Giáo án môn Kể chuyện lớp 5 - Tuần học 10 đến tuần 13

Giáo án môn Kể chuyện lớp 5 - Tuần học 10 đến tuần 13

LÝ TỰ TRỌNG

I- MỤC TIÊU

- Rèn kĩ năng nghe, nhớ,kể lại câu chuyện dựa vào lời kể của GV; kĩ năng nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.

- Bồi dưỡng lòng yêu nước.

II- CHUẨN BỊ

- tranh trong sgk/9 phóng to, cắt rời.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A- Mở đầu

 GV giới thiệu chung về chương trình và các yêu cầu để học tốt phân môn Kể chuyện.

 

doc 11 trang Người đăng hang30 Lượt xem 459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Kể chuyện lớp 5 - Tuần học 10 đến tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kể chuyện
Lý tự trọng
I- Mục tiêu
- Rèn kĩ năng nghe, nhớ,kể lại câu chuyện dựa vào lời kể của GV; kĩ năng nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
- Bồi dưỡng lòng yêu nước.
II- Chuẩn bị
- tranh trong sgk/9 phóng to, cắt rời.	
III- Hoạt động dạy học
A- Mở đầu
 GV giới thiệu chung về chương trình và các yêu cầu để học tốt phân môn Kể chuyện.
	B- Bài mới:
	1-Học sinh nghe kể chuyện
Kể lần 1, 
viết lên bảng các nhân vật trong truyện
giải nghĩa một số từ khó (sgv/48)
Kể lần 2
- Kể lần 3 kết hợp với chỉ tranh trên bảng
hs nghe
nêu các từ chưa hiểu nghĩa
hs nghe kết hợp nhìn tranh trong sgk
lên xếp 6 tranh phóng to trên bảng theo đúng thứ tự trong sgk
	2-Học sinh kể chuyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
 Bài tập 1/9
Yêu cầu hs dựa vào tranh minh hoạ và trí nhớ tìm cho mỗi tranh 1- 2 câu thuyết minh
- GVchốt lại ý đúng, ghi ngắn gọn nội dung dưới mỗi tranh(sgv/48)
 Bài tập 2/9
Lưu ý hs: kể đúng cốt truyện
đưa ra tiêu chí đánh giá: nội dung, diễn đạt, phong cách, mức độ sáng tạo.
cùng hs đánh giá, cho điểm.
HS đọc yêu cầu 
trao đổi nhóm đôi
phát biểu ý kiến
đọc lại các lời thuyết minh
kể chuyện theo nhóm 3: lần lượt từng đoạn, cả câu chuyện
thi kể trước lớp, hs nhận xét theo các tiêu chí gv đưa ra
- trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
	C- Củng cố, dặn dò
Nhắc lại nội dung truyện. Khuyến khích hs về nhà kể lại cho người thân nghe.
Chuẩn bị trước bài kể chuyện tuần2.
__________________________________
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
 Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta.
I- Mục tiêu
Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về các anh hùng, danh nhân của đất nước.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện; biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn về câu chuyện.
Kính trọng các danh nhân, anh hùng.
II- Chuẩn bị
Sách, truyện viết về các anh hùng, danh nhân của đất nước
Bảng phụ viết gợi ý 3, tiêu chuẩn đánh giá. 	
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
 2 hs nối tiếp nhau kể lại chuyện”Lý Tự Trọng” và trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
	B- Bài mới:
	1-Tìm hiểu đề
GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý
giải nghĩa từ: danh nhân
 khuyến khích hs tìm chuyện ngoài sgk
HS đọc đề bài
hs nối tiếp nhau đọc các gợi ý trong sgk
- một số hs nêu trước lớp câu chuyện các em sẽ kể (về danh nhân, anh hùng nào)
	2-Tập kể chuyện
lưu ý hs: với những câu chuyện dài,có thể chỉ kể 1-2 đoạn mang nội dung chính.
đưa ra tiêu chuẩn đánh giá:
 + nội dung chuyện có hay không, có mới không?(4-6 điểm)
 + cách kể(2 điểm)
 + khả năng hiểu câu chuyện (2 điểm)
HS kể theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
thi kể trước lớp, viết lần lượt lên bảng tên hs và tên chuyện, kết quả đánh giá của từng em.
mỗi hs kể xong có thể đặt câu hỏi hoặc trả lời câu hỏi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện của mình
lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất,
	C- Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học, nêu thêm nguồn truyện để hs tham khảo
Chuẩn bị cho tiết sau: tìm câu chuyện về một người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.	
__________________________________
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
 Đề bài:Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
I- Mục tiêu
HS tìm được một câu chuyện đúng nội dung yêu cầu,biết sắp xếp các sự việc có thực thành một câu chuyện và biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện
Kể chuyện tự nhiên, chân thực.
II- Chuẩn bị
hs chuẩn bị tranh ảnh minh hoạ cho câu chuyện(không bắt buộc)
bảng phụ viết gợi ý 3 về 2 cách kể.
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
 HS kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng, danh nhân của nước ta. Lớp nhận xét. 
	B- Bài mới:
	1-Tìm hiểu đề
GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài
 Lưu ý hs: đó là những chuyện em đã tận măt chứng kiên hoặc thấy trên phim ảnh,ti vi hoặc là câu chuyện của chính em
treo bảng phụ, hướng dẫn 2 cách kể
HS đọc đề bài, phân tích đề
so sánh với yêu cầu của đề bài trước
3 hs nối tiếp nhau đọc các gợi ý trong sgk
một số hs giới thiệu đề tài câu chuyện mình chọn kể.
hs có thể viết ra nháp dàn ý sơ lược câu chuyện định kể
 2-Tập kể chuyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
GV hướng dẫn, uốn nắn thêm.
GV chú ý gọi các hs trình độ khác nhau
Từng cặp hs nhìn dàn ý kể chuyện và nói suy nghĩ của mình về nhân vật trong câu chuyện
 Thi kể trước lớp, đặt câu hỏi hoặc trả lời về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
	C- Củng cố, dặn dò
Khuyến khích hs về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp .	
____________________________________________
 Kể chuyện
tiếng vĩ cầm ở mỹ lai
I- Mục tiêu
	Dựa vào lời kể của gv, tranh minh hoạ, hs kể lại được câu chuyện
	Hiểu: Ca ngợi hành động dũng cảm của nhưngx người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quâm đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
	Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II- Chuẩn bị
	Các hình ảnh minh hoạ phim trong sgk.
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
	HS kể việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước của một người mà các em đã biết
	B- Bài mới:
	1-Học sinh nghe kể chuyện
Cho hs quan sát hình minh hoạ 
* GV kể lần 1: yêu cầu hs lắng nghe và ghi lại tên các nhân vật trong truyện phim
Câu chuyện xảy ra vào thới gian nào?
Truyện phim có những nhân vật nào?
* GV kể lần 2: vừa kể vừa chỉ vào từng hình, giải thích từmg lời thuyết minh
Yêu câu hs giải thích lời thuyết minh từng hình ảnh
Sau 30 năm, Mai-cơn đến Việt Nsm làm gì?
Quân dội Mĩ đã tàn sát mảnh đất Sơn Mỹ như thế nào?
