Giáo án môn học lớp 5 - Tuần 12

Giáo án môn học lớp 5 - Tuần 12

I/ Mục tiêu:

Biết :

- Nhn nhẩm một số thập phn với 10, 100 ,1000,.

- Chuyển đổi đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân.

 - Lm Bt 1 v 2

II/ Đồ dùng dạy - học : Bảng phụ, bảng nhĩm, bt dạ

III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu

 

doc 36 trang Người đăng huong21 Lượt xem 928Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 5 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN ( Tiết 56 ):
 NHÂN SỐ THẬP PHÂN VỚI 10 ; 100 ; 1000 
I/ Mục tiêu: 
Biết :
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100 ,1000,...
- Chuyển đổi đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân.
 - Làm Bt 1 và 2 
II/ Đồ dùng dạy - học : 	Bảng phụ, bảng nhĩm, bút dạ
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
tg
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1’
4’
1’
30’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Học sinh yếu thực hiện bài 1, 3 (SGK).
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
Nhân số thập phân với 10, 100, 1000
4. Dạy – học bài mới : 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000.
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại.
* Cách tiến hành: 
Giáo viên nêu ví dụ _ Yêu cầu học sinh nêu ngay kết quả.
 14,569 ´ 10
 2,495 ´ 100
 37,56 ´ 1000
 Yêu cầu học sinh nêu quy tắc _Giáo viên nhấn mạnh thao tác: chuyển dấu phẩy sang bên phải.
Giáo viên chốt lại và dán ghi nhớ lên bảng.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên, củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
Phương pháp: Thực hành,.
	*Bài 1:
HS vận dụng quy tắc để tính nhẩm.
- GV giúp HS nhận dạng BT :
+ Cột a : gồm các phép nhân mà các STP chỉ có một chữ số ở phần thập phân
+ Cột b và c :gồm các phép nhân mà các STP có 2 hoặc 3 chữ số ở phần thập phân 
	*Bài 2:
Đổi số đo độ dài từ STP sang nhiều dạng khác nhau.
* Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS nhắc lại quan hệ giữa dm và cm; giữa m và cm
- Vận dụng mối quan hệ giữa các đơn vị đo
5/ Củng cố – dặn dò: 
Giáo viên tổ chức cho học sinh nhắc lại quy tắc nhân nhẩm -một số thập phân với 10, 100, 1000.
Nhận xét tiết học
+Chuẩn bị: “Luyện tập”.
Hát 
HS thực hiện.
Lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm đôi.
Học sinh ghi ngay kết quả vào bảng con.
Học sinh nhận xét giải thích cách làm (có thể học sinh giải thích bằng phép tính đọc ® (so sánh) kết luận chuyển dấu phẩy sang phải một chữ số).
Học sinh thực hiện.
*	Lưu ý:	37,56 ´ 1000 = 37560
Học sinh lần lượt nêu quy tắc.
Học sinh tự nêu kết luận như SGK.
Lần lượt học sinh lặp lại.
Hoạt động lớp, cá nhân.
-1 học sinh nhắc lại quy tắc nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000.
- Học sinh đọc đề.
- Học sinh làm bài.
- Trình bày.
- Nhận xét.
Học sinh sửa bài.
+ Học sinh đọc đề.
HS có thể giải bằng cách dựa vào bảng đơn vị đo độ dài, rồi dịch chuyển dấu phẩy .
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
+Hoạt động lớp, cá nhân.
 1 học sinh nhắc lại quy tắc nhân nhẩm -một số thập phân với 10, 100, 1000.

Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2011.
TẬP ĐỌC : MÙA THẢO QUẢ
I/ Mục tiêu :
 - Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
	- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sơi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
II/ Đồ dùng dạy - học : 
+Tranh minh họa .
 + Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
tg
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1’
4’
1’
30’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “
3. Giới thiệu bài mới: 
Hôm nay chúng ta học bài Mùa thảo quả.
4.Dạy - học bài mới :
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Phương pháp: Luyện đọc, Đàm thoại.
* Cách tiến hành: 
GV ghi nhanh các từ khó lên bảng 
GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn .
GV sửa lỗi cho HS .
Rèn đọc: Đản Khao, lướt thướt, Chin San, sinh sôi, chon chót.
Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo từng đoạn.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
v	Hoạt động 2: 
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
+ Câu hỏi 1: 
Giáo viên kết hợp ghi bảng từ ngữ gợi tả.
• Giáo viên chốt lại.
Yêu cầu học sinh nêu ý 1.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
+ Câu hỏi 2 : 
• Giáo viên chốt lại.
Yêu cầu học sinh nêu ý 2.
 -Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.
+ Câu hỏi 3: Hoa thảo quả nảy ra ở đâu? Khi thảo quả chín, rừng có nét gì đẹp?
• GV chốt lại.
Yêu cầu học sinh nêu ý 3.
Luyện đọc đoạn 3.
Ghi những từ ngữ nổi bật.
Thi đọc diễn cảm.
Học sinh nêu đại ý.
v	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Luyện đọc, đàm thoại. 
* Cách tiến hành: 
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
Hướng dẫn học sinh kĩ thuật đọc diễn cảm.
- Cho học sinh đọc từng đoạn.
Giáo viên nhận xét.
Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 2.
Nhận xét, tuyên dương
5/ Củng cố - dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học
 Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm thêm.
Chuẩn bị bài sau: “Hành trình của bầy ong”
Hát 
Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm.
-1 HS khá giỏi đọc bài.
HS đọc bài + tìm hiểu cách chia đoạn 
HS luyện đọc từ khó
3 học sinh nối tiếp đọc từng đoạn.
HS nêu cách chia đoạn 
+ Đoạn 1: từ đầu đến “nếp khăn”.
+ Đoạn 2: từ “thảo quả đến không gian”.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
Học sinh đọc thầm phần chú giải.
Lần lượt HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (Lượt 3) 
1 HS đọc lại bài
Hoạt động cả lớp.
Học sinh đọc đoạn 1.
Học sinh gạch dưới câu trả lời.
Dự kiến: bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ, mùi thơm rãi theo triền núi, bay vào những thôn xóm, làn gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, hương thơm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng.
Thảo quả báo hiệu vào mùa.
Học sinh đọc nhấn giọng từ ngữ báo hiệu mùi thơm.
Học sinh đọc đoạn 2.
Sự sinh sôi phát triển mạnh của thảo quả.
Học sinh lần lượt đọc.
Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả sự mãnh liệt của thảo quả.
Học sinh đọc đoạn 3.
Nhấn mạnh từ gợi tả trái thảo quả – màu sắc – nghệ thuật so sánh – Dùng tranh minh họa.
Nét đẹp của rừng thảo quả khi quả chín.
Học sinh lần lượt đọc – Nhấn mạnh những từ gợi tả vẻ đẹp của trái thảo quả.
Học sinh thi đọc diễn cảm.
Lớp nhận xét.
Cảnh rừng thảo quả đầy hương thơm và sắc đẹp thật quyến rũ.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
-Học sinh nêu cách ngắt nhấn giọng.
Đoạn 1: Đọc chậm nhẹ nhàng, nhấn giọng diễn cảm từ gợi tả.
Đoạn 2: Chú ý diễn tả rõ sự phát triển nhanh của cây thảo quả.
Đoạn 3: Chú ý nhấn giọng từ tả vẻ đẹp của rừng khi thảo quả chín.
Học sinh đọc nối tiếp nhau.
1, 2 học sinh đọc toàn bài.
- Thi đọc diễn cảm đoạn 2.
- Chọn bạn đọc hay nhất.
- 1-2 Học sinh nhắc lại nội dung bài.
CHÍNH TẢ (Nghe – viết) : 	
MÙA THẢO QUẢ
I/ Mục tiêu : 
- Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuơi.
	- Làm được BT2 (b) .
II/ Đồ dùng dạy - học : - Bảng nhóm, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
tg
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1’
4’
1’
30’
19’
8’
3’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Kiểm tra 4 HS,bài tập 3 tiết trước .
 - Giáo viên nhận xét – cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Giới thiệu bài, đoạn viết, ghi đề
4. Dạy - học bài mới : 
v	Hoạt động 1: 
Hướng dẫn học sinh nghe – viết.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
* Cách tiến hành: 
-Đọc đoạn viết chính tả
- Hướng dẫn học sinh viết từ khó trong đoạn văn.
 + Đọc mẫu lần 2, dặn dò HS cách viết, tư thế ngồi.
•
- Giáo viên đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu.
-• Giáo viên đọc lại cho học sinh soát lỗi.
• Giáo viên chấm, chữa 1 số vở.,
Nắm lỗi của Hs, Nhận xét
v	Hoạt động 2: 
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Phương pháp: Luyện tập, thực hành.
Bài 2: 
HS tìm từ phân biệt phụ âm đầu : s / x
Cách tiến hành: 
GV hướng dẫn HS thực hiện :
Giáo viên nhận xét.
	*Bài 3a,3b 
 + HDHS làm bài.
 + Cho các nhóm trình bày.
 + Nhận xét, kết luận.
5/ Củng cố – dặn dò: 
Giáo viên nhận xét.
Chuẩn bị: “Nhớ –viết: Hành trình của bay ong”học thuộc 2 khổ thơ cuối.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
Học sinh lần lượt đọc bài tập 3.
Học sinh nhận xét.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
Nhắc lại đề bài.
- Nghe, theo dõi
 - đọc bài chính tả.
Nêu nội dung đoạn viết: Quá trình ra hoa và kết quả của thảo quả.
Học sinh nêu cách các từ khó.
Nảy, lặng lẽ, mưa rây bụi, hắt lên , rừng sáng,
Luyện viết đúng các từ khó
Học sinh lắng nghe và viết nắn nót.
- Từng cặp học sinh đổi tập soát lỗi.
- Báo cáo số lỗi mắc phải.
Hoạt động cá nhân.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Học sinh chơi trò chơi: thi viết nhanh.
Dự kiến:
+ Sổ: sổ mũi,quyển sổ, cửa sổ
+ Xổ: xổ số – xổ lồng
+ Sơ : sơ sài, sơ lược,sơ sinh
+ Xơ : xơ mướp, xơ xác, xơ mít,
+Su : su hào, cao su, su su,
+ Xu : xu nịnh,xu thế , xu thời,
+Sứ : bát sứ, sứ giả,..
+Xứ: xuất xứ,tứ xứ,biệt xứ.
 - 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập đã chọn.
Học sinh làm việc theo nhóm.
Thi tìm từ láy:
+ An/ at ; man mát ; ngan ngát ; chan chát ; sàn sạt ; ràn rạt.
+ Ang/ ac ; khang khác ; nhang nhác ; bàng bạc ; càng cạc.
+ Ôn/ ôt :sồn sột ; tôn tốt,dôn dốt,mồn một .
+un/ ut :vùn vụt; chùn chụt,vun vút; ngun ngút
 +ông/ ôc :xồng xộc;công cốc; cồng cộc; tông tốc.
+ ung/ uc :sùng sục; sung túc;cung cúc; nhung nhúc; trùng trục.
Hoạt động nhóm đôi
Đặt câu tiếp sức sử dụng các từ láy ở bài 3a.
Học sinh trình bày.
 KHOA HỌC : 	SẮT, GANG, THÉP
I/ Mục tiêu : 
- Nhận biết một số tính chất của gang, sắt, thép.
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép.
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng bằng gang, sắt, thép.
II/ Đồ dùng dạy - học : 
- 	GV: Hình vẽ trong SGK trang 48 , 49 / SGK.
	 Đinh, dây thép (cũ và mới).	
- 	HSø: Sưu tầm tranh ảnh 1 số đồ dùng được làm từ sắt, gang, thép.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
tg
Hoạ ... ệc cả lớp.
® Giáo viên kết luận: Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
v Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, giảng giải.
* Cách tiến hành: 
 * Bước 1: Làm việc cá nhân.
Giáo viên phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh làm việc theo chỉ dẫn trong SGK trang 50 và ghi lại các câu trả lời vào phiếu học tập.
* Bước 2: Chữa bài tập.
® Giáo viên chốt: Đồng là kim loại.
- • Đồng- thiếc, đồng – kẽm đều là hợp kim của đồng.
v	Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận.
Phương pháp: Quan sát, thảo luận, đàm thoại.
* Cách tiến hành: 
+ Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 50 , 51 SGK.
Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng và hợp kim của đồng?
Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng có trong nhà bạn?
5/ Củng cố - dặn dò: 
Nêu lại nội dung bài học.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Học bài + Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Nhôm”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh tự đặc câu hỏi. 
Học sinh khác trả lời.
Hoạt động nhóm, cả lớp.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các dây đồng được đem đến lớp và mô tả màu, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của dây đồng.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận. Các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Phiếu học tập
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
- Học sinh trình bày bài làm của mình.
Học sinh khác góp ý.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh quan sát, trả lời.
 Súng, đúc tượng, nồi, mâm các dụng cụ âm nhạc: kèn đồng
 nồi, mâm các dụng cụ âm nhạc: kèn đồng dùng thuốc đánh đồng để lau chùi làm cho chúng sáng bóng trở lại.
Thi đua: Trưng bày tranh ảnh một số đồ dùng làm bằng đồng có trong nhà và giới thiệu với các bạn hiểu biết về vật liệu ấy?
LỊCH SỬ :	VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO
I/ Mục tiêu:
- Biết sau cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước những khĩ khăn to lớn: “giặc đĩi, giặc dốt, giặc ngoại xâm”.
	- Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại “giặc đĩi”, “giặc dốt”: quyên gĩp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phịng trào xố nạn mù chữ,
II/ Đồ dùng dạy - học : 
+ GV: Ảnh tư liệu trong SGK, ảnh tư liệu về phong trào “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt”. + HS: Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
tg
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1’
4’
1’
30’
8’
12’
5’
5’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Ôn tập.
Đảng CSVN ra đời có ý nghĩa gì?
Cách mạng tháng 8 thành công mang lại ý nghĩa gì?
Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới: 
Vư ợt quatình thế hiểm nghèo.
4.Dạy - học bài mới 
1. Khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng 8.
v	Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
Mục tiêu: Học sinh nắm những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng 8.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
* Cách tiến hành: 
Sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta gặp những khó khăn gì ? 
Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm những việc gì?
- Ý nghĩa của việc vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”.
v	Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm: Nhận xét tình hình đất nước qua ảnh tư liệu.
Mục tiêu: Học sinh nhận xét sự kiện, tình hình qua ảnh tư liệu.
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải.
* Cách tiến hành: 
Giáo viên chia nhóm. 
Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi theo phiếu học tập. (SGV/ 36)
Phát phiếu cho các nhóm.
Theo dõi, giúp đỡ các N hoạt động.
® Giáo viên nhận xét + chốt:
+ Trong tình thế nghìn cân treo sợi tóc chính quyền non trẻ đã vượt qua tình thế hiểm nghèo,từng bước đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
+Hoạt động 3:
HD HS quan sát và nhận xét ảnh tư liệu.
+ Hoạt động 4 : 
Giúp HS củng cố bài.
- Nhận xét , chốt ý.
Chuẩn bị bài sau : “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh nêu (2 em).
Họat động lớp.
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
Học sinh nêu.
Chiến đấu chống “Giặc đói và giặc dốt”.
Học sinh nêu.
 Hoạt động nhóm 
+ HS thảo luận câu hỏi 
Chia nhóm – Thảo luận theo nội dung phiếu học tập.
Đại diện nhóm trình bày.
Lớp nhận xét , bổ sung.
+ Nhắc lại nôïi dung chính của bài.
+ Làm việc cá nhân
Quan sát ảnh.
Nhận xét tinh thần diệt giặc dốt,giặc đói của nhân dân ta.
Nêu những khó khăn của nước ta sau C/mg tháng 8.
Ý n ghĩa của việc vượt qua tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc “
Học sinh nêu.
 	
 TOÁN: 	LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu: 
Biết:
- Nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
 - Làm bt 1,2.
II/ Đồ dùng dạy - học : 
+ GV:	Bảng phụ. 
+ HS: Bảng con, Vở bài tập, SGK.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
tg
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1’
4’
 1’
30’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Học sinh còn yếu làm lại bài 2
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập.
4.Dạy - học bài mới : 
v	Hoạt động 1: 
Hướng dẫn học sinh bước đầu nắm được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân và bước đầu biết áp dụng tính chất kết hợp để tính bằng cách thuận tiện nhất .
Phương pháp:Đàm thoại,thi tiếp sức.
* Cách tiến hành: 
 Bài 1a:
- GV kẻ sẵn bảng phụ
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài.
• GV hướng dẫn 
( 2, 5 x 3, 1) x 0, 6 = 4, 65
2, 5 x ( 3, 1 x 0, 6 ) = 4, 65
GV hướng dẫn HS để tự nhận ra :
( a x b ) x c = a x ( b x c )
GV ghi bảng 	
* GV nhận xét, sửa bài. 
 Bài 2:
- GV nên cho HS nhận xét phần a và phần b đều có 3 số là 28,7 ; 34,5; 2, 4 nhưng thứ tự thực hiện các phép tính khác nhau nên kết quả tính khác nhau 
Giáo viên chốt lại: thứ tự thực hiện trong biểu thức.
* GV nhận xét, ghi điểm. 
	5/ Củng cố - dặn dò: 
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại quy tắc nhân một số thập với một số thập phân.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua giải toán tiếp sức.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
Chuẩn bị: “Luyện tập chung”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
- HS thực hành
Lớp nhận xét.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài, sửa bài.
Nhận xét chung về kết quả.
HS nhắc lại .
HS áp dụng làm bài 1b
Học sinh đọc đề.
HS nhắc lại thứ tự thực hiện dãy tính
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
* Lớp nhận xét. 
 Hoạt động cá nhân.
	400,07 ´ 2,02 ; 
 3200,5 ´ 1,01
 Lớp nhận xét.
Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2011.
TẬP LÀM VĂN	:
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI(Quan sát và lựa chọn chi tiết)
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình , hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong SGK.
II/ Đồ dùng dạy - học : 
+ Bảng phụ ghi sẵn những đặc điểm ngoại hình của người bà, những chi tiết tả người thợ rèn.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
tg
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1’
4’
1’
30’
3’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
-KT 2 Hs
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
4.Dạy - học bài mới : 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết được những chi tiết miêu tả tiêu biểu, đặc sắc về hình dáng, hoạt động của nhân vật qua những bài văn mẫu. Từ đó hiểu: khi quan sát, khi viết vài tả người phải biết chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết tiêu biểu, nổi bật, gây ấn tượng.
Phương pháp: Đàm thoại.
 * Bài 1:
GV hướng dẫn HS thực hiện 
Giáo viên nhận xét bổ sung.
Yêu cầu học sinh diễn đạt thành câu có thể nêu thêm những từ đồng nghĩa ® tăng thêm vốn từ.
Treo bảng phụ ghi vắn tắt đặc điểm của người bà 
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết thực hành, vận dụng hiểu biết đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp. 
 * Bài 2:
GV hướng dẫn HS thực hiện 
Giáo viên nhận xét bổ sung.
Yêu cầu học sinh diễn đạt ® đoạn câu văn.
Treo bảng phụ ghi vắn tắt tả người thợ rèn đang làm việc 
5/ Củng cố - dặn dò: 
+Cho học sinh nêu tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
Nhận xét tiết học. 
Dặn HS về nhà quan sát và ghi lại có chọn lọc kết quả quan sát 1 người em thường gặp để lập dàn ý cho bài văn tả người ở tiết TLV tuần 13.
Hát 
Đọc dàn ý tả người thân trong gia đình.
- Nêu cấu tạo 3 phần của bài văn tả người.
Hoạt động nhóm đôi.
Học sinh đọc thành tiếng toàn bài văn : Bà tôi 
Cả lớp đọc thầm.
Trao đổi theo cặp, ghi những ngoại hình của bà.
Học sinh trình bày kết quả.
Cả lớp nhận xét.
	  Mái tóc: đen, dày kì lạ, phủ kín hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối, mớ tóc dày, bà phải đưa chiếc lược thưa bằng gỗ rất khó khăn. Giọng nói: trầm bổng ngân nga như tiếng chuông khắc sâu vào tâm trí đứa cháu 
– Học sinh đọc.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh đọc to bài tập 2.
Cả lớp đọc thầm bài văn : Người thợ rèn 
 – Trao đổi theo cặp ghi lại những chi tiết miêu tả người thợ rèn – Học sinh trình bày – Cả lớp nhận xét.
( bắt lấy thỏi sắt hồng như bắt con cá sống – Quai những nhát bút hăm hở – vảy bắn tung tóe – tia lửa sáng rực – Quặp thỏi sắt ở đầu kìm – Lôi con cá lửa ra – Trở tay ném thỏi sắt  Liếc nhìn lưỡi rựa như kẻ chiến thắng 
– Học sinh đọc.
- Học sinh nêu tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết miêu ta.û
(Chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho đối tượng này không giống đối tượng khác;bài viết sẽ hấp dẫn,không lan man ,dài dòng.)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12 CKTBVMTKNS.doc