Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Lê Hoàng Bảo

Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Lê Hoàng Bảo

Mục tiêu : Giúp HS củng cố lại một số kiến thức trong chủ đề “Con người và sức khoẻ “

*Cách tiến hành :

Bước 1 : tổ chức và hướng dẫn

Tổ chức chơi theo nhóm:

-Luật chơi: Quản tró đọc câu thứ nhất : “Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là gì ?”.

-Nhóm nào đoán được nhiều câu đúng là thắng cuộc .

Bước 2 :

-HS chơi theo hướng dẫn ở bước 1

-GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.

Đáp án:Câu.Sự thụ tinh-Câu 2.Bào thai (hoặc thai nhi)-Câu 3.Dậy thì.-Câu 4.Vị thành niên-Câu 5.Trưởng thành.-Câu 6.Già-Câu 7.Sốt rét.

Câu 8.Sốt xuất huyết.-Câu 9.Viêm não-Câu 10 .Viêm gan A

doc 23 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Lê Hoàng Bảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÀI 33-34 TUẦN Ngày dạy : 
 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
MỤC TIÊU 
Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về :
 -Đặc điểm giới tính .
-Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
-Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học .
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Hình trang 68 SGK .
-Phiếu học tập .
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Hoạt động 1:LÀM VIỆC VỚI PHIẾU HỌC TẬP
HOẠT ĐỘNG CỦA G.V
HOẠT ĐỘNG CỦA H.S
*Mục tiêu : giúp H.S củng cố và hệ thống các kiến thức về :
-Đặc điểm giới tính.
-Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
*Cách tiến hành:
Bước 1: làm việc cá nhân
Từng HS làm các bài tập trang 68 SGK và ghi lại kết quả làm việc vào phiếu học tập hoặc vở bài tập theo mẫu sau :
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Trong các bệnh : sốt xuất huyết, sốt rét, viem não, viêm gan A, AIDS, bệnh nào lây qua đường sinh sản và máu ?
Càu 2: 
Đọc yêu cầu của bài tập ở mục Quan sát trang 68 SGK và hoàn thành bảng sau :
THỰC HIỆN THEO CHỈ DẪN TRONG HÌNH
PHÒNG TRÁNH ĐƯỢC BỆNH
GIẢI THÍCH
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Bước 2 : Chữa bài tập
Đáp án:
Câu 1: Trong các bệnh : sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS thì bệnh AIDS lây qua dường sinh sản và đường máu .
Lần lượt một số HS lên chữa bài 
-Các em tự đánh giá hoặc đổi chéo bài cho nhau
Câu 2 
Thực hiện theo chỉ dẫn trong hình
Phòng tránh bệnh
Giải thích
Hình 1 :Nằm màn
-Sốt xuất huyết .
-Sốt rét .
-Viêm não .
Những bệnh đó lây do muỗi đốt người bệnh hoặc động vật mang mầm bệnh rồi đót người lành và truyền vi-ruý gây bệnh sang người lành .
Hình 2.Rửa sạch tay (trước khi ăn và sau khi đại tiện)
-Viêm gan A
-Giun
Các bệnh đó lây qua đường tiêu hoá. Bán tay bẩn có nhiều mầm bệnh, nếu cầm vào thức ăn sẽ đưa mầm bệnh trực tiếp vào miệng .
Hình 3.Uống nước đã đun sôi để nguội
-Viêm gan A.
-Giun.
-Các bệnh đường tiêu hoá khác (ỉa chảy,tả,lị
Nước lã chứa nhiều mầm bệnh, trứng giun và các bệnh đường tiêu hoá khác.Vì vậy,cần uống nước đã đun sôi.
Hình 4.Aên chín
-Viêm gan A
-Giun sán
-Ngộ dộc thúc ăn
Các bệnh đường tiêu hoá khác (ỉa chảy,tả,lị)
Trong thức ăn sống hoặc thức ăn ôi thiu hoặcbthức ăn bị ruồi, gián, chuột bò vào chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, cần ăn thức ăn chín, sạch.
Hoạt động 2 : THỰC HÀNH
*Mục tiêu : Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học .
*Cách tiến hành:
*Đối với bài 1: Bước 1 Tổ chức và hướng dẫn
GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm
Bước 2: Làm việc theo nhóm
-GV giao nhiệm vụ
-Mỗi nhóm nêu tính chất, công dụng của 3 loại vật liệu. Ví dụ :
-Nhóm 1 làm bài tập về tính chất, công dụng của tre, sắt,các hợp kim của sắt,thuỷ tinh.
-Nhóm 2 làm bài tập về tính chất,công dụng của đồng, đá vôi,tơ sợi.
-Nhóm 3 làm bài tập về tính chất, công dụng của nhôm,gạch, ngói,chất dẻo.
-Nhóm 4 làm bài tập về tính chất, công dụng của mây song, xi măng, cao su.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo yêu cầu ở mục Thực hành trang 69 SGK
