I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nhận ra mọi trẻ em đều là do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
- Hiểu và nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Các hình minh họa trang 4- 5 (SGK)
- Bộ đồ dùng để thực hiện trò chơi “Bé là con ai?”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Tuần 1 Khoa học CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE Bài 1: SỰ SINH SẢN I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nhận ra mọi trẻ em đều là do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình. - Hiểu và nêu được ý nghĩa của sự sinh sản. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Các hình minh họa trang 4- 5 (SGK) - Bộ đồ dùng để thực hiện trò chơi “Bé là con ai?” III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động : Khởi động - Giới thiệu chương trình học. - Giới thiệu bài: Bài học đầu tiên các em học có tên là “Sự sinh sản”. * Hoạt động 1: Trò chơi “Bé là con ai?” - GV nêu tên trò chơi; giơ các hình vẽ (tranh ảnh) và phổ biến cách chơi. - Chia lớp làm 4 nhóm, phát đồ dùng phục vụ trò chơi cho từng nhóm, hướng dẫn- giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - Gọi đại diện 2 nhóm dán phiếu lên bảng. - Yêu cầu đại diện của nhóm khác lên kiểm tra và hỏi bạn: Tại sao bạn lại cho đây là hai bố con (mẹ con)? - Nhận xét, tuyên dương, nhắc nhóm làm sai ghép lại cho đúng. - GV hỏi và tổng kết trò chơi: + Nhờ đâu các em tìm được bố (mẹ) cho từng em bé? + Qua trò chơi, em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng? * Kết luận: Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình. * Hoạt động 2: Ý nghĩa của sự sinh sản ở người - GV yêu cầu HS quan sát các hình minh họa trang 4, 5 SGK và hoạt động theo cặp: + 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát. + HS 1 đọc từng câu hỏi về nội dung tranh cho HS 2 trả lời. + Khi HS 2 trả lời HS 1 khẳng định bạn nêu đúng hay sai. - Treo các trách nhiệm minh họa. Yêu cầu HS giới thiệu về các thành viên trong gia đình bạn Liên. - Nhận xét, tuyên dương. + Gia đình bạn Liên có mấy thế hệ? + Nhờ đâu mà có các thế hệ trong mỗi gia đình? * Kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, mỗi dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.... * Hoạt động 3: Liên hệ thực tế: Gia đình của em - Yêu cầu HS vẽ một bức tranh về gia đình của mình và giới thiệu với mọi người. - Nhận xét, khen ngợi những HS vẽ đẹp và có lời giới thiệu hay. + Hoạt động : Kết thúc - Yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi củng cố bài và kết luận. - Nhận xét, tuyên dương lớp. - Dặn về nhà ghi vào vở, học thuộc mục Bạn cần biết; vẽ 1 bức tranh có 1 bạn trai và 1 bạn gái vào cùng 1 tờ giấy A4. - HS nhắc lại, ghi tựa. - Lắng nghe. - Nhận ĐDHT và thảo luận nhóm. HS thảo luận, tìm bố mẹ của từng em bé và dán ảnh vào phiếu sao cho ảnh của bố mẹ cùng hàng với ảnh của em bé. - Đại diện 2 nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng. - HS hỏi – HS trả lời. - Trao đổi theo cặp và trả lời. + Nhờ em bé có đặc điểm giống với bố mẹ của mình. + Trẻ em đều do bố mẹ sinh ra. Trẻ em có những đặc điểm giống với bố mẹ cuả mình. - Lắng nghe. - HS làm việc theo như hướng dẫn của GV. - 2 HS nối tiếp nhau giới thiệu. + Gia đình bạn Liên có hai thế hệ: bố mẹ bạn Liên và bạn Liên. + Nhờ có sự sinh sản mà có các thế hệ trong mỗi gia đình. - Lắng nghe. - Vẽ vào giấy khổ A4. - 3 – 5 HS dán hình minh họa về gia đình của mình. - HS đọc mục Bạn cần biết. Khoa học Bài 2–3 : NAM HAY NỮ I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Phân biệt được nam và nữ dựa vào các đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội. - Hiểu được sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về nam và nữ. - Luôn có ý thức tôn trọng mọi người cùng giới hoặc khác