vùng ven biển nhân dân còn nuôi các loại tôm cá và các loại hải sản khác như đồi mồi ,ngọc trai
-Nguyên nhân làm cạn nguồn hải sản và làm ô nhiễm môi trường biển : đánh bắt cá bằng mìn,điện ,vứt rác thải xuống biển ,làm tràn dầu khi chở dầu trên biển 
-Cần phải bảo vệ môi trường biển như đi du lịch trên biển không vứt rác thải xuống biển .
4, Củng cố dặn dò.
 -Nhận xét tiết học-CB bài sau
_____________________________________________________
 Thứ 5. . . 2006
Tuần 34: bài 31	
ôn tập và kiểm tra
I,Mục tiêu: Học xong bài này H biết
 -Chỉ trên bản đồ địa lý tự nhiên VN vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn ,đỉnh Phan –xi-păng:đồng bằng BB,đồng bằng NB,các đồng bằng duyên hải miền trung:các cao nguyên ở Tây Nguyên và các thành phố đã học trong chương trình.
 -So sánh ,hệ thống hoá ở mức đơn giản các kiến thức về tự nhiên,con người ,hoạt động sản xuất của người dân ở HLS,trung du BB,Tây Nguyên ,đồng bằng Nam Bộ và dải đồng bằng duyên hải miền trung
 -Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của thành phố đã học
II,Đồ dùng dạy học.
 -Bản đồ hành chính VN
-Tranh ảnh về biển đảo 
III,Phương pháp dạy học: đàm thoại quan sát,giảng giải
IV,Các hoạt động dạy học
1,ổn định tổ chức
2, KTBC
3, Bài mới
*,Giới thiệu-ghi đầu bài.
1,Chỉ trên bản đồ địa lý VN:
-Dãy núi HLS ,đỉnh Phan-xi –păng đồng bằng BB,đồng bằng NB và dải đồng bằng duyên hải miền trung?
-Các thành phố lớn :Hà Nội,Hải Phòng,Huế Đà Nẵng ,Đà Lạt,Thành phố HCM,Cần Thơ
-Biển ,đảo ,quần đảo:Hoàng Sa,Trường Sa,các đảo cát Bà,Côn Đảo,Phú Quốc
2,Hãy kể tên một số dân tộc sống ở:
a,Dãy Hoàng Liên Sơn
b,Tây Nguyên
c,Đồng bằng Nam Bộ
d,Đồng bằng Bắc Bộ
e,Dải đồng bằng duyên hải miền trung
4,H đọc và chọn ý đúng
-H lên bảng thực hành chỉ các vị trí nêu trên
-H nêu đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn
-H chỉ các thành phố lớn đã được học
-H chỉ các đảo và quần đảo
-H nhận xét
-ở dãy núi HLS có ba dân tộc tiêu biểu sinh sống ở đây là:Thái ,Dao,HMông ngoài ra còn một số dân tộc khác cùng sinh sống
-Tây Nguyên có rất nhiều dân tộc cùng sinh sống nhưng có một số dân tộc sống lâu đời ở đây là:Ba-Na,Gia-Rai,Xơ-đăng,Ê-đê
-Đồng bằng Nam Bộ chủ yếu là dân tộc kinh,Khơ -me,Chăm ,Hoa
-Chủ yếu là người kinh
-Đồng bằng duyên hải miền trung chủ yếu là người kinh,người chămvà một số dân tộc khá
-4-1:ý d,4-2:ý b,4-3:ý b
5, H đọc và thảo luận và chọn ghép ý ở cột A với ý ở cột B
A
B
1.Tây nguyên
2.đồng bằng nam bộ
3.đồng bằng Bắc bộ 
4.các đồng bằng duyên hải miền trung
5.Hoàng Liên Sơn
6.Trung du Bắc Bộ
a,Sản xuất nhiều lúa gạo,trái cây,thuỷ sản nhất cả nước
b,Nhiều đất đỏ ba dan,trồng nhiều cà phê nhất nước ta
c,Vựa lúa lớn thứ hai,trồng nhiều rau xứ lạnh.
d,Nghề đánh bắt hải sản,làm muối phát triển.
đ,Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc:có nhiều chè nổi tiếng ở nước ta.
e,Trồng lúa nước trên ruộng bậc thang,cung cấp quặng a-pa –tít để làm phân bón.
6,Em hãy kể một số hoạt động khai thác tài nguyên biển ở nước ta?
 -Khai thác dầu khí
 -Khai thác thuỷ hải sản
 -Làm muối ven biển
 4,Củng cố dặn dò
 -Nhận xét tiết học –CB bài sau kiểm tra học kì
hết năm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an dia ly 4.doc