I. MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh có thể:
- Xác định trên bản đồ và nêu được vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi.
- Nêu được một số đặc điểm về vị trí địa lí, tự nhiên châu Phi.
- Thấy được mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khí hậu với thực vật, động vật ở châu Phi.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bản đồ Địa lí tự nhiên thế giới.
Phiếu học tập của học sinh.
Các hình minh hoạ của SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Bài 25 Địa lý CHÂU PHI I. MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh có thể: - Xác định trên bản đồ và nêu được vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi. - Nêu được một số đặc điểm về vị trí địa lí, tự nhiên châu Phi. - Thấy được mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khí hậu với thực vật, động vật ở châu Phi. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bản đồ Địa lí tự nhiên thế giới. Phiếu học tập của học sinh. Các hình minh hoạ của SGK. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : HĐ Giáo viên Học sinh 1. Vị trí địa lí và giới hạn của Châu Phi. 2. Địa hình Châu Phi. 3. Khí hậu và cảnh quan thiên nhiên Châu Phi. A. Kiểm tra bài cũ: + Em hãy nêu những nét chính về diện tích, khí hậu, địa hình, chủng tộc, hoạt động kinh tế của châu Á? + Em hãy nêu những nét chính về diện tích, khí hậu, địa hình, chủng tộc, hoạt động kinh tế của châu Âu? - GV nhận xét cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về châu Phi. Các em hãy cùng chú ý bài học để tìm ra các đặc điểm về vị trí và tự nhiên châu Phi so sánh để xem có gì giống và khác so với các châu lục đã học. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - GV treo bản đồ Tự nhiên thế giới lên bảng. - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân xem lược đồ tự nhiên châu Phi và cho biết: + Châu Phi nằm ở vị trí nào trên Trái đất (xem trên quả địa cầu). + Châu Phi giáp các châu lục, biển và đại dương nào? + Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của Châu Phi? - GV yêu cầu học sinh trình bày kết quả làm việc. - GV theo dõi, nhận xét. - GV yêu cầu HS mở SGK trang 103, xem bảng thống kê diện tích và dân số các châu lục để: + Tìm số đo diện tích của châu Phi. + So sánh diện tích của châu Phi với các châu lục khác? - GV treo lược đồ tự nhiên châu Phi, yêu cầu học sinh làm việâc theo cặp để trả lời các câu hỏi sau: + Lục địa châu Phi có chiều cao như thế nào so với mực nước biển? + Kể tên và nêu vị trí của các bồ địa ở châu Phi? + Kể tên và nêu vị trí của các cao nguyên của châu Phi? + Kể tên, chỉ và nêu vị trí của các con sông lớn của châu Phi? + Kể tên các hồ lớn của châu Phi? - Gọi học sinh trình bày. - GV nhận xét chốt ý: Châu Phi là nơi có địa hình tương đối cao, có nhiều bồn địa và cao nguyên. - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, đọc SGK thảo luận để hoàn thành phiếu học tập sau: - GV theo dõi giúp đỡ các nhóm. - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV nhận xét, sửa chữa và bổ sung ý kiến để hoàn chỉnh phiếu học tập. - GV yêu cầu học sinh dựa vào nội dung phiếu học tập để trả lời các câu hỏi sau: + Vì sao ở hoang mạc Xa-ha-ra thực vật và động vật lại rất nghèo nàn? + Vì sao ở các xa-van động vật chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ? - GV chốt: Phần lớn diện tích châu Phi là hoang mạc và các Xa-van, chỉ có một phần ven biển là gần hồ Sát, bồn địa Côn –gô là có rừng rậm nhiệt đới. Sỡ dĩ như vậy vì khí hậu của châu Phi rất khô, nóng bậc nhất thế giới nên cả thực vật và động vật đều khó phát triển. Gọi 2 học sinh lên bảng, trả lời câu hỏi. - Theo dõi. - HS mở SGK trang 116, tự xem lược đồ. + HS chỉ và nêu. + HS chỉ và nêu. + HS chỉ và nêu. - Học sinh trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung ý kiến. - HS tiếp tục làm việc cá nhân. + HS trả lời. + HS so sánh. - Học sinh làm việc theo cặp. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. - Học sinh trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung ý kiến. - Chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 học sinh, cùng thảo luận để hoàn thành phiếu học tập. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. - Theo dõi. + HS trả lời. + HS trả lời. Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài: Châu Phi (tiếp theo).
Tài liệu đính kèm: