Giáo án môn học Kể chuyện lớp 5 (cả năm)

Giáo án môn học Kể chuyện lớp 5 (cả năm)

KỂ CHUYỆN

 LÝ TỰ TRỌNG

I. MỤC TIÊU:

Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu ý nghĩa câu chuyện.

-Hiểu ý nghĩacâu chuyện: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.

-HS khá giỏi kể được câu chuyện 1 cách sinh động, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện.

- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh minh họa cho truyện (tranh phóng to)

- Học sinh: SGK

 

doc 38 trang Người đăng hang30 Lượt xem 1213Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Kể chuyện lớp 5 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày / /
Tiết 1: 	 KỂ CHUYỆN 
 LÝ TỰ TRỌNG 
I. MỤC TIÊU: 
Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu ý nghĩa câu chuyện.
-Hiểu ý nghĩacâu chuyện: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
-HS khá giỏi kể được câu chuyện 1 cách sinh động, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Tranh minh họa cho truyện (tranh phóng to)
- 	Học sinh: SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
1. Khởi động: 
Hát 
4’
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
- Hôm nay các em sẽ tập kể lại câu chuyện về anh “Lý Tự Trọng”. 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
Phương pháp : Kể chuyện , giảng giải
- GV kể chuyện ( 2 hoặc 3 lần)
- Học sinh lắng nghe và quan sát tranh 
-Nhấn giọng những từ ngữ đặc biệt _Giải nghĩa một số từ khó 
Sáng dạ - Mít tinh - Luật sư - Thành niên - Quốc tế ca 
* Hoạt động 2: 
- Hướng dẫn học sinh kể 
Phương pháp: Trực quan, thực hành 
a) Yêu cầu 1
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh tìm cho mỗi tranh 1, 2 câu thuyết minh
- Học sinh nêu lời thuyết minh cho 6 tranh. 
- GV nhận xét treo bảng phụ: lời thuyết minh cho 6 tranh 
- Cả lớp nhận xét 
b) Yêu cầu 2 
- Học sinh thi kể toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh và lời thuyết minh của tranh. 
- Cả lớp nhận xét 
- GV lưu ý học sinh: khi thay lời nhân vật thì vào phần mở bài các em phải giới thiệu ngay nhân vật em sẽ nhập vai. 
- Học sinh khá giỏi có thể dùng thay lời nhân vật để kể. 
- GV nhận xét. 
* Hoạt động 3: Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Tổ chức nhóm 
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải 
- Nhóm trưởng phân các bạn tìm ý nghĩa rồi nộp lại cho nhóm trưởng. 
- Em hãy nêu ý nghĩa câu chuyện. 
- Đại diện nhóm trình bày 
- GV nhận xét chốt lại. 
- Các nhóm khác nhận xét. 
Người anh hùng dám quên mình vì đồng đội, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù. Là thanh niên phải có lý tưởng. 
Củng cố: 
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. 
- Mỗi dãy chọn ra 1 bạn kể chuyện -> lớp nhận xét chọn bạn kể hay nhất. 
1’
5. Tổng kết - dặn dò 
- Về nhà tập kể lại chuyện. 
- Chuẩn bị: Kể chuyện đã nghe, đã đọc: “Về các anh hùng, danh nhân của đất nước”. 
- Nhận xét tiết học
Ngày / /
Tiết 2 : 	 KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài : Hãy kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc về một anh hùng danh nhân của nước ta .
I. Mục tiêu: 
-Chọn được 1 chuyện viết về anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ ràng, đủ ý.
-Hiểu nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
*HS khá, giỏi tìm được truyện ngoài SGK; kể chuyện 1 cách tự nhiên sinh động.
-Giáo dục học sinh lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Thầy - trò : Tài liệu về các anh hùng danh nhân của đất nước 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: 
Ÿ Giáo viên nhận xét - cho điểm (giọng kể - thái độ). 
- 2 học sinh nối tiếp kể lại câu chuyện về anh Lý Tự Trọng. 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
- Các em đã được nghe, được đọc các câu chuyện về các anh hùng, danh nhân của đất nước. Hôm nay, các em hãy kể câu chuyện mà em yêu thích nhất về các vị ấy. 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện 
- Hoạt động lớp
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng danh nhân ở nước ta. 
- 2 học sinh lần lượt đọc đề bài.
- Học sinh phân tích đề. 
- Gạch dưới: đã nghe, đã đọc, anh hùng danh nhân của nước ta. 
- Yêu cầu học sinh giải nghĩa. 
- Danh nhân là người có danh tiếng, có công trạng với đất nước, tên tuổi muôn đời ghi nhớ. 
- 1, 2 học sinh đọc đề bài và gợi ý. 
- Lần lượt học sinh nêu tên câu chuyện em đã chọn. 
- Dự kiến: bác sĩ Tôn Thất Tùng, Lương Thế Vinh. 
* Hoạt động 2: 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
- Học sinh kể câu chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện. 
- Học sinh giới thiệu câu chuyện mà em đã chọn. 
- 2, 3 học sinh khá giỏi giới thiệu câu chuyện mà em đã chọn, nêu tên câu chuyện nhân vật - kể diễn biến một hai câu. 
- Học sinh làm việc theo nhóm. 
- Từng học sinh kể câu chuyện của mình. 
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- Đại diện nhóm kể câu chuyện. 
Ÿ Giáo viên nhận xét cho điểm 
- Mỗi em nêu ý nghĩa của câu chuyện. 
* Hoạt động 3: Củng cố 	
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. 
- Nhắc lại một số câu chuyện. 
- Mỗi dãy đề cử ra 1 bạn kể chuyện ® Lớp nhận xét để chọn ra bạn kể hay nhất. 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Tìm thêm truyện về các anh hùng, danh nhân. 
- Chuẩn bị: Kể một việc làm tốt của một người mà em biết đã góp phần xây dựng quê hương đất nước. 
- Nhận xét tiết học 
Ngày / /
Tiết 3 : KỂ CHUYỆN	
 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu: 
-Biết kể được 1 câu chuyện (đã chứng kiến, tham gia hoặc được biết qua truyền hình, phim ảnh hay đã nghe, đã đọc) về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước .
-Biết trao đổi vaề ý nghĩa câu chuyện đã kể.
-Có ý thức làm việc tốt để góp phần xây dựng quê hương. 
II. Chuẩn bị: 
-	Thầy: Một số tranh gợi ý việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương đất nước. 
- 	Trò : SGK 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc. 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- 1, 2 học sinh kể lại câu chuyện mà em đã được nghe, hoặc đã đọc về danh nhân. 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
“Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”
Đề bài: Kể lại việc làm tốt của một người mà em biết đã góp phần xây dựng quê hương đất nước. 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện. 
- Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm 
Phương pháp: Đ.thoại, kể chuyện 
a) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu bài. 
- 1 học sinh đọc đề bài - cả lớp đọc thầm. 
- Yêu cầu học sinh phân tích đề 
- Lưu ý câu chuyện học sinh kể là câu chuyện em phải tận mắt chứng kiến hoặc những việc chính em đã làm. 
- Học sinh vừa đọc thầm, vừa gạch dưới từ ngữ quan trọng. 
- HS lần lượt đọc gợi ý trong SGK. 
- Có thể học sinh kể việc làm chưa tốt của bản thân. Từ đó rút ra suy nghĩ của bản thân và bài học thấm thía cho mình. 
- Học sinh có thể trao đổi những việc làm khác. 
- Lần lượt học sinh nêu đề tài em chọn kể. 
- Học sinh nối tiếp nhau đọc gợi ý 2 (Tìm các câu chuyện ở đâu?) ý 3 (Kể như thế nào?). 
- Học sinh đọc thầm ý 3. 
* Hoạt động 2: T.hành, luyện tập 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Phương pháp: Thảo luận nhóm, kể chuyện. 
b) Thực hành kể chuyện trong nhóm. 
- Học sinh viết nhanh ra nháp dàn ý câu chuyện định kể (Mở đầu - Diễn biến - Kết thúc). 
- Dựa vào dàn ý, học sinh kể câu chuyện của mình cho nhóm nghe và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. 
Ÿ Giáo viên theo dõi từng nhóm để uốn nắn - sửa chữa. 
c)Thực hành kể chuyện trước lớp. 
- Đại diện nhóm kể câu chuyện của mình. 
Ÿ Giáo viên theo dõi chấm điểm 
- Cả lớp theo dõi 
* Hoạt động 3: Củng cố 	
- Khen ngợi, tuyên dương 
- Lớp chọn bạn kể chuyện hay nhất 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Tập kể lại câu chuyện 
- Chuẩn bị: Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai
- Nhận xét tiết học 
Ngày / /
Tiết 4 : KỂ CHUYỆN 
TIẾNG VĨ CẦM Ở MĨ LAI 
I. Mục tiêu: 
-Dựa vào lời kể của GV, hình ảnh minh họa và lời thuyết minh , kể lại được câu chuyện đúng ý ngắn gọn, rõ các chi tiết trong chuyện.
-Hiểu được ý nghĩa : Ca ngợi ngừoi Mĩ có lương tam dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
-GDBVMT : Ghét chiến tranh, yêu chuộng hòa bình vì chiến tranh hủy diệt cả môi trường sống của con người. 
II. Chuẩn bị: 
-	Thầy: Các hình ảnh minh họa bằng phim trong. 
- 	Trò : SGK 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- 1, 2 học sinh kể lại câu chuyện mà em đã được chứng kiến, hoặc đã tham gia. 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
“Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai” 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
10’
* Hoạt động 1: 
- Giáo viên kể chuyện 1 lần 
- Học sinh lắng nghe và quan sát tranh. 
- Viết lên bảng tên các nhân vật trong phim:
+ Mai-cơ: cựu chiến binh 
+ Tôm-xơn: chỉ huy đội bay
+ Côn-bơn: xạ thủ súng máy 
+ An-drê-ốt-ta: cơ trưởng 
+ Hơ-bớt: anh lính da đen 
+ Rô-nan: một người lính bền bỉ sưu tầm tài liệu về vụ thảm sát. 
- Giáo viên kể lần 2 - Minh họa và giới thiệu tranh và giải nghĩa từ. 
12’
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện. 
Phương pháp: Kể chuyện. 
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Từng nhóm tiếp nhau trình bày lời thuyết minh cho mỗi hình. 
- Cả lớp nhận xét 
5’
* Hoạt động 3: Trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. 
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải 
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
- Các nhóm bàn bạc, thảo luận nêu ý nghĩa của câu chuyện. 
*GDBVMT:chúng ta phải có thái độ như thế nào với chiến tranh vì sao?
- Chọn ý đúng nhất. 
3’
* Hoạt động 4: Củng cố 	
- Tổ chư ... ạt động lớp.
1 học sinh đọc đề bài.
Học sinh phân tích đề bài – Xác định dạng kể.
Đọc gợi ý 1.
Học sinh lần lượt nêu đề tài câu chuyện đã chọn.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc yêu cầu bài 2 (lập dàn ý cho câu chuyện) – Cả lớp đọc thầm.
Học sinh lập dàn ý.
Học sinh lần lượt giới thiệu trước lớp dàn ý câu chuyện em chọn.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, nhóm đôi.
Đọc gợi ý 3, 4.
Học sinh lần lượt kể chuyện.
Lớp nhận xét.
Nhóm đôi trao đổi nội dung câu chuyện.
Đại diện nhóm thi kể chuyện trước lớp.
Mỗi em nêu ý nghĩa của câu chuyện.
Cả lớp trao đổi, bổ sung.
Chọn bạn kể chuyện hay nhất.
 TỔ TRƯỞNG DUYỆT CỦA BGH
Ngày / /
Tiết 16 : 
KỂ CHUYỆN 
ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
Đề bài : Kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm gia đình .
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Biết chọn đúng câu chuyện kể về một buổi sum họp đầm ấm gia đình 	- Hiểu ý nghĩa của truyện.
2. Kĩ năng: 	- Học sinh kể được rõ ràng tự nhiên một câu chuyện có cốt truyện, có ý nghĩa về một gia đình hạnh phúc.
3. Thái độ: 	- Có ý thức đem lại hạnh phúc cho một gia đình bằng những việc làm thiết thực: học tốt, ngoan ngoãn, phụ giúp việc nhà 
II. Chuẩn bị: 
+ Giáo viên: 
+ Học sinh: Một số ảnh về cảnh những gia đình hạnh phúc, câu chuyện 
 kể về một gia đình hạnh phúc.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
 5’
7’
16’
 2’
1’
1. Khởi động: Ổn định.
2. Bài cũ: 
- Giáo viên nhận xét – cho điểm (giọng kể – thái độ).
3. Giới thiệu bài mới: “Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
Phương pháp: Đàm thoại, phân tích.
Đề bài 1: Kể chuyện về một gia dình hạnh phúc.