giới. Đoàn kết yêu thương giúp đỡ mọi người, ban bè không phân biệt nam nữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Các hình minh họa trang 6- 7 SGK. - Giấy khổ A4, bút dạ. - Phiếu học tập. - Hình vẽ và mô hình người nam và nữ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học *Hoạt động : Khởi động - KTBC: + Em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng? + Sự sinh sản ở người có ý nghĩa như thế nào? + Điều gì đã xãy ra nếu con người không có khả năng sinh sản? + Nhận xét câu trả lời và ghi điểm. - GTB: Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu những điểm giống nhau và khác nhau về nam và nữ. *Hoạt động 1: Sự khác nhau giữa nam và nữ về đặc điểm sinh học - GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp: + Cho bạn xem tranh vẽ bạn nam và bạn nữ, sau đó cho bạn biết vì sao em vẽ bạn nam khác bạn nữ? + Trao đổi với nhau để tìm một số điểm giống nhau và khác nhau giữa bạn nam và bạn nữ. + Khi một bé mới sinh ra dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái? - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả trước lớp. Nghe và ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng. - Nh/xét các ý kiến của HS, kết luận. * Kết luận: Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển làm cho cơ thể nam và nữ có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học. Ví dụ: + Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng. + Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng. Nếu gặp tinh trùng thì người nữ có khả năng có thai và sinh con. * Hoạt động 3: - GV cho HS quan sát hình chụp trong SGK. - Yêu cầu HS cho thêm VD về điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. * Hoạt động 2: Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ - GV yêu cầu HS mở SGK trang 8, đọc và tìm hiểu nội dung trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”. - GV hướng HS cách thực hiện trò chơi. Mỗi nhóm nhận 1 bộ phiếu và 1 bảng dán tổng hợp. Các em cùng nhau thảo luận để lí giải về từng đặc điểm ghi trong phiếu. - GV cho các nhóm dán kết quả làm việc lên bảng theo thứ tự thời gian hoàn thành 1, 2, 3, ... - GV cho các nhóm có ý kiến khác nhau. - GV tổng kết trò chơi, tuyên dương. * Hoạt động 3: Vai trò của nữ - GV cho HS quan sát H4 trang 9-SGK và hỏi: Aûnh chụp gì? Bức tranh gợi cho em suy nghĩ gì? - GV nêu: Như vậy không chỉ nam mà nữ cũng có thể chơi đá bóng. Nữ còn làm được những gì khác? Em hãy nêu 1 số VD về vai trò của nữ trong lớp, trường và địa phương ở nơi khác mà em biết. - Em có nhận xét gì về vai trò của nữ? - Hãy kể tên những người tài giỏi, thành công trong công việc xã hội mà em biết? - Nhận xét, khen ngợi những HS có hiểu biết về vai trò của phụ nữ. * Hoạt động 4: Bày tỏ thái độ về một số quan niệm xã hội về nam và nữ -GV chia HS thành các nhóm nhỏ và nêu yêu cầu: Hãy thảo luận và cho biết em có đồng ý với mỗi ý kiến dưới đây không? Vì sao? (GV ghi vào mỗi phiếu học tập 2 trong 6 ý kiến và giao cho HS). 1. Công việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ. 2. Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình. 3. Đàn ông là trụ cột trong gia đình. Mọi hoạt động trong gia đình phải nghe theo đàn ông. 4. Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật. 5. Trong gia đình nhất định phải có con trai. 6. Con gái không cần học nhiều mà chỉ cần nội trợ giỏi. - GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi các HS có tinh thần học tập, tham gia xây dựng bài. * Hoạt động 5: Liên hệ thực tế - GV hướng dẫn HS liên hệ thự tế: Các em hãy liên hệ trong cuộc sống xung quanh các em có những sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ như thế nào? Sự đối xử đó có gì khác nhau? Sự khác nhau đó có hợp lý không? - Gọi HS trình bày, gợi ý HS lấy VD trong lớp, trong gia đình, hay những gia đình mà em biết. - Kết luận: Ngày xưa, có những quan niệm sai lầm về nam và nữ trong xã hội. Ngày nay cũng còn một số quan niệm về xã hội chưa phù hợp, quan niệm này vẫn còn ở một số vùng sâu- vùng xa... * Hoạt động : Kết thúc - GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi: + Nam và nữ giới có những điểm khác biệt nào về mặt sinh học? + Tại sao không nên có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ? - Nhận xét câu trả lời của HS. - Khen những HS thuộc bài ngay tại lớp. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết/ 7- SGK và chuẩn bị bài sau. - HS trả lời các câu hỏi của GV. - Con người có hai giới: nam và nữ. - 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành 1 cặp làm việc theo hướng dẫn. - HS cùng quan sát. - HS phát biểu ý kiến trước lớp. - HS cùng đọc SGK. - HS nghe hướng dẫn cách chơi và thực hiện trò chơi. Kết quả dán ở bảng: Nam Cả nam và nữ Nữ - Có râu. - Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng. -Dịu dàng - Mạnh mẽ - Kiên nhẫn -Tự tin - Chăm sóc con - Trụ cột gia đình - Đá bóng - Giám đốc - Thư kí... - Cơ quan sinh dục tạo ra trứng. - Mang thai. - Cho con bú. - HS cả lớp làm việc theo yêu cầu. - Đại diện các nhóm trình bày. - HS cùng quan sát ảnh, sau đó một vài HS nêu ý kiến của mình. - HS tiếp nối nhau nêu trước lớp, mỗi HS chỉ cần đưa ra 1 VD. - Trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi. - HS tiếp nối tiếp nhau kể tên theo hiểu biết của từng em. - HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm có từ 4-6 HS cùng thảo luận và bày tỏ thái độ về 2 trong 6 ý kiến. - Mỗi nhóm cử một đại diện bày tỏ thái độ của mình về 1 ý kiến, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. - 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi, kể về những sự phân biệt giữa nam và nữ; sau đó bình luận và nêu ý kiến của mình về các hành động đó. - Lắng nghe. -HS trình bày -HS trả lời Tuần 2 Khoa học Bài 4: CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Hiểu được cơ thể mỗi ... Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi nội dung bài trước, nhận xét và ghi điểm. * GTB: Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về tính chất và công dụng của chất dẻo. * Hoạt động 1 : Đặc điểm của những đồ dùng bằng nhựa - Yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát hình minh họa trang 64 SGK và đồ dùng bằng nhựa các em mang đến lớp để tìm kiểu và nêu đặc điểm của chúng. - Gọi HS trình bày ý kiến trước lớp. + Đồ dùng bằng nhựa có đặc điểm chung gì? * Kết luận: Những đồ dùng bằng nhựa mà chúng thường dùng hằng ngày được làm ra từ chất dẻo. * Hoạt động 2: Tính chất của chất dẻo - Tổ chức cho HS hoạt động với sự điều khiển của lớp trưởng. - Yêu cầu HS đọc kĩ bảng thơng tin trang 65 và trả lời câu hỏi: 1. Chất dẻo được làm ra từ nguyên liệu nào? 2. Chất dẻo cĩ tính chất gì? 3. Cĩ mấy loại chất dẻo? Là những loại nào? 4. Khi sử dụng các đồ dùng bằng chất dẻo cần lưu ý điều gì? 5. Ngày nay, chất dẻo được thay bằng những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm dùng hằng ngày ? Tại sao? - Nhận xét, khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại lớp. - Nhận xét và kết luận. * Hoạt động 3: Một số đồ dùng làm bằng chất dẻo - GV tổ chức trò chơi “Thi kể tên các đồ dung bằng chất dẻo”. - Cách tiến hành: + Chia nhóm HS theo tổ. + Phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm. + Yêu cầu HS ghi tất cả các đồ dùng bằng chất dẻo ra giấy. - Nhóm thắng cuộc là nhóm kể được đúng, nhiều tên đồ dùng. - Gọi các nhóm đọc tên đồ dùng mà nhóm mình tìm được, yêu cầu các nhóm khác đếm tên đồ dùng. - Tổng kết cuộc thi, khen ngợi nhóm thắng cuộc. * Hoạt động : Kết thúc - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài. - Dặn HS về nhà học thuộc bảng thông tin về chất dẻo, mỗi nhóm HS chuẩn bị một miếng vải nhỏ. + Hãy nêu tính chất của cao su? + Cao su thường được sử dụng để làm gì? + Khi sử dụng đồ dùng bằng cao su chúng ta cần lưu ý điều gì? - Nhắc lại, mở SGK trang 64, 65. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thaỏ luận với nhau về đặc điểm của các đồ dùng bằng nhựa. - 5 – 7 HS trình bày. - HS nêu. - Lắng nghe. - HS hoạt động theo cặp hoặc cá nhân để tìm hiểu thông tin. - Đọc bảng thông tin. - Lớp trưởng đặt câu hỏi, các thành viên trong lớp xung phong phát biểu. - Lắng nghe. - Hoạt động theo sự hướng dẫn của GV. - Đọc tên đồ dùng, kiểm tra số đồ dùng của nhóm bạn. Khoa học : TƠ SỢI I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Kể được tên một số loại vải thường dùng để may chăn, màn, quần, áo. - Biết được một số công đoạn để làm ra một số loại tơ sợi tự nhiên. - Làm thí nghiệm để biết được đặc điểm chính của tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - HS chuẩn bị các mẫu vải. - GV chuẩn bị bát đựng nước, diêm. - Phiếu học tập, 1 bút dạ, phiếu to. - Hình minh họa trang 66 SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học *Hoạt động : Khởi động * KTBC: GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước sau đó nhận xét và ghi điểm từng HS. *GTB: Bài học hôm nay sẽ giúp các em có những hiểu biết cơ bản về nguồn gốc, đặc điểm và công dụng của sợ tơ. * Hoạt động 1 : Nguồn gốc của một số loại sợi tơ - Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp: Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 66 SGK và cho biết hình nào liên quan đến việc làm ra sợi đay. Những hình nào liên quan đến làm ra tơ tằm, sợi bông. - Gọi HS phát biểu ý kiến. - Giới thiệu H1, H2, H3 SGK . - Sợi bông, sợi đay, tơ tằm, sợi lanh loại nào có nguồn gốc từ thực vật, loại nào có nguồn gốc từ động vật? * Kết luận: Có rất nhiều loại sơi tơ khác nhau làm ra các loại sản phẩm khác nhau. * Hoạt động 2: Tính chất của sợi tơ - Tổ chức cho HS hoạt động theo tổ như sau: + Phát cho mỗi nhóm một bộ học tập bao gồm: Phiếu học tập, hai miếng vải nhỏ các loại, diêm, bát nước. - Hướng dẫn HS làm TN. - Nhận xét, khen ngợi HS trung thực khi làm TN, biết tổng họp kiến thức và ghi chép khoa học. + Chất dẻo được làm ra từ vật liệu nào? Nó có tình chất gì? + Chất dẻo có thề thay thế vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày? Tại sao? - Nhắc lại, mở SGK trang 66, 67. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận. - 3 HS tiếp nối nhau nói về từng hình. - Lắng nghe. - Sợi bông, sợi đay, sợi lanh có nguồn gốc từ thực vật. Tơ tằm có nguồn gốc từ động vật. - Lắng nghe. - Nhận ĐDHT làm việc theo tổ theo sự điều khiển của tổ trưởng, hướng dẫn của GV. - HS trực tiếp làm TN và nêu lên hiện tượng , thư kí ghi kết quả TN vào phiếu học tập. Phiếu học tập Bài : Tơ sợi Tổ: ......................................... Loại tơ sợi Thí nghiệm Đặc điểm chính Khi đốt lên Khi nhúng nước 1.Tơ sợi tự nhiên - Sợi bông - Sợi đay - Tơ tằm 2. Tơ sợi nhân tạo (Sợi bông) - Gọi HS đọc lại bảng thông tin trang 67 SGK. * Kết luận: Mục Bạn cần biết SGK. * Hoạt động : Khởi động - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài. - Dặn về nhà đọc kĩ phần thông tin về tơ sợi và chuẩn bị bài sau. - 1 nhóm dán phiếu thảo luận lên bảng, 2 HS lên cùng trình bày kết quả TN, cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất. - HS đọc, lớp theo dõi. Khoa học : ÔN TẬP VÀ KIỂM KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố kiến thức: - Bệnh lây truyền và, một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân. - Đặc điểm, công dụng của một số vật liệu đã học. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Phiếu học tập theo nhóm. - Hình minh họa trang 68 SGK. - Bảng gài để chơi trò chơi “Ô chữ kì diệu”. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động : Khởi động * KTBC: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ, nhận xét từng HS. * GTB: Bài học hôm nay sẽ củng cố lại những kiến thức cơ bản về con người và sức khỏe, đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng. * Hoạt động 1 : Con đường lây truyền một số bệnh - Yêu cầu HS làm việc theo cặp, cùng đọc câu hỏi trang 68 SGK, trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi. - Gọi HS phát biểu, HS khác bổ sung ý kiến. - GV lần lượt nêu câu hỏi cho HS trả lời. + Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua con đường nào? + Bệnh sốt rét lây truyền qua con đường nào? + Bệnh viêm não lây truyền qua con đường nào? + Bệnh viêm gan A lây truyền qua con đường nào? * Kết luận: Trong các bệnh mà chúng ta đã tìm hiểu, bệnh AIDS được coi là đại dịch. Bệnh AIDS lây truyền qua con đường sinh sản và đường máu. * Hoạt động 2: Một số cách phòng bệnh - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và cho biết: + Hình minh họa chỉ dẫn điều gì? + Làm như vậy có tác dụng gì? Vì sao? - Gọi HS trình bày ý kiến, yêu cầu HS khác bổ sung ý kiến. - Nhận xét, khen ngợi những nhóm có kiến thức cơ bản về phòng bệnh. Trình bày lưu loát, dễ hiểu. + Thực hiện rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, ăn chín, uống sôi còn phòng tránh được một số bệnh nào nữa? * Kết luận: Để phòng tránh một số bệnh thông thường cách tốt nhất là chúng ta nên giư vệ sinh môi trường xung quanh, giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, mắc màn khi ngủ và thực hiện ăn chín, uống sôi. * Hoạt động 3: Đặc điểm, công dụng của một số vật liệu - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, làm phần thực hành trang 69 SGK vào phiếu. - Gọi 1 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận , yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến. - Nhận xét, kết luận phiếu đúng. - GV có thể gọi những nhóm chọn vật liệu khác đọc kết quả thảo luận của mình. - Hỏi lại kiến thức của HS bằng các câu hỏi: 1. Tại sao em lại cho rằng làm câu bắc qua sông, làm đường ray tàu hỏa lại phải sử dụng thép? 2. Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà lại sử dụng gạch? 3. Tại sao phải dùng tơ sợi để may quần áo, chăn màn? * Hoạt động 4: Trò chơi “Ô chữ kì diệu” - GV treo bảng cài có ghi sẵn các ô chữ và đánh dấu theo thứ tự từ 1 – 10. - Chọn 1 HS nói tốt, dí dỏm dẫn chương trình. - Mỗi tổ cử một HS tham gia chơi. - Người dẫn chương trình cho người bốc thăm chọn vị trí. - Người chơi được quyền chọn ô chữ. Trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai mất lượt chơi. - Nhận xét, tổng kết điểm. *Hoạt động : Kết thúc - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài. - Dặn về nhà ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị tiết sau kiểm tra. + Em hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi tự nhiên? + Hãy nêu đặc điểm và công dụng của một loại tơ sợi tự nhiên? - Nhắc lại, mở SGK trang 68-71. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và thảo luận, trả lời câu hỏi. - 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS trả lời. - Tiếp nối nhau trả lời. - Lắng nghe. - 4 HS thành 1 nhóm hoạt động theo sự điều khiển của nhóm trưởng và hướng dẫn của GV. - Một HS trình bày về một hình minh họa, các bạn khác theo dõi và bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất. - HS nêu nối tiếp nhau nêu ý kiến, mỗi em chỉ cần nêu tên 1 bệnh. - Lắng nghe. - HS hoạt động theo nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. - Nhóm làm bằng phiếu to dán lên bản, đọc phiếu, các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến, các nhóm khác đi đến thống nhất. - Tiếp nối nhau đọc kết quả thảo luận. - HS theo dõi cách chơi. - Mỗi tổ cử một HS tham gia chơi. - HS tham gia chơi. Lớp cổ vũ, động viên/
Tài liệu đính kèm: