Giáo án môn học khối 5 - Tuần 14

Giáo án môn học khối 5 - Tuần 14

 I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

 - Đọc diễn cảm bài văn, biết phân biệt lời người kề và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật .

Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác .(Trả lời được câu hỏi 1,2,3 ) .

II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Tranh minh hoạ trong sách.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ( 40 phút ) .

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 970Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học khối 5 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
Chào cờ
Tập đọc
Chuỗi ngọc lam
 I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
 - Đọc diễn cảm bài văn, biết phân biệt lời người kề và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật .
Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác .(Trả lời được câu hỏi 1,2,3 ) .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Tranh minh hoạ trong sách.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ( 40 phút ) .	
Hoạt động của giáo
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: 
 Kiểm tra HS về bài Trồng rừng ngập mặn.
3. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- Chủ điểm: Vì hạnh phúc con người . - Bài Chuỗi ngọc lam.
 b) Luyện đọc: 
- Chia 2 đoạn, hướng dẫn HS luyện đọc, chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng và giải nghĩa từ.
- Đọc diễn cảm.
 c) HD tìm hiểu bài:
+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam cho ai? Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không? Chi tiết nào cho biết điều đó?
+ Chị của cô bé tìm gặp Pi-e để làm gì?
+ Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
+ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
 d) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- HD đọc diễn cảm đoạn 2.
- Nhận xét.
4. Củng cố ặn dò: - Nhận xét tiết học.
- Dặn HS tiếp tục luyện đọc; biết yêu thương mọi người.
- Quan sát tranh và nghe giới thiệu.
- 2 em khá đọc bài. 
- Đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
 + Giải nghĩa từ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- 1 em đọc cả bài.
- Đọc thầm từng đoạn văn rồi trả lời câu hỏi.
+ Để tặng chị nhân ngày lễ Nô-en, người chị đã thay mẹ nuôi cô. Em không đủ tiền mua chuỗi ngọc. Em chỉ có một nắm xu, là số tiền đập con lợn đất.
+ Để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc ở tiệm Pi-e không? Chuỗi ngọc là thật? Pi-e bán với giá bao nhiêu?
+ Vì em bé mua bằng tất cả số tiền em dành dụm được.
+ Ba nhân vật trong truyện là những người nhân hậu, biết sống vì nhau, biết đem lại niềm vui, hạnh phúc cho nhau.
- Nhận xét giọng đọc.
- Thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Thi đọc diễn cảm cả bài.
Âm nhạc
 (GV chuyên dạy)
Toán
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
- Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
- Làm bài tập 1(a), bài 2.
II. Chuẩn bị: Phấn màu. Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Gv gọi hs nêu quy tắc chia một số thập phânn cho 10; 100; 1000...Làm. BT2(c, d) trang 66
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài - ghi đề: 
b. Tìm hiểu bài: Gv ghi VD1 lên bảng
- Gv cho hs phân tích ví dụ
+ Muốn biết được mỗi cạnh của sân dài bao nhiêu m ta phải làm gì?
- Gv ghi phép chia 27: 4 lên bảng
- Gv hướng dẫn hs thực hiện phép chia tương tự như SGK.
- Gv ghi ví dụ 2 lên bảng: 43 : 52 = ?
- Gv cho học sinh thực hiện phép chia ra giấy nháp
- Gv nhận xét chung và sửa chữa
- Gv cho hs rút ra quy tắc. Gv nhận xét dán quy tắc lên bảng
c. Luyện tập: Bài 1a: Gv gọi 3 hs lên bảng làm
- Gv nhận xét, sửa chữa.
Bài 2: Gv gọi hs đọc đề bài, nêu yêu cầu.
- Gv ghi đề bài lên bảng
- Gv hướng dẫn hs tóm tắt sau đó gọi 1 em lên bảng giải
- Gv nhận xét chung sửa chữa
3. Củng cố - dặn dò: Nhắc lại quy tắc, về nhà làm bài 1b, 3.
Chuẩn bị: “Luyện tập”.
Nhận xét tiết học 
- 3 Hs nêu quy tắc
- 2 hs làm bài, lớp nhận xét 
- Học sinh đọc lại
- Ta phải thực hiện phép chia
- Học sinh theo dõi cách thực hiện
- 1 học sinh làm bảng – lớp làm nháp. Một vài em nêu kết quả. Lớp nhận xét bài làm bảng
- Học sinh rút ra quy tắc
- Một số học sinh đọc lại.
- Học sinh đọc đề bài sau đó 3 học sinh lên bảng làm – lớp làm vào vở. Một vài em nêu kết quả. Nhận xét bài làm bảng.
- Học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu
- 1 hs làm bảng. Lớp làm vào vở, một vài em nêu kết quả. Nhận xét bài làm bảng
- Học sinh nêu
Đạo đức
Tôn trọng phụ nữ
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
- Thực hiện các hành vi tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
- Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ.
- Biết chăm sóc, giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
*GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bà, mẹ, chị em gái, cô giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội .
II. Tài liệu và phương tiện
- Thẻ các màu để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1
- Tranh ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ VN
III. Các hoạt động dạy học
TIẾT 1
Hoạt động dạy
hoạt động học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin: trang 22 SGK
- GV chia nhóm 4 giao nhiệm vụ
Quan sát chuẩn bị giới thiệu nội dung từng bức tranh trong SGK
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày
- Nhóm khác nhận xét bổ xung
- GV KL: Đó là những người phụ nữ mà chúng ta vừa nêu có nhiều đóng góp trong xã hội 
H: Em hãy kể các công việc mà người phụ nữ trong gi/a đình , xã hội mà em biết?
H: tại sao những người phụ nữ là những người đáng được kính trọng?
- GV gọi 1 vài HS đọc ghi nhớ trong SGK
* Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK
- GV giao nhiệm vụ cho HS 
- GV gọi một số HS lên trình bày
GV KL
 * Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
1. GV nêu yêu cầu của bài tập 2 HD học sinh cách thức bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ màu
2. GV lần lượt nêu từng ý kiến, HS bày tỏ theo qui ước: tán thành giơ thẻ đỏ , không tán thành giơ thẻ xanh
GVKL: 
- Tàn thành ý kiến (a), ( d) 
- Không tán thành với các ý kiến ( b) ; ( c) ;( đ) Vì các ý kiến này thể hiện sự thiếu tôn trọng phụ nữ
* Hoạt động 4: Giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng, yêu mến 
- GV nhận xét 
Dặn dò: Về nhà sưu tầm các bài thơ bài hát ca ngợi người phụ nữ nói chung và người phụ nữ VN nói riêng.
- các nhóm quan sát ảnh và thảo luận về nội dung từng ảnh
+ Bà nguyễn thị Định, bà Nguyễn Thị Trâm , chị Nguyễn Thuý Hiền và bà mẹ trong bức ảnh" mẹ địu con làm nương" đều là những phụ nữ đã có đóng góp rất lớn trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, xây dựng đất nước, khoa học , quân sự thể thao và trong gia đình..
 - HS kể: nổi tiếng như PCT nước Trương Mĩ Hoa, 
Trong thể thao: Nguyễn Thuý Hiền ...
-Vì họ là những người gánh vác rất nhiều công việc gia đình , chăm sóc con cái , lại còn tham gia công tác xã hội....
- HS đọc ghi nhớ 
- HS làm việc cá nhân
Các biểu hiện tôn trọng phụ nữ là:( a), 
( b) 
- các viịec làm biểu hiện không tôn trọng phụ nữ là: ( c) ; ( d) 
- HS giơ thẻ 
- HS giải thích lí do , 
- Lớp nhận xét
Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011
Chính tả (Nghe - viết) 
CHUỖI NGỌC LAM
I- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Giúp HS:
- Nghe-viết đúng bài chính tả Chuỗi ngọc lam, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
* Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có vần ao / au dễ lẫn (BT2b); Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẫu tin theo yêu cầu của BT3.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT 3.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ( 35 phút ).	
Hoạt động của giáo
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: 
HS viết các từ ngữ theo yêu cầu BT 2b ở tiết trước.
3. Dạy bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC tiết học
 b) HD nghe – viết chính tả: 
- Đọc đoạn văn cần viết chính tả.
+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng cho ai? Em có đủ tiền để mua ngọc không?
- Đọc cho HS viết.
- Chấm một số vở, nhận xét.
 c) HD làm bài tập: 
 Bài tập 2b: Tìm từ ngữ chứa tiếng đã cho trong bảng 
- Nhận xét, ghi nhanh lên bảng:
Mẫu : cho HS làm : Thi tiếp sức các nhóm .
+ báo: con báo, tờ báo, báo cáo, báo tin, báo hại...
+ báu: báu vật, kho báu, quý báu, châu báu,
Bài tập 3: Tìm tiếng thích hợp 
- HD cách nhẩm để tìm.
- Nhận xét, kết luận: (hòn) đảo, (tự) hào, (một) dạo, (trầm) trọng, tàu, (tấp) vào, trước (tình hình đó), (môi) trường, (tấp) vào, chở (đi), trả (lại).
 4. Củng cố- Dặn dò: GV Nhận xét tiết học, dăn do tiết sau
-3 HS
- Lắng nghe. 
- 2 em đọc bài chính tả.
+ Mua cho chị nhưng không đủ tiền, cô bé chỉ có một nắm xu.
- Tự ghi tiếng khó ra nháp.
- Viết bài vào vở.
- Tự kiểm tra vở và sửa chữa.
- Nêu yêu cầu bài.
- Nói miệng trước lớp ( 6 nhóm ) .
+ cau: cây cau, cau có, cau mày, 
+ lao: lao động, lao khổ, lao đao, lao tâm, lao xao, lao phổi
+ lau: lau nhà, lau sậy, lau lách, lau chau,
+ mào: chào mào, mào gà, mào đầu,
+ màu: bút màu, màu sắc, màu mè, màu mỡ
+ cao: cây cao, cao vút, cao cờ, cao kiến, cao tay, cao hứng
- Làm lại vào vở. 
Bài tập 3:
- Đọc đoạn văn Nhà môi trường 18 tuổi.
- Thi viết nhanh ra nháp thứ tự các tiếng cần điền.
- Đọc lại đoạn văn đã điền xong . Lớp nghe, nhận xét .
Toán
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu : - Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn .
- Bài tập cần làm : BT 1,3,4 .
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động cơ bản ( 40 phút ) : 
b.Bài 1
- HS nêu yêu cầu 
- Gọi học sinh lên bảng làm bài.
- Lớp làm vào vở.
- Nhận xét.
- HS nhắc lại qui trình thực hiện các phép tính.
Bài 2:
- Gọi 2 học sinh lên bảng tính phần a.
- Gọi 1 học sinh nhận xét 2 kết quả tìm được.
- Giáo viên giải thích lí do: và nêu tác dụng chuyển phép nhân thành phép chia.
- Gọi học sinh làm tương tự đối với phần b và c.
Bài 3: 
HS nêu yêu cầu 
HD HS làm bài 
HS làm bài , chữa 
- Nhận xét, cho điểm.
3.5. Hoạt dộng 4: Làm vở.
- Cho học sinh tự làm vào vở.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 1:
a) 5,9 : 2 + 13,06 = 2,95 + 13,06 = 16,01
b) 35,04 : 4 – 6,87 = 8,76 – 6,87 = 1,89
c) 167 : 25 : 4 = 6,68 : 4 = 1,67
d) 8,76 x 4 : 8 = 35,04 : 8 = 4,38
Bài 2: Đọc yêu cầu bài.
8,3 x 0,4 = 3,32
8,3 x 10 : 25 = 3,32
- 2 kết quả bằng nhau.
10 : 25 = 0,4
Giải
Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là:
24 x = 9,6 (m)
Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
(24 + 96) x2 = 67,2 (m)
Diện tích mảnh vườn là:
24 x 9,6 = 230,4 (m2)
 Đáp số: 67,2 m; 230,4 m2
Bài 4: Đọc yêu cầu bài.
Giải
1 giờ xe máy đi được là:
93 : 3 = 31 (km)
1 giờ ô tô đi được là:
103 : 2 = 51,5 (km)
Ô tô đi nhanh hơn xe máy là:
51,5 – 31 = 20,5 (km)
 Đáp số: 20,5 km
4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ.
- Dặn về làm bài tập, học bài, chuẩn bị bài sau Chia một số tự nhiên cho một số thập phân
	Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I. Mục tiêu :
	1. Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong bài văn của bài tập 1, nêu được qui tắc viết hoa danh từ riêng đã học (BT2) Tìm được đại từ xưng hô ... n bảng làm – lớp làm vào vở. Một vài em nêu kết quả - Lớp nhận xét bài làm bảng.
