3. Bài mới
a) Giới thiệu ghi tựa.
b) Nội dung.
HĐ1 : Quan sát và thảo luận
Mục tiêu : HS nhận ra được những việc làm vi phạm luật giao thôngcủa những người tham gia giao thông trong hình và nêu được hậu quả có thể xảy ra của những sai phạm đó.
- GV cho HS hoạt động theo cặp : Hãy chỉ ra những việc làm vi phạm luật giao thông trong các hình và nêu những hậu quả có thể xảy ra của những sai phạm đó.
- Gọi đại diện một số cặp lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn trong cặp khác trả lời.
- GV kết luận :
+ Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ là do lỗi tại người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông đường bộ như : Vỉa hè bị lấn chiếm; người đi bộ hay đi xe không đúng luồng phân định; đi xe đạp hàng 3 ; các xe chở hàng cồng kềnh
Tuần 10 Tiết 19 Ngày dạy : PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS có khả năng : Nêu một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi thyam gia giao thongđường bộ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình trang 40, 41 SGK. Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về một số tai nạn giao thông. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HĐGV HĐHS 1ph 5ph 29ph 2ph 1. Ổn định 2. Bài cũ - Gọi HS trả lời câu hỏi : + Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại . + Bạn có thể làm gì để phòng tránh bị xâm hại? +Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì? - GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới a) Giới thiệu ghi tựa. b) Nội dung. HĐ1 : Quan sát và thảo luận Mục tiêu : HS nhận ra được những việc làm vi phạm luật giao thôngcủa những người tham gia giao thông trong hình và nêu được hậu quả có thể xảy ra của những sai phạm đó. - GV cho HS hoạt động theo cặp : Hãy chỉ ra những việc làm vi phạm luật giao thông trong các hình và nêu những hậu quả có thể xảy ra của những sai phạm đó. - Gọi đại diện một số cặp lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn trong cặp khác trả lời. - GV kết luận : + Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ là do lỗi tại người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông đường bộ như : Vỉa hè bị lấn chiếm; người đi bộ hay đi xe không đúng luồng phân định; đi xe đạp hàng 3 ; các xe chở hàng cồng kềnh HĐ 2 : quan sát và thảo luận Mục tiêu : HS nêu được một số biện pháp an toàn giao thông. - GV tổchức cho HS hoạt động theo nhóm : quan sát các hình trang 41 nói rõ lợi ích của việc làm được mô tả trong hình và nêu thêm những việc nên làm để thực hiện an toàn giao thông. - Gọi các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV : chúng ta phải luôn có ý thức chấp hành đúng luật giao thông, cẩn thận khi tham gia giao thông và tuyên truyền , vận động, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. 4. Củng cố dặn dò - Dặn HS luôn chấp hành luật giao thông đường bộ, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện và đọc lại các kiến thức đã học để chuẩn bị ôn tập. Nhận xét : - 3 HS trả lời. - 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát hình 1,2,3,4 trang 40, đặt ra những câu hỏi để nêu được hậu quả có thể xảy ra. + H1: Hãy chỉ ra những việc làm vi phạm của người tham gia giao thông trong hình 1 . Tại sao có những việc làm vi phạm đó? Điều gì có thể xảy ra đối với những người đi bộ dưới lòng đường? + H2 : Điều gì có thể xảy ra nếu cố ý vượt đèn đỏ? + H3 :Điều gì có thể xảy ra đối với những người đi xe đạp hàng 3? + H4 : Điều gì có thể xảy ra đối với những người chở hàng cồng kềnh? - Đại diện một số cặp trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. - HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV và ghi vào giấy khổ to những ý kiến của nhóm mình. * Những việc làm thể hiện an toàn giao thông : + Đi đúng phần đường qui định. + Học luật an toàn giao thọng đường bộ. + Khi đi đường phải quan sát kĩ các biển báo giao thông. + Đi xe đạp sát lề đường bên phải, đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm. +Đi bộ trên vỉa hè hoặc bên phải đường. + Không đi hàng ba, hàng tư, vừa đi vừa nô đùa. + Sang đường đúng phần đường qui định nếu không có phần để sang đường thì phải quan sát kĩ các phương tiện , người đang tham gia giao thông và xin đường Rút kinh nghiệm Tuần 10 Tiết 20 Ngày dạy : ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE I. MỤC TIÊU Giúp HS ôn tập kiến thức về : Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì Cách phòng tránh bệnh sốt rét ,sốt xuất huyết,viên mão,viêm gan A,nhiễm HIV/AIDS. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Sơ đồ trang 42 SGK. Giấy khổ to. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HĐGV HĐHS 1ph 5ph 28ph 2ph 1. Ổn định 2. Bài cũ - Gọi HS trả lời câu hỏi : + Chúng ta cần làm gì để thực hiện an toàn giao thông? + Tai nạn giao thông để lại những hậu quả như thế nào? - GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới a) Giới thiệu ghi tựa. b) Nội dung. HĐ1 : Oân tập về con người. Mục tiêu : Oân lại cho HS một số kiến thức trong các bài : Nam hay nữ; từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. - GV cho HS làm việc cá nhân theo yêu cầu bài tập 1,2,3 SGK. - Gọi 1 HS lên làm trên bảng lớp, HS cả lớp làm vào vở. - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - HS dưới lớp đổi vở cho nhau để chữa bài. - GV hỏi : + Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nam giới? Nữ giới? + Hãy nêu sự hình thành một cơ thể người? + Em có nhận xét gì về vai trò của người phụ nữ? - Gọi HS trình bày. - GV nhận xét, khen ngợi HS ghi nhớ tốt các kiến thức đã học. 4. Củng cố dặn dò - Về ôn lại các kiến thức đã học ở lớp và tiếp tục ôn phần còn lại của bài ôn tập cho tiết sau. - Nhận xét. - 2 HS trả lời. 1.Sơ đồ dưới đây thể hiện lứa tuổi vị thành niên. Bạn hãy vẽ một sơ đồ tương tự thể hiện lứa tuổi dậy thì ở con gái và con trai. 2. Chọn câu trả lời đúng nhất. Tuổi dậy thì là gì? Chọn ý d : là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội. 3. chọn câu trả lời đúng. Việc nào dưới đây chỉ có phụ nữ làm được? Chọn ý c : Mang thai và cho con bú - 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở cho nhau để chữa bài. - Ở nam giới tuổi dậy thì bắt đầu khoảng từ 13 đến 14 tuổi. Lúc nầy cơ thể phát triển nhanh về chiều cao và cân nặng. Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, có nhiều biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và khả năng hòa nhập cộng đồng. - Ở nữ giới, tuổi dậy thì bắt đầu khoảng từ 10 đến 15 tuổi. Lúc nầy cơ thể phát triển nhanh về chiều cao và cân nặng. Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, có xuất hiện kinh nguyệt, cơ quan sinh dục tạo ra trứng. Có nhiều biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và khả năng hòa nhập cộng đồng. - Cơ thể người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng. Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng gọi là thụ tinh. Trứng được thụ tinh gọi là hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi, rồi bào thai. Bào thai lớn trong bụng mẹ khoảng 9 tháng thì chào đời. - Người phụ nữ có thể làm được tất cả công việc của nam giới trong gia đình và ngoài xã hội. Phụ nữ có thiên chức riêng là mang thai và cho con bú. Rút kinh nghiệm Tuần 11 Tiết 21 Ngày dạy : ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU Giúp HS ôn tập kiến thức về : Cách phòng tránh bệnh sốt rét ,sốt xuất huyết,viên mão,viêm gan A,nhiễm HIV/AIDS. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Sơ đồ trang 43 SGK. Giấy khổ to. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HĐGV HĐHS 1ph 5ph 28ph 2ph 1. Ổn định 2. Bài cũ - Gọi HS trả lời câu hỏi : + Hãy nêu sự hình thành một cơ thể người? + Em có nhận xét gì về vai trò của người phụ nữ? - GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới a) Giới thiệu ghi tựa. b) Nội dung. HĐ2 : Cách phòng tránh một số bệnh Mục tiêu : HS vẽ được sơ đồ cách phòng tránh một trong các bệnh đã học. - GV hướng dẫn HS tham khảo sơ đồ cách phòng tránh bệnh viêm gan A trang 43 SGK. - GV cho các nhóm vẽ sơ đồ về cách phòng tránh bệnh : + Nhóm 1 : Vẽ sơ đồ phòng tránh bệnh sốt rét. + Nhóm 2 : Vẽ sơ đồ phòng tránh bệnh sốt xuất huyết. + Nhóm 3 : Vẽ sơ đồ phòng tránh bệnh viêm não. + Nhóm 4 : Vẽ sơ đồ phòng tránh nhiễm HIV/AIDS. - GV đi hướng dẫn, gợi ý những nhóm gặp khó khăn. - Yêu cầu các nhóm trình bày,các nhóm khác nhận xét, góp ý. - Yêu cầu các nhóm khác hỏi lại nhóm những câu hỏi về bệnh mà nhóm bạn trình bày.Ví dụ : + Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? + Bệnh sốt xuất huyết lây truyền như thế nào? + Bệnh viêm não lây truyền như thế nào? + Tại sao nói phụ nữ nhiễm HIV không nên sinh con. - Kết luận : Các bệnh trên chúng ta có thể phòng tránh được nếu chúng ta thực hiện tốt những biện pháp phòng bệnh mà các em vừa nêu, còn bây giờ chúng ta sẽ cùng sang hoạt động 3 . - HĐ 3 : Thực hành vẽ tranh vận động. Mục tiêu : HS vẽ được tranh vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện , vận động phòng tránh tai nạn giao thông, - GV cho HS quan sát các hình 2, 3 trang 44 thảo luận nội dung từng hình và đề xuất nội dung tranh của nhóm mình và phân công nhau cùng vẽ. - Đại diện từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình và nêu nội dung tranh. - GV nhận xét tuyên dương các nhóm 4. Củng cố dặn dò - Về ôn lại các kiến thức đã học ở lớp và chuẩn bị bài Tre, mây, song - Nhận xét. - 2 HS trả lời. - HS theo dõi. - Các nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. N1: diệt muỗi, diệt bọ gậy, tổng vệ sinh, khơi thông cống rãnh, dọn sạch nước đọng, vũng lầy, chôn kín rác thải, phun thuốc trừ muỗi, chống muỗi đốt, mắc màn khi đi ngủ, mặc quần áo dài tay vào buổi tối, uống thuốc phòng bệnh. N2 : giữ vệ sinh môi trường xung quanh : quét dọn sạch sẽ, khơi thông cống rãnh, đậy nắp chum vại, bể nước, giữ vệ sinh nhà ở, diệt muỗi, diệt bọ gậy, chống muỗi đốt : mắc màn khi đi ngủ. N3 : giữ vệ sinh môi trường xung quanh ; giữ vệ sinh nhà ở; diệt muỗi, diệt bọ gậy; tiêm chủng , mắc màn khi đi ngủ. N4 : Xét nghiệm máu trước khi truyền, phụ nữ nhiễm HIV không nên sinh con; không dùng chung bơm, kim tiêm; không sử dụng ma túy; thực hiện nếp sống lành mạnh, chung thủy. + Bệnh sốt rét gây thiếu máu, bệnh nặng có thể làm chết người. + Muỗi vằn hút máu người bệnh trong đó có chứa vi rút gây bệnh sốt xuất huyết sau đó ... c, HS biết : Nhận biết một số tính chất của xi măng. Nêu được một số cách bảo quản xi măng. Quan sát nhận biết xi măng. Giúp Hs biết một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình và thông tin trang 58, 59 SGK. Các câu hỏi thảo luận ghi sẵn vào phiếu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HĐGV HĐHS 1ph 5ph 31ph 2ph 1. Ổn định 2. Bài cũ - Gọi HS trả lời câu hỏi : + Kể tên một số đồ gốm mà em biết và nêu tính chất của gạch ngói. + Gạch ngói được làm như thế nào? - GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới a) Giới thiệu ghi tựa. b) Nội dung. HĐ1: Thảo luận Mục tiêu : HS kể được tên một số nhà máy xi măng ở nước ta. - Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi theo nhóm đôi : + Xi măng được dùng để làm gì? + Hãy kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta mà em biết? Kết luận : Nước ta có nhiều đá vôi, những khu vực gần núi đá vôi được xây dựng nhà máy xi măng như Ninh Bình, Hà Giang, Hải Phòng HĐ 2 : Thực hành xử lí thông tin Mục tiêu : Kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng và nêu được tính chất, công dụng của xi măng. - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm - GV phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SGK và thảo luận. - Gọi đại diện các nhóm trình bày , các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Xi măng có tính chất gì?Tại sao phải bảo quản xi măng nơi khô, thoáng khí? + Nêu tính chất của vữa xi măng. Tại sao vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, không được để lâu? + Kể tên các vật liệu tạo thành bê tông và bê tông cốt thép.nêu tính chất và công dụng của bê tông và bê tông cốt thép. - GV hỏi tiếp : Xi măng được làm từ những vật liệu nào? việc sản xuất xi măng có ảnh hưởng gì đến môi trường? Kết luận : Xi măng được dùng để sản xuất ra vữa xi măng, bê tông và bê tông cốt thép. Các sản phẩm từ xi măng đều được sử dụng trong xây dựng từ những công trình đơn giản đến những công trình phức tạp đòi hỏi sức nén, sức đàn hồi, sức kéo và sức đẩy cao như cầu, đường, nhà cao tầng, các công trình thủy điện, 4. Củng cố dặn dò - Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài Thủy tinh. - Nhận xét. - 2 HS trả lời. - HS làm việc theo nhóm đôi thảo luận và trả lời các câu hỏi : + Xi măng được dùng để xây nhà, xây các công trình lớn, đắp bồn hoa, xây cầu, + Nhà máy xi măng Hà Tiên, Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Sao Mai, Hải Phòng, Hà Giang, - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi trong phiếu học tập . - 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, cả lớp bổ sung. +Xi măng có màu xám xanh hoặc nâu đất, trắng. Xi măng không tan khi bị trộn với một ít nước và trở nên dẻo; khi khô kết thành tảng, cứng như đá. + Cần bảo quản xi măng nơi khô, thoáng khí vì nếu để nơi ẩm hoặc để nước thấm vào, xi măng sẽ kết lại thành tảng, cứng như đá, không dùng được nữa. + Khi mới trộn vữa xi măng dẻo; khi khô, vữa xi măng mới trở nên cứng, không tan, không thấm nước. Vì vậy, vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, để khô sẽ bị hỏng. + Các vật liệu để làm bê tông : xi măng, cát, sỏi hoặc đá trộn đều với nước. Bê tông chịu nén, được dùng để lát đường. + Bê tông cốt thép : Trộn đều xi măng, cát, sỏi hoặc đá với nước rồi đổ vào khuôn có cốt thép. Bê tông cốt thép chịu được lực kéo, nén và uốn, được dùng để xây nhà cao tầng, cầu, đập nước, - Xi măng được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác. Rút kinh nghiệm : Tuần 15 Tiết 29 Ngày dạy : THỦY TINH I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết : Nhận biết một số tính chất của thủy tinh. Nêu được công dụng của thủy tinh. Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng làm bằng thủy tinh. Giúp Hs biết một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình và thông tin trang 60, 61 SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HĐGV HĐHS 1ph 5ph 29ph 2ph 1. Ổn định 2. Bài cũ - Gọi HS trả lời câu hỏi : + Em hãy nêu tính chất và cách bảo quản xi măng? + Xi măng có ích lợi gì trong đời sống? - GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới a) Giới thiệu ghi tựa. b) Nội dung. HĐ1: Quan sát và thảo luận Mục tiêu : HS phát hiện được một số tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường. - Yêu cầu HS : Quan sát các hình và câu hỏi trong SGK để hỏi và trả lời theo cặp. + Kể tên một số đồ dùng được làm bằng thủy tinh. + Dựa vào hiểu biết của mình em hãy nêu tính chất của thủy tinh thông thường. Kết luận : Thủy tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. Chúng thường được dùng để sản xuất chai, lọ, li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, kính xây dựng, HĐ 2 : Thực hành xử lí thông tin Mục tiêu : Kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thủy tinh và nêu được tính chất, công dụng của thủy tinh chất lượng cao. - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm - Gọi đại diện các nhóm trình bày , các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Thủy tinh có tính chất gì? + Tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao. + Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng thủy tinh.Sử dụng và bảo quản tốt sẽ góp phần như thế nào trong việc bảo vệ môi trường? Kết luận : Thủy tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác. Loại thủy tinh chất lượng cao rất trong; chịu được nóng, lạnh, bền; khó vỡ được dùng làm các đồ dùng và dụng cụ trong y tế, phòng thí nghiệm, những dụng cụ quang học chất lượng cao. 4. Củng cố dặn dò - Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài Cao su. - Nhận xét. - 2 HS trả lời. - HS làm việc theo nhóm đôi thảo luận và trả lời các câu hỏi trong SGK. + Một số đồ dùng được làm bằng thủy tinh : li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, cửa kính, lọ hoa, màn hình ti vi, + Thủy tinh thường trong suốt, bị vỡ khi va chạm mạnh vào vật rắn hoặc rơi xuống sàn nhà. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi trang 61 SGK. - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, cả lớp bổ sung. +Thủy tinh trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm và không bị a xít ăn mòn. + Rất trong; chịu được nóng, lạnh; bền; khó vỡ, được dùng để làm chai, lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng y tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ống nhòm, + Trong khi sử dụng hoặc lau, rửa chúng thì cần phải nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh,góp phần bảo vệ mt tốt hơn. Rút kinh nghiệm : Tuần 15 Tiết 30 Ngày dạy : CAO SU I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết : Nhận biết một số tính chất của cao su. Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. Giúp Hs biết một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình trang 62, 63 SGK. Sưu tầm một số đồ dùng bằng cao su như quả bóng, dây thun, mảnh vỏ xe, ruột xe, III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HĐGV HĐHS 1ph 5ph 29ph 2ph 1. Ổn định 2. Bài cũ - Gọi HS trả lời câu hỏi : + Em hãy nêu tính chất của thủy tinh? + Hãy kể tên các đồ dùng bằng thủy tinh mà em biết? - GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới a) Giới thiệu ghi tựa. b) Nội dung. HĐ1: Thực hành Mục tiêu : HS làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. - Gọi đại diện một số nhóm báo cáo kết quả làm thực hành của nhóm mình. + Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà hoặc vào tường bạn có nhận xét gì? + Kéo căng một sợi dây cao su rồi buông tay ra, bạn có nhận xét gì? Kết luận : Cao su có tính đàn hồi. HĐ 2 : Thảo luận Mục tiêu : Kể được tên các vật liệu để chế tạo ra cao su và nêu được tính chất, công dụng và cách bào quản các đồ dùng bằng cao su. - Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân. Đọc nội dung mục bạn cần biết trang 63 để trả lời các câu hỏi cuối bài. - Gọi một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi: + Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào? + Ngoài tính chất đàn hồi tốt, cao su còn có tính chất gì? + Cao su được sử dụng để làm gì? + Nêu cách bào quản đồ dùng bằng cao su. - Kết luận: Cao su có tính đàn hồi tốt; ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách điện, cách nhiệt; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác.Bảo quản tốt sẽ góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên (rừng) - Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 63 SGK và chép vào vở. 4. Củng cố dặn dò - Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài Chất dẻo - Nhận xét. - 2 HS trả lời. - Các nhóm làm thực hành theo chỉ dẫn trang 63 SGK. - Các nhóm báo cáo kết quả thực hành của nhóm mình. + Ném bóng cao su xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng lại bay lên. + Kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra. Khi buông tay sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ. - HS làm việc cá nhân. - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, cả lớp bổ sung. +Có hai loại cao su : cao su tự nhiên (được chế biến từ nhựa cây cao su), cao su nhân tạo (thường được chế biến từ than đá và dầu mỏ). + Cao su có tính đàn hồi tốt; ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách điện, cách nhiệt; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác. + Cao su được dùng làm vỏ, ruột xe; làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và đồ dùng trong gia đình. + Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao (cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp (cao su sẽ bị giòn, cứng, ). Không để các hóa chất dính vào cao su. Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: