Giáo án môn học khối 5 - Đất nước

Giáo án môn học khối 5 - Đất nước

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Cảm nhận được những suy tư sâu sắc của nhà thơ về đất nước và trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương, xứ sở;

- Hiểu được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận và trữ tình, sự vận dụng các chất liệu văn hóa và văn học dân gian, sự phong phú, linh hoạt của giọng điệu thơ.

 

doc 5 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1265Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học khối 5 - Đất nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
ĐẤT NƯỚC
(Trích trường ca Mặt đường khát vọng- Nguyễn Khoa Điềm)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Cảm nhận được những suy tư sâu sắc của nhà thơ về đất nước và trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương, xứ sở;
- Hiểu được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận và trữ tình, sự vận dụng các chất liệu văn hóa và văn học dân gian, sự phong phú, linh hoạt của giọng điệu thơ.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
Kiến thức
Cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về đất nước: đất nước là của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, gìn giữ.
Chất chính luận hòa quyện cùng chất trữ tình và khả năng vận dụng một cách sáng tạo nguồn chất liệu văn hóa, văn học dân gian.
Kĩ năng
Đọc- hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
Làm quen với giọng thơ giàu chất trí tuệ, suy tư.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Thơ ông giàu chất trí tuệ, suy tư; xúc cản dồn nén.
b. Tác phẩm
- Giới thiệu trường ca Mặt đường khát vọng (SGK)
- Đoạn trích Đất Nước là phần đầu của chương V, thể hiện tư tưởng: 
“ Đất Nước của Nhân dân”.
Đọc- hiểu văn bản:
Nội dung
Phần 1: Nêu lên cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, đất nước.
+ Đất nước được hình thành từ những gì nhỏ bé, gần gũi, riêng tư trong cuộc sống của mỗi con người.
+ Đất nước là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc.
+ Mỗi người phải có trách nhiệm với đất nước
Phần 2: Tư tưởng “ Đất Nước của Nhân dân” được thể hiện qua ba chiều cảm nhận về đất nước.
+ Từ không gian địa lý;
+ Từ thời gian lịch sử;
+ Từ bản sắc văn hóa.
Qua đó, nhà thơ khẳng định, ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình dựng nước và giữ nước
b. Nghệ thuật
- Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian: ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi.
- Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt.
- Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình.
c. Ý nghĩa văn bản
Một cách cảm nhận mới về đất nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam.
3. Hướng dẫn tự học
 - Hình ảnh đất nước được thể hiện như thế nào trong chín câu thơ đầu đoạn trích?
 - Tư tưởng “ Đất Nước của Nhân dân” được thể hiện tập trung trong những câu thơ nào? Trình bày cảm nhận của anh chị về những câu thơ đó.
ĐẤT NƯỚC
(NGUYỄN ĐÌNH THI)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Thấy được mạch cảm xúc thơ: từ mùa thu của đất trời suy nghĩ về mùa thu cách mạng, niềm vui làm chủ, lòng tự hào về đất nước; 
- Nắm được đặc điểm nghệ thuật của thơ Nguyễn Đình Thi: dạt dào cảm xúc, có nhiều tìm tòi, sáng tạo trong hình thức thể hiện theo hướng hiện đại và giàu nhạc điệu.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
Kiến thức
Từ mùa thu hiện tại nhớ về mùa thu trong quá khứ.
Niềm vui sướng, tự hào được làm chủ đất nước và sức mạnh vùng lên của dân tộc.
Thơ giàu nhạc điệu, nhiều tìm tòi, sáng tạo trong cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh.
Kĩ năng
Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
Tìm hiểu chung
Vài nét về tác giả , hoàn cảnh sáng tác bài thơ (SGK)
Đọc- hiểu văn bản:
Nội dung
