Giáo án môn học Ngữ văn 8

Giáo án môn học Ngữ văn 8

Phần thứ nhất

TẬP LÀM VĂN

A. VĂN BẢN

I. Chủ đề

1. Chủ đề là gì?

Là đề tài chính và đối tượng mà văn bản biểu đạt, là tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn bản.

VD: Chủ đề của truyện “Lục Vân Tiên” là trung, hiếu, tiết, nghĩa.

- Bức thư của bố: “mẹ tôi” trong “những tấm lòng cao cả có chủ đề như sau:

“Qua bức thư, bố nghiêm khắc phê phán hành vi vỗ lễ của con đối với mẹ; chỉ cho con thấy công ơn to lớn và tình thương bao la của mẹ hiền, khuyên con phải thành khẩn xin lỗi mẹ”

- Chủ đề bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh là: Tình yêu gia đình và quê hương dào dạt trong tâm hồn người lính trẻ trên đường hành quân ra trận thời đánh Mĩ.

2. Chuyện với chủ đề

- Không được lầm lẫn giữa chuyện với chủ đề

VD: “Buổi học cuối cùng” - Đô đê

Tác giả kể chuyện : Em bé Phrăng kể lại chuyện buổi dạy học cuối cùng của thấy Ha –men ở vùng An-dát của nước Pháp bị Đức chiếm đóng.

Chủ đề của truyện đó là : nỗi đau của nhân dân dưới ách thống trị của ngoại bang; biết yêu tiếng mẹ đẻ là yêu nước; biết giữ lấy tiếng nói của dân tộc mình là nắm được chìa khoá để giải phóng, để giành lại tự do.

 

doc 68 trang Người đăng hang30 Lượt xem 341Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất
TẬP LÀM VĂN
A. VĂN BẢN
I. Chủ đề
1. Chủ đề là gì? 
Là đề tài chính và đối tượng mà văn bản biểu đạt, là tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn bản.
VD: Chủ đề của truyện “Lục Vân Tiên” là trung, hiếu, tiết, nghĩa.
- Bức thư của bố: “mẹ tôi” trong “những tấm lòng cao cả có chủ đề như sau: 
“Qua bức thư, bố nghiêm khắc phê phán hành vi vỗ lễ của con đối với mẹ; chỉ cho con thấy công ơn to lớn và tình thương bao la của mẹ hiền, khuyên con phải thành khẩn xin lỗi mẹ”
- Chủ đề bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh là: Tình yêu gia đình và quê hương dào dạt trong tâm hồn người lính trẻ trên đường hành quân ra trận thời đánh Mĩ.
2. Chuyện với chủ đề
- Không được lầm lẫn giữa chuyện với chủ đề
VD: “Buổi học cuối cùng” - Đô đê
Tác giả kể chuyện : Em bé Phrăng kể lại chuyện buổi dạy học cuối cùng của thấy Ha –men ở vùng An-dát của nước Pháp bị Đức chiếm đóng.
Chủ đề của truyện đó là : nỗi đau của nhân dân dưới ách thống trị của ngoại bang; biết yêu tiếng mẹ đẻ là yêu nước; biết giữ lấy tiếng nói của dân tộc mình là nắm được chìa khoá để giải phóng, để giành lại tự do.
- Vậy “chuyện” và “chủ đề” của truyện “lão Hạc” là gì? 
+ Chuyện về lão Hạc- một người nông dân vì nghèo đói quá nên đã tìm đến cái chết bằng cách ăn bả chó tự tử sau khi đã bán chó, dành dụm tiền cho đứa con trai đang làm thuê ở đồn điền cao su.
+ Chủ đề: Số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng của nhà văn đối với người nông dân.
3. Đại ý: 
Đại ý là ý lớn trong một đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của truyện. Một đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của truyện thì chưa hình thành được chủ đề. Cần phân biệt đại ý với chủ đề.
VD: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan
- 4 câu thơ đầu, đại ý là tả cảnh Đèo Ngang lúc bóng xế tà.
- 4 câu thơ cuối (2 câu luận + 2 câu kết) ; nỗi buồn cô đơn của nữ sĩ (đại ý)
=> Chủ đề: tâm trạng buồn, cô đơn của li khách khi bước tới Đèo Ngang trong ngày tàn.
4. Đa chủ đề: một tác phẩm có thể chỉ có một chủ đề. Một tác phẩm cũng có thể có nhiều chủ đề (đa chủ đề)
VD: Bài thơ “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) rút trong “Nhật kí trong tù” có chủ đề tình yêu trăng (thiên nhiên) và phong thái ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy.
- “Nhật kí trong tù” là một tập thơ đa chủ đề
+ Những khổ cực đày đoạ của thân tù
+ ý chí kiên cường bất khuất, lạc quan
+ Lòng khao khát tự do
+ Lòng yêu nước
+Lòng thương người
+Tình yêu thiên nhiên
+Phong thái ung dung, tự tại
Đó là những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ vĩ đại
+ Hiện thực chế độ nhà tù tăm tối, vô nhân đạo.
- Những bộ tiểu thuyết đồ sộ hàng nghìn trang như “tam quốc chí”, “tây du kí”, “thuỷ hử”, “chiến tranh và hoà bình” đều có đa chủ đề là một điều dễ hiểu. Nhưng có những tác phẩm quy mô nhỏ vẫn có thể có nhiều chủ đề.
VD: Bài thơ “Bánh trôi nước” có các chủ đề sau:
+ Tự hào về một loại bánh ngon của dân tộc
+ Ca ngợi phẩm chất người phụ nữ Việt Nam (nhan sắc, thuỷ chung)
+ Cảm thông với thân phận, số phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Bài thơ “bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến có người bảo chỉ có một chủ đề: tình bạn cố tri chân thành, chung thuỷ. Có người lại cho rằng có hai chủ đề: 
+ Tình bạn đẹp, chân thành
+ Hai cuộc đời thanh bạch của một nhà nho.
Ý kiến của em thế nào? 
5. Tính thống nhất của chủ đề
Nếu các câu thơ, đoạn thơ, đoạn văn, các tình tiết.. là xương thịt của tác phẩm, thì chủ đề là linh hồn của bài thơ, của truyện. Nếu không nắm được toàn bộ các chi tiết của văn bản thì khó hình dung được chủ đề, tính tư tưởng của tác phẩm. Các chi tiết bộ phận của tác phẩm liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành chủ đề. Tựa như nền, móng, cột kèo, xà, tường, nóc, ngói, tranh hợp thành mới ra cái nhà.
Tính thống nhất của chủ đề là sự liên kết chặt chẽ, sự hoà hợp gắn bó của các bộ phận tác phẩm như nhan đề, lời đề từ (nếu có), từ ngữ hình tượng, giọng điệu (thơ), cốt truyện, nhân vật, diễn biến, câu trữ tình ngoại đề (nếu có)- tạo thành một chỉnh thể. Sự thừa, thiếu trong tác phẩm là hiện tượng biểu lộ sự non yếu của tác giả đã phá vỡ tính thống nhất của chủ đề.
VD: Truyện ngắn “cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, từ nhan đề đến cốt truyện, các tình tiết đều mang tính liên kết khá chặt chẽ:
- Thuỷ và Thành đau khổ khóc suốt đêm
- Sáng sớm Thành đau buồn đi ra vườn ngồi một mình, thì em gái theo ra.
- Hai anh em chia đồ chơi
- Thành dẫn Thuỷ về trường cũ, chào giã biệt cô giáo Tâm và các bạn lớp 4B.
- Trước lúc lên xe, Thuỷ để lại cho anh trai cả hai con búp bê. Thành nhìn theo bóng em gái rối khóc.
=> Qua đó, ta rút ra chủ đề của truyện là: 
- Sự đau khổ của tuổi thơ trước bi kịch gia đình (cha mẹ bỏ nhau)
- Tình thương yêu của anh em, của bè bạn trong bi kịch gia đình.
*BÀI TẬP
Bài 1
1. Phân tích bố cục bài “Rừng cọ quê tôi” (trang 13 –sách ngữ văn 8)
2. Giới thiệu hai câu văn biểu cảm trực tiếp
3. Chủ đề văn bản “Rừng cọ quê tôi” là gì? 
Gợi ý: Đây là một văn bản biểu cảm rất đặc sắc
Phần I: Câu mở đầu tác giả tự hào giới thiệu cảnh “rừng cọ trập trùng”, là vẻ đẹp của sông Thao quê tôi không có nơi nào đẹp bằng
Phần II: gồm 3 đoạn văn tả cây cọ, rừng cọ và lợi ích của nó
+Đoạn 1: tả cụ thể cây cọ: thân cao vút thẳng, rất dẻo dai “gió bão không thể quật ngã”. Búp cọ “như thanh kiếm sắc vung lên”. Cây non “lá đã xoà sát mặt đất”. Lá cọ tròn xoe “như một rừng tay vẫy”. Rừng cọ là nơi trú ngụ ca hót của đàn chim khi mùa xuân về. Tất cả các chi tiết : thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ, rừng cọ mùa xuân, đều thể hiện rừng cọ rất đẹp, cây cọ có một sức sống vô cùng mạnh mẽ.
+ Đoạn 2: Nói rừng cọ với tuổi thơ tác giả. Tâm hồn tác giả đã gắn bó thiết tha với rừng cọ. Căn nhà “núp dưới rừng cọ”. Ngôi trường “khuất trong rừng cọ”. Con đường đi học “đi trong rừng cọ”. Ngày nắng, ngày mưa có bóng cọ chở che.
+ Đoạn 3: Rừng cọ gắn bó với đời sống vật chất của người dân sông Thao. Cha làm chổi cọ, mẹ lấy móm lá cọ đựng hạt giống. Chị đan lá cọ, làm mành cọ, lán cọ để xuất khẩu. Trẻ chăn trâu nhặt trái cọ đem về om, “ăn vừa béo vừa bùi”
- Phần 3, tác giả nhắc lại câu hát: “cơm nắm lá cọ là người sông Thao”, rồi khẳng định một tình yêu thuỷ chung của người sông Thao: “đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình”
2. Có hai câu văn biểu cảm trực tiếp nói lên tình cảm của tác giả, của người sông Thao đối với rừng cọ quê nhà
- Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng
- Người sông Thao đi đâu, rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình
3. Chủ đề “rừng cọ” quê tôi là gì?
- Rừng cọ là vẻ đẹp của vùng sông Thao
- Tình yêu mến quê nhà của người sông Thao.
Bài 2: Hãy nêu xuất xứ, chủ đề của truyện ngắn “tôi đi học” của Thanh Tịnh? Hãy chỉ ra tính thống nhất về chủ đề của văn bản đó?
Gợi ý
1. Xuất xứ, chủ đề
Truyện “tôi đi học” như một trang hồi kí ghi lại những hoài niệm, kỉ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tựu trường, truyện được in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản năm 1941
“Tôi đi học” đã thể hiện những tình cảm hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng, tâm trạng bâng khuâng, hồi hộp của một em bé trong buổi tựu trường. Em “như một con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”
2. Tính thống nhất về chủ đề của truyện “Tôi đi học”
Truyện ngắn “tôi đi học” gồm có các chi tiết, tình tiết diễn tả tâm trạng của chú bé (nhân vật “tôi”) trong buổi tựu trường.
- Mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi tren con đường làng dài và hẹp trong một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Lòng tôi “có sự đổi thay lớn” nên tôi thấy cảnh vật thân quen trở nên “lạ”
- Thấy các bạn nhỏ cầm sách vở, bút, thước tôi rất “thèm” và đòi mẹ đưa bút thước cho cầm thử để thử sức mình.
- Thấy trường làng Mĩ Lí oai nghiêm như đình làng Hoà Ấp, đông đặc cả người, ai cũng áo quần sạch sẽ, gương mạt vui tươi sáng sủa. Lòng tôi “đâm ra lo sợ vẩn vơ”. Học trò mới “thèm vụng và ước ao thầm” được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy đề khỏi “rụt rè” trong cảnh lạ
- Nghe tiếng trống trường dội vang, nghe ông đốc đọc tên, các học sinh mới đều khóc, còn tôi cũng nức nở theo. Nghe gọi đến tên minh, tôi “giật mình và lúng túng”, quên cả mẹ đang đứng sau. Khi thấy giáo trẻ dẫn vào lớp, tôi cảm thấy “trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này”. 
- Vào ngồi trong lớp, tôi thấy một mùi hương lạ xông lên; tôi bâng khuâng ngắm nhìn xung quanh, nhìn bạn rồi vòng tay lên bàn, nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc bài tập viết: “Tôi đi học”
=> Các chi tiết trên không chỉ thể hiện diễn biến sự việc, cảnh vật và tâm trạng nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường mà còn gắn kết với nhau trong một thời gian (buồi sớm đầy sương thu và gió lạnh), trong ba không gian: con đường làng dài và hẹp, sân trường làng Mĩ Lí, phòng học lớp Năm. Cảnh vật và tâm trạng đều diễn biến, hoà quyện, không thừa. Ví dụ con chim nhỏ đậu trên cửa sổ lớp học rồi vụt cách bay đi.
Qua đó ta thấy tính thống nhất của chủ đề truyện “tôi đi học”: tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng, tình cảm trong sáng hồn nhiên của tuổi thơ trong buổi tựu trường (đầu tiên của đời mình)
Bài 3: Cho đề văn sau: “Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học lớp Một của em”.
Có hai bạn triển khai hai hướng như sau:
Hướng 1: 
a,Chú em cho em một chiếc cặp sách rất đẹp khi em sắp vào năm học lớp Tám. Chiếc cặp đã gợi nhớ kỉ niệm ngày đầu tiên đi học lớp Một
b, Cách đây tám năm, ngày đầu tiên đi học lớp Một, bà nội đưa em đi, vì bố mẹ em đi công tác xa.
c, Bà đã già nên không kịp ra phố mua cặp mới cho em, em đựng sách trong túi vải rất to của bà, trông rất ngộ.
d, Hai bà cháu đi dò qua sông, sang trường học. Trên đò rất nhiều các bạn và các vị phụ huynh. Không khí như ngày hội, ai cũng mặc quần áo đẹp. Giá như mọi ngày em sẽ gấp chiếc thuyền giấy thả trôi sông. Nhưng hôm nay, em đứng thật nghiêm chỉnh trên đò.
e, Ấn tượng của buổi học đầu tiên là hình ảnh cô giáo của em. Cô rất dịu dàng và đặc biệt có hai bím tóc dài tới tận khoeo chân. Lời nói của cô: “con đưa mũ để cô cất nào” và nụ cười của cô- đến tận bây giờ em vẫn không quên.
Hướng 2:
a. Hôm em sang trường dự khai giảng năm học lớp Tám, em đã tự đi xe đạp một mình. Em bỗng mỉm cười nhớ lại cái ngày đầu tiên ở lớp Một mẹ đưa em đến lớp
b. Từ nhà em ở phố Mai Hắc Đế, đi qua phố Tô Hiến Thành, đi thẳng rất lâu mới đến trường cấp I, II Vân Hồ. Em rất ghét mấy chị lớn hơn em một chút, thấy em lũn cũn cắp cặp đi học, cứ đùa doạ bắ ...  đầu em nhỏ
	Không áo cơm cù bất cù bơ.
Vẫn là gắn bó với gia đình nhân loại rộng lớn : « vạn nhà », « vạn kiếp », « vạn đầu em nhỏ »... nhưng nhà thơ nghiêng về những kiếp người bất hạnh : những « kiếp phôi pha », những trẻ em « không áo cơm cù bất cù bơ ». Ông mở lòng đón nhận những kiếp người đau khổ vào trong gia đình bao la của mình. « Tôi đã là » nghĩa là dứt khoát rồi, đã thực sự hoà mình vào quần chúng rồi, đã trở thành ruoot thịt của họ rồi. Nhưng nếu để ý thì sẽ thấy trong khổ thơ 4 câu này, nhà thơ đã dành hai câu cho các em nhỏ ( các đối tượng khác chỉ 1 câu). Phải chăng đó là những con người mà ông quan tâm, yêu thương nhất ? Như ta đã thấy trong phần đầu « máu lửa » của tập « Từ ấy »,ông đã viết liền một mạch đến 5 bài thơ rất thương tâm về những em bé bất hạnh đang sống bơ vơ, trôi nổi giữa cuộc đời ? Và 3 chấm lửng kết thúc câu thơ cuối gợi nhiều liên tưởng về những em bé bất hạnh đó, khi nhà thơ đã mở rộng cánh tay thương yêu đón các em vào lòng mình.
- Nghệ thuật : Hai khổ thơ có 8 câu thơ, nhưng chỉ có hai kiểu câu và tập trung nói thiết tha một ý chính. Việc lặp đi lặp lại một kiểu câu, một loạt từ ngữ như vậy đã có một hiệu quả nghệ thuật mạnh mẽ. Nó cho thấy đó là lời tâm niệm thiết tha, sự khẳng định dứt khoát, là nhiệt tình hăm hở của người chiến sĩ trẻ nguyện tìm về chỗ đứng của mình ở phía những người khốn khổ », tha thiết được trở thành thành viên ruột thịt của cái đại gia đình to lớn ấy.
Chưa thể nói ở hai khổ thơ này, ngòi bút thơ của Tố Hữu đã đạt tới độ tinh luyện. Lời thơ còn dàn trải, có những từ ngữ còn sách vở, khuôn sáo (hồn khổ, khối đời, kiếp phôi pha) ; song với cảm xúc chân thành, giọng thơ sôi nổi, thiết tha, liền mạch, những câu thơ ấy vẫn đầy sức truyền cảm.
	« Từ ấy » có thể xem như một cột mốc trong đời thơ và đời cách mạng của Tố Hữu. Bài thơ « không chỉ » là kỉ niệm về một thời điểm mở đầu, là tâm nguyện gắn bó với nhân dân lao khổ, mà còn là khởi đầu của thế giới thơ Tố Hữu. Ở đây đã xuất hiện những hình ảnh thơ quen thuộc sau này của ông : tâm hồn, là mảnh vườn đầy nhành non lá mới, nắng chói, hoa thơm, chim hót, những hình ảnh ấy sẽ còn xuất hiện sau này trong nhiều bài khác nữa của nhà thơ. Và phải chăng những hình ảnh đầy sức sống này, cùng với ngọn lửa lí tưởng cháy sáng tỏng tim, đã làm nên chất lãng mạn say người của bài thơ : đó là lãng mạn cách mạng trong thơ Tố Hữu.
	==============================
BÀI 2 : KHI CON TU HÚ
I- Giới thiệu
Bài thơ « khi con tu hú » được Tố Hữu sáng tác tháng 7/1939, sau bài thơ «Từ ấy » vừa đúng một năm. Khoảng cách thời gian giữa hai bài thơ chưa dài, nhưng hoàn cảnh sáng tác thì đã đổi khác. « Từ ấy » được viết khi Tố Hữu còn tự do, sống giữa cuộc sống cách mạng, say mê với lí tưởng Đảng ; còn « khi con tu hú » lại được viết ra khi nhà thơ đã bị giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế) giữa bốn bức tường ngột ngạt của nhà tù đế quốc. Cảm hứng của thi nhân là niềm khao khát tự do cùng với khát vọng hành động, tháo cũi, sổ lồng. 
	Nhưng tất cả đều được bắt đầu từ một tiếng chim tu hú vọng vào nhà lao như nhan đề bài thơ đã ghi : « Khi con tu hú ». Người đọc hiểu đây là khi con tu hú kêu... và tiếng kêu ấy đã gọi dậy trong lòng người chiến sĩ trẻ bị giam trong tù niềm khao khát tự do cháy bỏng, giục giã anh hành động. Cho nên, cả bài thơ, chỉ có hai câu nói về tu hú kêu (câu đầu và câu cuối) mà sao tiếng kêu ấy vang suốt cả bài thơ, ra ngoài bài thơ, vang mãi đến tận hồm nay, khi ta đọc những dòng này của ông. Người chiến sĩ trẻ bị giam trong tù, bưng bít giữa bốn bức tường kín mít, chỉ còn có âm thanh là mối dây liên hệ với bên ngoài : khi là tiếng chim kêu, tiếng dơi chiều đập cánh, khi là tiếng guốc đi về dưới đường xa hay tiếng rao đêm lảnh lót... Những âm thanh đó chinh là cuộc sống bên ngoài đã ùa vào thơ Tố Hữu trong những ngày bị xiềng xích. Tự nhiên, âm thanh bên ngoài trở thành biểu tượng của thế giới tự do. Và ở bài thơ này là tiếng chim tu hú kêu báo hiệu mùa hè. Cả bài thơ được xây dựng trên hình ảnh âm thanh đó. Tiếng chim tu hú là điểm khởi đầu, điểm kết thúc, nó chính là « cái tứ » của bài thơ trong tù của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi.
II- Phân tích :
1. Cảnh thiên nhiên tươi vui, rộn ràng đầy quyến rũ đối với người chiến sĩ trong tù
Bài thơ mở đầu bằng tiếng kêu chim tu hú gọi hè :
Khi con tu hú gọi bầy...
Câu thơ không nhằm mô tả tiếng chim kêu mà nhấn mạnh cái thời điểm tu hú gọi bầy : khi tu hú gọi bầy thì sẽ ra sao, sẽ xuất hiện những điều gi ?... Âm thanh không chỉ là tiếng kêu. Trong âm thanh thường có cả một thế giới hoài niệm gắn liền với âm thanh ấy. Một tiếng trống trường ngày khai giảng, một khúc nhạc ve ran khi vào hè đủ cho ta nhớ lại những ngày mực tím, áo trắng một thuở học trò náo nức đến trường.... Âm thanh ấy lại càng cồn cào, da diết biết bao khi nó đến với những người bị cách biệt với cuộc sống đồng loại : những chiến sĩ cách mạng bị giam trong tù. Ta hiểu vì sao, chỉ một tiếng chim tu hú gọi bầy cất lên đã làm hiện ra trong tâm trí Tố Hữu một thế giới đồng nội thân thuộc và quyến rũ đến thế : 
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không
Một bức tranh đồng nội tuyệt đẹp vào vụ tháng năm, tháng sáu :lúa chín, trái ngọt, ngô vàng, ve ngân dậy vườn, nắng đào đầy sân, trời xanh cao rộng và sáo diều bay lượn... Có đủ âm thanh, sắc màu, cái gì cũng đẹp, cũng tươi vui, đầy sức sống, và tất cả đều hài hoà với nhau trong một không gian cao rộng mà êm ả của làng quê. Nếu « thi trung hữu hoạ » (trong thơ có vẽ) thì đây chính là một bức hoạ bằng thơ. Nhưng khó có thể hình dung đây là cảnh tượng có thật được nhìn bằng mắt, bởi tác giả đang ở trong tù. Càng cảm thấy ngột ngạt chết uất trong phòng giam chật chội, anh càng cảm thấy cảnh mùa hè ngoài kia mới tưng bừng rộng rãi, mới quyến rũ biết bao ! Với niềm khao khát tự do, thèm khát sự sống cháy ruột, người tù cách mạng đã huy động mọi giác quan căng ra đón nhận mọi tín hiệu của thế giới sự sống bên ngoài. Vì vậy đây chỉ có thể là bức tranh của hoài niệm được gọi dậy trong lòng nhà thơ từ một tiếng chim tu hú gọi bầy. Hoài niệm sống dậy bao giờ cũng lung linh đẹp đẽ. Đó là nhờ sức mạnh của liên tưởng và tưởng tượng. Điều này chỉ có thể có được khi tâm hồn nhà thơ đầy ắp ấn tượng về thôn dã. Tố Hữu là một người như thế nên trong đoạn thơ này, ông đã đem đến cho ta một điều kì diệu : sự liên tưởng tạo thành một phản ứng dây chuyền trong các câu thơ. Đầu tiên là tiếng chim tu hú gọi mùa hè. Tiếng chim ấy đánh thức cả một mùa hè thôn dã sống dậy trong kí ức ông và chảy ra theo ngòi bút thơ, để cho câu chữ vẫy gọi nhau, hình ảnh nối tiếp nhau mà đan dệt thành bức tranh đồng nội đầy quyến rũ. Thực ra, không phải câu chữ, hình ảnh, mà chính là kí ức, hoài niệm gọi nhau theo một phản ứng dây chuyền trong các câu thơ : tiếng chim gọi bầy gợi lúa đang chín, trái cây chín dần- biết bao là hương vị của đồng quê. Trái