-Cử thư kí ghi vào bảng theo mẫu sau:
Số TT
TÊN VẬT LIỆU
ĐẶC ĐIỂM/TÍNH CHẤT
CÔNG DỤNG
1
2
3
Bước 3: Trình bày và đánh giá.
*Đối với các bài chọn câu trả lời đúng:
GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, Ai đúng ?”
Đáp án:
2.1-c, 2.2-a , 2.3-c , 2.4-a
-Đại diện từng nhóm trình bày .
-Các nhóm khác góp ý,bổ sung.
Hoạt động 3: TRÒ CHƠI “ ĐOÁN CHỮ”
*Mục tiêu : Giúp HS củng cố lại một số kiến thức trong chủ đề “Con người và sức khoẻ “
*Cách tiến hành :
Bước 1 : tổ chức và hướng dẫn
Tổ chức chơi theo nhóm:
-Luật chơi: Quản tró đọc câu thứ nhất : “Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là gì ?”.
-Nhóm nào đoán được nhiều câu đúng là thắng cuộc .
Bước 2 :
-HS chơi theo hướng dẫn ở bước 1
-GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Đáp án:Câùu.Sự thụ tinh-Câu 2.Bào thai (hoặc thai nhi)-Câu 3.Dậy thì.-Câu 4.Vị thành niên-Câu 5.Trưởng thành.-Câu 6.Già-Câu 7.Sốt rét.
Câu 8.Sốt xuất huyết.-Câu 9.Viêm não-Câu 10 .Viêm gan A
-Người chơi có thể trả lời luôn đáp án hoặc nói tên một chữ cái như : chữ T.Khi đó quản trò nói :”Có 2 chữ T”,người chơi nói tiếp:”Chữ H”, quản trò nói:”Có 2 chữ H”..
Củng cố và tổng kết :
-HS nêu lại:
-Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
-Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học .
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT
TUẦN NGÀY DẠY : 
 BÀI 35 SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
MỤC TIÊU :
Sau bài hoc, HS biết:
-Phân biệt 3 thể của chất.
-Nêu điều kiện để một số chất có trhể chuyển từ thể này sang thể khác.
-Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
-Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác .
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Hình trang 73 SGK
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Hoạt động 1: TRÒ CHƠI TIẾP SỨC : “PHÂN BIỆT 3 THỂ CỦA CHẤT “
*Mục tiêu : HS biết phân biệt 3 trhể của chất.
*Chuẩn bị : a) Bộ phiếu ghi tên một số chất, mỗi phiếu ghi tên một chất .
Cát trắng
Cồn
Đường
Ô-xi
Nhôm
Xăng
Nước đá
Muối
Dầu ăn
Ni-tơ
Hơi nước
Nước
b) Kẻ sẵn trên bảng hoặc trên giấy khổ to 2 bảng có nội dung giống nhau như sau :
Bảng “BA THỂ CỦA CHẤT”
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
*Cách tiến hành
Bước 1 : tổ chức và hướng dẫn
-GV chia lớp thành hai đội
-Trên bảng treo sẵn hoặc kẻ sẵn 2 bảng: “ bảng 3 thể của chất”
-GV hô “Bắt đầu”
Mỗi đội có thể cử 5 hoặc 6 HS tham gia chơi.
-HS 2 đội đứng xếp hàng dọc trước bảng.Cạnh mỗi đội có một hộp đựng các tấm phiếu, có cùng nội dung, số lượng các tấm phiếu như nhau.
-Ngưòi thứ nhất của mỗi đội rút một phiếu bất
kì, đọc nội dung phiếu rồi đi nhanh lên dán tấm phiếu đó lên cột tương ứng trên bảng. Người thứ nhất dán xong thì đi xuống, người thứ hai lại làm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 2 :Tiến hành chơi
Bước 3:Cùng kiểm tra
GV cùng HS không tham gia chơi kiểm tra lại từng tấm phiếu các bạn đã dán vào mỗi cột xem đã đúng chưa.
tiếp các bước như người thứ nhất.
-Đội nào gắn xong các phiếu trước và đúng là thắng cuộc .
Các đội cử đại diện lên chơi:Lần lượt từng người tham gia chơi của mỗi đội lên dán các tấm phiếu mình rút được vào cột tương ứng trên bảng .
Đáp án :
BẢNG “BA THỂ CỦA CHẤT”
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
Cát trắng
Cồn
Hơi nước
Đường
Dầu ăn
Ô-xi
Nhôm
Nước
Ni-tơ
Nước đá
Xăng
Muối
Hoạt động 2: TRÒ CHƠI : “AI NHANH, AI ĐÚNG?”
*Mục tiêu :HS nhận biết được đặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí.
*Chuẩn bị :
*Cách tiến hành:
Bước 1:
GV phổ biến cách chơi và luật chơi:
GV đọc câu hỏi .
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi .
Đáp án :1-b, 2-c, 3-a
-Chuẩn bị theo nhóm:
-Một bảng con và phấn hoặc bút viết bảng .
-Một cái chuông nhỏ(hoặc vật thay thế có thể phát ra âm thanh)
Các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng. Sau đó nhóm nào lắc chuông trước trả lời đúng là thắng cuộc
Hoạt động 3:QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
*Mục tiêu :HS nêu được một số ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hằng ngày.
*Cách tiến hành:
Bước 1:
GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 73 SGK và nói về sự chuyển thể của nước .
Đáp án :Hình 1 :Nước ở thể lỏng.
Hình 2:Nước đá chuyển từ thể rắn sang thể lỏng trong điều kiện nhiệt bùnh thường.
Hình 3 : Nước bốc hơi chuyển thừ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ cao.
Bước 2
--Dựa vào các gợi ý qua các hình vẽ,GV yêu cầu HS tự tìm thêm các ví dụ khác .
GV cho HS đọc ví dụ ở mục Bạn cần biết trang 73 SGK.Kết thúc hoạt động này GV nhấn mạnh :Qua những ví dụ trên cho thấy, khi thay đổi nhiệt độ, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự chuyển thể này là một dạng biến đổi lí học .
-HS tập trung quan sát
Ví dụ:Mỡ, bơ ở thể rắn có thể bị nóng chảy thành thể lỏng hoặc ngược lại, khi gặp nhiệt độ thấp, từ thể lỏng chúng có thể đông đặc thành thể rắn .)
-Một vài em đọc to cho cả lớp cùng nghe .
Hoạt động 4: TRÒ CHƠI “AI NHANH AI ĐÚNG”
Mục tiêu : Giúp HS :
-Kể được tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
-Kể được tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác .
*Cách tiến hành
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
Bước 2:GV hướng dẫn các nhóm làm việc
Bước 3:Cả lớp cùng kiểm tra xem nhóm nào có sản phẩm nhiều và đúng là thắng cuộc.
-Chia lớp thành 4 nhóm và phát cho các nhóm một số phiếu trắng bằng nhau.
-Trong cùng một thời gian, nhóm nào viết được nhiều tên các chất ở 3 thể khác nhau hoặc viết dược nhiều tên các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác là thắng .
-Hết thời gian, các nhóm dán phiếu của mình lên bảng .
Củng cố và dặn dò :
HS nêu lại 3 thể của chất. Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác
-Chuẩn bị bài Hỗn hợp .
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ... äng cơ; dùng trong sinh hoạt: đun nấu , sưỏi..Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở các mỏ than thuộc tỉnh Quảng Ninh.
HS:.than bùn, than củi,.
HS: Dầu mỏ ở nước ta đựơc khai thác ở Vũng Tàu.
-HS đọc các thông tin, quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong hoạt động thực hành.
HS: Khí tự nhiên, khí sinh học.
-Ủ chất thải, mùn, rác, phân gia súc. Khí thoat ra được theo đường ống dẫn vào bếp.
-Từng nhóm trinh bày, sử dụng tranh ảnh đã chuẩn bị trứơc và trong SGK để minh hoạ.
-
Hoạt động 3: THẢO LUẬN VỀ SỬ DỤNG AN TOÀN, TIẾT KIỆM CHẤT ĐỐT
*Mục tiêu:HS nêu được sự cần thiết và một số biện pháp sử dụng an toàn, tiết kiệm các loại chất đốt.
*Cách tiến hành:
Bứơc 1: Làm việc theo nhóm
GV:-Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than ?
-Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượng vô tận không ? Tại sao ?
-Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng. Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng ?
-Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chóng lãng phí chất đốt ở gia đình em.
-Gia đình em sử dụng loại chất đốt gì để đun nấu ?-Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt.
Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạnkhi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt.
-Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm tác hại đó.
Bứơc 2 :Làm viêc cả lớp
Các nhóm thao luận ( HS dựa vào SGK; các tranh ảnh.đã chuẩn bị và liên hệ với thực tế ở địa phương, gia đình HS) theo các câu hỏi gợi ý:
(Chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than sẽ làm ảnh hưởng đến tài nguyên môi rừng,tới môi trường.Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên được hình thành từ xacù sinh vật qua hàng triệu năm.Hiện nay,các nguồn năng lượng này đang có nguy cơ bị cạn kiệt do việc sử dụng của con người.Con người đang tìm cách khai thác, sử dụng năng lượng mặt trời,nứoc chảy..)