• Lưu ý học sinh: câu chuyện em kể là em phải tận mắt chứng kiến hoặc tham gia.
• Giúp học sinh tìm được câu chuyện của mình.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh xây dựng cốt truyện, dàn ý.
Phương pháp:, Đàm thoại, phân tích, thuyết trình.
Yêu cầu 1 học sinh đọc gợi ý 3.
· Giáo viên chốt lại dàn ý mỗi phần, giáo viên hướng các em nhận xét và rút ra ý chung.
· Giúp học sinh tìmh được câu chuyện của mình.
Nhận xét.
v	Hoạt động 3: Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
Phương pháp: Kể chuyện, thảo luận.
-Tuyên dương.
v Hoạt động 4: Củng cố.
Giáo dục tình yêu hạnh phúc của gia đình.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Kể chuyện đã nghe, đã đọc ”.
Nhận xét tiết học. 
Hát 
2 học sinh lần lượt kể lại cââu chuyện.
 Cả lớp nhận xét.
Hoạt động lớp.
1 học sinh đọc đề bài.
Học sinh đọc trong SGK gợi ý 1 và 2 và trả lời.
Học sinh đọc thầm suy nghĩ tìm câu chuyện cho mình.
Học sinh lần lượt trình bày đề tài.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc.
Học sinh làm việc cá nhân (dựa vào bài soạn) tự lập dàn ý cho mình.
1) Giới thiệu câu chuyện: Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Gồm những ai tham gia?
2) Diễn biến chính: Nguyên nhân xảy ra sự việc – Em thấy sự việc diễn ra như thế nào?
Em và mọi người làm gì? Sự việc diễn ra đến lúc cao độ – Việc làm của em và mọi người xung quanh – Kết thúc câu chuyện.
3) Kết luận: Cảm nghĩ của em qua việc làm trên.
Học sinh khá giỏi lần lượt đọc dàn ý.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh thực hiện kể theo nhóm.
Nhóm trưởng hướng cho từng bạn kể trong nhóm – Các bạn trong nhóm sửa sai cho bạn – Thảo luận nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
Đại diện kể - Cả lớp nhận xét.
Chọn bạn kể chuyện hay nhất.
Ngày / /
Tiết 17 : KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài : Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người em biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Chọn đúng câu chuyện theo yêu cầu đề bài. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
2. Kĩ năng: 	- Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe và đã được đọc về những người biết sống đẹp, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác
	- Biết trao đổi với các bạn về nội dụng, ý nghĩa câu chuyện.
3. Thái độ: 	- Góp phần nhỏ bé giúp đỡ, đồng bào bị thiên tai, những người có hoàn cảnh khó khăn, chống lạc hậu.
II. Chuẩn bị: 
+ Giáo viên: Bộ tranh phóng to trong SGK.
+ Học sinh: Học sinh sưu tầm những mẫu chuyện về những người đã góp sức của mình chống lại đói nghèo, lạc hậu.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
 5’
 7’
15’
3’
1’
1. Khởi động: Ổn định.
2. Bài cũ: 
2 học sinh lần lượt kể lại chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia .
Giáo viên nhận xét – cho điểm 
3. Giới thiệu bài mới: “Kể chuyện đã nghe, đã đọc. 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề.
Phương pháp: Đàm thoại, phân tích.
 * Đề bài : Kể lại một câu chuyện em đã đọc hay đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui , hạnh phúc cho người khác
- • • Yêu cầu học sinh nêu đề bài – Có thể là chuyện : Phần thưởng, Nhà ảo thuật , Chuỗi ngọc lam
v Hoạt động 2: Lập dàn ý cho câu chuyện định kể.
Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại.
· Giáo viên chốt lại:
· Mở bài:
+ Giới thiệu nhân vật hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
+ Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện (Tả cảnh kết hợp hoạt động của từng nhân vật).
+ Kết thúc: Nêu kết quả của câu chuyện. 
Nhận xét về nhân vật.
v	Hoạt động 3: Học sinh kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện.
Phương pháp: Kể chuyện, thảo luận.
- Nhận xét, cho điểm.
® Giáo dục: Góp sức nhỏ bé của mình đem lại niềm vui cho mọi người .
v Hoạt động 4: Củng cố.