cây ngọt dần lại gợi đến những khu vườn râm mà ở đấy dậy lên tiếng ve ngân- khúc nhạc xao xuyến của mùa hè. Cái tiếng ve ngân ấy báo hiệu mùa hè đã đến, ấy là lúc bắp rây vàng hạt đang phơi đầy sân nắng đào- cái sắc mầu quê kiểng sao mà rực rỡ chói chang ! Nắng đào là nắng hồng rực rỡ lại gợi nhớ đến bầu trời xanh trong cao rộng, và một bầu trời êm ả như thế ở làng quê thì không thể vắng bóng sáo diều bay lượn trên không. Từ một tiếng chim mà gợi nhớ đến bao điều, đến bao âm thanh vui tươi, bao sắc màu đẹp đẽ của làng quê, của cuộc sống bên ngoài nhà tù như đang lên hương ngây ngất trong lòng nhà thơ. Cuộc sống ấy được hồi tưởng lại đẹp bao nhiêu thì cũng có nghĩa là ông đang khao khát nó bấy nhiêu- và ta hiểu đây là niềm khao khát tự do của người ciến sĩ trẻ đang bị giam trong tù. Có phải vì thế mà đoạn thơ đã chốt lại, nhưng chính là để mở ra một không gian cao rộng, tự do :
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.
Hình ảnh « đôi con diều sáo lộn nhào từng không » thật thoải mái, tự do và tâm hồn nhà thơ như cùng đang bay lượn trong cái không gian cao rộng, tự do ấy.
2. Tâm trạng bực bội, u uất của người chiến sĩ trẻ trong phong giam ngột ngạt.
Nếu 6 câu trên là cảnh tưởng tượng qua hoài niệm về cuộc sống tươi vui, rộn ràng ngoài nhà tù, thì bốn câu dưới là tình, là lời phát biểu trực tiếp những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong cảnh thực ngột ngạt trong phòng giam của người chiến sĩ trẻ. Cảnh có sự đối lập nhưng tâm trạng thì vẫn là sự nối tiếp của một con người thống nhất. Và tất cả đều hiện ra trên nền âm thanh củ tiếng tu hú kêu. Tu hú kêu báo hiệu mùa hè đã đến. Nhưng mùa hè đến đã gọi dậy trong lòng người chiến sĩ những đièu gì khi ông đang đối diện với cảnh sống ngột ngạt ấy ?
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi !
 	 Tố Hữu thì thầm với mùa hè, đây cũng là một hình ảnh mới trong thơ, bởi một mình giữa bốn bức tường ngột ngạt, ông còn biết tâm sự với ai ? Thì thầm với mùa hè cũng như thì thầm với chính mình, và đây là tiếng lòng của nhà thơ cách mạng trong nhà tù đế quốc. Mùa hè, như nhà thơ đã hồi tưởng ở đoạn trên là mùa của tự do, của nồng nàn, của đam mê, của sự sống. Nhưng trong nhà tù thì làm gì có được mùa hè ấy ? Câu thơ thể hiện khát vọng hành động tháo cũi, xổ lồng của người chiến sĩ.  « Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi ! » 
Cùng với ý nghĩ thật táo tợn, dữ dội là cách ngắt nhịp ở hai câu 8,9 (nhịp 6/2 và nhịp 3/3, gợi cảm giác nhói lên bực bội đến điên người) và giọng điệu cảm thán, dường như cảm xúc bực bội không nén được cứ trào ra : « Hè ôi ! », « ngột làm sao, chết uất thôi ». Tất cả đều thể hiện tâm trạng ngột ngạt cao độ không thể nào chịu được của nhà tù. Chính vì thế mà cái tiếng chim tu hú trong câu dưới mới thật da diết, nhức nhối. Trong này, nhà tù ngột ngat, ngoài kia, tiếng chim cứ dóng dả, thiết tha như nhắn gửi, như giục giã người chiến sĩ. Sự tương phản ấy bộc lộ niềm khao khát tự do đến cháy bỏng, đễn mãnh liệt, đến đỉnh điểm. Con chim cứ kêu có nghĩa là tiếng gọi tự do không bao giờ thôi, ý chí vượt ngục luôn thường trực. 
Bài thơ đã kết thúc trong một tâm trạng nhức nhối, bồn chồn, không thể khoanh tay, ngồi yên để nung nấu ý chí hành động. Và tháng 3/1942, Tố Hữu đã vượt ngục về với cách mạng, với nhân dân. Con chim cách mạng ấy đã cất cánh tung bay trên bầu trời tự do, nhưng thực ra nó đã được giục giã từ tiếng chim tu hú kêu gần ba năm về trước.
	=======================

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 8.doc