Giáo án môn học Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học 33

Giáo án môn học Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học 33

Tập đọc:

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

I. Mục tiêu:

- Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọn đọc một văn bản luật.

- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

II. Đồ dùng: Tranh SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Bài cũ: HS đọc thuộc lòng bài thơ" Những cánh buồm".

B. Bài mới: 1. GTB.

2. HDHSLĐ và tìm hiểu bài

 

doc 8 trang Người đăng hang30 Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc: 
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọn đọc một văn bản luật.
- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
II. Đồ dùng: Tranh SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: HS đọc thuộc lòng bài thơ" Những cánh buồm".
B. Bài mới: 1. GTB.
2. HDHSLĐ và tìm hiểu bài
a. LĐ: - GV đọc mẫu toàn bài.
- HSLĐ nối tiếp các điều luật 3 lần kết hợp LĐ các từ: bản sắc, giữ gìn; 1 HS đọc chú giải.
- HSLĐ theo nhóm 4.
- 1 HS khá đọc toàn bài.
b. Tìm hiểu bài: HS đọc thầm cả bài.
- Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em VN?
- Hãy đặt tên cho mỗi điều luật nói trên ( Điều 15, 16, 17) - HSTL nhóm 2 và trả lời
-Đđiều luật nào nói về bổn phận của trẻ em?
- Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần cố gắng thực hiện?
c. Luyện đọc lại.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 điều luật.
- GV đọc mẫu lần 2.
- HSLĐ theo cặp.
- 1 số HS đọc thi.
- Cả lớp theo dõi, nx.
- HS theo dõi.
- Mỗi lần 4 HS đọc, mỗi HS đọc1điều luật
HS yếu đọc
- Cả lớp theo dõi.
- HSLĐ.
- Cả lớp theo dõi.
- Cả lớp đọc thầm.
- Điều 15, 16, 17
+ Điều 15: Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.
+ Điều 16: Quyền học tập của trẻ em.
+ Điều 17: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em.
- Điều 21.
- HS nối tiếp nhau nêu:... đã thực hiện được bổn phận thứ nhất và thứ 3.ở nhà yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, biết giúp mẹ nấu cơm...
- HS theo dõi
- HSLĐ theo bàn.
- HS theo dõi, nx.
C. Củng cố, dặn dò:
- 1 HS nhắc lại nội dung bài.
D. LĐ lại bài, chuẩn bị bài sau.
 *************************************************
 Chính tả: Nghe- viết: Trong lời mẹ hát
I. Mục tiêu:
 - HS nghe- viết đúng chính tả bài thơ" Trong lời mẹ hát".
- Tiếp tục luyện viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
 II. Đồ dùng: VBT.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: HS viết bảng: Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà xuất bản Giáo dục.
B. Bài mới: 1 GTB.
2. HS nghe- viết.
- GV đọc bài thơ.
- Y/c HS đọc thầm bài, nội dung bài thơ nói lên điều gì?
- GVHDHS viết các từ: chòng chành; nôn nao, ngọt ngào.
- GV đọc bài, HS viết.
- GV đọc bài, HS soát lại bài.
- GV chấm 1 số bài,nx.
3.HDHS làm bài tập chính tả.
Bài 2: 1 HS đọc nội dung, y/c, phần chú giải.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn và trả lời: 
+ Đoạn văn nói điều gì?
+ 1 HS đoc tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn" Công ước về quyền trẻ em".
- HS chép lại vào vở tên các cơ quan, tổ chức đó, phân tích từng tên thành nhiều bộ phận( đánh dấu gạch chéo), nx cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
GV lưu ý HS: Các chữ" về", " của" không viết hoa vì chúng là quan hệ từ ( còn lại: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó).
- GV chấm, chữa bài. 
- HS theo dõi.
- "Công ước về quyền trẻ em"là văn bản Quốc tế đầu tiên đề cập toàn diên các quyền trẻ em'.
- HS viết bảng con.
- HS viết vào vở ô li.
- HS soát lại bài.
- HS đổi vở kiểm tra bài nhau.
- HS làm bài VBT.
Liên hợp quốc.
Uỷ ban/ Nhân quyền/ Liên hợp quốc.
Tổ chức/ Nhi đồng/ Liên hợp quốc.
Tổ chức/ Lao động/ Quốc tế.
Tổ chức/ Quốc tế/ về bảo vệ trẻ em.
Tổ chức/ Cứu trợ trẻ em/ của Thuỵ Điển.
Tổ chức/ Ân xá/ Quốc tế.
Đại hội đồng/ Liên hợp quốc.
- HS đổi vở kiểm tra bài nhau.
C. Củng cố, dặn dò: 
GV nx tiết học.
D. Ghi nhớ cách viết tên các cơ quan, tổ chức đã học trong đoạn văn.
 ********************************************
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: trẻ em
I. Mục tiêu: 
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trẻ em; biết 1 số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em.
 - Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
II. Đồ dùng: VBT.
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: Nêu tác dụng của dấu 2 chấm.
B. Bài mới: 1. GTB.
2. HDHS làm bài tập.
Bài 1:âmHS đọc y/c.
- HS trả lời và giải thích vì sao chọn câu đó.
- Cả lớp, GV thống nhất, chốt ý đúng.
Bài 2: 1 HS đọc y/c.
- Các nhóm làm th ( Nhóm 5)
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nx, bổ sung.
- GV nx, tuyên dương những nhóm làm tốt.
Bài 3: HS đọc y/c.
GV lưu ý HS tìm, tạo ra được những hình ảnh so sánh đúng và đẹp về trẻ em; về vẻ đẹp hình dáng, tính tình, tâm hồn...
- HS trao đổi theo cặp.
- 1 số HS trình bày.
- Cả lớp, GV nx, bổ sung.
Bài 4:1 Hs đọc y/c.
- HS làm bài.
- GV chấm, chữa bài.
- 1 số HS đọc 4 câu thành ngữ, tục ngữ và nghĩa của chúng.
- HS thi đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ đó.
C. Củng cố, dặn dò: 
GV nx tiết học.
D. Đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ ở BT4, chuẩn bị bài sau.
Kết quả:
* Trẻ em: ý3: Người dưới 16 tuổi là trẻ em (còn người dưới 18 tuổi ( 17; 18 tuổi) đã là thanh niên).
* a. Từ đồng nghĩa với từ " Trẻ em": trẻ, con trẻ, trẻ con, nhi đồng, thiếu niên, thiếu nhi, con nít, nhóc con, ranh con...
b. HS nối tiếp nhau đạt câu với 1 từ vừa tìm được.
VD: Trẻ con thời nay rất thông minh.
* VD: - Trẻ em như tờ giấy trắng.
- Trẻ em như nụ hoa mới nở.
- Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non.
- Cô bé trông giống hệt bà cụ non.
- Trẻ em là tương lai của đất nước.
- Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.
* a. Tre già măng mọc: Lớp người già đi, có lớp sau thay thế.
b. Tre non dễ uốn: Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hơn.
c. Trẻ người non dạ: còn ngây thơ,dại dột
chưa biết suy nghĩ chín chắn.
d. Trẻ lên ba, cả nhà học nói: Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo.
 ************************************************
Tập đọc: Sang năm con lên bảy
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhíp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu được điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên, từ giã tuổi thơ con sẽ có 1 cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính 2 bàn tay con gây dựng nên.
- Học thuộc lòng 2 khổ thơ- HS khá giỏi đọc thuộc và diễn cảm bài thơ.
II. Đồ dùng: Tranh SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Bài cũ: HS đọc và nêu nội dung bài " Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em".
B. Bài mới: 1. GTB.
2. HDHSLĐ và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc: - 1 Hs khá đọc cả bài
- Hs đọc tiếp nối từng khổ thơ 3 lần kết hợp LĐ: chạy nhảy, ngày xưa, ngày xửa.
- HS LĐ theo cặp
- GV đọc cả bài.
b. Tìm hiểu bài: Yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời: 
- Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp?
- Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên?
- Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
- Bài thơ nói với các em điều gì?
c. Đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
- 3 HS đọc nối tiếp các khổ thơ
- GV đọc diễn cảm cả bài.
- HSLĐ diễn cảm theo cặp
- 1 số HS thi đọc diễn cảm.
- HS nhẩm đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
- Hs thi đọc thuộc lòng tưng khổ, cả bài thơ
- Cả lớp theo dõi
- Mỗi Hs đọc một khổ thơ ( 3 khổ thơ )
- Hs yếu đọc
- Cả lớp theo dõi
- HSLĐ
- HS theo dõi.
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trả lời 
- HS đọc những câu thơ ở khổ thơ 1 và khổ thơ 2.
-... trở thành thế giới hiện thực, trong thế giới ấy chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi... chỉ còn trong đời thật tiếng người nói với con.
- ...trong đời thật/ Con người phải dành lấy hạnh phúc 1 cách khó khăn bằng chính 2 bàn tay...
- Thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp vì đó là thế giới của truyện cổ tích. Khi lớn lên, dù có phải từ biệt thế giới cổ tích đẹp đẽ... gây dựng nên.
- Mỗi Hs đọc 1 khổ thơ
- Cả lớp theo dõi, nx.
- HS đọc
- Cả lớp theo dõi, nx.
- HS học thuộc lòng.
C. Củng cố, dặn dò: 
Hs nhắc lại nội dung bài
D. HTL bài thơ, chuẩn bị bài sau.
 **********************************************************
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu: 
+ Kể được 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
+ Hiểu nội dung và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
II. Đồ dùng: Sưu tầm tranh, ảnh về cha mẹ, thầy cô, người lớn chăm sóc trẻ em.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Học sinh kể chuyện "Nhà vô địch."
B. Bài mới: 1. GTB
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:
 a. HDHD tìm hiểu y/c của đề bài: Kể lại 1 câu chuyện em đã được nghe, hoặc được đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài- giáo viên gạch chân 1 số từ.
- GVHDHS xác định 2 hướng kể chuyện:
+ KC về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ em.
+ KC về trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc gợi ý 1; 2 - SGK- GV lưu ý HS SGK đã gợi ý 1 số truyện các em đã học ( Người mẹ hiền; Lớp học trên đường...) Các em nen kể những câu chuyện đã đọc, đã nghe ở ngoài nhà trường theo gợi ý 2.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
b. Học sinh thực hành KC, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- 1 HS đọc gợi ý 3; 4.
- Học sinh lập dàn ý câu chuyện vào nháp.
- Học sinh kể theo cặp, trao đổi ý nghĩa.
- Học sinh thi KC trước lớp.
- Cả lớp, giáo viên, nhận xét , ghi điểm.
- Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất
C. Củng cố, dặn dò: 
Giáo viên nhận xét tiết học
D. Kể lại câu chuyện đã kể ở lớp.
- Cả lớp theo dõi
- HS ghi nhớ.
- Mỗi học sinh đọc 1 gợi ý.
- Học sinh nêu tên câu chuyện, giới thiệu tranh, ảnh đã chuẩn bị
- Học sinh làm việc cá nhân
- Học sinh kể và nêu ý nghĩa câu chuyện
- Cả lớp theo dõi, nhận xét về:
+ Nội dung câu chuyện
+ Cách kể
+ Khả năng hiểu chuyện
 **********************************************
Tập làm văn: Ôn tập về tả người
I. Mục tiêu: 
- Ôn tập, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả người- một dàn ý đủ 3 phần; Các ý bắt nguồn từ quan sát và suy nghĩ chân thành của mỗi HS. 
- Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh- trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
II. Đồ dùng: VBT
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: HS đọc đoạn văn viết lại của bài văn tả cảnh.
B. Bài mới: 1. GTB
2. HDHS luyện tập:
Bài 1: 1 HS đọc y/c: Chọn 1 trong các đề bài sau:
a. Tả cô giáo ( hoặc thầy giáo ) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
b. Tả một người ở địa phương em sinh sống ( chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng...)
c. Tả một người em mới gặp một lần nhưng đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
- 2 HS đọc đề bài.
- HDHS phân tích từng đề.
- 1 số HS nêu đề bài mình lựa chọn.
- 1HS đọc gợi ý 1,2 - SGK.
- GV lưu ý HS lập dàn ý theo gợi ý SGK song cần có những ý cụ thể thể hiện sự quan sát riêng.
- 1 số HS trình bày dàn ý.
- Cả lớp, GV nx, bổ sung.
Bài 2: 1HS đọc y/c.
- HS trình bày bài văn tả cảnh của mình theo nhóm 5.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp, GV nx.
- Cả lớp bình chọn người trình bày hay nhất.
- Cả lớp theo dõi.
- HS nêu.
- HS lập dàn ý.
- HS tự sửa bài của mình.
* Cả lớp theo dõi.
- HS trình bày ngắn gọn, diễn đạt thành câu.
- Cả lớp theo dõi.
C. Củng cố, dặn dò: 
GV nx tiết học.
D. Bổ sung, hoàn chỉnh dàn ý, chuẩn bị tiết sau làm bài viết.
 *******************************************
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu ngoặc kép)
I. Mục tiêu: 
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép: Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép.
- Làm đúng bài tập thực hành giúp nâng cao kỹ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
II. Đồ dùng: VBT
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ ở BT4.
B. Bài mới: 1. GTB.
2. HDHS ôn tập
Bài 1: HS đọc nội dung bài.
- 2 HS nêu lại 2 tác dụng của đấu ngoặc kép.
GV nhắc HS: Đoạn văn đã cho có những chỗ phải điền dấu ngoặc kép để đánh dáu lời nói trực tgiếp hoặc ý nghĩ (lời nói bên trong) của nhân vật.Y/c HS đọc kỹ từng câu văn, phát hiện chỗ nào thể hiện lời nói trực tiếp của nhân vật, chỗ nào thể hiện ý nghĩ của nhân vật để điền dấu ngoặc kép cho đúng.
- HS làm theo cặp
- 1 số HS trình bày- GV nhận xét 
* ý nghĩ và lời nói trực tiếp của Tốt - tô chan là những câu văn trọn vẹn nêu trước dấu ngoặc kép có dấu hai chấm.
Bài 2: HS đọc y/c bài.
GV nhắc HS: Đoạn văn đã cho có những từ được dùng với ý nghĩ đặc biệt nhưng chưa được đặt trong dấu ngoặc kép. Nhiệm vụ của các em là đọc kỹ phát hiện ra những từ đó, đặt các từ này vào dấu ngoặc kép.
- 1số HS nêu bài làm 
- Cả lớp, GV nhận xét, chữa bài
Bài 3: HS đọc y/c
Để viết đv theo đúng y/c của bài- dùng dấu ngoặc kép, thể hiện 2 tác dụng của dấu ngoặc kép- khi thuật lại 1 phần cuộc họp của tổ cần phải dẫn lời nói trực tiếp của các thành viên trong tổ và dùng những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn- nói rõ những chỗ dùng dấu ngoặc kép, tác dụng của dấu ngoặc kép.
- Cả lớp, GV nhận xét. 
* HS đọc SGK và làm bài.
... Em nghĩ: "Phải nói ngay điều này để thầy biết" đ dấu ngoặc kép đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.
... ra vẻ người lớn : "Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này." đ Dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- HS theo dõi chữa bài.
* HS đọc và làm bài.
Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn "Ngưòi giàu nhất". Đạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi . Cậu ta có cả một "gia tài" khổng lồ về sách các loại: sách bách khoa tri thức HS, từ điển tiếng Anh ...
- HS tự kiểm tra, chữa bài
_ HS theo dõi
- HS suy nghĩ, viết bài
C. Củng cố, dặn dò:
 GV nx tiết học.
 D. Ghi nhớ tác dụng của dấu ngoặc kép để sử dụng đúng khi viết bài
 **************************************************
Tập làm văn: Tả ngưòi (Kiểm tra viết)
II. Mục tiêu: 
HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II Các hoạt đọng dạy học: 
1. GTB
2. HDHS làm bài: - 1 HS đọc 3 đề trong SGK.
GV nhắc HS: - 3 đề văn bạn đọc là 3 đề của tiết lập dàn ý trước. Các em nên viết theo đề bài cũ và dàn ý dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn, các em vẫn có có thể thay đổi - chọn 1 đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
- Dù viết theo đề bài cũ, các em vẫn cần kiểm tra lại dàn ý, chính sửa (nếu cần). Sau đó dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn.
3. HS làm bài.
4. Củng cố, dặn dò: 
GV nx tiết học.
D. Chuẩn bị bài sau.
 **************************************************** 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tieng Viet 5 Tuan 33CKT.doc