Nhận xét – Tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Oân tập ”.
Nhận xét tiết học. 
Hát 
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động lớp.
- 1 học sinh đọc đề bài.
Học sinh phân tích đề bài – Xác định dạng kể.
Đọc gợi ý 1.
Học sinh lần lượt nêu đề tài câu chuyện đã chọn.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc yêu cầu bài 2 (lập dàn ý cho câu chuyện) – Cả lớp đọc thầm.
Học sinh lập dàn ý.
Học sinh lần lượt giới thiệu trước lớp dàn ý câu chuyện em chọn.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, nhóm đôi.
- Đọc gợi ý 1, 2, 3
Học sinh lần lượt kể chuyện.
Lớp nhận xét.
Nhóm đôi trao đổi nội dung câu chuyện.
Đại diện nhóm thi kể chuyện trước lớp.
Mỗi em nêu ý nghĩa của câu chuyện.
Cả lớp trao đổi, bổ sung.
Chọn bạn kể chuyện hay nhất.
 TỔ TRƯỞNG DUYỆT CỦA BGH
Ngày / /
Tiết 18: KỂ CHUYỆN	 
ÔN TẬP HK I (TIẾT 5 )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	- Kiểm tra kỹ năng học thuộc lòng của học sinh.
2. Kĩ năng: 	- Nhận thức được ưu khuyết điểm của bạn và của mình khi được thầy cô chỉ rõ trong bài làm văn, biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi thầy cô yêu cầu. Nhận thức cái hay của bài thầy cô khen. (Nhiệm vụ chính).
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh tinh thần học hỏi.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ ghi đề bài Làm văn.
+ HS: Phiến thống kê các lỗi trong bài làm của mình.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
33’
8’
15’
10’
 1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Học sinh đọc thuộc lòng một số đoạn văn, khổ thơ.
Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
Ôn tập tiết 5.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc.
Phương pháp: 
Giáo viên chọn một số đoạn văn, đoạn thơ thuộc chủ điểm đã học.
Giáo viên nhận xét cho điểm.
v	Hoạt động 2: Giáo viên trả bài làm văn.
Phương pháp: Bút đàm, đàm thoại.
Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn các đề bài làm văn.
Giáo viên nhận xét kết quả làm bài của học sinh.
+ Những ưu điểm chính: xác định đúng đề bài, bố cục, ý diễn đạt.
+ Những thiếu sót hạn chế.
Giáo viên trả bài cho từng học sinh.
Giáo viên hướng dẫn từng học sinh sửa lỗi.
Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh.
Giáo viên theo dõi nhắc nhở học sinh làm việc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi chung.
Giáo viên chỉ các lỗi cần chữa trên bảng phụ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét.
v	Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn hay.
Phương pháp: Bút đàm, đàm thoại. 
Giáo viên đọc những đoạn văn hay của một số học sinh trong lớp, hoặc một số bài văn ở ngoài.
Giáo viên hướng dẫn nhắc nhở học sinh nhận xét đoạn văn, bài văn.
Giáo viên nhận xét.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Về nhà rèn đọc diễn cảm.
Chuẩn bị: 
Nhận xét tiết học. 
Hát 
Học sinh đọc từng đoạn.
Học sinh tự đọc câu hỏi – Học sinh trả lời.
Hoạt động lớp.
Học sinh lần lượt đọc trước lớp những đoạn văn, đoạn thơ khác nhau.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh làm việc cá nhân.
Học sinh lời nhận xét của thầy cô.
Học sinh đọc những chỗ thầy cô chỉ lỗi rong bài.
Viết vào phiếu những lỗi trong bài làm theo từng loại (lỗi chính tả, từ, câu, diễn đạt, ý).
Học sinh sửa lỗi.
Học sinh đổi bài, đổi phiếu với bạn để soát lỗi.
Một số học sinh lên bảng chữa lần lượt từng lỗi.
Cả lớp tự chữa lỗi trên nháp.
Cả lớp trao đổi về bài sửa trên bảng.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh chép bài sửa lỗi vào vở.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh chú ý lắng nghe.
Học sinh trao đổi, thảo luận nhóm để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
Học sinh trình bày.
Cả lớp nhận xét.
 TỔ TRƯỞNG DUYỆT CỦA BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Ke chuyen tron bo L5.doc