Giáo án môn học lớp 5 - Tuần 12

Giáo án môn học lớp 5 - Tuần 12

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- HS biết vì sao phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương nhường nhịn em nhỏ.

- Nêu được những hành vi việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện kính trọng nhười già, thương yêu em nhỏ.

- Có thái đọ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Đồ dùng để sắm vai HĐ1

- Phiếu bài tập HĐ3

- Bảng phụ HĐ2

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 46 trang Người đăng huong21 Lượt xem 867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 5 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011 
Đạo đức
 Bài 12: Kính già, yêu trẻ 
I. Mục đích yêu cầu
- HS biết vì sao phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện kính trọng nhười già, thương yêu em nhỏ.
- Có thái đọ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học.
- Đồ dùng để sắm vai HĐ1
- Phiếu bài tập HĐ3
- Bảng phụ HĐ2
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ. 
Không kiểm tra
Hoạt động 1: Sắm vai xử lý tình huống
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm.
- GV đưa tình huống: “ Sau một đêm mưa, đường trơn như bôi mỡ. Tan học, Lan, Hương và Hoa phải men theo bờ cỏ, lần lượt từng bước để khỏi trược chân ngã. Chợt một cụ già và một em nhỏ từ phía trước đi tới. Vất vả lám hai bà cháu mới đi được một quãng ngắn.”
Em sẽ làm gì nếu đang ở trong nhóm các bạn HS đó?
- GV yêu cầu HS thảo luận và sắm vai giải quyết tình huống.
- GV yêu cầu các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu truyện : Sau đêm mưa 
- GV tổ chức HS làm việc cả lớp.
- GV đọc truyện
- GV tổ chức nhóm bàn
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
1. Các bạn trong chuyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em bé?
2. Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn?
3.Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn?
- GV mời HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hỏi: Em học được điều gì từ các bạn nhỏ trong truyện?
- GV gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 3: Thế nào là thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ
- GV tổ chức HS làm việc cá nhân.
+ GV phát phiếu bài tập và yêu cầu HS tự làm bài.
- HS thực hiện.
- HS thảo luận.
- HS sắm vai giải quyết tình huống.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- Tiến hành thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
1. Các bạn nhỏ trong chuyện đã đứng tránh sang một bên để nhường đường cho cụ già và em bé, bạn Sâm dắt em nhỏ giúp bà cụ, bạn Hương nhắc bà đi lên cỏ để khỏi ngã.
2. Bà cụ cảm ơn các bạn vì các bạn đã biết giúp đỡ người già và em nhỏ.
3. HS trả lời theo ý hiểu.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời theo ý hiểu.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- HS tiến hành làm việc cá nhân.
+ HS làm bài tập trong phiếu học tập.
PHiếu bài tập
 Em hãy viết vào ô trong chữ Đ trước những hành vi thể hiện tìh cảm kính già, yêu trẻ và S trước những hành vi chưa thể hiện sự kính già yêu trẻ dưới đây.
ă Chào hỏi, xưng hô lễ phép với người già.
o Kể chuyện cho em nhỏ nghe.
o Dùng hai tay khi đưa vật gì đó cho người già.
ă Quát nạt em nhỏ.
ă Không đưa các cụ già, em nhỏ khi qua đường.
- GV gọi 4 HS lên trình bày kết quả bài làm.
- GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tổng kết giờ học.
4.Củng cố dặn dò.
Yêu cầu HS về nhà học bài.
Yêu cầu HS tìm hiểu các phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc ta.
Nhận xét giờ học.
- Mỗi HS trình bày về 1 ý kiến, cac HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
Tập đọc 
Bài 23: Mùa Thảo Quả
I. Mục đích yêu cầu
- HS đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả.
Ii. đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS Chuyện một khu vườn nhỏ và trả lời câu hỏi về nội dung bài:
+ Vì sao bé Thu chưa vui ?
+ Nêu nôi dung chính của bài ?
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời các câu hỏi.
+ - Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Dạy - học bài mới
a. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu. Đây là cảnh mọi người đi thu hoạch thảo quả. Thảo quả là một trong những loài cây quý của Việt Nam. Thảo quả có mùi thơm đặc biệt, thứ cây hương liệu dùng làm thuốc chế dầu thơm, chế nước hoa, làm men rượu, làm gia vị. Dưới ngòi bút của nhà văn Ma Văn Kháng, rừng thảo quả hiện ra với mùi hương và màu sắc đặc biệt Để thấy được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu bài: Mùa thảo quả.
 b. Luyện đọc
- GV hướng dẫn chia đoạn(3 đoạn) 
- Đọc đoạn.(3 lần)
 +Lần 1: Đọc nối tiếp, sửa phát âm các từ: lướt thướt, triền núi, nữa, lặng lẽ.
 +Lần 2:Đọc nối tiếp,giải nghĩa từ( một hs đọc chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
 - Gọi HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc như sau:
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng và trả lời các câu hỏi.
+ Vì Cái Hằng bạn của Thu cho rằng ban công nhà Thu không phải là vườn
+ 
- Hs lắng nghe
- HS đọc bài theo trình tự nối tiếp :
+ HS 1: Thảo quả trên rừng...nếp áo, nếp khăn.
+ HS 2 : Thảo quả trên rừng....lẫn chiếm không gian.
+ HS 3 : Sự sống cứ tiếp tục...nhấp nháy vui mắt.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nối từng đoạn.
- 1 Hs đọc toàn bài trước lớp.
- Theo dõi
	+ Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.
	+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: lướt thướt, quyến, ngọt lựng, thơm nồng, chín nục, thân lẻ, sự sinh sôi, lan toả, lặng lẽ, rực lên, chữa lửa, chứa nắng,ủ ấp, ngây ngất, mạnh mẽ, , rực lên, đột ngột,.....
c. Tìm hiểu bài
* ý 1: Mùi hương quyến rũ đặc biệt của thảo quả
+ Thảo quả báo hiệu và mùa bằng cách nào ?
+ Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý ?
- Giảng ; Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng hương thơm đặc biệt của nó, Các từ hương, thơm được lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi hương đặc biệt của thảo quả. Tác dùng các từ : lướt thướt, quyến, rải, ngọt lựng, thơm nồng gợi cảm giác hương thảo quả lan toả kếo dài trong không gian. Các câu ngắn : Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm Như tả một người đang hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả trong đất trời.
- Y/c đọc đoạn 2 và TLCH:
*ý 2: Sự sinh sôi, phát triển nhanh của thảo quả
+ Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh.
- Y/c đọc đoạn 3 và TLCH: 
* ý 3: Vẻ đẹp của rừng thảo quả chín
+ Hoa thảo quả nảy nở ở đâu ?
+ Hoa thảo quả chín rừng có gì đẹp ?
- Giảng : Tác giả đã miêu tả được màu đỏ đặc biệt của thảo quả : đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Cách dùng câu văn so sánh đã miêu tả được rất rõ, rất cụ thể mùi hương thơm và màu sắc của thảo quả.
+ Nội dung của bài cho ta hiểu điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
c) Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm một trong ba đoạn của bài:
+ Treo bảng phụ có đoạn văn chọn đọc diễn cảm.
+ Đọc mẫu
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc thầm sgk và trả lời câu hỏi
+ Thảo quả báo hiệu và mùa bằng mùi thơm đặc biệt quyễn rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp áo, nếp khăn của người đi cũng thơm.
+ Các từ hương, thơm được lặp đi lặp lại cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt.
- Theo dõi
+Những chi tiết : Qua một năm, đã cao lớn tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm lên thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan toả, vươn ngon xoè lá, lẫn chiếm không gian.
+ Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây.
+ Khi thảo quả chín dưới đáy rừng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy.
+ Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt và sự sinh sôi, phát triển nhanh của rừng thảo quả 
- HS đọc .
- 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài. Cả lớp theo dõi và trao đổi để tìm giọng đọc.
+ HS theo dõi để tim cách đọc.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm HS
3. Củng cố - dặn dò
- Hỏi: Qua bài em hiểu được điều gì về cây thảo quả?
- ở địa phương em có loại cây đặc sản gì ?
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Hành trình của bầy ong.
- 3 đến 5 HS thi đọc
- Co mùi thơm và vẻ đẹp đặc biệt khi quả chín 
- HS lớp nhận xét.
- Hs chuẩn bị bài sau.
Toán 
Tiết 56: Nhân một số thập phân 
với 10, 100, 1000
I. Mục đích yêu cầu
Giúp HS:
- Biết nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000...
- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Giáo dục tinh thần tự giác học tập cho học sinh
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi sẵn BT2
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài : trong giờ học toán này chúng ta cùng học cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000.
b. Hướng dẫn nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000
* Ví dụ 1
- GV nêu ví dụ ; Hãy thực hiện phép tính 27,867 x 10.
- GV nhận xét phần đặt tính và tính của HS.
- Vậy ta có : 27,867 x 10 = 278,670
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra qui tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10:
+ Nêu rõ các thừa số, tích của phép nhân 27,867 x 10 = 278,670. 
- Suy nghĩ để tìm cách viết 27,867 thành 278,670.
- Dựa vào nhận xét trên em hãy cho biết làm thế nào để có ngay được tích của 27,867 x 10 mà không thực hiện phép tính ?
+ Vậy khi nhân một số thập phân với 10 ta có thể tìm ngay kết quả bằng cách nào ?
*Ví dụ 2
- GV nêu ví dụ ; Hãy đặt tính và thực hiện phép tính 53,286 x 100
- GV nhận xét phần đặt tính và kêt quả tính của HS.
Vậy 53,286 x 100 = ?
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra qui tắc nhân nhẩm một số thập phân với 100 
+ Nêu rõ các thừa số, tích của phép nhân 53,286 x 100 = 5328,6.
- Suy nghĩ để tìm cách viết53,286 thành 5328,6.
- Dựa vào nhận xét trên em hãy cho biết làm thế nào để có ngay được tích của 53,286 x 100 mà không thực hiện phép tính ?
+ Vậy khi nhân một số thập phân với 100 ta có thể tìm ngay kết quả bằng cách nào ?
* Quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000.
- Muốn nhân một số thập phân với 10 ta làm thế nào ?
- Số 10 có mấy chữ số 0 ? 
- Muốn nhân một số thập phân với 100 ta làm thế nào ?
- Số 100 có mấy chữ số 0 ? 
- Dựa vào cách nhân một số thập phân với 10, 100 em hãy nêu cách nhân một số thập phân với 1000. 
- Hãy nêu quy tắc nhân một số thập phân với 10, 100, 1000
- GV yêu cầu HS học thuộc quy tắc ngay tại lớp.
c. Luyện tập thực hành
 Bài 1 
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2
- GV gọi HS đọc đề toán. 
- GV viết lên bảng để làm mẫu một  ... Gv yêu cầu HS đọc đề bài phần b
-GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
Hỏi: Vì sao em cho rằng cách tính của em là thuận tiện nhất?
- GV nhận xét cho điểm HS.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Gv chữa bài cuỉa HS ttrên bảng lớp, sau đó cho điểm.
Bài 3: (Dành cho hs khá, giỏi)
- GV gọi HS đọc đề bài.
GV phân tích, tóm tắt, hd làm.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV gọi HS nhận xét bài trên bảng, sau đó cho điểm học sinh.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn về nhà làm bài tập trong vbt.74
- Chuẩn bị giờ sau: Luyện tập chung.
-HS nhận xét bài làm của bạn
-HS nhận xét theo hướng dẫn của giáo viên.
-HS đọc đề bài; 4 HS lên bảng làm bài.
9,65 x 0,4 x 2,5 = 9,65 x ( 0,4 x 2,5)
 = 9,65 x 1 = 9,65
0,25 x 40 x 9,84 = ( 0,25 x 40 ) x 9,84
 = 10 x 9,84 = 98,4
7,38 x 1,25 x 80 = 7,38 x( 1,25 x 80 )
 = 7,38 x 100 = 738
34,3 x 5 x 0,4 = 34,3 x ( 5 x 0,4 )
 = 34,3 x 2 = 68.6
-1 HS nhận xét, HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình.
-4 HS lần lượt trả lời.
-HS đọc thầm yêu cầu đề bài.
2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) ( 28,7 + 34,5 ) x 2,4
= 63,2 x 2,4 = 151,68
b) 28,7 + 34,5 x 2,4
= 28,7 + 82,8 = 111,5
-HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
-1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
-1HS lên bảng làm bài; HS cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải
Người đó đi được quãng đường là:
12,5 x 2,5 = 31,25 ( km )
 Đáp số: 31,25 km
-HS nhận xét bài làm của bạn
Khoa học
Tiết 24: Đồng và hợp kim của đồng
BVMT: (liên hệ)
I.Mục đích yêu cầu.
Giúp học sinh
- Quan sát và phát hiện ra những tính chất của đồng.
- Nêu được tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
- Kể được một số dụng cu, máy móc, đồng dùng được làm bằng đồng hợp kim của đồng.
- Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng có trong nhà.
II.Đồ dùng dạy- học 
- Hình minh họa trang 50, 51 SGk.
- Vài sợi dây đồng ngắn.
- Phiếu học tập có sẵn bảng so sánh về đồng và hợp kim của đồng ( đủ dùng theo nhóm 1 phiếu to) như SGk.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 GV gọi 3 Hs lên bảng trả lời câu hỏi 
 +Nêu nguồn gốc và tính chất của sắt?
 +Nêu ứng dụng của gang ,thép trong cuộc sống?
 -Nhận xét đánh giá ghi điểm.
 2. Bài mới.
 a. Giới thiệu bài: 
-Đưa ra sợi dây đồng và hỏi:
+) Đây là vật dụng gì?
+) Tai sao em biết đây là sợi dây đồng.
-Giới thiệu: Đây là sợi dây đồng. đồng có nguồn gốc từ đâu? Nó có tính chất gì? nó có ứng dụng gì trong cuộc sống? cách bảo quản các đồ dùng bằng đồng như thế nào? các em sẽ tìm thấy các câu trả lời trong bài học hôm nay 
-3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+Sắt có ở trong các thiên thạch và trong các quặng sắt...
+ Sắt gang, thép được dùng để xây nhà làm các loại máy móc, cầu , các đồ dùng trong gia đình....
- Quan sát và trả lời.
+Đây là sợi đồng.
+Nó là mầu nâu đỏ.
-Lắng nghe.
 b.Nội dung
Hoạt động 1:Tính chất của đồng
- Tổ chức cho Hs hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh như sau:
+) Phát cho mỗi nhóm 1 sợi dây đồng.
+) Yêu cầu HS quan sát và cho biết:
? Màu sắc của sợi dây?
? Độ sáng của dây?
? Tính cứng của sợi dây?
- Gọi nhóm thảo luận sau trước phát biểu, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Kết luận: Sợi dây đồng có mầu đỏ nâu, có ánh kim, dẻo, dễ rát mỏng, có thể uốn thành nhiều hình dạng khác nhau.
-GV nêu tiếp vấn đề: đồng có nguồn gốc từ đâu? hợp kim của đồng có tiunhs chất gì? chúng ta cùng tìm hiểu.
-4 HS ngồi thành 1 nhóm, cùng quan sát dây đồng và nêu ý kiến của mình sau đó thống nhất và ghi vào phiếu của nhóm
-1 nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm khác bổ sung và đi đến thống nhất: Sợi dây đồng mầu đỏ, có ánh kim, mầu sáng, rất dẻo, có thể uốn thành các hình dạng khác nhau.
Hoạt động 2:Nguồn gốc và so sánh tính chất của đồng và hợp kim của đồng
- Chia học sinh thành nhóm mỗi nhómhọc sinh.
- Phát phiếu học tập cho từng nhóm.
- Yêu cầu học sinh đọc bảng thông tin ở tranh 50 SGK và hoàn thành phiếu so sánh các tính chất giữa đồng và hợp kim của đồng.
- Gọi 1 nhóm song đầu tiên dán phiếu lên bảng, đọc phiếu yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
- Nhận xét, nhìn vào phiếu của học sinh và kết luận.
-Hoạt động trong nhóm, cùng đọc SGk và hoàn thành bảng so sánh.
-1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất
(HS chỉ ghi vắn tắt bằng các gạch đầu dòng cho thuận tiện)
Phiếu học tập
Bài 1: đồng và hợp kim đồng
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
Đồng thiếc
Đồng kẽm
-Có mầu nâu đỏ, có ánh kim.
-Rất bền, đẽ rát mỏng va kém thành sợi, có thể dập và uốn thành bất kì hình dạng nào.
-Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
- Có mầu nâu, có ánh kim, cứng hơn đồng.
-Có mầu vàng, có ánh kim, cứng hơn đồng.
-Theo em đồng có ở đâu?
* BVMT: Đồng có trong tự nhiên và trong quặng đồng vì vậy khi khai thác và sử dụng đồng cần chú ý điều gì?
-Kết luận: Đồng là kim loại được con người tìm ra và sử dụng sớm nhất. Người ta đã tìm thấy đồng trong tự nhiên. Nhưng phần lớn đồng được chế tạo từ quặng đồng lẫn với một số chất khác. Đồng có ưu điểm hơn một số kim loại khác là rất bền dễ rát mỏng và kéo thành sợi. Có thể dập và uốn thành các bất kì hình dạng nào. Đồng có mầu đỏ nâu, với kẽm (còn gọi là đồng thau) có mầu vàng. Hợp kim của đồng cũng là đồng thau nhưng cứng hơn đồng.
-Trao đổi và trả lời: Đồng có ở trong tự nhiên và có trong quặng đồng.
-Lắng nghe.
+ Khi khai thác và sử dụng đồng cần khia thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm 
Hoạt động 3:Một sống đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim đồng, các bảo quản đồ dùng đó
 -Tổ chức cho học sinh thảo luận cặp đôi như sau:
+) Yêu cầu học sinh quan sát có hình minh họa và cho biết:
.) Tên đò dùng đó là gì?
.) Đồ dùng đó được dùng làm gì? chúng thường có ở đâu?
-GV hỏi: Em còn biết những sản phẩm nào khác được làm gì từ đồng và hợp kim của đồng?
-NHận xét, khen ngợi những học sinh có hiểu biết thực tế.
-GV nêu vấn đề: ở gia đình em có những đồ dùng nào làm bằng đồng? em thường thấy người ta làm như thế nào để bảo quản đò dùng bằng đồng?
-Nhận xét: Khen gợi học sinh để chú ý quan sát và biết cách bảo quản đồ dùng bằng đồng?
Kết luận: Đồng là kim loại được sử dụng rộng dãi vì đồng có tính mềm dẻo, dễ dán mỏng, dẫn nhiệt và điện tốt. Đồng được sử dụng làm các đồ điện, dây điện, một số bộ phận của ô tô tàu biển. các hợp kim của đồng được sử dụng trong gia đình như nồi, mâm.Các nhạc cụ như kèn, cồng, chiêng.Hoặc chế tạo vũ khí đúc tượng.Các đồ dùng bằng đồng để ngoài không khí bị xỉn mầu nên người ta dùng thuốc đánh đồng để đánh bóng lau chùi làm cho đồ dùng bằng đồng sáng bóng trở lại.
3.Củng cố - Dặn dò
GV yêu cầu học sinh trả lời nhanh các câu hỏi:
+) Đồng và hợp kim đồng có những tính chất gì?
+) Đồng và hợp kim của đồng có những ứng dụng gì trong đời sống.
-Nhận xét câu trả lời của học sinh.
-Dặn học sinh về nhà học thuộc bài bạn cần biết, ghi lại vào vở, tìm hiểu tính chất của những đồ dùng bằng đồng trong gia đình.
- 2 Hs ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- 5 Hs tiếp nối nhau trình bày.
- Hình 1: Lõi dây điện được làm bằng đồng, đồng dẫn điện và nhiệt tốt.
- Hình 2: Đôi hạc, tượng, lư hương, bình cổ đợc làm từ hợp kim của đồng, chúng thường có ở đình, chùa ,miếu, bảo tàng
- Hình 3: kèn, được làm từ hợp kim của đồng, kèn thường có ở viện bảo tàng, các ban nhạc, giàn nhạc giao hưởng.
- Hình 4: Chuông đồng đợc làm từ hợp kim của đồng, chúng thường có ở đình chùa miếu.
- Hình 5: Cửa đỉnh của Huế được làm từ hợp kim của đồng.
- Hình 6: Mâm đồng được làm từ hợp kim của đồng. Mâm đồng thường có ở gia đình địa chủ thời xưa, viện bảo tàng, những gia đình giàu có
-Tiếp nối nhau phát biểu.
Trống đồng dây quấn động cơ, thau đồng, chậu đồng, vũ khí nông cụ lao động
-Tiếp nối nhau trả lời. Ví dụ;
+) ở nhà thờ họ quê em có mấy chiếc lư đồng, em thấy bác trưởng họ thường lấy rẻ ẩm để lau , chùi.
+) Nhà ông em có một cái mâm đồng. em thường lau chùi sạch bóng.
+) Chùa làng em có mấy tượng phật và chuông bằng đồng. Thỉnh thoảng nhà chùa lại lau chùi, dùng thuốc đánh bóng để cho đồ vật sáng lại.
Sinh hoạt 
Nhận xét tuần 12
I/ Mục đích yêu cầu.
- Học sinh nhận thấy được ưu nhược điểm của tuần qua và đề ra phương hướng hoạt động cho tuần tới.
 - GD HS ý thức học tập.
II/ Nội dung:
1. Cán sự nhận xét.
2. Giáo viên nhận xét:
 *ưu điểm: 
 - Chuyên cần: ...............................................................................................................
 - Học tập: ..
	..
 - Vệ sinh: .....................................................................................................................
 - Đạo đức: ....................................................................................................................
*Tồn tại: 
 - ........................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
III/ Phương hướng tuần tới.
- Phát huy ưu điểm.
- Khắc phục tồn tại.
- Thi đua học tập giàng nhiều hoa điểm 10 tặng cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
An toàn giao thông
Bài 5: Em làm gì để thực hiện an toàn giao thông.
I. mục đích yêu cầu.
 - HS biết phân tích nguyên nhân TNGT theo luật GTĐB
	- HS hiểu và giải thích các điều luật đơn giản cho bạn bè và những người khác.
	- Tham gia các hoạt động của đội lớp về công tác bảo đảm ATGT. Hiểu được phòng ngừa tai nạn giao thông là trách nhiệm của mọi người.
II. Chuẩn bị.
	- SGV trang 39
 III. Các hoạt động chính.
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
4p
10p
10p
8p
3p
HĐ1:Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
HĐ2:Tuyên truyền:
MT(SGV)
GV chia mỗi tổ một khoảng trống 
-GV đọc số liệu sưu tầm sách ATGT(40)
-GV nhận xét 
HĐ3: Trò chơi sắm vai 
MT(SGV)
-GV nêu tình huống nguy hiểm 
?EM có thể đưa ra giải pháp hợp lý như thế nào để đảm bảo thực hiện 
?Vậy theo cậu thì như thế nào ?
HĐ3:Lập phương án thực hiện ATGT
-GV chia lớp làm 3 nhóm 
-Khảo sát điều cha 
-GV nhận xét đánh giá 
HĐ4:Củng cố –dặn dò 
-GV nhận xét tiết học 
-Giao nhiệm vụ về nhà
-Các tổ chuẩn bị ở nhà đến lớp 
treo tranh sản phẩm có ý nghĩa giáo dục tốt 
-HS phát biểu cảm tưởng
-1-2 HS tự giới thiệu SP
-HS đóng vai 
-
-Nhóm 1 gồm các em tự đi xe đạp đến trường 
-Nhóm 2 cha mẹ đưa 
-Nhóm 3 đi bộ 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12 lop 5 theo chuan KTKN GDKNS.doc