Giáo án môn Kỹ thuật lớp 5 - Tiết 5 đến tiết 9

Giáo án môn Kỹ thuật lớp 5 - Tiết 5 đến tiết 9

 I.Mục tiêu:

 HS cần phải:

- Biết cách đo, cắt thân túi, quai túi xách tay đơn giản

- Rèn luyện khéo léo của đôi tay và khả năng sáng tạo. HS yêu thích, tự hào với sản phẩm mình làm được.

II. Đồ dùng dạy học:

- Mẫu túi xách tay bằng vảỉ có hình thêu trang trí ở mặt túi .

- Một mảnh vải màu trắng có kích thước 50x70 cm .

- Kéo, thước, phấn vạch .

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 19 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1040Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Kỹ thuật lớp 5 - Tiết 5 đến tiết 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 12
Tiết : 12
 kĩ thuật
 Thứ ngày tháng năm
Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn
Cắt, khâu, thêu , túi xách đơn giản ( tiết 1)
 I.Mục tiêu: 
 HS cần phải:
Biết cách đo, cắt thân túi, quai túi xách tay đơn giản
Rèn luyện khéo léo của đôi tay và khả năng sáng tạo. HS yêu thích, tự hào với sản phẩm mình làm được. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu túi xách tay bằng vảỉ có hình thêu trang trí ở mặt túi .
Một mảnh vải màu trắng có kích thước 50x70 cm .
Kéo, thước, phấn vạch .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TG
Nội dung dạy và học chủ yếu
Phương pháp dạy và học
3’
35’
2’
A. Kiểm tra bài cũ:
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài .
2.Bài mới .
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu:
- Giới thiệu mẫu túi xách tay.
? Nhận xét và nêu tóm tắt đặc điểm của túi xách tay.
?Túi hình gì ? Bao gồm những bộ phận nào ? Quai túi được đính vào đâu? Túi được khâu bằng mũi khâu nào ?
(Túi hình chữ nhật, bao gồm thân túi và quai túi. Quai túi được đính vào hai bên miệng túi.
- Túi được khâu bằng mũi khâu thường( hoặc khâu đột))
* Hoạt động 2:
Hướng dẫn thao tác kỹ thuật:
Chú ý : Do bài này là bài thực hành tổng hợp nên GV không hướng dẫn kỹ từng thao tác mà hướng dẫn HS đọc nội dung trong SGK và quan sát các hình trong SGK để nêu các bước
cắt khâu,thêu trang trí túi xách tay. 
- Sau đó yêu cầu HS nêu cách thực hiện từng bước.
- Nêu giải thích - minh hoạ một số điểm cần lưu ý khi HS thực hành cắt .
 + Thêu trang trí trước khi khâu túi. Chú ý bố trí hình thêu cho cân đối.
+ Khâu miệng túi trứơc rồi mới khâu thân túi. Gấp mép và khâu lược để cố định. Sau đó lật vả sang mặt phải để khâu viền đường gấp mép.
+ Để khâu thân túi cần gấp đôi mảnh vải . Sau đó cho đường gấp mép bằng nhau và vuốt thẳng đường gấp cạnh thân túi. Khâu lần lượt tong đường thân túi bằng mũi khâu thường hoặc khâu đột.
- Đính quai túi ở mặt trái của túi.
C. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
-Khen những HS hoàn thành nhanh, đúng, đẹp.
*Phương pháp kiểm tra và đánh giá.
- Tổ trưởng kiểm tra đồ dùng học tập của thành viên trong tổ , GV nghe HS báo cáo sự kiểm tra.
- GV nêu mục tiêu tiết học, ghi tên bài trên bảng, ghi vở.
*Phương pháp quan sát, nêu vấn đề.
- Đưa một số mẫu túi xách tay( thủ công)
- HS quan sát, trả lời câu 
*Phương pháp quan sát, thực hành.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu các yêu cầu thời gian thực hành.
- Tổ chức cho HS thực hành đo, cắt vải theo nhóm hoặc theo cặp. HS lên đo vải, vạch dấu( theo cạnh vải).
- HS cả lớp quan sát nhận xét.
*Trước khi cắt các em phải đo chính xác vạch dấu và tránh lãng phí vải. 
 -Khi cắt đặt vải trên mặt bàn, luồn kéo cắt theo vạch. - GV quan sát giúp đỡ HS đo, cắt vải theo yêu cầu vạch dấu .
- Chọn một số bài cắt nhanh đúng yêu cầu đẹp
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
......................................................................................................................................................
Tuần : 13
Tiết : 13
 kĩ thuật
 Thứ ngày tháng năm
Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn
Cắt, khâu, thêu , túi xách đơn giản ( tiết 2)
I.Mục tiêu: 
 HS cần phải:
Biết thêu trang trí túi xách tay đơn giản .
Rèn luyện khéo léo của đôi tay và khả năng sáng tạo. HS yêu thích, tự hào với sản phẩm mình làm được.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu túi xách tay bằng vảỉ có hình thêu trang trí ở mặt túi
Một số mẫu thêu đơn giản .
Mảnh vải hình chữ nhật có kích thước 20 x 30 ( cm)
 - Khung thêu, chỉ khâu, chỉ thêu các màu , kim .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TG
Nội dung dạy và học chủ yếu
Phương pháp dạy và học
3’
35’
2’
A.Kiểm tra bài cũ.
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài.
2.Nội dung hoạt động.
Hoạt động 1: HS thực hành.
- HS thực hành: GV kiểm tra sản phẩm HS đo, cắt ở giờ học trước.
- HS thực hành vẽ mẫu thêu hoặc sang in mẫu thêu trong SGK lên vải. Tốt nhất GV gợi ý để HS vẽ mẫu thêu theo ý thích của các em.
C.Củng cố ,dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
*Phương pháp kiểm tra và đánh giá.
- Nêu cách đo , cắt vải.
- GV kiểm tra sản phẩm của tiết trước.
- GV nêu mục tiêu tiết học, ghi tên bài trên bảng, HS ghi vở.
*Phương pháp thực hành.
- GV nhận xét và nêu thời gian, yêu cầu đánh giá sản phẩm( mục 3 SGK) . Nhắc HS thêu hình trang trí trưởc rồi mới khâucác bộ phận khác ở túi.
- HS thực hành thêu trang trí , khâu các bộ phận túi xách tay. GV nên tổ choc cho HS thực hành theo nhóm để các em có điều kiện học hỏi, giúp đỡ nhau. Trong quá trình HS thực hành GV quan sát uốn nắn hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ..............................................................................
Môn kĩ thuật
Tuần : 14
Tiết : 14
Thứ ngày tháng năm
Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn
Cắt, khâu, thêu , túi xách đơn giản ( tiết 3)
I.Mục tiêu: 
 HS cần phải: 
- Biết cách khâu túi xách tay đơn giản
Biết hoàn thành sản phẩm và biết trưng bày sản phẩm .
Rèn luyện khéo léo của đôi tay và khả năng sáng tạo. HS yêu thích, tự hào với sản phẩm mình làm được.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu túi xách tay bằng vải có hình thêu trang trí ở mặt túi .
- Mảnh vải hình chữ nhật màu trắng có kích thước 20 x30 (cm )
- Kim chỉ .
III. Một số hoạt động dạy học chủ yếu :
TG
Nội dung dạy và học chủ yếu
Phương pháp dạy và học.
 3’
35’
2’
A. Kiểm tra bài cũ.
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài .
2.Nội dung hoạt động .
Hoạt động 1: HS thực hành .
a.Khâu miệng túi :
 -Em hãy cho biết vạch dấu hai đường gấp mép ở mặt phải hay mặt trái mảnh vải ?
-Em hãy nhắc lại cách gấp mép vải để khâu viền đường gấp mép ?
b. Khâu thân túi :
c.Khâu quai túi và đính vào miệng túi.
-Em sẽ khâu quai túi bằng mũi khâu đột hay khâu thường ?
Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm
* Tiêu chí đánh giá sản phẩm :
- Khâu được các phần của túi xách tay.
- Các đường khâu thẳng theo đường vạch dấu .
- Thêu được hình trang trí trên túi xách tay.
- Quai túi được đính chắc chắn, cân đối vào miệng túi.
C. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS .
- Hướng dẫn HS đọc trước bài " Một số dụng cụ nấu ăn trong gia đình
*Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- GV kiểm tra sản phẩm của tiết trước.
- GV nêu tồn tại của tiết trước để HS rút kinh nghiệm .
- GV nêu mục tiêu tiết học, ghi tên bài trên bảng, HS ghi vở .
*Phương pháp thực hành, đánh giá sản phẩm .
- HS thực hành: GV kiểm tra sản phẩm HS đo, cắt, thêu ở giờ học trước.
- GV nhận xét và nêu thời gian, yêu cầu đánh giá sản phẩm ( mục 3 SGK) 
- GV vừa làm vừa nêu từng bước khâu .
- HS trao đổi trả lời câu hỏi, nhắc lại các thao tác khâu,
- HS thực hành, GV quan sát, hướng dẫn HS còn lúng túng.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em.
- Nhắc lại các yêu cầu của sản phẩm để HS dựa vào đó đánh giá.
- Cử 2-3 HS lên đánh giá sản phẩm của cá nhóm và cá nhân được trưng bày.
- Gv nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS theo 2 mức : Hoàn thành và chưa hoàn thành.Những HS hoàn thành trước thời gian, túi khâu đảm bảo kỹ thuật , đẹp được đánh giá ở mức hoàn thành tốt(A+).
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
......................................................................................................................................................
Tuần : 5
Tiết : 5
 kĩ thuật
 Thứ ngày tháng năm
một số dụng cụ nấu ăn và ăn
uống trong gia đình
I. Mục tiêu :
 HS cần phải:
Biết đặc điểm cách sử dụng, bảo quản một số vật dụng nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình.
Có ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun nấu, ăn uống.
II. Đồ dùng dạy học:
Một số dụng cụ đun nấu, ăn uống thường dùng trong gia đình ( nếu có)
Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường
Phiếu học tập.
III.Các hoạt động dạy và học :
TG
Nội dung dạy và học chủ yếu
Phương pháp dạy và học
38’
2’
A. Bài mới :
1.Giới thiệu bài.
2. Nội dung hoạt động .
*Hoạt động 1: Xác định dụng cụ đun, nấu, ăn uống thông thường trong gia đình.
- Kể tên những loại bếp đun được sử dụng để nấu ăn trong gia đinh ?
- Hãy nêu tên, tác dụng của những dụng cụ nấu trong gia đình ?
- Kể tên những dụng cụ thường dùng để bày thức ăn và ăn uống trong gia đình ?
- Kể tên và nêu tác dụng của một số dụng cụ dùng để cắt, thái thực phẩm ?
- Kể tên và nêu tác dụng của một số dụng cụ khác được dùng khi nấu ăn ?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình.
*Phiếu thảo luận :
Loại
dụng
cụ
Tên các dụng cụ
Tác dụng
Sử dụng, bảo quản
Bếp đun
Dụng cụ nấu
Dụng cụ dùng để bày thức ăn
Dụng cụ cắt thái thực phẩm
Các dụng cụ khác
* Hoạt động 3:
Đánh giá kết quả học tập.
B. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. Khen ngợi cá nhân hoặc nhóm có ý thức học tập tốt, nhắc nhở những cá nhân hoặc nhóm thực hiện chưa tốt nhiệm vụ học tập.
- Dặn dò sưu tầm tranh ảnh về các thực phẩm thường dùng trong nấu ăn để học bài "Chuẩn bị nấu ăn" và tìm hiểu một số công việc chuẩn bị trước khi nấu ăn ở gia đình.
- GV nêu mục tiêu tiết học, ghi tên bài trên bảng, HS ghi vở.
*Phương pháp quan sát, trao đổi.
- GV đặt câu hỏi và gợi ý HS trả lời câu hỏi.
- GV ghi tên các dụng cụ đun, nấu, ăn lên bảng theo nhóm.
- GV nhận xét, HS nhắc lại các dụng cụ đó .
*Phương pháp thảo luận nhóm. 
- HS thảo luận về đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình.
- Nêu nhiệm vụ thảo luận nhóm ( HS đọc SGK và bằng sự hiểu biết ghi kết quả vào phiếu).
- Đại diện các nhóm ( nhóm 4) trình bày, nhóm khác bổ sung, GV chốt lại ( nếu có tranh GV sử dụng tranh để kết luận nội dung).
- HS làm bài tập trắc nghiệm.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
.................................................................................................................................................................
Tuần : 6
Tiết : 6
 kĩ thuật
 Thứ ngày tháng năm
Chuẩn bị nấu ăn
I. Mục tiêu:
 Học sinh cần phải: 
 - Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn
 - Biết cách thực hiện một số công việc nấu ăn 
 - Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh, một số loại thực phẩm thông thường
Một số loại rau xanh củ quả còn tươi
Dao thái, dao gọt
Phiếu đánh giá kết quả học tập
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Nội dung dạy và học chủ yếu
Phương pháp d ... 
- Bằng thực tế, em hãy nêu cách sơ chế tôm?
=> KL:Muốn có 1 bữa ăn ngon đủ lượng, đủ chất đảm bảo vệ sinh cần biết cách chọn thực phẩm tươi ngon va cách sơ chế thực phẩm
*Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
 C. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. Khen ngợi cá nhân hoặc nhóm có ý thức học tập tốt, nhắc nhở những cá nhân hoặc nhóm thực hiện chưa tốt nhiệm vụ học tập.
- Dặn dò sưu tầm tranh ảnh về các thực phẩm thường dùng trong nấu ăn 
*Phương pháp kiểm tra , đánh giá.
- 2 HS kể và nêu tác dụng.
- HS và GV nhận xét , tuyên dương.
- GV nêu mục tiêu tiết học, ghi tên bài trên bảng, HS ghi vở.
- Hướng dẫn HS đọc nội dung trong SGK và trao đổi trả lời câu hỏi.
- HS nối tiếp nhau trả lời, GV chốt lại.
- HS đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 1 để trả lời các câu hỏi về:
- Nhận xét và tóm tắt nội dung chính về chọn thực phẩm.
- Hướng dẫn HS cách chọn 1 số loại thực phẩm thông thường. Có thể chuẩn bị một số loại rau xanh củ quả tươi để minh hoạ.
- HS thảo luận nhóm đôi và bằng hiểu biết thực tế, trả lời câu hỏi .
- HS khác bổ sung, GV chốt lại.
- HS làm câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của mình.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS qua phiếu học tập.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
..........................................................................................................................................................
 Phiếu đánh giá kết quả học tập
 1. Em hãy đánh dấu x vào ở thực phẩm nên chọn cho bữa ăn gia đình:
+ Rau tươi, non, đảm bảo sạch, an toàn và không bị héo úa, giập nát.
+Rau tươi, có nhiều lá sâu.
+Cá tươi ( còn sống). 
+Tôm đã bị rụng đầu. 
+Thịt lợn có màu hồng (ở phần nạc), không có mùi ôi.
2.Em hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B cho đúng cách sơ chế một loại thực phẩm thông thường.
 A B
gọt bỏ lớp vỏ, tước xơ, rửa sạch
loại bỏ những phần không ăn được như vây, ruột, đầu và rửa sạch
dùng dao cạo sạch bì và rửa sạch
Nhặt bỏ gốc , rễ, phần giập nát, lá héo úa, sâu, cộng già..và rửa sạch
Khi sơ chế rau xanh cần phải
Khi sơ chế củ, quả cần phải
Khi sơ chế cá, tôm cần phải
Khi sơ chế thịt lợn cần phải
Tuần : 7
Tiết : 7
 kĩ thuật
 Thứ ngày tháng năm200
 Nấu cơm (tiết 1)
 I. Mục tiêu: 
 HS cần phải: 
 - Biết cách nấu cơm.
 - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.
 II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh SGK, phấn màu. 
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Nội dung dạy và học chủ yếu
Phương pháp dạy và học
3’
 35’
 2’
A.Kiểm tra bài cũ :
-Em hãy nêu các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn ?