Từng nhóm trình bày kết quả và thảo luận chung cả lớp.
Củng cố-Dặn dò : Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt .
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY 
 TUẦN Ngày dạy :
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ
VÀ NĂNG LƯỢNG NỨƠC CHẢY
 MỤC TIÊU :
Sau bài học,HS biết:
-Trình bày tác dụng của nă ng lượng gió, năng lượng nứơc chảy trong tự nhiên.
-Kể ra những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy.
 ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
-Tranh ảnh về sử dụng nặng lượng gió,năng lượng nứơc chảy.
-mô hình tua-bin hoặc bánh xe nứơc.
-Hình trang 90, 91 SGK .
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
Hoạt động 1: THẢO LUẬN VỀ NĂNG LƯỢNG GIÓ
*Mục tiêu :
-HS trình bày được tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên.
-HS kể được một số thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió.
*Cách tiên hành:
Phương án 1
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Bước 2: Làm việc cả lớp
-Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý:
-Vì sao có gió? Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên.
-Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì ?Liên hệ thực tế ở địa phương.
Từng nhóm trình bày kết quả và thảo luận chung cả lớp.
Hoạt động 2: THẢO LUẬN VỀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY
*Mục tiêu:
-HS trình bày được tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
-HS kể được một số thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng nước chảy.
*Cách tiến hành:
Bứơc 1: Làm việc theo nhóm
Bước 2: làm việc cả lớp
Phương án 2(Dùng trong trường hợp HS sưu tầm đựơc nhiều tranh ảnh nêu bật nội dung của bài)
-Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý:
-Nêu một số ví dụ về tác dụng của nứoc chảy trong tự nhiên.
-Con người sử dụng năng lượng nước chảy trong những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương.
Từng nhóm trình bày kết quả và thảo luận chung cả lớp.
+HS làm việc theo nhóm. Các nhóm sắp xếp, phân loại các tranh ảnh sưu tầm đựơc cho phù hợp với từng mục của bài học.
+Sản phẩm của nhóm được treo trước lớp và đại diện của từng nhóm thuyết trình về việc sử dụng năng lượng gió và nứơc chảy qua các tranh ảnh sưu tầm đựơc.
Hoạt động 3: THỰC HÀNH “LÀM QUAY TUA-BIN”
*Mục tiêu:HS thực hành sửdụng năng lượng nứoc chảy làm quay tua-bin.
*Cách tiến hành:
GV hướng dẫn HS thực hành theo nhóm:
-Đổ nứơc làm quay tua-bin của mô hình “tua-bin nứơc” hoặc bánh xe nước.
Củng cố –Dặn dò:
-Kể ra những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió, năng lượng nứơc chảy.
-RÚT KINH NGIỆM TIẾT DẠY:
 TUẦN 23 Tiết 45 Ngày dạy : thứ hai 12 /02 / 2007
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
MỤC TIÊU :
 -Sau bài học,HS biết :
-Kể một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng.
Kể tên một số đồ dùng. Máy móc sử dụng điện.Kể tên một số loại nguồn điện.
ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
-Tranh ảnh về đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
-Một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện .
Hình trang 92,93, SGK.
HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
BÀI CŨ : Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy .
Hoạt động 1 :THẢO LUẬN
-Một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng.
-Một số loại nguồn điện phổ biến.
GV giảng: Tấtcả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện
-HS cả lớp thảo luận:
Kể tên một số đồ dùng sử dụng điện mà em biết
-HS cả lớp trả lời câu hỏi: Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng đựơc lấy từ đâu ?(Năng lượng điên do pin, do nhà máy điện,cung cấp).
HS tìm thêm nguồn điện khác(ắc-qui,đi-na-mô)
Hoạt động 2: QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
HS kể được một số ứng dụng của dòng điện(đốt nóng, thắp sáng,chạy máy) và tìm được ví dụ về các máy móc, đồ dùng ứng với mỗi ứng dụng.
Bứơc 2: Làm việc cả lớp
-HS làm việc theo nhóm:Quan sát các vật thạt hay mô hình hoặc tranh ảnh những đồ dùng, máy móc dùng động cơ điện đã sưu tầm được:
-Kể tên của chúng.
-Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng,
-Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng,máy móc đó.
-Đại diện từng nhóm giới thiệu với cả lớp .
Hoạt động 3 : TRÒ CHƠI “AI NHANH, AI ĐÚNG”
HS nêu được những dẫn chứng về vai trò của điện trong mọi mặt của cuộc sống.
Phương án 1: GV nêu các lĩnh vực: sinh hoạt hàng ngày;học tập; thông tin; giao thông; máy móc có sử dụng điện phục vụ cho mỗi lĩnh vực đó.
Phương án 2:Tìm loại hoạt động và các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện và các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện tương ứng cùng thực hiện hoạt động đó. Ví dụ:
Hoạt động
Các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện
Các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện
Thắp sáng
Dèn dầu, nến
Bóng đèn điện, đèn pin
Truyền tin
Ngựa, bồ câu truyền tin.
Điện thoại,vệ tinh.
.
Qua trò chơi,GV cũng cho HS thảo luận để nhận thấy vai trò quan trọng cũng như những tiện lợi mà điện đã mang lại cho cuộc sống cua con người.
HS chia thành hai đọi tham gia chơi
-Đội nào tìm đựơc nhiều ví dụ hơn trong cùng thời gian là thắng
Củng cố-Dặn dò:
-Kể tên một số loại nguồn điện.
Tiết sau : Lắp mạch điện đơn giản
- Nhận xét tiết học . 
Rút kinh nghiệm:
..
KHOA HỌC TIẾT 46
TUẦN 23 NGÀY DẠY : Thứ sáu 16 / 02 / 2007
BÀI 46-47 LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
MỤC TIÊU:
 Sau bà học,HS biết:
-Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản:sử dụng pin,bóng đèn, dây điện.
-Làm được thí nghiêm đơn giản trên mạch điện có nguồn điệân là pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
-Chuẩn bị theo nhóm:Một cục pin,dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin,một số vật bằng kim loịa(đồng, nhôm, sắt..) và một số vật khác bằng nhựa, cao su, sứ..
-Chuẩn bị chung: Bóng đèn điện hỏng có tháo đui(có thể nhìn thấy rõ 2 đầu dây)
-Hình trang 94,95,97 SGK.
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Bài cũ : Sử dụng năng lượng điện
Hoạt động 1: THỰC HÀNH LẮP MẠCH ĐIỆN
lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.
Bước 1:Làm việc theo nhóm.
Bứơc 2:Làm việc cả lớp
GV đặt vấn đề:Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng ?
Bước 3: Làm việc theo cặp.
Bứơc 4: HS làm thí nghiệm theo nhóm
Bứơc 5:Thảo luận chung cả lớp về điề kiệ để mạch thắp sáng đèn
-Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục thực hành trang 94 SGK.
-Mục đích : Tạo ra một dòng điện có nguồn điện là pin trong mạch kín làm sáng bóng đèn pin.
HS lắp mạch để đèn sáng và vẽ lại cách mắc vào giấy
-Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình.
-HS đọc mục bạn cần biết ơ trang 94, 95 SGK và chỉ cho bạn xem.: cực dương(+), cực âm(-) của pin; chỉ hai đầu của dây tóc bóng đèn và nơi hai đầu này được đưa ra ngoài.
-HS chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua(hình 4 trang 95 SGK) và nêu được:
+Pin đã tạo ra trong mạch điện kín một dòng điện
+Dòng điện này chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc nóng tới mức phát ra ánh sáng.
-Quan sát hình 5 trang 95 SGK và dự đoán mạch điện ở hình nào thì đèn sáng.Giải thích tại sao?
Lắp mạch điện để kiểm tra. So sánh với kết quả dự đoán ban đầu.Giải thích kết quả thí nghiệm.
-
Hoạt động 2:LÀM THÍ NGHIỆM PHÁT HIỆN VẬT DẪN ĐIỆN, VẬT CÁCH ĐIỆN
thí nghiệm đơn giản trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
-Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở ục thực hành trang 96,
* Củng cố-Dặn dò:
-Kể tên một số loại nguồn điện.
Tiết sau : Lắp mạch điện đơn giản (tt)
- Nhận xét tiết học . 
Rút kinh nghiệm:
..

Tài liệu đính kèm:

  • docKHOA HOC HKII.doc