Giáo án môn Lịch sử, Địa lí địa phương Lớp 5 - Tuần 33

Giáo án môn Lịch sử, Địa lí địa phương Lớp 5 - Tuần 33

B.Bài mới :

Hoạt động 1: Vị trí địa lí

 -Đại Quang là một xã thuộc miền núi hay đồng bằng ?

- Đại Quang cách trung tâm hành chính huyện bao nhiêu km ?

-Đại Quang tiếp giáp với những xã, huyện nào ?

- Diện tích xã Đại Quang là bao nhiêu ?

-Dân số xã Đại Quang là bao nhiêu người ?

-Có mấy thôn ? Kể tên các thôn ?

Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên

-Rừng chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích đất tự nhiên của xã Đại Quang ?

-Nêu những khoáng sản có ở Đại Quang?

 GV giới thiệu một số tranh ảnh ao, bàu, đồi, núi khe suối thuận tiện cho việc tưới tiêu .

-Nêu một số cây công nghiệp ngắn ngày

-Việc giao lưu ,buôn bán với các vùng miền núi, thành thị có những đường nào?

GV kết luận : Đại Quang là một xã miền núi thấp, điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển, Đại Quang sẽ là xã công nghiệp trong tương lai .

 

doc 4 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 09/03/2022 Lượt xem 425Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử, Địa lí địa phương Lớp 5 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Thứ 
 Lịch sử địa phương : TÌM HIỂU TIỂU SỬ ANH HÙNG TRỊNH THỊ LIỀN. 
 I. Mục tiêu : HS biết :
 - Tiểu sử anh hùng LLVTND Trịnh Thị Liền .
 - Những thành tích của anh hùng Trịnh Thị Liền đã cống hiến cho quê hương đất nước .
 II. Hoạt động dạy-học :
 Hoạt động GV
 Hoạt động HS
I. Bài cũ :
 - Kể những tấm gương làm rạng danh cho mảnh đất Đại Quang ?
II. Bài mới :
 Giới thiệu bài .
 Hoạt động 1 :
Tìm hiểu tiểu sử của anh hùng Trịnh Thị Liền
* Xem ảnh chân dung anh hùng 
Hoạt động 2 :
 Qúa trình tham gia hoạt động của đồng chí Trịnh Thị Liền 
 - Trong quá trình tham gia chống thực dân Pháp đ/c đã từng giữ chức vụ gì ?
 - Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết đ/c được phân công làm nhiệm vụ 
gì ?
- Sau miền Nam giải phóng, đ/c đã giữ chức vụ gì ?
- Với công lao to lớn, đ/c đã được Đảng và Nhà nước khen tặng những gì ?
 III. Củng cố, dặn dò :
- Qua tìm hiểu tiểu sử của anh hùng liệt sĩ Trịnh Thị Liền, em đã học tập được những gì ?
1HS
- HS nêu tóm tắt tiểu sử của anh hùng Trịnh Thị Liền. (Sinh năm 1924 mất năm 1998 ; ở thôn Phú Hương, xã Đại Quang, Đại Lộc,QN ; tham gia cách mạng năm 1947) 
HS thảo luận nhóm
- Hội phó hội phụ nữ, phó bí thư chi bộ 
- Ở lại địa bàn hoạt động, trở thành người phụ nữ tiêu biểu cho tinh thần
“ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”góp phần cùng nhân dân xã Đại Quang lập được nhiều chiến công xuất sắc .
- Chính trị viên xã đội, phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện, Chủ tịch UBMTTQVN xã. Năm 1996 về nghỉ hưu.
- Trao tặng Huân chương quyết thắng hạng nhất, Huân chương chiến công hạng nhất, Huân chương kháng chiến hạng nhất. Đặc biệt ngày 30/10/1978 đ/c được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
- HS phát biểu : gan dạ, dũng cảm, yêu nước, yêu quê hương
Tuần 33 Thứ ba ngày 4 tháng 5 năm 2010
Địa lý địa phương : ÔN TẬP
 ĐẠI QUANG : MẢNH ĐẤT- CON NGƯỜI.
 I. Mục tiêu :
 - Củng cố lại vị trí địa lí ; đặc điểm tự nhiên của xã Đại Quang .
 - Hoạt động sản xuất và đời sống tinh thần của người dân .
II. Đồ dùng dạy –học :
 - Lược đồ xã Đại Quang.
 - Tranh ảnh sưu tầm về kinh tế, văn hóa xã Đại Quang.
III. Hoạt động dạy-học : 
 Hoạt động GV 
 Hoạt động HS
I. Bài mới :
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập .
 Câu 1 : Nêu vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của xã Đại Quang ?
Câu 2 : Nêu những ngành nghề chính và các lễ hội của người dân Đại Quang ?
Câu 3 : Em hãy kể những tấm gương tiêu biểu qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ ; những di tích lịch sử, văn hóa của xã ?
 Hoạt động 2 : Trưng bày tranh, ảnh sưu tầm về kinh tế, văn hóa xã Đại Quang trong thời kì phát triển .
II. Củng cố, dặn dò :
 Xã Đại Quang là một xã thuộc vùng núi thấp, điều kiện tự nhiên thuận lợi. Nhân dân có truyền thống yêu nước và cần cù lao động ; là vùng đất có nhiều di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên đẹp, kinh tế phát triển, Đại Quang là xã có khả năng phát triển công nghiệp trong tương lai .