-Khi tham gia giúp gia đình chuẩn bị nấu ăn, em đã làm những công việc gì ?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài .
2.Nội dung hoạt động:
* Hoạt động 1:
Tìm hiểu các cách nấu cơm trong gia đình.
- Có 2 cách nấu cơm ? Đó là những cách nào ?
- Nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp đun và nấu cơm bằng nồi cơm điện như thế nào để cơm chín đều và dẻo?
- Hai cách nấu cơm này có những ưu , nhược điểm gì và có những điểm nào giống, khác nhau ?
*Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng soong nồi đun trên bếp ( goi tắt là nấu cơm bằng bếp đun)
- Kể tên các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng bếp đun?
- Nêu các công việc chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun và cách thực hiện ?
- Trình bày cách nấu cơm bằng bếp đun ?
- Theo em, muốn nấu cơm bằng bếp đun dật yêu cầu ( chín đều, dẻo), cần chú ý nhất khâu nào ?
- Nêu ưu , nhược điểm của cách nấu cơm 
bằng bếp đun ?
*Lưu ý HS một số điểm sau:
+ Nên chọn nồi có đáy dày (như nồi gang) nấu cơm để cơm không bị cháy và ngon cơm.
+ Muốn nấu được cơm ngon phải cho lượng nước vừa. Tốt nhất nên dùng ống đong để đong nước nấu cơm theo tỷ lệ đã nêu trong SGK.
+ Có thể cho gạo vào nồi ngay từ đầu hoặc cũng có thể đun nước sôi rồi nước rồi mới cho gạo vào.
+ Khi đun nước và cho gạo vào nồi thì phải đun lửa to đều nhưng khi nước đã cạn phải giảm lửa thật nhỏ.Trong trường hợp cơm bị khê hãy lấy một viên than củi , thổi sạch tro bụi rồi cho vào nồi cơm. Viên than sẽ khử hết mù khê của cơm.
C. Củng cố, dặn dò :
- Gv nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS - Về nhà tập nấu cơm tại gia đình bằng bếp đun.
- Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
*Phương pháp kiểm tra , đánh giá.
-2 HS kể và nêu tác dụng.
-HS và GV nhận xét , tuyên dương.
- GV nêu mục tiêu tiết học, ghi tên bài trên bảng, HS ghi vở.
- HS đọc nội dung mục 1 kết hợp với quan sát hình 1,2,3 SGK và bằng hiểu biết thực tế nấu cơm ở gia đình thảo luận trả lời câu hỏi.
- Chia nhóm thảo luận và nêu yêu cầu thời gian thảo luận 
( 15’)
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun.GV quan sát uốn nắn.
- Nhận xét và hướng dẫn HS cách nấu cơm bằng bếp đun.
- HS nhắc lại cách nấu cơm 
bằng bếp đun
- Hướng dẫn HS về nhà nấu cơm giúp gia đình.
 * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần : 8
Tiết : 8
 kĩ thuật
 Thứ ngày tháng năm200
 Nấu cơm (tiết 2)
I. Mục tiêu : 
HS cần phải: 
Biết cách nấu cơm.
Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh SGK, phấn màu. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
TG
Nội dung dạy và học chủ yếu
Phương pháp dạy và học
 3’
35’
2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng bếp đun?
- Trình bày cách nấu cơm bằng bếp đun ?
- Theo em, muốn nấu cơm bằng bếp đun dật yêu cầu ( chín đều, dẻo), cần chú ý nhất khâu nào ?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài .
2. Nội dung hoạt động:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
- Nếu lựa chọn một trong hai cách nấu cơm, em sẽ chọn cách nấu cơm nào khi giúp đỡ gia đình ? Vì sao ?
* Hoạt động 2:
Đánh giá kết quả học tập.
C.Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét ý thức học tập của hs
- Hướng dẫn HS đọc trước bài " Luộc rau" và tìm hiểu các công việc chuẩn bị và cách luộc rau tại gia đình
*Phương pháp kiểm tra , đánh giá.
- 3 HS trả lời câu hỏi.
- HS và GV nhận xét, tuyên dương.
- GV nêu mục tiêu tiết học, ghi tên bài trên bảng, HS ghi vở.
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 và quan sát hình 4 SGK
- Yêu cầu HS so sánh những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để nấu cơm bằng nồi cơm điện với nấu cơm bằng bếp đun
- Đặt câu hỏi để yêu cầu hs nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện và so sánh với nấu cơm bằng bếp đun.
- Nếu GV chuẩn bị được đồ dùng dạy học thì gọi 1-2 hs lên thực hiện các thao tác chuẩn bị và các bước nấu cơm bằng nồi cơm điện. GV và HS khác quan sát uốn nắn.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong mục 2(SGK) và HDHS về nhà giúp gia đình nấu cơm bằng nồi cơm điện.
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của hs
- Gv nêu đáp án của bài tập. hs đối 
chiếu lại kết quả bài làm với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của hs.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
...........................................................................................................................................................................
Tuần : 9
Tiết : 9
 kĩ thuật
 Thứ ngày tháng năm
Luộc rau
I. Mục tiêu : 
 HS cần phải:
- Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn.
II. Đồ dùng dạy học :
 Tranh SGK, phấn màu .
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TG
Nội dung dạy và học chủ yếu
Phương pháp dạy và học.
3’
35’
2’
A.Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm ?
- Trình bày cách nấu cơm bằng một trong hai cách ?
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài : 
2. Nội dung hoạt động :
*Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau.
-Em hãy nêu tên những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau ?
-Em hãy kể tên các loại rau, củ quả mà gia đình em thường luộc ?
-Hãy nhắc lại cách sơ chế rau ?
GVlưu ý: Đối với 1 số loại rau như rau cải, bắp cải, su hào, đậu cô ve...nên ngắt, cắt thành đoạn ngắn hoặc thái nhỏ sau khi đã rửa sạch để giữ được chất dinh dưỡng của rau.
* Hoạt động 2:
Tìm hiểu cách luộc rau, trình bày .
-Em hãy nêu cách luộc rau ?
-So sánh cách luộc rau ở gia đình em với cách luộc rau nêu trong bài học ?
-Khi luộc rau em cần chú ý điều gì ?
-Em hãy cho biết đun to lửa khi luộc rau có tác dụng gì ?
G lưu ý: 
+ Nên cho nhiều nước để rau chín đều và xanh
+ Nên cho một ít muối vào nước luộc để rau đậm đà.
+ Nếu luộc các loại rau xanh cần đun nước sôi rồi mới cho rau vào.
+ Sau khi cho rau vào nồi cần lật rau 2-3 lần để rau chín đều 
+ Đun to và đều lửa
+ Tuỳ khẩu vị của từng người mà luộc rau chín tới hoặc nhừ.
+ Nếu luộc rau muống thì sau khi vớt rau ra đĩa có thể cho me hoặc sấu hoặc chanh vào nước luộc để nước có vị chua.
Hoat
*Hoạt động 3:
 Đánh giá kết quả học tập
-Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của hs.
- Gv nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả bài làm với đáp án để đánh giá kết quả học tập của mình.
C. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét ý thức học tập của hs và động viên hs thực hành luộc rau giúp gia đình.
-Hướng dẫn hs đọc trước sau
*Phương pháp kiểm tra , đánh giá.
- 2HS trả lời câu hỏi.
- HS và GV nhận xét, tuyên dương.
- GV nêu mục tiêu tiết học, ghi tên bài trên bảng, HS ghi vở.
*Phương pháp quan sát, nêu vấn đề .
-HS quan sát hình 1,2 (SGK) và đọc nội dung SGK trả lời câu hỏi .
-HS bổ sung ý kiến , GV chốt lại.
-Gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác sơ chế rau. GV nhận xét và uốn nắn thao tác chưa đúng.
-HS đọc nội dung mục 2 kết hợp với quan sát hình 3 (SGK), và bằng sự hiểu biết của mình nêu được cách luộc rau.
-HS thảo luận nhóm về những công việc chuẩn bị luộc rau..
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-Hướng dẫn các thao tác chuẩn bị và luộc rau.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của hs.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
...........................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doct5-9.doc