Giáo án môn học khối 5 - Tuần 21 năm 2012

Giáo án môn học khối 5 - Tuần 21 năm 2012

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm bài văn,

-Đọc phân biệt giọng các nhân vật.

- Hiểu các ý nghĩa : Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. CHUẨN BỊ :

- GV:Bảng phụ .

- HS:SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 32 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1030Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học khối 5 - Tuần 21 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 21
Thứ hai ngày 30/1/2012
Tập đọc: TRÍ DŨNG SONG TOÀN
MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài văn,
-Đọc phân biệt giọng các nhân vật. 
- Hiểu các ý nghĩa : Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
CHUẨN BỊ :
GV:Bảng phụ .
HS:SGK
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: 4-5’
Kiểm tra Nhà tài trợ đặc biệt của CM
Nhận xét + cho điểm 
1HS đọc + trả lời câu hỏi 
2.Bài mới:
HĐ 1.Giới thiệu bài: 
 - Nêu MĐYC của tiết học.
HS lắng nghe
HĐ 2: Luyện đọc : 10-12’
- GV chia 4 đoạn
1 HS đọc cả bài
- HS dùng bút chì đánh dấu 
- Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai
 - HS đọc nối tiếp
+ HS luyện đọc từ ngữ khó: ám hại, song toàn...
+ Đọc phần chú giải
- GV đọc diễn cảm.
- HS đọc theo nhóm 5 
1 ® 2 HS đọc cả bài 
HĐ 3 : Tìm hiểu bài: 9-10’
+ Ông Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng”?
* Vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ 5 đời...
+ Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh và đại thần nhà Minh?
*2 – 3 HS nhắc lại cuộc đối đáp.
+ Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
*Vua mắc mưu GVM...GVM còn lấy việc quân đội thua trên sông Bạch Đằng để đối lại nên làm vua giận...
+Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
* Vì GVM vừa mưu trí vừa bất khuất, để giữ thể diện dân tộc....ông dám đối lại 1 vế đối tràn đầy lòng tự hào dtộc.
HĐ 4 : Đọc diễn cảm : 6-7’
Đưa bảng phụ ghi sẵn và hướng dẫn đọc đoạn đối thoại..
HS đọc theo hướng dẫn 
5 HS đọc phân vai
Cho HS thi đọc
GV nhận xét + khen nhóm đọc đúng, hay 
- 3 HS thi đọc phân vai
Lớp nhận xét
3.Củng cố, dặn dò: 1-2’
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về kể chuyện này cho người thân
HS lắng nghe 
HS thực hiện 
******************************
Toán : LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
. MỤC TIÊU:
1/KT, KN : Biết tính diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học
II. CHUẨN BỊ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ : 4-5'
2.Bài mới : 
HĐ 1: Giới thiệu bài : 1
HĐ 2. Giới thiệu cách tính : 12-13'
Thông qua ví dụ nêu trong SGK để hình thành quy trình tính như sau:
- Chia hình đã cho thành hai hình vuông và một hình chữ nhật.
- Xác định kích thước của các hình mới tạo thành. 
 - Hình vuông có cạnh là 20m; hình chữ nhật có các kích thước là 70m và 40,1m.
- Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất.
HĐ 3. Thực hành : 15-16'
Bài 1: Hướng dẫn để HS tự làm
Bài 1 : HS thảo luận để tìm cách tính
3,5m
3,5m
3,5m
6,5m
4,2m
Chia hình đã cho thành hai hình chữ nhật, tính diện tích của chúng, từ đó tính diện tích của cả mảnh đất.
Giải :
Chiều dài HCN lớn :
3,5 x 2 + 4,2 = 11,2 (m)
Diện tích HCN lớn :
11,2 x 3,5 = 39,2 (m2)
Diện tích HCN bé :
6,5 x 4,2 = 27,3 (m2)
Bài 2: Hướng dẫn tương tự như bài 1, chia khu đất thành ba hình chữ nhật.
Bài 2: Dành cho HSKG
- GV có thể hướng dẫn HS nhận biết một cách làm khác:
HS có thể có một cách làm khác:
+ Hình chữ nhật có các kích thước là 141m và 80m bao phủ khu đất.
+ Khu đất đã cho chính là hình chữ nhật bao phủ bên ngoài khoét đi hai hình chữ nhật nhỏ ở góc trên bên phải và góc dưới bên trái.
+ Diện tích của khu đất bằng diện tích cả hình chữ nhật bao phủ trừ đi diện tích của hai hình chữ nhật nhỏ với các kích thước là 50m và 40,5m.
40,5m
50m
50m
40,5m
30m
100,5m
Trình bày bài giải
3. Củng cố dặn dò : 1-2'
Đạo đức : ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM
I.MỤC TIÊU :
1. KT,KN :
	- Bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân ( UBND) xã (phường) đối với cộng đồng.
 - Kể được một số công việc của UBND xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
 - Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng UBND xã (phường).
2. TĐ : Có ý thức tôn trọng UBND xã (phường).
	II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh về UBND phường, xã (của chính UBND nơi trường học đóng tại địa phương)
- Thẻ màu	
- Bảng phụ, bút dạ bảng 	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU .
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
HĐ 1 : Giới thiệu bài : 1'
HĐ 2 : Tìm hiểu truyện “ đến uỷ ban nhân dân phường” : 9-10'
- HS đọc cho cả lớp nghe, cả lớp đọc thầm và theo dõi bạn đọc.
- HS thảo luận trả lời các câu hỏi :
1. Bố dẫn Nga đến UBND phường để làm gì?
1. Bố dẫn Nga đến UBND phường để làm giấy khai sinh.
2. Ngoài việc cấp giấy khai sinh, UBND phường, xã còn làm những việc gì?
2. Ngoài việc cấp giấy khai sinh, UBND phường, xã còn làm nhiều việc: xác nhận chỗ ở, quản lý việc xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em.
3. Theo em, UBND phường, xã có vai trò như thế nào? vì sao? ( GV gợi ý nếu HS không trả lời được: công việc của UBND phường, xã mang lại lợi ích gì cho cuộc sống người dân)
3. UBND phường, xã có vai trò vô cùng quan trọng vì UBND phường, xã là cơ quan chính quyền, đại diện cho nhà nước và pháp luật bảo vệ các quyền lợi của người dân địa phương.
4. Mọi người cần có thái độ như thế nào đối với UBND phường, xã.
4. Mọi người cần có thái độ tôn trọng và có trách nhiệm tạo điều kiện, và giúp đỡ để UBND phường, xã hoàn thành nhiệm vụ.
- GV giới thiệu sơ qua về UBND xã Sơn Thủy
HĐ 3 : Tìm hiểu về hoạt động của UBND qua BT số 1 :6-7'
- HS đọc BT1
- GV đọc các ý trong bài tập để HS bày tỏ ý kiến. Tổ chức cho HS góp ý, bổ sung để đạt câu trả lời chính xác.
- HS lắng nghe, giơ các thẻ: mặt cười nếu đồng ý đó là việc cần đến UBND phường, xã để giải quyết. Mặt mếu nếu là việc không cần phải đến UBND để giải quyết, các HS góp ý kiến trao đổi để đi đến kết quả.
+ Thẻ đỏ : ( đúng) : ý b, c, d, đ, e, h, i.
+ Thẻ xanh : ( sai) : a, g
a. Đây là việc của công an khu vực dân phố/ công an thôn xóm.
g. Đây là việc của Hội người cao tuổi.
- HS nhắc lại các ý : b, c , d, đ, e, h, i.
- Đọc phần ghi nhớ
HĐ 4 : Thế nào là tôn trọng UBND phường, xã : 9-10'
- Treo bảng phụ gắn băng giấy trong đó ghi các hành động, việc làm có thể có của người dân khi đến UBND xã, phường.
- HS làm việc cặp đôi, thảo luận và sắp xếp các hành động, việc làm sau thành 2 nhóm: hành vi phù hợp và hành vi không phù hợp.
1. Nói chuyện to trong phòng làm việc.
2. Chào hỏi khi gặp cán bộ phường , xã.
3. Đòi hỏi phải được giải quyết công việc ngay lập tức.
4. Biết đợi đến lượt của mình để trình bày yêu cầu.
5. Mang đầy đủ giấy tờ khi được yêu cầu.
6. Không muốn đến UBND phường giải quyết công việc vì sợ rắc rối, tốn thời gian.
7. Tuân theo hướng dẫn trình tự thực hiện công việc.
8. Chào hỏi xin phép bảo vệ khi được yêu cầu.
9. Xếp hàng theo thứ tự khi giải quyết công việc.
10. Không cộng tác với cán bộ của UBND để giải quyết công việc.
Phù hợp
Không phù hợp
Các câu 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10
Các câu 1, 3, 6.
+ HS nhắc lại các câu ở cột phù hợp.
+ HS nhắc lại các câu ở cột không phù hợp. Nêu lí do, chẳng hạn: cản trở công việc, hoạt động của UBND phường, xã.
HĐ 5 : HĐ nối tiếp : 2-3'
- HS về nhà tìm hiểu và ghi chép lại kết quả các việc sau:
1. Gia đình em đã từng đến UBND phường, xã để làm gì? Để làm việc đó cần đến gặp ai?
2. Liệt kê các hoạt động mà UBND phường, xã đã làm cho trẻ em.
Tiết 2.
1. Bài cũ : 3-4'
2. Bài mới :
HĐ 1 : Những việc làm ở UBND phường, xã :7-9'
- 2HS nhắc lại nội dung bài học
- HS đưa ra kết quả đẫ tìm hiểu ở nhà: ;mỗi HS nêu 1 ý kiến, với những ý còn sai ( việc không cần đến UBND nhưng gia định lại đến), 
- HS khác phát biểu nhận xét góp ý.
- GV ghi lại kết quả lên bảng. Với những ý còn sai, tổ chức cho HS phát biểu ý kiến góp ý, sửa chữa.
* HS nhắc lại các công việc đến UBND phường, xã để thực hiện, giải quyết.
HĐ 2 : Xử lý tình huống :10-12'
- GV treo bảng phụ ghi 3 tình huống trong bài tập 2 trang 33 SGK.
- HS làm việc cặp đôi để thảo luận tìm cách giải quyết các tình huống đó.
- HS đọc các tình huống.
a. Em tích cực tham gia và động viên, nhắc nhở các bạn em cùng tham gia.
b. Em ghi lại lịch, đăng kí tham gia và tham gia đầy đủ.
c. Em tích cực tham gia: hỏi ý kiến bố mẹ để quyên góp những thứ phù hợp.
- 1 HS trình bày cách giải quyết, các HS khác lắng nghe và bổ sung ý kiến phù hợp.
 Đối với những công việc chung, công việc đem lại lợi ích cho cộng đồng do UBND phường, xã em phải có thái độ như thế nào?
* Em cần tích cực tham gia các hoạt động và động viên các bạn cùng tham gia.
HĐ 3 : Em bày tỏ mong muốn với UBND phường, xã
- HS tiếp nối nhau nêu các việc UBND làm cho trẻ em mà mình đã tìm hiểu được trong bài tập thực hành
- 1 HS nhắc lại kết quả GV ghi trên bảng.
+ Các HS bạn bạc thảo luận viết ra các mong muốn đề nghị UBND thực hiện để trẻ em ở địa phương học tập và sinh hoạt đạt kết quả tốt hơn.
VD: - Xây dựng khu sân chơi.
- Có thêm nhiều đồ chơi trong khu sân chơi.
- Xây dựng sân bóng đá.
- Xây dựng, mở thư viện cho trẻ em.
- Tổ chức ngày rằm Trung thu
- Khen thưởng HS giỏi.
- Sửa lại đường dây điện dẫn vào trường học.
- Thay bàn ghế cho lớp học
+ Các nhóm dán kết quả làm việc lên trước lớp.
+ Đại diện của mỗi nhóm lên bảng trình bày những mong muốn của nhóm mình
3. Củng cố, dặn dò : 1-2'
 Em phải làm gì thể hiện sự tôn trọng với UBND xã ?
 * HSKG trình bày 
HS tham gia tích cực các hoạt động phù hợp với khả năng do UBND phường xã tổ chức.
 GV nhận xét giờ học, tuyên dương các HS tích cực hoạt động xây dựng bài
Khoa học: NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI 
I.MỤC TIÊU :
1/ KT,KN : Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất : chiếu sáng, phơi khô , phát điện 
 2/ TĐ : Tiết kiệm nguồn năng lượng, nâng cao ý thức BVMT.
 II. CHUẨN BỊ :
 - Phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời ( Ví dụ: máy tính bỏ túi).