Mùa thu gợi nhớ (bảy câu thơ đầu): Từ mùa thu hiện tại, tác giả đưa ta về với mùa thu Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Chú ý những hình ảnh “ sáng mát trong”, “hương cốm mới”, những cảm giác “ chớm kanhj”, âm thanh” xao xác”,những câu thơ đậm màu sắc hội họa và giàu nhạc điệu, nhân vật trữ tình thoáng nỗi buồn, lưu luyến nhưng vẫn quyêt tâm ra đi.
Mùa thu hiện tại: Phân tích những hình ảnh “ trời thu thay áo mới”, “ trời xanh”, “núi rừng’, “ đồng ruộng”, “dòng sông”,để thấy được mùa thu cách mạng mang niềm vui đến cho con người. Con người được làm chủ. Nhân vật trữ tình gắn bó với vận mệnh của dân tộc, vui buồn cùng đất nước.
Sức mạnh vùng lên của đất nước: Thảo luận để cảm nhận sức mạnh dân tộc được dồn nén, tích tụ đã quật khởi vùng lên. Chú ý những câu thơ diễn tả những tội ác mà kẻ thù gây ra. Sức mạnh dân tộc biểu hiện qua hình ảnh khái quát “ Ôm đất nước những người áo vải- Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
Nghệ thuật
Thơ giàu nhạc điệu, hình ảnh, cảm xúc
Ý nghĩa văn bản
Từ mùa thu của thiên nhiên, nhà thơ thể hiện niềm vui sướng, tự hào của con người được làm chủ đất nước và khẳng định sức sống của dân tộc.
Hướng dẫn tự học
Bình giảng bảy câu thơ đầu của bài thơ Đất nước
So sánh cách cảm nhận về đất nước qua hai tác phẩm: Đất nước của Nguyễn Đình Thi và đoạn trích Đất nước(trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm).
LUẬT THƠ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được những nội dung cơ bản về luật thơ của những thể thơ tiêu biểu;
- Có kĩ năng phân tích những biểu hiện của luật thơ ở một bài thơ cụ thể. 
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
Kiến thức
Các thể thơ Việt Nam được chia thành ba nhóm: thể thơ truyền thống của dân tộc (lục bát, song thất lục bát, hát nói), thể thơ Đường luật(ngũ ngôn, thất ngôn tứ tuyệt và bát cú), thể thơ hiện đại ( năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, thơ tự do, thơ- văn xuôi,).
Vai trò của tiếng trong luật thơ: số tiếng là một nhân tố để xác định thể thơ, vần của tiếng là cơ sở của vần thơ, thanh của tiếng tạo ra nhịp điệu và sự hài thanh. Tiếng còn xác định nhịp điệu trong thơ,
Luật thơ trong các thể thơ lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn ( tứ tuyệt, bát cú):
+ Số câu trong bài và số tiếng trong mỗi câu thơ.
+ Sự hiệp vần giữa các câu thơ
+ Sự phân nhịp trong các câu thơ
+ Sự hài thanh trong câu thơ và bài thơ
+ Kết cấu, sự phân khổ trong bài thơ.
- Một số điểm trong luật thơ có sự khác biệt và sự tiếp nối giữa thơ hiện đại và thơ trung đại.
2. Kĩ năng
- Nhận biết và phân tích được luật thơ ở một bài thơ cụ thể thuộc thể lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn Đường luật ( tứ tuyệt, bát cú).
- Nhận ra sự khác biệt và tiếp nối của thơ hiện đại so với thơ truyền thống.
- Cảm thụ được một bài thơ theo những đặc trưng của luật thơ.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
Tìm hiểu chung
GV gợi dẫn để HS nhớ lại những bài thơ đã được học trong SGK Ngữ văn ở THPT về ba nhóm thể loại khác nhau: thơ truyền thống của dân tộc, thơ Đường luật, thơ hiện đại.
Phân tích lần lượt các phương diện của luật thơ: số câu trong bài, số tiếng trong dòng thơ, cách hiệp vần, cách ngắt nhịp, sự hài thanh, kết cấu toàn bài và sự phân khổ,ở mỗi thể thơ phổ biễn. Riêng thể thơ Đường luật còn chú ý đến niêm, đối. Khi phân tích, nên so sánh các thể thơ ở mõi phương diện.
Nên dùng sơ đồ, mô hình để biểu hiện nội dung của luật thơ.
Luyện tập
Nhận biết và phân tích các phương diện của luật thơ ở các thể thơ lục bát, song thất lục bát, các thể thơ Đường luật.
- Nhận biết Và phân tích sự đổi mới trong luật thơ của thơ hiện đại so với thơ truyền thống.
Xác định mô hình âm luật trong một bài thơ Đường luật ( thất ngôn tứ tuyệt hoặc bát cú)
3. Hướng dẫn tự học
 - Tìm và phân loại các bài thơ học trong chương trình Ngữ văn 12 theo các thể thơ.
 - Thơ hiện đại rất tự do, linh hoạt về số câu, số tiếng ở mỗi dòng, về gieo vần, ngắt nhịp, về niêm, đối,những vẫn có điểm khác với văn xuôi. Phân tích sự khác biệt đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai soan.doc