 * Chuẩn bị ôn tập thi HKII .
Các nhóm thảo luận và trình bày (mỗi nhóm trình bày một câu).
Lớp nhận xét.
- Các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình ( kèm theo thuyết minh).
- HS phát biểu suy nghĩ của mình : tự hào về quê hương, góp phần giữ gìn, bảo vệ quê hương,
Tuần 31:
Lịch sử địa phương: ĐẠI QUANG : MẢNH ĐẤT –CON NGƯỜI.
 I. Mục tiêu :
 Biết được vị trí địa lí ,đặc điểm tự nhiên của xã Đại Quang.
 II.Đồ dùng dạy –học: Ảnh rừng núi, khe ,suối Đại Quang.
 III.Hoạt động dạy –học : 
 Hoạt động GV 
 Hoạt động HS
A.KTBC:
 - Nêu vai trò của nhà máy Thủy điện Hòa Bình ?
B.Bài mới :
Hoạt động 1: Vị trí địa lí 
 -Đại Quang là một xã thuộc miền núi hay đồng bằng ?
- Đại Quang cách trung tâm hành chính huyện bao nhiêu km ?
-Đại Quang tiếp giáp với những xã, huyện nào ?
- Diện tích xã Đại Quang là bao nhiêu ?
-Dân số xã Đại Quang là bao nhiêu người ?
-Có mấy thôn ? Kể tên các thôn ?
Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên
-Rừng chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích đất tự nhiên của xã Đại Quang ?
-Nêu những khoáng sản có ở Đại Quang?
 GV giới thiệu một số tranh ảnh ao, bàu, đồi, núi khe suối thuận tiện cho việc tưới tiêu .
-Nêu một số cây công nghiệp ngắn ngày 
-Việc giao lưu ,buôn bán với các vùng miền núi, thành thị có những đường nào?
GV kết luận : Đại Quang là một xã miền núi thấp, điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển, Đại Quang sẽ là xã công nghiệp trong tương lai .
C.Củng cố-dặn dò:
 Nhận xét tiết học
-Về nhà ôn tập bài.
-1HS trả lời
HS trao đổi trong nhóm và trả lời
miền núi
5 km
Phía đông giáp xã Đại Nghĩa, phía tây giáp xã Đại Đồng,phía nam giáp xã Đại Minh, phía bắc giáp huyện Hòa Vang và huyện Đông Giang.
36,67km2, gần 1/6 diện tích đất tự nhiên của toàn huyện .
-khoảng 12194 người
-Có 9 thôn : Phước Lộc ;Phú Hương; Phương Trung ;Đông Lâm ; Hòa Thạch ;Tam Hòa ; Trường An ; Mỹ An ; Song Bình .
-Rừng chiếm 3/4 diện tích đất toàn xã .
-đá mê-ca ; đá tràng thạch ;
-HS quan sát tranh, ảnh nhận xét .
-dâu; bông vải , đậu tương 
-ĐT 609 ; quốc lộ 14b .
Thứ ba
 Địa lí địa phương : 
 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở XÃ ĐẠI QUANG.
I.Mục tiêu: HS biết được :
 -Đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở xã Đại Quang .
 - Xác định được mối quan hệ địa lí giữa tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người .
 -Đời sống văn hóa tinh thần của người dân ở trong xã .
 II.Đồ dùng dạy-học :Tranh ảnh một số mặt hàng thủ công ; một số nhà máy 
 III.Hoạt động dạy –học: 
 Hoạt động GV 
 Hoạt động HS
A.KTBC:
 -Chỉ vị trí các Đại dương trên quả địa cầu .
B.Bài mới :
Hoạt động 1: Lao động sản xuất
-Nhân dân xã Đại Quang chủ yếu sống bằng nghề gì ?
-Nhờ hệ thống giao thông phát triển, tài nguyên thiên nhiên có sẵn, một số nghề mới ra đời, hãy kể tên các nghề đó ?
-Nêu một số nhà máy công nghiệp có ở Đại Quang ?
Hoạt động 2 : Đời sống văn hóa tinh thần
- Đại Quang là vùng đất có truyền thống đấu tranh kiên cường. Nêu những tấm gương làm rạng danh cho mảnh đất Đại Quang qua hai cuộc kháng chiến ?
-Kể tên cảnh đẹp thiên nhiên và di tích lịch sử có ở Đại Quang ?
-Nêu các lễ hội hằng năm tổ chức trong dịp tết ở xã Đại Quang ?
III.Củng cố- dặn dò:
 Chuẩn bị bài sau : Tìm hiểu AHLLVTND Trịnh Thị Liền 
2HS
Thảo luận nhóm đôi
-nghề nông, một số ít sống bằng nghề buôn bán nhỏ.
-Khai thác đá tràng thạch, trồng rừng, kinh tế trang trại, thủ công mĩ nghệ, mây tre xuất khẩu,
-Nhà máy gạch tuy nen, nhà máy đá tràng thạch, nhà máy cao su, nhà máy chế biến thức ăn gia xúc,trạm chế biến thủy sản.
*HS xem tranh, ảnh về các nhà máy đang hoạt động.
Thảo luận cả lớp
- Trương Quang Lạc, Trần Trí, Nguyễn Hưng, Trần Tống, AHLLVTND Trịnh Thị Liềntrên lĩnh vực văn hóa có nhà văn Nguyễn Văn Bổng, nhà thơ Nam Trân
- Suối Bà Thai, di tích lịch sử miếu Thừa 
Bình, tượng đài văn hóa Trường An, nhà lưu niệm Đảng bộ huyện Đại Lộc.
- Hát bộ, hát dân ca, hát bài chòi, đua thuyền.

Tài liệu đính kèm:

  • docLS-T32.doc