 - Tranh, ảnh về các phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời.
 - Thông tin và hình trang 84, 85 SGK. 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 4-5'
2. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: 1'
- 2 HS 
HĐ 2 : HĐ cả lớp : 8-9'
Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái Đất ở những dạng nào?
- Ánh sáng và nhiệt.
 Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống.
- Mặt trời chiếu sáng và sưởi ấm muôn loài, giúp cho cây xanh tốt, người và động vật khoẻ mạnh. 
 Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu.
- Năng lượng mặt trời còn gây ra nắng, mưa, gió, bão,... trên Trái Đất. 
* GV cung cấp thêm: Than đá dầu mỏ và khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Nguồn gốc của các nguồn ...  tương tự 
- HS đo độ dài các cạnh để nêu được các đặc điểm của các mặt của hình lập phương.
+ Có 6 mặt bằng nhau
+ 12 cạnh bằng nhau.
HĐ 3. Thực hành: 14-15'
Bài 1: GV yêu cầu một số HS đọc kết quả, các HS khác nhận xét và GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 1: HS đọc kết quả, các HS khác nhận xét .
Bài 2: Dành cho HSKG
- HS nhận xét đúng các đặc điểm, tính đúng diện tích các mặt MNPQ, ABNM, BCPN của hình hộp chữ nhật.
Bài 2: HS tự làm bài, một số HS nêu kết quả, các HS khác nhận xét.
- GV đánh giá bài làm của HS và nêu kết quả.
Các cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật là:
AB = MN = QP = DC
AD = MQ = BC = NP
AM = DQ = CP = BN
b) Diện tích của mặt đáy MNPQ là:
6 x 3 = 18 (cm2)
Diện tích của mặt bên ABNM là:
6 x 4 = 24 (cm2)
Diện tích của mặt bên BCPN là:
4 x 3 = 12 (cm2)
Bài 3: :
Bài 3: HS quan sát, nhận xét và chỉ ra hình hộp chữ nhật, hình lập phương trên hình vẽ.
3. Củng cố dặn dò : 1-2'
- Nêu đặc điểm của hình lập phương và HHCN.
Bài 42&43
Khoa học: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT
I. MỤC TIÊU :
 1/ KT. KN :
 - Kể tên một số loại chất đốt.
 - Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất : sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy,...
 - Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng chất đốt.
 - Thực hiện tiết kiện năng lượng chất đốt.
 2/ TĐ : Biết tiết kiệm các loại chất đốt.
 II. CHUẨN BỊ :
 - Sưu tầm tranh, ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
 - Hình và thông tin trang 86, 87, 88, 89 SGK.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :	
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 4-5'
2. Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài : 1'
- 2 HS
HĐ 2 : Kể tên một số loài chất đốt : 9-10'
- Em hãy kể tên một số chất đốt thường dùng ?
- Có 3 loại chất đốt: Chất đốt rắn
 Chất đốt lỏng
 Chất đốt khí
- Chất đốt nào ở thể rắn?
- Chất đốt nào ở thể lỏng?
- Chất đốt nào ở thể khí?
- Như: củi, tre, rơm, rạ,...
- Như: dầu, cồn,...
- Như: khí tự nhiên, khí sinh học.
* GV theo dõi và nhận xét.
HĐ 3 : Quan sát và thảo luận : 9-10'
* GV chia nhóm..
- GV có thể phân công mỗi nhóm chuẩn bị về 1 loại chất đốt ( rắn, lỏng, khí) theo các câu hỏi
* HS làm việc theo nhóm.
* Kể tên các loại chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi.
- Than đá được sử dụng trong những việc gì? Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
- Ngoài than đá, bạn còn biết tên loại than nào khác?
* Kể tên các loại chất đốt lỏng mà bạn biết , chúng thường được dùng để làm gi?
- Ở nước ta,dầu mỏ được khai thác ở đâu?
* Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
- Từng nhóm trình bày, sử dụng tranh ảnh đã chuẩn bị trước và trong SGK để minh hoạ. 
* Các nhóm khác theo dõi và nhận xét. 
* GV nhận xét chung.
* GV cung cấp thêm: Để sử dụng được khí tự nhiên, khí được nén vào các bình chứa bằng thép để dùng cho các bếp ga.
HĐ 4 : Thảo luận về sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt : 6-8'
* GV chia nhóm
* HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận ( HS dựa vào SGK; các tranh ảnh ,...đã chuẩn bị và liên hệ với thực tế ở địa phương, gia đình HS) theo các câu hỏi gợi ý:
- Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than?
- Chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than sẽ làm ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, tới môi trường.
- Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượngvô tận không? Tại sao?
- Than đá và dầu mỏ, khí tự nhiên không phải là các nguồn năng lượng vô hạn.
 Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Hiện nay, các nguồn năng lượng này đang có nguy cơ bị cạn kiệt do việc sử dụng của con người. 
- Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng. Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng ?
- Gia đình bạn sử dụng chất đốt gì để đun nấu ?
- Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt.
- Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
- Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó.
- HS thảo luận theo nhóm 2
3. Củng cố, dặn dò: 1-2'
- Gọi 1,2 HS nhắc lại nội dung bài học
- Về nhà học lại bài và chuẩn bị bài học sau.
- GV nhận xét tiết học. 
* Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận chung cả lớp. 
Thứ sáu ngày 03 tháng 02 năm 2012
Toán : DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HHCN
I. MỤC TIÊU:
1/KT, KN : 
Có biểu tượng về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của HHCN.
Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của HHCN.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: chuẩn bị một số hình hộp chữ nhật có thể khai thác được, hai bảng phụ vẽ sẵn có các hình khai triển.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ : 4-5'
2.Bài mới : 
HĐ 1: Giới thiệu bài : 1'
HĐ 2: HD HS hình thành khái niệm về cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN : 12-14'
- GV mô tả về diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật rồi nêu như trong SGK.
- HS quan sát các mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật, chỉ ra các mặt xung quanh.
- GV nêu bài toán về tính diện tích của các mặt xung quanh 
- HS nêu hướng giải và giải bài toán.
GV nhận xét, kết luận.
 - HS quan sát hình khai triển, nhận xét để đưa ra cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật; giải bài toán cụ thể. 
.
- HS làm một bài toán cụ thể nêu trong SGK và nêu lời giải bài toán.
Sxq = (a + b) x 2 x h
Stp = Sxq + a x b x 2
- HS phát biểu qui tắc tính Sxq và Stp của HHCN.
HĐ 3 : Thực hành : 13-14'
Bài 1: 
Bài 1: HS tự làm bài tập, đổi bài làm cho nhau để kiểm tra và tự nhận xét.
- GV yêu cầu một số HS nêu kết quả, GV đánh giá bài làm của HS và nêu lời giải bài toán.
 S xq = (5 + 4) x 2 x 3 = 54 dm2
 S tp = 54 + 5 x 4 x 2 = 94 dm2
Bài 2: HS vận dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần để giải toán.
Bài 2: Dành cho HSKG 
- GV đánh giá bài làm của HS và nêu lời giải bài toán:
Bài giải:
Diện tích xung quanh của thùng tôn là:
(6 + 4) x 2 x 9 = 180 (dm2)
Diện tích đáy của thùng tôn là:
6 x 4 = 24 (dm2)
Thùng tôn có đáy, không có nắp nên diện tích tôn dùng để làm thùng là:
180 + 24 = 204 (dm2)
Đáp số: 204 dm2
3. Củng cố dặn dò : 1-2'
- Xem trước bài Luyện tập.
Tập làm văn: TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
MỤC TIÊU:
1/ KT, KN :
 - Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả ; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
 - Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
2/ TĐ : Thể hiện tình cảm với người được tả.
II. CHUẨN BỊ :
Bảng phụ ghi 3 đề bài kiểm tra + ghi một số lỗi chính tả HS mắc phải.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Kiểm tra bài cũ : 4-5'
Kiểm tra 2 HS
Nhận xét + cho điểm 
1HS đọc lại chương trình hoạt động làm ở tiết trước 
2.Bài mới 
HĐ 1: Giới thiệu bài: 1'
HS lắng nghe
HĐ 2: Nhận xét chung về kết quả của cả lớp: 5-6'
Đưa bảng phụ viết 3 đề của tiết trước
Nhận xét chung kết quả của cả lớp
+ ưu điêm: xác định đề, bố cục,diễn đạt...
