Bài : Việt nam đất nước chúng ta
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học HS có thể :
-Chỉ được vị trí và giới hạn của Việt Nam trên bản đồ ,( lược đồ )và trên quả địa cầu.
-Mô tả được vị trí địa lí hình dạng nước ta
-Nhớ diện tích của lãnh thổ Việt Nam
-Biết được những thuận lợi và một số khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Qủa địa cầu (hoặc bản đồ các nước trên thế giới).
-Lược đồ Việt Nam trên khu vực Đông Nam Á ( để trống tên các đảo, quần đảo )
-Các hình ảnh minh hoạ của SGK
-Phiếu bài tập
-Các thẻ từ ghi các chữ:Phú Quốc,Côn Đảo,Trường Sa,Hoàng Sa,Lào,Cam-pu-chia,Trung Quốc
THIẾT KẾ BÀI DẠY Môn : Địa lí Tiết 1 Tuần 1 Ngày dạy : Bài : Việt nam đất nước chúng ta I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS có thể : -Chỉ được vị trí và giới hạn của Việt Nam trên bản đồ ,( lược đồ )và trên quả địa cầu. -Mô tả được vị trí địa lí hình dạng nước ta -Nhớ diện tích của lãnh thổ Việt Nam -Biết được những thuận lợi và một số khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Qủa địa cầu (hoặc bản đồ các nước trên thế giới). -Lược đồ Việt Nam trên khu vực Đông Nam Á ( để trống tên các đảo, quần đảo ) -Các hình ảnh minh hoạ của SGK -Phiếu bài tập -Các thẻ từ ghi các chữ:Phú Quốc,Côn Đảo,Trường Sa,Hoàng Sa,Lào,Cam-pu-chia,Trung Quốc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ Khởi động : 2/ KTBC: GV kiểm tra ĐDHT 3/ Bài mới : Giới thiệu bài Tìm hiểu bài 1/ Vị trí địa lí và giới hạn: Hoạt động 1:Làm việc cả lớp + nhóm đôi Mục tiêu :HS nắm được vị trí giới hạn của nước ta Cách tiến hành : *Bước 1:Làm việc cả lớp Các em có biết đất nước ta nằm trong khu vực nào của thế giới không ? Hãy chỉ vị trí của VN trên quả địa cầu *Bước 2 : Thảo luận nhóm đôi -GV treo lược đồ VN trong khu vực ĐNA -GV nêu câu hỏi thảo luận +Chỉ phần đất liền của nước ta trên lược đồ +Nêu tên các nước giáp phần đất liền nước ta +Cho biết biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta?Tên biển là gì ? +Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta -GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận -GV nhận xét -GV hỏi : Đất nước VN gồm những bộ phận nào ? *Bước 3 : Làm việc cả lớp -GV hỏi : Vị trí nước ta có thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác ? GV kết luận :Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á . Nước ta là một bộ phận của châu Á có vùng biển thông với đại dương nên có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với các nước bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không . 2/ Hình dạng và diện tích: Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm Mục tiêu : Giúp HS biết hình dạng và diện tích lãnh thổ Việt Nam Cách tiến hành : *Bước 1:Chia lớp thành các nhóm 4, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu thảo luận và yêu cầu HS trao đổi để hoàn thành phiếu *Bước 2 : Gọi HS trình bày -GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời -GV kết luận:Phần đất liền của nước ta có diện tích khoảng 330000 km2,hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc Nam với đường biển cong như hình chữ S . Chiều dài từ Bắc vào Nam khoảng 1650 km và nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km . 4/ Củng cố , dặn dò : Hoạt động 3 : Cuộc thi giới thiệu : “Việt Nam đất nước ta ơi” Mục tiêu :Giúp HS củng cố các kiến thức vừa học Cách tiến hành : *Bước 1 : GV nêu cách chơi *Bước 2: GV cho các tổ bốc thăm thứ tự thi, sau đó gọi đại diện các dãy lên trình bày theo thứ tự đã bốc thăm *Bước 3 : -GV cho lớp nhận xét -GV đánh giá, khen thưởng +GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau -HS hát -HS lắng nghe -2 đến 3 HS lên bảng nêu và chỉ vị trí VN trên quả địa cầu -HS quan sát -HS thảo luận nhóm đôi -Đại diện nhóm trả lời -HS theo dõi , nhận xét , bổ sung ý kiến -HS trả lời -HS thảo luận Thư kí ghi kết quả vào phiếu -Đại diện nhóm trả lời - HS nhận xét bổ sung -Đại diện các dãy bốc thăm và tham gia trình bày -HS nhận xét RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : THIẾT KẾ BÀI DẠY Môn : Địa lí Tuần : 2 Ngày dạy : Bài 2 : Địa hình và khoáng sản GV dạy : I . MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS: -Biết dựa vào bản đồ (lược đồ) để nêu được một số đặc điểm chính của địa hình , khoáng sản nước ta . -Kể tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ (lược đồ) -Kể được tên một số loại khoáng sản ở nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, a-pa-tít, bô xít, dầu mỏ . II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam -Bản đồ Khoáng sản VN -Lược đồ địa hình VN -Các hình minh hoạ SGK -Phiếu học tập của HS (Bảng bìa) III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Khởi động : 2/ Kiểm tra bài cũ :Việt Nam đất nước chúng ta -GV kiểm tra 3 HS -GV nhận xét , đánh giá 3/ Bài mới : Giới thiệu bài : Địa hình và khoáng sản Tìm hiểu bài : 1/ Địa hình : Hoạt động 1 : Tìm hiểu về địa hình *Mục tiêu : HS dựa vào lược đồ nêu được một số đặc điểm chính của địa hình . Kể tên và chỉ được vị trí một số dãy núi , đồng bằng lớn của nước ta . *Cách tiến hành : -Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi với các nội dung sau : Dựa vào hình 1, hãy : +Chỉ vị trí của vùng đồi núi và đồng bằng trên lược đồ hình 1 . +So sánh diện tích của vùng đồi núi với vùng đồng bằng của nước ta ? +Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các đồng lớn ở nước ta . +Kể tên và chỉ trên lược đồ các dãy núi chính ở nước ta , trong đó những dãy núi nào có hướng tây bắc – đông nam? Những dãy núi nào có hình cánh cung? -Mời đại diện nhóm trình bày -GV nhận xét , đánh giá -Kết luận :Trên phần đất liền của nước ta, 3/4 diện tích là đồi núi thấp,1/4 diện tích là đồng bằng và phần lớn là đồng bằng châu thổ do phù sa của sông ngòi bồi đắp . 2/ Khoáng sản : Hoạt động 2 : Tìm hiểu về khoáng sản *Mục tiêu : Dựa vào lược đồ, HS nêu được một số đặc điểm chính khoáng sản nước ta . Kể tên được một số loại khoáng sản ở nước ta và chỉ trên lược đồ vị trí mỏ than, sắt, a-pa-tít, bô-xít, dầu mỏ . *Cách tiến hành : -GV treo lược đồ một số khoáng sản VN -Yêu cầu HS thảo luận nhóm tổ các câu hỏi sau : +Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta . +Chỉ những nơi có mỏ than, sắt, a-pa-tít, dầu mỏ . -GV nhận xét . -GV chốt ý+ghi bảng (câu 2-phần bài học) -Gọi HS đọc phần bài học trong SGK trang 71 Hoạt động 3: Trò chơi : “Ai nhanh hơn” -GV chia lớp 4 nhóm –phát mỗi nhóm 1 phiếu học tập . -Yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu (bảng bìa- thời gian 5’) Nội dung phiếu bài tập : 1)Điền thông tin vào chỗ . . . . a/Các đồng châu thổ - thuận lợi cho phát triển ngành . . . b/Nhiều loại khoáng sản – phát triển ngành . . . cung cấp nguyên liệu cho ngành . . . 2)Theo em, chúng ta phải sử dụng đất, khai thác khoáng sản như thế nào cho hợp lí . -GV nhận xét, đánh giá , khen thưởng . 4/ Củng cố, dặn dò : -Nêu đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản nước ta ? -GV nhận xét tiết học , tuyên dương -Chuẩn bị bài sau :Khí hậu -HS hát -HS1: Câu 1 -HS2: Câu 2 -HS3: Câu3 -HS lắng nghe -HS thảo luận -Đại diện nhóm trình bày. -HS nhận xét, bổ sung -HS lắng nghe -HS thảo luận nhóm Đại diện nhóm trả lời+chỉ trên lược đồ -HS nhận xét, bổ sung -HS nhắc lại -HS đọc -HS thảo luận - Hoàn thành phiếu bài tập (bảng bìa) và đính nhanh trên bảng -HS nhận xét, bổ sung RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : THIẾT KẾ BÀI DẠY Môn : Địa lí Tuần : 3 Ngày dạy : Bài 3 : Khí hậu GV dạy : I . MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS: -Trình bày được đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta . -Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam . -Biết sự khác nhau giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam . -Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta . II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam -Bản đồ khí hậu VN hoặc hình 1 trong SGK (phóng to) -Quả địa cầu -Tranh ảnh về một số hậu quả do lũ lụt hoặc hạn hán gây ra ở địa phương (nếu có) -Lược đồ địa hình VN III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Khởi động : 2/ Kiểm tra bài cũ :Địa hìnhvà khoáng sản -GV kiểm tra 3 HS -GV nhận xét , đánh giá 3/ Bài mới : Giới thiệu bài : Khí hậu Tìm hiểu bài : 1/Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa : Hoạt động 1 : Tìm hiểu về khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta . *Mục tiêu : HS được đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta . *Cách tiến hành : -Yêu cầu HS quan sát quả địa cầu , hình 1 và đọc nội dung SGK , thảo luận theo nhóm bàn các câu hỏi sau : +Chỉ vị trí của VN trên quả địa cầu và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào ? Ở đới khí hậu đó nước ta có khí hậu nóng hay lạnh ? +Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta ? -Mời đại diện nhóm trình bày -GV nhận xét , đánh giá -GV chốt ý , ghi bảng (Ý 1 phần bài học trang 74 ) -Kết luận : Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa : nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa . 2/Khí hậu giữa các miền có sự khác biệt : Hoạt động 2 : Tìm hiểu về sự khác biệt khí hậu giữa các miền *Mục tiêu : HS chỉ được trên bản đồ (lược đồ) ranh giới giữa 2 miền khí hậu Bắc và Nam và biết được sự khác nhau giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam *Cách tiến hành : -Yêu cầu 2 HS lên bảng chỉ dãy núi Bạch Mã trên bản đồ địa lí VN . -Giới thiệu dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa 2 miền Bắc và Nam . -Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau : Dựa vào bảng số liệu và đọc SGK, hãy tìm sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam . Cụ thể : +Về sự chênh lệch nhiệt dộ giữa tháng 1 và tháng 7 ; +Về các mùa khí hậu ; +Chỉ trên hình 1, miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu nóng quanh năm . -GV nhận xét . -GV rút kết luận +ghi bảng (Ý 2-phần bài học / SGK tr ... ục tiêu : HS nắm được đặc điểm kinh tế của châu Mĩ . *Cách tiến hành : -Yêu cầu HS quan sát hình 4, đọc SGK rồi thảo luận nhóm các câu hỏi : +Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ . +Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ -GV nhận xét, sửa chữa . -GV kết luận : Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, công, nông nghiệp hiện đại ; còn Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển, sản xuất nông phẩm nhiệt đới và công nghiệp khai khoáng . 5)Hoa Kì : Hoạt động 3: Tìm hiểu về Hoa Kì . *Mục tiêu : HS xác định được vị trí Hoa Kì trên bản đồ . *Cách tiến hành : -Yêu cầu HS quan sát bản đồ các nước trên thế giới và cho biết : +Hoa Kì giáp với những quốc gia và những đại dương nào ? +Chỉ trên bản đồ và và đọc tên Thủ đô của Hoa Kì . -GV kết luận : Hoa kì nằm ở Bắc Mĩ, là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới . Hoa Kì nổi tiếng về sản xuất điện, máy móc, thiết bị với công nghệ cao và nông phẩm như lúa mì, thịt, rau . 4/ Củng cố, dặn dò : -Nêu nội dung phần bài học SGK / 126 -GV nhận xét tiết học + Dặn dò : +Học bài +Chuẩn bị bài sau :Châu Đại Dương và châu Nam Cực . -HS hát -HS trả lời câu hỏi +HS1:tìm châu Mĩ trên quả Địa cầu +HS2: Nêu đặc điểm của địa hình châu Mĩ +HS3: Chỉ 2 con sông : Mi-xi-xi-pi và A-ma-dôn -HS nhận xét -HS lắng nghe -HS trả lời cá nhân -HS thảo luận nhóm -Đại diện nhóm trình bày -HS nhận xét, bổ sung -HS trả lời cá nhân HS nêu RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : THIẾT KẾ BÀI DẠY Môn : Địa lí Tiết : 27 Tuần : 27 Ngày dạy : Bài dạy : Châu Đại Dương và châu Nam Cực I . MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS: -Nêu được những đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, kinh tế của châu Đại Dương và châu Nam Cực . -Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương và châu Nam Cực . II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Bản đồ Tự nhiên châu Đại Dương và châu Nam Cực -Quả Địa cầu -Tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực . III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 4’ 1’ 14’ 13’ 2’ 1/ Khởi động : 2/ Kiểm tra bài cũ : Châu Mĩ (tt) -GV kiểm tra bài 3 HS -GV nhận xét , đánh giá -GV nhận xét chung 3/ Bài mới : Giới thiệu bài : Châu Đại Dương và châu Nam Cực . Tìm hiểu bài : 1)Châu Đại Dương: Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí và giới hạn châu Đại Dương . *Mục tiêu : HS nắm được những dặc điểm về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, kinh tế của châu Đại Dương *Cách tiến hành : -Dựa vào lược đồ, kênh chữ trong SGK, cho biết : +Châu Đại Dương gồm những phần đất nào ? +Trả lời các câu hỏi ở mục a trong SGK trang 126 Yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, SGK để hoàn thành bảng sau : Khí hậu Thực, động vật Lục địa Ô-xtrây-li-a Các đảo và quần đảo -GV bổ sung, hoàn chỉnh Dựa vào SGK, cho biết : -Về số dân, châu Đại Dương có gì khác các châu lục đã học ? -Dân cư lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau ? -Nêu đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây-li-a ? 2)Châu Nam Cực : Hoạt động 2: Tìm hiểu về châu Nam Cực . *Mục tiêu : HS nắm được vị trí, giới hạn, kinh tế, dân cư châu Nam Cực . *Cách tiến hành : -Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn, dựa vào lược đồ, SGK, tranh ảnh : -Trả lời câu hỏi của mục 2 trong SGK -Cho biết : +Đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Nam Cực . +Vì sao châu Nam Cực không có cư dân sinh sống thường xuyên . -GV nhâïn xét, sửa chữa -GV kết luận : +Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới . +Là châu lục duy nhất không có cư dân sinh sống thường xuyên . 4/ Củng cố, dặn dò : -Nêu nội dung phần bài học SGK / 129 -GV nhận xét tiết học + Dặn dò : +Học bài +Chuẩn bị bài sau :Các đại dương trên thế giới . -HS hát -HS trả lời câu hỏi +HS1:Trả lời câu hỏi 1 / 126 +HS2: Trả lời câu hỏi 2 / 126 +HS3: Trả lời câu hỏi 3 / 126 -HS nhận xét -HS lắng nghe -HS trình bày + chỉ bản đồ -HS làm việc cá nhân -HS làm việc cả lớp -HS thảo luận nhóm -Đại diện nhóm trình baỳ -HS nhận xét, bổ sung -HS chỉ bản đồ -HS nêu RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : THIẾT KẾ BÀI DẠY Môn : Địa lí Tiết : 28 Tuần : 28 Ngày dạy : Bài dạy : Các đại dương trên thế giới I . MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS: -Nhớ tên và xác định được vị trí 4 đại dương trên quả Địa cầu hoặc trên bản đồ Thế giới . -Mô tả được một số đặc điểm của các đại dương (vị trí địa lí, diện tích) . -Biết phân tích bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) dể tìm một số đặc điểm nổi bật của các đại dương . II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Bản đồ Thế giới . -Quả Địa cầu . III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 4’ 1’ 14’ 13’ 2’ 1/ Khởi động : 2/ Kiểm tra bài cũ : Châu Đại Dương và châu Nam Cực -GV kiểm tra bài 3 HS -GV nhận xét , đánh giá -GV nhận xét chung 3/ Bài mới : Giới thiệu bài : Các đại dương trên thế giới Tìm hiểu bài : 1)Vị trí của các đại dương : Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí của các đại dương . *Mục tiêu : HS nhớ tên và xác định được vị trí 4 đại dương trên quả Địa cầu (Bản đồ Thế giới) . *Cách tiến hành : -Yêu cầu HS thảo luận nhóm tổ ; Quan sát hình 1, 2 / SGK rồi hoàn thành bảng sau (Bảng bìa) Tên đại dương Giáp với các Giáp với các châu lục đại dương Thái Bình Dương Aán Độ Dương Đại Tây Dương Bắc Băng Dương -GV nhận xét, sửa chữa 2)Một số đặc điểm của các đại dương : Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số đặc điểm của các đại dương *Mục tiêu : HS biết phân tích bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) dể tìm một số đặc điểm nổi bật của các đại dương . *Cách tiến hành : -Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi Dựa vào bảng số liệu, thảo luận các ý sau : +Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến bé về diện tích +Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào ? -GV nhận xét, sửa chữa : +Yêu cầu một số HS chỉ trên quả Địa cầu hoặc bản đồ Thế giới vị trí từng đại dương và mô tả theo thứ tự vị trí địa lí, diện tích -GV kết luận : Trên bề mặt trái đất có 4 đại dương, trong đó Thái Bình Dương là đại dương có diện tích lớn nhất và cũng là đại dương có độ sâu trung bình lớn nhất 4/ Củng cố, dặn dò : -Nêu nội dung phần bài học SGK / 131 -GV nhận xét tiết học + Dặn dò : +Học bài +Chuẩn bị bài sau : Ôn tập cuối năm . -HS hát -HS trả lời câu hỏi +HS1:Trả lời câu hỏi 1 / 129 +HS2: Trả lời câu hỏi 2 / 129 +HS3: Trả lời câu hỏi 3 / 129 -HS nhận xét -HS lắng nghe -HS thảo luận nhóm -Đại diện nhóm trình bày + chỉ bản đồ vị trí các đại dương -HS nhận xét, bổ sung -HS thảo luận nhóm đôi -Đại diện nhóm trình bày -HS nhận xét, bổ sung -HS trình bày cá nhân -HS nêu RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : THIẾT KẾ BÀI DẠY Môn : Địa lí Tiết : 29 Tuần : 29 Ngày dạy : Bài dạy : Ôn tập cuối năm I . MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS: -Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương . -Nhớ được tên một số quốc gia (đã được học trong chương trình) của các châu lục kể trên . -Chỉ được trên Bản đồ Thế giới các châu lục, các đai dương và nước Việt Nam II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Bản đồ Thế giới . -Quả Địa cầu . III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 4’ 1’ 14’ 13’ 2’ 1/ Khởi động : 2/ Kiểm tra bài cũ : Các đại dương trên thế giới -GV kiểm tra bài 2 HS -GV nhận xét , đánh giá -GV nhận xét chung 3/ Bài mới : Ôn tập cuối năm Giới thiệu bài : Tìm hiểu bài : Hoạt động 1: Ôn về kiến thức các châu lục, các đại dương , nước Việt Nam và một số quốc gia khác . *Mục tiêu : HS ôn và nắm chắc về các châu lục, các đại dương , nước Việt Nam và một số quốc gia khác . *Cách tiến hành : -Gọi một số HS chỉ trên Bản đồ Thế giới về vị trí các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam. -Tổ chức cho HS chơi trò chơi : “Đối đáp nhanh” -Chia lớp 2 đội – Mỗi đội cử 8 em tham gia -Mỗi HS được gắn một số thứ tự bắt đầu từ 1 , 2 . . . -Hai bạn có số thứ tự giống nhau sẽ đứng đối diện với nhau – -GV hướng dẫn trò chơi : Em số 1 ở nhóm 1 nói tên một nước đã được học , em số 1 nhóm 2 sẽ cho biết chúng thuộc châu lục nào . Nếu em đó nêu đúng thì được 2 điểm . Nếu em này nói sai thì 1 HS khác trong nhóm nêu đúng thì được 1 điểm , nếu nêu sai thì không được điểm . Sau đó em số 2 ở nhóm 2 nêu tên một nước khác , em số 2 nhóm 1 phải nêu tên châu lục mà quốc gia đó thuộc . Trò chơi cứ thế tiếp tục cho đến HS cuối cùng -GV nhận xét, tổng kết Hoạt động 2: Ôn về vị trí, thiên nhiên, dân cư, kinh tế các châu lục . *Mục tiêu : HS ôn lại kiến thức về vị trí, thiên nhiên, dân cư, kinh tế các châu lục . *Cách tiến hành : -Yêu cầu HS làm việc theo nhóm bàn thảo luận và hoàn thành câu 2 b / 132 -GV nhận xét, sửa chữa 4/ Củng cố, dặn dò : -GV nhận xét tiết học - Dặn dò : Ôn tập – Chuẩn bị kiểm tra cuối kì II -HS hát -HS trả lời câu hỏi +HS1:Trả lời câu hỏi 1 / 131 +HS2: Trả lời câu hỏi 2 / 131 -HS nhận xét -HS lắng nghe -HS chỉ bản đồ -HS tham gia trò chơi (theo đội) -HS thảo luận nhóm đôi -Đại diện nhóm trình bày -HS nhận xét, bổ sung RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tài liệu đính kèm: