Giáo án môn Kỹ thuật lớp 5 - Tiết 10 đến tiết 16

Giáo án môn Kỹ thuật lớp 5 - Tiết 10 đến tiết 16

I. Mục tiêu:

 HS cần phải:

 - Biết cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình.

- Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.

II. Đồ dùng dạy và học :

 Tranh SGK, phấn màu .

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

 

doc 11 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1212Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Kỹ thuật lớp 5 - Tiết 10 đến tiết 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 10
Tiết : 10
 kĩ thuật
 Thứ ngày tháng năm200
BàY, DọN BữA ĂN TRONG GIA ĐìNH
I. Mục tiêu:
 HS cần phải:
 - Biết cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình.
- Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
II. Đồ dùng dạy và học :
 Tranh SGK, phấn màu .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
Nội dung dạy và học chủ yếu
Phương pháp dạy và học
3’
35’
2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu các bước luộc rau ?
-So sánh cách luộc rau ở gia đình em với cách luộc rau?
B .Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2.Nội dung hoạt động:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Nêu yc của việc bày dọn trước bữa ăn ?
- Nêu tác dụng của việc bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ?
- Em hãy mô tả cách bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho bữa ăn ở gia đình ?
*GV kết luận: Bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn một cách hợp lí, giúp mọi người ăn uống được thuận tiện vệ sinh, khi bày trước bữa ăn phải đảm bảo đầy đủ dụng cụ ăn uống cho mọi thành viên trong gia đình. Dụng cụ ăn uống phải khô ráo, sạch sẽ.
*Hoạt động 2:
Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn .
- Dọn bữa ăn là công việc mà nhiều hs đã tham gia ở gia đình .
 - Vậy em hãy so sánh cách dọn bữa ăn ở gia đình em với cách thu dọn sau bữa ăn nêu trong bài học ?
*Lưu ý hs: Công việc thu dọn sau bữa ăn được thực hiện ngay sau khi mọi người trong gia đình đã ăn xong. Không thu dọn khi có người còn đang ăn hoặc cũng không để qua bữa ăn quá lâu mới dọn. ( GV có thể giải thích thêm để hs hiểu rõ yêu cầu này).
* Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.
-GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
C. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét ý thức học tập của HS.
- Vềnhà thực hành rán đậu phụ để giúp đỡ gia đình.
- Xem trước bài sau
*Phương pháp kiểm tra , đánh giá.
- 2HS trả lời câu hỏi.
- HS và GV nhận xét, tuyên dương.
- GV nêu mục tiêu tiết học, ghi tên bài trên bảng, HS ghi vở.
- HS quan sát hình 1, đọc nội dung SGK nêu mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Gợi ý để hs nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở gia đình các em. 
- GV giới thiệu tranh ảnh một số cách bày món ăn, dụng cụ ăn uống để minh hoạ( nếu có).
- Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
- GV chốt lại
- HS đọc nội dung SGK, nêu cách dọn bữa ăn và so sánh.
- Nhận xét và tóm tắt những ý HS 
vừa trình bày.
- Hướng dẫn cách thu dọn sau bữa ăn theo nội dung SGK.
- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình bày, dọn bữa ăn.
- Ngoài ra, GV cần bổ sung cho HS biết khi cất thức ăn vào tủ lạnh, thức ăn phải được đậy kín hoặc cho vào hộp có nắp đậy.
-HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần : 11
Tiết : 11
 kĩ thuật
 Thứ ngày tháng năm200
rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
I.Mục tiêu :
 HS cần phải: 
 - Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
 - Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
 - Có ý thức giúp gia đình.
II. Đồ dùng dạy và học:
- Một số bát, đũa và dụng cụ, nước rửa bát ( chén).
- Tranh SGK, phấn màu .
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
TG
Nội dung các hoạt động dạy và học 
Phương pháp dạy và học
 4’
34’
2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu tác dụng của việc bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ?
- Kể tên những công việc em giúp đỡ gia đình trước và sau bữa ăn ?
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Nội dung hoạt động :
*Hoạt động 1:
Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
- Nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng?
- Nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát, đũa sau bữa ăn ?
- Nếu như dụng cụ nấu, bát, đũa không được rửa sạch sau bữa ăn thì sẽ thế nào ?
=>GV : Bát, đũa, thìa, đĩa sau khi được sử
dụng để ăn uống nhất thiết phải được cọ rửa sạch sẽ, không để lưu cữu qua bữa sau hoặc qua đêm. Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống không những làm cho các dụng cụ đó sạch sẽ, khô ráo, ngăn chặn được vi trùng gây bệnh mà còn có tác dụng bảo quản, giữ cho các dụng cụ không bị hoen rỉ
*Hoạt động 2: Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
- So sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát được trình bày SGK ?
-Theo em, những dụng cụ dính mỡ, có mùi tanh nên rửa trước hay rửa sau ?
* GV lưu ý:
 + Trứơc khi rửa bát cần dồn hết thức ăn, cơm còn lại trên bát, đĩa vào một chỗ. Sau đó tráng qua một lượt bằng nước sạch tất cả dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
 + Không rửa cốc ( li) uống nước cùng với bát, đĩa, thìa, dĩa,...để tránh làm cốc có mùi mỡ hoặc mùi thức ăn.
 + Nên dùng nước rửa bát để rửa sạch mỡ và mùi thức ăn trên bát, đĩa. Về mùa đông, nên hoà nước rửa bát vào nước ấm để rửa cho sạch mỡ. Có thể dùng nước vo gạo để rửa bát cũng rất sạch.
 + Dụng cụ nấu ăn và ăn uống phải được rửa hai lần bằng nước sạch. Có thể rửa bát vào chậu, cũng có thể rửa trực tiếp dưới vòi nước. Dùng miếng rửa bát hoặc xơ mướp khô, búi rửa bát cọ sạch cả mặt trong và mặt ngoài của dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
 + úp từng dụng cụ ăn uống đã rửa sạch vào rổ cho ráo nước rồi mới úp vào chạn. Nếu trời nắng, nên phơi rổ úp bát đã rửa sạch dưới nắng cho khô ráo.
*Hoạt động 3:
Đánh giá kết quả học tập.
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS .
- GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả tự đánh giá kết quả học tập của mình.
C. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét ý thức học tập của hs.
- GV động viên hs tham gia giúp đỡ gia đình rửa bát sau bữa
*Phương pháp kiểm tra , đánh giá.
- 2HS trả lời câu hỏi.
- HS và GV nhận xét, tuyên dương.
- GV nêu mục tiêu tiết học, ghi tên bài trên bảng, HS ghi vở.
*Phương pháp quan sát, nêu vấn đề .
- HS đọc SGK, trả lời câu hỏi.
- HS mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn ở gia đình.
- HS quan sát hình, đọc nội dung mục 2 ( SGK) so sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát 
 được trình bày trong SGK.
- Hướng dẫn HS các bước rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống theo nội dung SGK .
- Hướng dẫn hs về nhà giúp đỡ gia đình rửa bát.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của hs.
Rútkinh nghiệm: .......................................................................................................
Tuần : 15
Tiết : 15
 kĩ thuật
 Thứ ngày tháng năm200
Lợi ích của việc nuôi gà
I.Mục tiêu:
- Nêu được lợi ích của việc nuôi gà
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi
II.Đồ dùng dạy và học:
- Tranh ảnh minh hoạ các lợi ích của việc chăn gà.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Nội dung dạy và học chủ yếu
Phương pháp dạy và học
38’
2’
A. Bài cũ:
B. Bài mới:
 * Hoạt động 1:
Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà.
- Em hãy kể tên các sản phẩm của chăn nuôi gà? (thịt gà, trứng gà, lông gà, phân gà)
- Nuôi gà đem lại những lợi ích gì? (gà lớn nhanh, đẻ nhiều trứng, cung cấp thịt, trứng dùng làm thực phẩm, thịt trứng có nhiều chất bổ nhất là đạm, là nguốn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, đem lại nguồn kinh tế cho người dân...)
- Em hãy kể tên một số món ăn được chế biến từ trứng gà mà em biết?
(bánh, nem,...)
- Em hãy kể tên một số món ăn được chế biến từ thịt gà mà em biết ? ( gà tần, gà quay,...)
*Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập
C. Củng cố dặn dò:
-1 HS đọc lại phần ghi nhớ SGK
- Xem trước bài sau
- Nhận xét bài làm của HS
- Đưa ra một số sản phẩm đẹp tuyên dương
* Phương pháp thảo luận nhóm
- HS đọc sách, quan sát các hình ảnh trong bài học và liên hệ thực tiễn nuôi gà ở địa phương, gia đình.
- Các nhóm đọc câu hỏi
- Các thành viên đưa ra ý kiến, nhóm trưởng chốt lại ghi vào nháp
- Đại diện từng nhóm lần lượt nêu ý kiến , nhóm khác bổ sung ý kiến.
- GV bổ sung, giải thích theo tranh (nếu có)
- GV tóm tắt lợi ích của việc nuôi gà.
- HS nêu lại
* Phương pháp thực hành:
- GV cho HS làm phiếu 
- GV gọi HS chữa bài, theo dõi, đối chiếu kết quả.
- GV đưa vào đánh giá kết quả HS.
Phiếu học tập
Bài 1: Hãy đánh dấu x vào ô vuông ở câu trả lời đúng 
Lợi ích của việc nuôi gà:
- Cung cấp thịt và trứng làm thực phẩm
- Cung cấp chất bột, đường
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm
- Đem lại nguồn thu nhập cho người chăn nuôi
- Làm thức ăn cho vật nuôi
- Xuất khẩu
- Làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp
- Cung cấp phân bón cho cây trồng
Bài 2: Hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B cho đúng các sản phẩm được chế biến từ thịt và trứng gà.
 A 
B
 1. Trứng cuộn cà chua
a. Thịt gà
b. Trứng gà
 2. Trứng cuộn tôm thịt 
 3. Gà nấu hạt sen 
 4. Gà nấu đông 
 5. Trứng kho 
 6. Trứng rán
 7. Gà quay
Tuần : 16
Tiết : 16
 kĩ thuật
 Thứ ngày tháng năm200
Một số giống gà
được nuôi nhiều ở nước ta
I.Mục tiêu: HS cần phải
-Kể được tên một số giống gà và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
-Có ý thức nuôi gà
II.Đồ dùng dạy và học:
-Tranh ảnh minh hoạ đặc điểm hình dạng của một số giống gà
-Phấn màu
-Phiếu đánh giá kết quả học tập
III.. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Nội dung dạy và học chủ yếu
Phương pháp dạy và học
4’
35’
 1’
A. Bài cũ:
-Nêu lợi ích của việc nuôi gà?
-Hãy kể tên một số món ăn được chế biến từ trứng gà mà em biết?
-Hãy kể tên một số món ăn được chế biến từ thịt gà mà em biết?
B.Bài mới:
*Hoạt động 1: Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta và địa phương
GV: Hiện nay ở nước ta nuôi rất nhiều giống gà khác nhau
-Kể tên những giống gà mà em biết?
(Gà ri, gà Đông Cảo, gà mía, gà ác, gà tam hoàng, gà lơ-go, gà rốt, gà rốt-ri,...)
Gà nội
Gà nhập nội
Gà lai
Gà ri
Gà Đông Cảo
Gà mía
Gà ác
Gà tam hoàng
Gà lơ-go
Gà rốt
Gà rốt-ri
*Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
Kết luận:
+Đặc điểm hình dạng: thân hình nhỏ, chân nhỏ, đầu nhỏ,...
+Ưu điểm: Thịt và trứng thơm ngon,...
+Nhược điểm: Tầm vóc nhỏ, chậm lớn.
*Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
C.Củng cố- dặn dò:
- Đọc ghi nhớ SGK
-GV nhận xét tinh thần, thái độ và ý thức học tập của HS
-Đọc trước bài “Thức ăn nuôi gà”
 *Phương pháp kiểm tra đánh giá:
-3 HS trả lời, HS khác nhận xét
-GV tuyên dương
*Phương pháp trao đổi, quan sát
-HS trao đổi nhóm đôi, quan sát SGK và kể tên
-Nhóm khác bổ sung
-GV ghi tên các giống gà lên bảng theo 3 nhóm
-GV kết luận
- GV nêu cách thức tiến hành, trao đổi về đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta (qua phiếu)
-Đại diện từng nhóm lên trình bày
-Nhóm khác bổ sung
-GV kết hợp dùng tranh minh hoạ cho HS quan sát để nhớ đặc điểm chính
-HS làm trong vở thực hành kĩ thuật
-Đối chiếu đáp án của GV
-HS tự đánh giá kết quả học tập.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
............................................................................................................................................................................
 Phiếu học tập
1.Hãy đọc nội dung bài học và tìm các thông tin cần thiết để hoàn thành bảng sau:
Tên giống gà
Đặc điểm hình dạng
Ưu điểm chủ yếu
Nhược điểm
Chủ yếu
Gà ri
Gà ác
Gà lơ - go
Gà tam hoàng
2. Nêu đặc điểm của một số giống gà mà em biết?
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doct10-16.doc