- Hs đọc yêu cầu đề bài
- Hs làm bài theo nhóm Đại diện 1 nhóm dán kết quả lên bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung
Bài giải
 Số lít dầu cả hai thùng có là:
 21 + 15 = 36 (l)
 Số chai dầu có là:
 30 : 0,75 = 48 (chai)
 Đáp số : 48 chai
- HS nêu yêu cầu 
- HS làm bài 
Giải
 Diện tích hình vuông là:
25 x 25 = 625 (m2)
 Chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật là:
625 : 12,5 = 50 (cm)
 Chu vi thửa ruộng là:
(50 + 12,5) x 2 = 125 (m)
 Đáp số: 125 m.
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI (tiếp)
I. Mục tiêu: 
- Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu của BT1.
- Dựa vào ý khổ thơ hai trong bài Hạt gạo làng ta, viết được đoạn văn theo yêu cầu (BT2).
II. Chuẩn bị: Bảng phân loại động từ, tính từ, quan hệ từ. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Gv cho học sinh tìm danh từ chung, danh từ riêng và đại từ trong bài tập sau: “Bé Mai dẫn Tâm ra vườn chim. Mai khoe: Tổ kia là chúng làm nhé. Còn tổ kia là cháu làm đấy”.
- Giáo viên nhận xét – cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài – ghi đề:
b. Tìm hiểu bài:
Bài tập 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài 
- Gv gọi học sinh nhắc lại các kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ. Sau đó dán tờ phiếu khổ to đã chuẩn bị lên bảng để học sinh đọc lại.
- Gv gọi hs nêu những từ in đậm trong đoạn văn
- Gv dán 2 tờ phiếu to lên bảng gọi 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Gv nhận xét.
Bài tập 2: Gv cho học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Gv gọi một, hai học sinh đọc thành tiếng khổ thơ 2 của bài: Hạt gạo làng ta.
- Gv cho hs làm bài
- Gv nhận xét cho điểm.
3.Củng cố - dặn dò: 
- Gv gọi hs nhắc lại khái niệm về các từ loại. 
- Về viết lại đoạn văn .Chuẩn bị bài sau MRVT: Hạnh phúc
- Học sinh sửa bài tập.
- Lớp nhận xét
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm.
-Tính từ: Là từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật,hoạt động, trạng thái...
- Động từ: Là từ chỉ trạng thái, hoạt động của sự vật.
- Quan hệ từ: Là từ nối các từ ngữ hoặc các câu với nhau, nhăm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu ấy.
- Hs nêu
- Động từ: trả lời, nhìn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ.
- Tính từ: xa, vơi vợi, lớn.
- Quan hệ từ: Qua, ở, với.
- Hs đọc yêu cầu - lớp theo dõi
- Hs đọc – lớp theo dõi đọc thầm
- Hs làm bài cá nhân. Một vài em đọc bài làm của mình
- Hs nhắc lại
Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2011
Sáng:
Toán
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: - Biết chia một số thập phân cho một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
- Làm bài tập 1(a, b,c), bài 2
II. Chuẩn bị: Giấy khổ to A 4, phấn màu, bảng phụ. Bảng con. vở bài tập, SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Gv gọi học sinh lần lượt sửa bài nhà. 
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài – ghi đề:
b. Tìm hiểu bài: Gv nêu ví dụ 1 sách giáo khoa.
+ Muốn biết 1 dm thanh sắt đó cân nặng bao nhiêu kg ta làm như thế nào?
+ Để thực hiện phép chia này ta làm như thế nào ?
Học sinh thảo luận tìm cách chia.
Gv nêu - gọi học sinh nêu lại cách làm.
- Gv nêu ví dụ 2 sách giáo khoa .
82,55 : 1,27 =...
+ Qua hai ví dụ em hãy nêu cách chia số thập phân cho số thập phân.
- Gv ghi bảng
c. Luyện tập:
Bài 1(a, b, c): Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
Học sinh lên bảng làm.
Cả lớp làm vở.
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài 
- Gv hướng dẫn tóm tắt.
- Gọi 1 học sinh lên bảmg làm.
- Cả lớp làm vở.