HĐ 3: Thông báo điểm cho HS : 2'
1 HS đọc to lại 3 đề bài ,lớp đọc thầm
- Lắng nghe
HĐ 4: HD HS chữa lỗi chung : 4-5'
Đưa bảng phụ ghi sẵn các loại lỗi HS mắc phải 
Trả bài cho HS
Cho HS lên chữa lỗi trên bảng phụ 
Nhận xét + chữa lại những lỗi HS chữa sai
HĐ 5: HD HS chữa lỗi trong bài : 4-5'
Cho HS đổi vở sửa lỗi
Theo dõi, kiểm tra HS làm việc 
HĐ 6: Hướng dẫn HS học tập những đoạn, bài văn hay : 2-3'
Đọc những đoạn văn, bài văn hay
HĐ 7: Cho HS chọn viết lại một đoạn văn trong bài của mình cho hay hơn : 7-8'
Chấm một số đoạn văn HS vừa viết lại 
- Quan sát
Nhận bài, xem lại các lỗi 
HS chữa lỗi trên bảng phụ 
Lớp nhận xét 
Đổi tập cho nhau sửa lỗi 
Lắng nghe + trao đổi
-Tự chọn 1 đoạn văn của mình và viết lại + đọc đoạn vừa viết 
3,Củng cố, dặn dò: 1-2'
- Nhận xét tiết học + khen những HS làm tốt 
Yêu cầu những HS viết chưa đạt về viết lại.
HS lắng nghe 
HS thực hiện
Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.MỤC TIÊU: 
1/ KT, KN :
 - Kể được một câu chuyện về việc làm của nhửng công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng, các di tích lịch sử - văn hóa, hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ hoặc việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ . 
2/ TĐ : Có ý thức bảo vệ các công trình công cộng, biết chấp hành đúng luật giao thông đường bộ.
II. CHUẨN BỊ : 
Bảng lớp viết đề bài.
Một số tranh ảnh phục vụ cho đề bài.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : 4-5'
Kiểm tra 2 HS
Nhận xét, cho điểm
2HS kể chuyện về những tấm gương sống,làm việc theo...
2.Bài mới
 HĐ 1.Giới thiệu bài: 1'
 - Nêu MĐYC...
- HS lắng nghe
HĐ 2: HDHS tìm hiểu yêu cầu của đề bài: 9-10'
Viết 3 đề bài lên bảng + gạch dưới những từ, ngữ quan trọng
1 HS đọc, lớp lắng nghe
1>Kể lại việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng,các di tích lịch sử văn hoá.
2>Kể lại việc làm thể hiện ý thức chấp hành luật Giao thông đường bộ.
3>Kể lại việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.
Cho HS đọc gợi ý
- 3 HS đọc gợi ý trong SGK
 - Nêu tên chuyện mình sẽ kể
- Lập nhanh dàn ý cho câu chuyện..
HĐ 3 :Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện : 18-19'
- Cho HS kể chuyện theo nhóm
- HS kể trong nhóm + trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 - HS kể chuyện theo nhóm 2 theo dàn ý đã lập + trao đổi về ý nghĩa câu chuyện theo nhóm 
- Cho HS thi kể trước lớp 
Nhận xét + khen những chuyện hay + khen HS kể hay
- HS kể và nêu ý nghĩa chuyện 
Lớp nhận xét 
3.Củng cố, dặn dò : 1-2'
Nhận xét tiết học
Dặn HS về nhà kể lại cho người thân nghe
Dặn HS xem bài Kể chuyện TUẦN 22 
HS lắng nghe
HS thực hiện
********************************************************************
SHTT: ĐIỂM ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TUẦN 21
I Muc tiêu:
Đánh giá nhũng mảng công việc của tuần qua.
Biết xây dựng kế hoạch cho tuần đến.
Xây dựng tập thể chi đội có tinh thần tự quản tốt
II Lên lớp:
 1.Các ủy viên phu trách công viêc được giao lên đánh giá công việc
trong tuần.
Đội viên tham gia góp ý
GV đánh giá chung và nêu lại những ưu khuyêt điêm chính.
III/ Công tác đến:
Tiếp tục thu gom giấy vụn đợt 2
 Góp sửa nhà lưu niệm Anh hung Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi.
 Tiếp tục bồi dưỡng HSG và phụ đạo HSY

Tài liệu đính kèm:

  • doc21.doc