Những hành động nào chứng tỏ một số lính Mĩ vẫn con lương tâm?
Tiếng đàn cua Mai- cơn nói lên điều gì?
hs quan sát, đọc lời thuyết minh dưới mỗi ảnh
ngày 16-3-1968
hs nêu tên và nhiệm vụ của 6 nhân vật trong truyện
7 hs nối tiếp nhau giải thích 
- hs dựa vào quan sát tranh và nội dung câu chuyện,trả lời câu hỏi để hiểu nội dung truyện
	2-Học sinh kể chuyện; trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
Yêu cầu hs làm việc nhóm 4
- Gợi ý trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
+ Chuyện giúp bạn hiểu điều gì?
+Bạn có suy nghĩ gì về chiến tranh? về một số ngưới lính Mĩ có lương tâm?
Tổ chức thi kể chuyện trước lớp
- Nhận xét, cho điểm từng hs
hs kể tiếp nối từng đoạn và trao đổi về ý nghĩa của truyện
kể tiếp nối từng đoạn 
thi kể toàn bộ truyện, trả lời câu hỏi của bạn về nội dung câu chuyện
Nhận xét bạn kể và trả lời
	C- Củng cố, dặn dò
Nhấn mạnh ý nghĩa truyện.
Kể lại câu chuyện cho người thân nghe và tìm hiểu những câu chuyện ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
__________________________________
Tiết	Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
	Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
I- Mục tiêu
	Biết kể một câu chuyện đúng nội dung yêu cầu, biết nghe và nhận xét bạn kể.
	Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện các bạn kể.
	Rèn luyện thói quen ham đọc sách.
II- Chuẩn bị
	Sưu tầm những câu chuyện có nội dung như trên.
	Bảng phụ ghi mục Gợi ý (3)
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ: 3 hs nối tiếp nhau kể lại truyện Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai.
	B- Bài mới
	1-Tìm hiểu đề
- GV gạch chân các từ ngữ trọng tâm của đề bài
- Em đọc câu chuyện ở đâu?
- Lưu ý hs nên kể những câu chuyện ngoài sgk.
- HS đọc đề bài
- đọc phần Gợi ý trong sgk, mục 1,2
- HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể 
- đọc mục 3 phần Gợi ý
	2-Tập kể chuyện và trao đổi về nội dụng, ý nghĩa
- GV đưa ra tiêu chí đánh giá:
 + đúng chủ đề: 4 điểm
 + kể hay, phối hợp cử chỉ, điệu bộ: 2điểm
 + nêu đúng ý nghĩa: 2 điểm
 +trả lời hoặc đặt câu hỏi đúng: 1 điểm
 + câu chuyện ngoài sgk: 1 điểm
- Yêu cầu hs làm việc nhóm 4
- GV gợi ý hs các câu hỏi trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Tổ chức cho hs thi kể chuyện trước lớp. GV ghi tên hs, tên chuyện và kết quả đánh giá lên bảng
- từng hs trong nhóm kể, cả nhóm trao đổi về ý nghĩa, nội dung câu chuyện bạn kể.
- đại diện 1 số nhóm thi kể
- lớp nhận xét, đánh giá theo các tiêu chí đã nêu
- dựa vào kết quả, bình chọn bạn kể hay nhất
	C- Củng cố, dặn dò
	Khuyến khích hs chăm đọc sách.
	Chuẩn bị nột số câu chuyện em đã chứng kiến hoặc việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với các nước hoặc nói về một nước mà em biết qua phim ảnh,
__________________________________
Tiết	Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
	Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước
I- Mục tiêu
	HS kể được câu chuyện cẫ chứng kiến hoặc tham gia đúng với yêu cầu đề bài. Biết nhận xét, đánh giá bạn kể.
	Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện mà các bạn kể.
II- Chuẩn bị
	Bảng phụ ghi tiêu chí đánh giá kể chuyện.
	Tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước để gợi ý cho hs kể chuyện.
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
	HS kể câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
	B- Bài mới:
	1-Tìm hiểu đề
GV viết đề bài lên bảng, gạch chân các từ ngữ trọng tâm.
- Lưu ý hs chỉ cần gạch đầu dòng các ý sẽ kể.
1 hs đọc đề bài, cả lớp theo dõi
 - HS đọc gợi ý trong sgk
1 vài hs nối tiếp nhau giới thiệu về câu chuyện định kể
HS lập dàn ý câu chuyện
	2-Tập kể chuyện và trao đổi về nội dụng, ý nghĩa
Gợi ý cho hs các câu hỏi để trao đổi:
+ Việc làm nào của nhận vật khiến bạn khâm phục nhất?
+ Bạn có suy nghĩ gì về việc làm đó?
+ Tại sao bạn lại cho rằng việc làm đó là thể hiện tình hữu nghị?
Tổ chức cho hs thi kể trước lớp.
GV đưa ra tiêu chí đánh giá: nội dung, cách kể
GV cùng hs nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất,
- hs kể theo cặp và trao đổi về ý nghĩa việc làm của nhân vật trong chuyện.
1 hs khá, giỏi kể mẫu.
các nhóm cử đại diện thi kể
	C- Củng cố, dặn dò
	Xem trước tranh minh hoạ và các yêu cầu của tiết KC tới.
__________________________________
Kể chuyện
cây cỏ nước nam
I- Mục tiêu
	Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn và toàn bô câu chuyện. Biết phối hợp lời kể vớinét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
	Hiểu: khuyên yêu quý thiên nhiên, biết giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây.
II- Chuẩn bị
	Tranh minh hoạ truyện, băng giấy ghi nội dung chính của từng tranh.
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
	1 HS kể lại câu chuyện em đã làm hoặc chứng kiến thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước trên TG.
	B- Bài mới:
	1-Học sinh nghe kể chuyện
Nêu yêu cầu.
- GV kể lần 1
GV kể lần 2, chỉ tranh minh hoạ phóng to.
- Giải nghĩa một số từ ngữ: trưởng tràng, dược sơn, nung nấu,...
HS quan sát tranh minh hoạ, địc thầm các yêu cầu trong sgk
hs lắng nghe
hs ghi lại các tên một số cây thuốc quý trong truyện
nêu các từ ngữ khó hiểu để GV hoặc bạn giải thích
	2-Học sinh kể chuyện; trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
Yêu cầu hs dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, nêu nội dung của từng tranh.
Yêu cầu hs trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Tổ chức cho hs thi kể trước lớp. GV đưa ra tiêu chí đánh giá
- nhận xét, cho điểm.
GV nêu câu hỏi giúp hs hiểu truyện: 
+ Chuyện kể về ai?
+ Chuyện có ý nghĩa gì?
+ Vì sao truyện có tên là Cây cỏ nước nam
hs thảo luận nhóm đôi
- 1 hs lên dán các băng giấy ghi nội dung tranh vào dưới mỗi tranh
hs kể nối tiếp theo tranh
hỏi- đáp trong nhóm về nội dung,ý nghĩa câu chuyện
+ thi kể nối tiếp theo đoạn
+ thi kể toàn bộ câu chuyện
hs nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
hs tiếp nối nhau trả lời.
	C- Củng cố, dặn dò
	Đền thờ Đại danh y Tuệ Tĩnh ở đâu trong tỉnh ta? Em có biết những bài thuốc chữa bệnh nào từ những cây cỏ xung quanh mình?
	Chuẩn bị bài tuần sau.
__________________________________
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
I- Mục tiêu
	Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình nột câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Biết nghe và nhận xét bạn kể.
	Hiểu được ý nghĩa câu chuyện các bạn kể.
	Tăng cường ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II- Chuẩn bị
	Một số truyện có nội dung như yêu cầu của đề bài
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
 	HS kể 1-2 đoạn của câu chuyện Cây cỏ nước Nam.
	B- Bài mới:
	1-Tìm hiểu đề
- GV gạch chân các từ ngữ trọng tâm của đề bài
- Em đọc/nghe câu chuyện ở đâu?
- Lưu ý hs nên kể những câu chuyện ngoài sgk.
- HS đọc đề bài
- đọc phần Gợi ý trong sgk, mục 1.
- HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể 
- đọc mục 2 phần Gợi ý
	2-Tập kể chuyện và trao đổi về nội dụng, ý nghĩa
- GV đưa ra tiêu chí đánh giá:
 + đúng chủ đề: 4 điểm
 + kể hay, phối hợp cử chỉ, điệu bộ: 2điểm
 + nêu đúng ý nghĩa: 2 điểm
 +trả lời hoặc đặt câu hỏi đúng: 1 điểm
 + câu chuyện ngoài sgk: 1 điểm
- Yêu cầu hs làm việc nhóm 4
- GV gợi ý hs các câu hỏi trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
+ Bạn nhớ nhất chi tiết nào trong truyện?
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?
+ Tại sao bạn lại chọn câu chuyện này?
- Tổ chức cho hs thi kể chuyện trước lớp. GV ghi tên hs, tên chuyện và kết quả đánh giá lên bảng
- từng hs trong nhóm kể, cả nhóm trao đổi về ý nghĩa, nội dung câu chuyện bạn kể.
- đại diện 1 số nhóm thi kể
- lớp nhận xét, đánh giá theo các tiêu chí đã nêu
- dựa vào kết quả, bình chọn bạn kể hay 
	C- Củng cố, dặn dò
	Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp?
	Chuẩn bị một câu chuyện về một lần đi tham quan cảnh đẹp của mình
__________________________________
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
	Đề bài:Kể chuyện về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác.
I- Mục tiêu
	Nhớ lại một chuyến đi thămcảnh đẹp ở địa phương mình hoặc ở nơi khác, biết sắp xếp hợp lí các sự việc và kể lại rõ ràng, tự nhiên. Biết nghe và nhận xét bạn kể.
II- Chuẩn bị
	Tranh ảnh về cảnh đẹp ở địa phương. Bảng phụ viết tóm tắt gợi ý 2
III- Hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
	HS kể lại câu chuyện đã kể ở tiết KC tuần trước.
	B- Bài mới
	1-Tìm hiểu đề
Đề bài yêu cầu gì?
GV gạch chân các từ: đi thăm cảnh đẹp
Kể về một chuyến tham quan em cần kể những gì?
- Em biết những cảnh đẹp nào ở địa phương hoặc ở nơi khác?
GV cho hs quan sát tranh ảnh về một số cảnh đẹp
Kiểm tra việc chuẩn bị bài
- HS đọc đề bài
- Thăm cảnh đẹp ở đâu? vào thời gian nào? Em đi với ai? Chuyến đi đó diễn ra như thế nào? Cảm nghĩ của em về chuyến đi đó.
- hs nêu tên những cảnh đẹp mình biết.
- đọc gợi ý 1
- giới thiệu về chuyến tham quan của mình
- đọc Gợi ý 2
	2-Tập kể chuyện và trao đổi về nội dụng, ý nghĩa
Yêu cầu hs hoạt động nhóm 4
- GV gợi ý cho hs các câu hỏi để trao đổi về nội dung chuyện:
+ Bạn thấy cảnh đẹp ở đây thế nào?
+ Sự vật nào làm bạn thích thú nhất?
+ Bạn mong ước điều gì sau chuyến đi?
- Tổ chức thi kể chuyện trước lớp.
- GV ghi địa danh mà hs tham quan.
Lưu ý hs kết hợp với điệu bộ, cử chỉ phù hợp.
- Nhận xét, đánh giá.
- hs kể trong nhóm, có thể dùng tranh ảnh minh hoạ.
- hs trong nhóm nhận xét nhau.
- 4-5 hs tham gia thi kể chuyện và trả lời câu hỏi của các bạn về việc làm, cảnh vật, cảm xúc của bạn sau chuyến đi,
- Nhận xét.
	C- Củng cố, dặn dò
	Yêu cầu xem trước tranh minh hoạ và nội dung bài KC tuần sau.	
__________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ke chuyen L5.doc