- Gv nhận xét và chốt lại ý đúng.
3.Củng cố dặn dò: Gv gọi học sinh nêu lại quy tắc Chia số thập phân cho số thập phân.
Dặn học sinh về nhà làm bài tập toán.
 Giáo viên nhận xét tiết học.
- Hs làm
Lớp nhận xét.
- Ta phải thực hiện phép chia:
23,56 : 6,2 =...kg
Đưa về chia hai số tự nhiên đã học.
2356 : 620 
Đưa về chia số thập phân cho số tự nhiên như sau:
23,56 : 6,2=(23,56 ´ 10) : (6,2 ´ 10)
= 235,6 : 62 
Thông thường ta đặt tính và làm như sau:
235,6 62 Phần thập phân của
3,8 6,2 có một chữ số.
 0 Chuyển dấu phẩy
của 23,56 sang phải một chữ số để được 235,6 và bỏ dấu phẩy ở số 6,2 để được 62 và thực hiện phép chia.
Vậy 23,56 : 6,2 = 3,8 (kg)
Học sinh thực hiện và trình bày cách làm 
8255 127 Phần thập phân của
 635 65 số chia có hai chữ 
 0 số ta bỏ dấu phẩy ở số chia và dời dấu phẩy của số bị chia sang phải 2 chữ số. Nên ta bỏ dấu phẩy số chia và dời dấu phẩy của số bị chia sang phải 2 chữ số .
Muốn chia 1 số thập phân cho 1số thập phân ta làm như sau:
Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy của số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số.
Bài 1: 
197,2 58 821,6 52
 232 3,4 301 1,58
 416 
 0
 1288 0,25 
 38 51,52 
 130 
 50 
Bài 2:
Tóm tắt: 4,5 lít dầu hoả : 3,42 kg.
 8 lít dầu hoả: ? kg.
 Giải:
1lít dầu cân nặng là: 3,42:4,5= 0,76 (kg)
8 lít dầu cân nặng là: 0,76 ´8=6,08 (kg)
Đáp số: 6,08 kg
1 học sinh nhắc lại quy tắc .
Về nhà làm vở bài tập toán 
Tiếng Anh
(GV chuyên dạy)
Tập làm văn
: LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. Mục tiêu: Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý của SGK.
*KNS: - Ra quyết định / giải quyết vấn đề
- Hợp tác ( hợp tác hoàn thành biên bản cuộc họp).
- Tư duy phê phán.
II. Chuẩn bị: Bảng lớp viết đề bài, gợi ý 1; dàn ý 3 phần của một biên bản cuộc họp. Bài
soạn.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Gv gọi hs nhắc lại nội dung cần ghi nhớ
- Kiểm tra hoàn chỉnh bài tập 1 của học sinh.
- Giáo viên chấm điểm vở.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài – ghi đề:
b. Tìm hiểu bài: Gv gọi hs đọc yêu cầu và gợi ý trong SGK
- Gv giúp học sinh nắm lại :
+ Những người lập biên bản là ai?
+	Thể thức trình bày.
+ Nội dung loại hình biên bản
- Gv gợi ý: Có thể chọn bất kì một cuộc hợp nào mà em đã từng chứng kiến hoặc tham dự
+ Cuộc họp ấy bàn vấn đề gì và diễn ra trong thời gian nào ?
- Gv gọi một số hs nói trước lớp biên bản viết về vấn đề gì?
- Gv nhắc hs cách viết biên bản
- Gọi hs nhắc lại ghi nhớ
- Gv cho hs viết biên bản 
- GV nhắc HS chú ý cách trình bày biên bản theo đúng thể thức của một biên bản ( mẫu là Biên bản đại hội chi đội )
- GV chấm điểm những biên bản viết tốt(đúng thể thức, rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, viết nhanh )
3. Củng cố - dặn dò: Nêu lại nội dung bài học
- Về nhà làm hoàn chỉnh yêu cầu 3.
- Chuẩn bị: “Luyện tập tả người hoạt động”.
- Nhận xét tiết học. 
- Hs nêu – lớp nhận xét
- Hs đọc - lớp theo dõi đọc thầm
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs nêu tên biên bản mà mình chọn viết
- Học sinh nhắc lại.
- Hs nhắc lại
- Học sinh viết biên bản
Khoa học
XI MĂNG
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết một số tính chất của xi măng.
- Nêu được một số cách bảo quản xi măng.
- Quan sát nhận biết xi măng.
II. Chuẩn bị: - Hình vẽ trong SGK trang 58, 59. SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Gv gọi hs nêu đặc điểm và công dụng của gạch ngói.
- Gv nhận xét ghi điểm
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài – ghi đề:
b. Tìm hiểu bài:
- Gv gọi học sinh kể tên một số nhà máy xi măng của nước ta mà em biết.
- Gv cho học sinh thảo luận nhóm, 
+ Xi măng được làm từ vật liệu nào? Xi măng có tính chất gì?
+ Xi măng được dùng để làm gì? Cần bảo quản xi măng như thế nào?
+ Vữa xi măng do nguyên vật liệu nào tạo thành và có tính chất gì?
+ Bê tông do nguyên vật liệu nào tạo thành ? Bê tông có ứng dụng gì?
+ Bê tông cốt thép là gì ? bê tông cốt thép dùng để làm gì?
Gv kết luận 
3. Củng cố dặn dò: 
 - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
 - Nêu lại công dụng của xi măng.
 - Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau Thủy tinh
 - Giáo viên nhận xét tiết học
- 2 học sinh trả lời - lớp nhận xét
- Học sinh kể tên: Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên...
- Học sinh thảo luận nhóm và trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Xi măng được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác. Xi măng có tính chất là :Màu xám xanh, xi măng không tan khi bị trộng với một ít nước mà trở nên dẻo, khi khô kết thành tảng và cứng như đá.
- Xi măng được dùng để sản xuất vữa xi măng, bê tông và bê tông cốt thép, được dùng để xây dựng nhà cửa, cầu cống, nhà cao tầng, công trình thuỷ điện. Cần bảo quản xi măng ở nơi khô ráo, thoáng khí và không để nơi ẩm thấp.
- Vữa xi măng là hỗn hợp xi măng, cát, nước trộn đều với nhau.
Tính chất : Khi mới trộn thì dẻo, khi khô trở nên cứng, không tan, không thấm nước. Vì vậy vữa trộn xong phải dùng ngay.
- Bê tông là hỗn hợp xi măng, cát, sỏi, nước trộn đều nhau. Bê tông có sức chịu nén cao nên được dùng để lát đường, đổ trần nhà, làm móng..
- Bê tông cốt thép là hỗn hợp xi măng, cát sỏi hoặc đá, nước trộng đều rồi vào khuôn có cốt thép. Dùng để xây dựng nhà cao tầng, cầu, đập nước...
- 2 học sinh đọc mục bạn cần biết.
- 1 học sinh nêu lại công dụng của xi măng.
- Học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt
KIỂM ĐIỂM Ý THỨC ĐẠO ĐỨC, HỌC TẬP ...TRONG TUẦN 14
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh thấy được ưu và nhược điểm của mình trong tuần qua.
	- Từ đó sửa khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, nắm được phương hướng tuần sau.
	- Giáo dục học sinh thi đua học tập.
1. Ổn định tổ chức.
2. Lớp trưởng nhận xét.
- Hs ngồi theo tổ
- Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các thành viên trong lớp.
- Tổ viên có ý kiến
- Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ mình,chọn một thành viên tiến bộ tiêu biểu nhất.
* Lớp trưởng nhận xét đánh giá tình hình lớp tuần qua
 -> xếp loại các tổ
3. GV nhận xét chung:
* Ưu điểm:
- Nề nếp học tập :.........................................................................................................................
- Về lao động:
- Về các hoạt động khác:
- Có tiến bộ rõ về học tập trong tuần qua : ..................................................................................
* Nhược điểm:
- Một số em vi phạm nội qui nề nếp:...........................................................................................
* - Chọn một thành viên xuất sắc nhất để nhà trường khen thưởng.
4. Phương hướng tuần13:
- Nhắc nhở HS phát huy các nề nếp tốt; hạn chế , khắc phục nhược điểm.
- Phổ biến công việc chính của tuần 15..
- Phát động phong trào thi đua Học tập theo tấm gương anh bộ đội cụ Hồ
- Thực hiện tốt công việc của tuần 15
Chiều
(Đ/c Thức dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14 CKTKNS.doc